Theo Điều 292 Bộ luật tố tụng dân sự, phiên toà giám đốc thẩm không mở công khai, đại diện Viện kiểm sát cùng cấp bắt buộc phải có mặt. Những ngƣời tham gia tố tụng và những ngƣời khác có liên quan đến việc kháng nghị có thể đƣợc Toà án triệu tập trong trƣờng hợp Toà án cho là cần thiết nhƣng sự vắng mặt của họ không làm ảnh hƣởng đến việc tiến hành phiên toà. Việc chứng minh tại các phiên toà giám đốc thẩm thƣờng mặc nhiên đƣợc coi là trách nhiệm của thẩm phán thuyết trình hoặc của kiểm sát viên trong trƣờng hợp Viện kiểm sát kháng nghị. Trên thực tế, phiên toà giám đốc thẩm hầu nhƣ
48
chƣa bao giờ có mặt đƣơng sự hoặc luật sƣ của họ. Đây là một bằng chứng nữa của việc không triệt để tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự, khi mà quyết định giám đốc thẩm có ảnh hƣởng trực tiếp đến tình trạng pháp lý của họ. Hơn nữa, việc chứng minh “thay” cho đƣơng sự rất dễ dẫn đến tình trạng “lợi bất cập hại” do sụ thiếu trách nhiệm của thẩm phán hoặc kiểm sát viên. Ở các nƣớc, dù cơ sở trực tiếp của phiên toà giám đốc thẩm là đơn kháng cáo của đƣơng sự hay kháng nghị của Viện công tố thì đƣơng sự luôn có quyền có mặt tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao gồm ba thẩm phán, của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bao gồm toàn bộ các thành viên của Uỷ ban và Hội đồng. Bộ luật tố tụng dân sự cho phép phiên giám đốc thẩm tại Uỷ ban và Hội đồng nói trên đƣợc tiến hành với sự có mặt của ít nhất 2/3 tổng số thành viên bởi trên thực tế việc triệu tạp đủ các thành viên mà hầu hết làm công tác quản lý tại các toà án là khó thực hiện. Quyết định giám đốc thẩm phải đƣợc quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban hoặc Hội đồng biểu quyết tán thành thì mới có giá trị pháp lý.
Trong quá trình xây dựng và phát điểm hoá pháp luật tố tụng dân sự, mảng quy định về thủ tục tiến hành phiên toà giám đốc thẩm ít đƣợc quan tâm xây dựng, hoàn thiện mặc dù nó có vai trò rất quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tiễn của Toà án. Trƣớc khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án đƣợc ban hành, pháp luật có một vài quy định về thủ tục giám đốc thẩm dân sự ở Toà án nhân dân cấp tỉnh trong một văn bản điều chỉnh cả thủ tục giám đốc thẩm hình sự và dân sự, trong đó, giám đốc thẩm dân sự không khác biệt nhiều với hình sự và thủ tục tại phiên toà còn rất sơ sát. Đến Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, tình trạng đó cũng chƣa đƣợc cải thiện. Quy định tại Khoản 3 Điều 76 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự không làm rõ hơn điều gì so với pháp luật trƣớc đó và cũng không có văn bản hƣớng dẫn gì thêm về vấn đề này: “Tại phiên toà, một thành viên
49
của Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, nội dung của kháng nghị. Nếu Toà án đã triệu tập ngƣời tham gia tố tụng thì họ đƣợc trình bày ý kiến trƣớc khi kiểm sát viên trình bày ý kiến về kháng nghị. Hội đồng xét xử thảo luận và ra bản án, quyết định”.
Chế định giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự lần đầu tiên dành 2 điều luật (Điều 294, Điều 295) thiết lập một hệ thống các thao tác cơ bản làm cơ sở pháp lý cho việc tiến hành phiên toà giám đốc thẩm. Trong đó, một điểm đáng chú ý là vai trò của công tác chuẩn bị phiên toà đã đƣợc đánh giá cao hơn dƣới hình thức một thủ tục bắt buộc thực hiện, đó là công việc không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với chất lƣợng phiên toà mà còn ảnh hƣởng đến tính có căn cứ của quyết định giám đốc thẩm. Trƣớc khi mở phiên toà, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Toà án, nội dung của kháng nghị . Bản thuyết trình đƣợc gửi trƣớc cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là bảy ngày trƣớc ngày mở phiên toà giám đốc thẩm .
Ngoài ra, quy định về thủ tục tiến hành phiên toà giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự còn có một số điểm mới nhƣ sau: ghi nhận đầy đủ hoạt động của Viện kiểm sát tại phiên toà cho đúng với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát không chỉ đơn thuần phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị mà còn phải trình bày quan điểm về việc giải quyết vụ án; Vấn đề biểu quyết về việc giải quyết vụ án đƣợc quy định trực tiếp trong luật đảm bảo tính có hệ thống, tính liên tục: Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán phải tiến hành lại phiên toà với sự tham gia của toàn thể ccs thành viên.
50
Về phạm vi giám đốc thẩm, khác với quy định tại khoản 1 Điều 76 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự cho phép Hội đồng giám đốc thẩm xem xét toàn bộ vụ án mà không bị giới hạn bởi nội dung của kháng nghị, dựa trên quan điểm cho rằng cơ sở làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là kháng nghị của ngƣời có thẩm quyền, Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự quy định chỉ những phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị Hội đồng giám đốc thẩm mới đƣợc xem xét lại để đảm bảo tính ổn định của những phán quyết định không bị kháng nghị. Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích công là lợi ích tối cao phải đƣợc bảo vệ, những phần quyết định xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của ngƣời thứ ba không phải là đƣơng sự trong vụ án, dù không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét lại nội dung kháng nghị, Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có quyền xem xét lại.
Quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm cũng có điểm thay đổi đáng chú ý. Trên cơ sở quan niệm lại về tính chất giám đốc thẩm và tiếp thu pháp luật tố tụng dân sự một số nƣớc, Bộ luật tố tụng dân sự đã bỏ thẩm quyền sửa bản án, quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, chỉ thừa nhận hai loại thẩm quyền: Hoặc giữ nguyên giá trị pháp lý của bản án, quyết định đó, hoặc phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của nó trong đời sống pháp luật. Theo quy định tại Điều 297 Bộ luật tố tụng dân sự, hai loại thẩm quyền này đƣợc chia thành bốn quyền cụ thể sau đây:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dƣới đã bị huỷ hoặc bị sửa.
- Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lại.
51
- Huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.