Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 32 - 34)

Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm gồm rất nhiều quy định khác nhau. Trong phạm vi đề tài, thủ tục phiên toà giám đốc thẩm cần đề cập đến một số nội dung cơ bản sau đây:

- Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm; - Đối tƣợng tham gia phiên toà;

- Hội đồng xét xử; - Phạm vi xét xử;

- Thủ tục tranh tụng tại phiên toà.

Theo Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp, để chuẩn bị cho phiên toà, Chánh toà đƣợc phân công thụ lý sẽ chỉ định một thẩm phán nghiên cứu hồ sơ để báo cáo trƣớc Hội đồng xét xử. Sau khi nghe thẩm phán đã nghiên cứu hồ sơ thuyết trình miệng, Chánh toà định ngày mở phiên toà (Điều 1012, Điều 1013). Chánh toà báo cho các bên đƣơng sự biết những căn cứ phá án có thể đƣợc mặc nhiên nêu lên và yêu cầu họ trình bày những nhận xét của mình trong thời hạn quy định (Điều 1015).

Việc xét xử do Hội đồng xét xử gồm 7 thẩm phán thực hiện. Tại phiên toà, cuộc tranh tụng đƣợc tiến hành công khai, còn các bên đƣơng sự, Công tố viện có quyền tham gia phiên toà. Tuy nhiên, Toà phá án có thể quyết định việc tranh tụng đƣợc tiến hành hoặc đƣợc tiếp tục trong phòng Hội đồng nếu việc tranh luận công khai có thể xâm phạm đời tƣ, hoặc yêu theo cầu của các đƣơng sự, hoặc có thể gây ra mất mất trật tự ảnh hƣởng đến sự uy nghiêm của

33

Toà án. Tuy vậy, các quyết định vẫn phải đƣợc tuyên đọc công khai (Điều 1016). Sau khi bản thuyết trình đƣợc đọc tại phiên toà (Điều 1017), các luật sƣ sẽ phát biểu nếu họ yêu cầu; các bên đƣơng sự cũng có thể phát biểu sau khi đƣợc Chánh toà cho phép (Điều 1018). Viện Công tố phát biểu ý kiến (Điều 1019). Cuối cùng, Toà phá án ra quyết định (trong quyết định phải ghi rõ văn bản pháp luật Toà án đã dùng làm căn cứ) (Điều 1019, Điều 1020).

Toà án chỉ xem xét phần bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Quyết định của Toà phá án chỉ hạn chế trong phạm vi những lý lẽ làm căn cứ phá án, trừ trƣờng không thể phân chia giữa các nội dung bản án, hoặc trƣờng hợp có mối quan hệ phụ thuộc giữa các nội dung của bản án (Điều 624).

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga (khoản 1 Điều 386), vụ án đƣợc xét xử ở Toà án cấp giám đốc thẩm không muộn hơn 01 tháng, ở Toà án tối cao Liên bang Nga vụ án đƣợc xét xử không muộn hơn 02 tháng kể từ ngày thẩm phán ra quyết định.

Thành phần tham gia phiên toà xét xử rất rộng bao gồm những ngƣời tham gia tố tụng, đại diên của họ, những ngƣời kháng cáo giám đốc thẩm hoặc đề nghị giám đốc thẩm, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của họ có liên quan trực tiếp đến phán quyết của Toà án bị kháng cáo (khoản 3 Điều 386).

Phiên toà giám đốc thẩm đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục đƣợc Bộ luật quy định tại Điều 386 (các khoản 2, 4, 5, 6, 7, 8). Bắt đầu phiên toà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm đọc báo cáo nêu ra những tình tiết của vụ án, nội dung bản án, quyết định của Toà án đã tuyên, lý do của kháng cáo hoặc đề nghị giám đốc và nội dung quyết định của Toà án về việc đƣa ra vụ án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngƣời báo cáo cũng phải trả lời các câu hỏi nếu các thẩm phán đặt ra cho mình tại phiên toà. Sau đó là lời phát biểu của ngƣời kháng cáo hoặc đề nghị giám đốc thẩm. Những ngƣời tham gia tố tụng (ngƣời đại diện của họ) có quyền đƣa ra lời giải thích nếu họ có mặt tại phiên toà.

34

Toà án cấp giám đốc thẩm ra quyết định trên cơ sở phiếu của các thẩm phán. Nếu số phiếu ngang nhau thì kháng cáo hoặc đề nghị giám đốc thẩm bị coi là không đƣợc chấp nhận. Quyết định của Tòa án cấp giám đốc thẩm đƣợc thông báo cho tất cả những ngƣời tham gia tố tụng, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Còn theo pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản, phiên toà phúc thẩm Jokoku có sự tham gia của đƣơng sự, ngƣời đại diện, luật sƣ của các bên đƣơng sự. Tại Toà án tối cao, các vụ việc thông thƣờng đƣợc xét xử bởi một Hội đồng nhỏ bao gồm 5 thẩm phán của Toà án tối cáo. Tuy nhiên, Luật tổ chức Toà án quy định: các vụ việc liên quan đến Hiến pháp sẽ đƣợc giải quyết bởi Hội đồng lớn bao gồm tất cả các thẩm phán của Toà án tối cao tức là 15 thẩm phán.

Phạm vi phúc thẩm Jokoku, Toà án phúc thẩm Jokoku có thẩm quyền điều ra trong phạm vi kháng cáo, dựa trên các căn cứ kháng cáo phúc thẩm Jokoku (Điều 320 Bộ luật).

Tại phiên toà phúc thẩm Jokoku, Toà án chỉ xem xét các vấn đề liên quan đến pháp luật, còn các dữ kiện thực tế sẽ dựa trên cơ sở những dữ kiện đã có trong bản quyết định gốc. Về nguyên tắc, việc quyết định tính đúng đắn của các dữ kiện thức tế ghi trong quyết định gốc không thuộc thẩm quyền của Toà án này. Toà sẽ chỉ thẩm tra xem việc áp dụng các luật, lệnh đó đúng hay không.

Tóm lại, các nƣớc đều quy định những ngƣời kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm là phần bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị và Toà án cấp giám đốc thẩm chứ xem xét đến việc áp dụng chứ không xem xét đến việc xuất trình và đánh giá chứng cứ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 32 - 34)