Tính chất của giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 38 - 43)

Nếu thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự mang đậm tính chất của cấp xét xử thứ ba thì Bộ luật tố tụng dân sự lần đầu tiên xây dựng một điều luật khái quát quan điểm chính thống về thủ tục này. Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị vì pháp hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Với quy định này, bản chất của giám đốc thẩm đã đƣợc nhận thức lại, đó là hoạt động “xét lại” bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chứ không phải là hoạt động “xét xử lại”; đối tƣợng của hoạt động “xét lại” là “ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật” chứ không phải là vụ án đó. Nếu so sánh với quy định tại Điều 242 Bộ luật tố tụng dân sự về tính chất của xét xử phúc thẩm là “xét xử lại vụ án” chúng ta sẽ thấy ngay sự khác biệt này.

2.1.1.2. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Theo Điều 283 Bộ luật tố tụng dân sự, ngƣời có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án khi có căn cứ sau đây:

- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án (đánh giá chứng cứ không đúng, không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án dẫn đến việc ra quyết định sai trái).

39

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (không thực hiện đúng trình tự tố tụng do pháp luật quy định hoặc không giải quyết vụ án đúng thẩm quyền ...);

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật (áp dụng pháp luật về nội dung sai so với tình tiết khách quan của vụ án, hoặc áp dụng cả quy định của pháp luật đã bị huỷ bỏ, hết hiệu lực thi hành pháp luật).

Nếu nhƣ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự xác định đƣợc bốn căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 71) là một bƣớc tiến dài so với pháp luật trƣớc đó thì việc Bộ luật tố tụng dân sự bỏ đi một căn cứ “việc điều tra không đầy đủ” lại là một điểm mới, xuất phát từ quan niệm mới về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đƣơng sự trong tố tụng dân sự.

Việc bỏ căn cứ này nhƣ là một căn cứ riêng biệt để kháng nghị giám đốc thẩm là đúng đắn vì nếu điều tra không đầy đủ có nghĩa là đã vi phạm thủ tục tố tụng, mặt khác hiện nay việc chứng minh là nghĩa vụ của các đƣơng sự, các cơ quan tố tụng chỉ thu thập chứng cứ khi đƣơng sự không thể tự tiến hành và có đơn yêu cầu Tòa án giúp thu thập chứng cứ [2, tr. 52].

Theo Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự, Toà án không đƣơng nhiên có trách nhiệm điều tra các vụ án dân sự nữa mà các đƣơng sự phải chủ động, tích cực trong việc cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, các đƣơng sự phải gánh chịu hậu quả bất lợi khi không chứng minh đƣợc yêu cầu của mình; bản án không thể huỷ bỏ do lỗi không “điều tra đầy đủ” của các bên đƣơng sự. Vì vậy, việc bỏ căn cứ này là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm sẽ rất dễ dàng thấy rõ sự chung chung, không rõ ràng trong các quy định này, đặc biệt là khi chúng ta so sánh với những quy định tƣơng tự trong pháp luật tố tụng dân sự các nƣớc. Đây là một trong những vấn đề cần đƣợc khắc phục khi sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự. Trƣớc mắt , để thực hiện tốt những quy định này, các cơ quan có trách nhiệm cần thống nhất một số vần đề sau đây:

40

Thứ nhất, những “kết luận không phù hợp với các tình tiết khách quan

của vụ án” là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm là những kết luận nào? Thực tế, việc giải quyết các vụ án dân sự cũng nhƣ các vụ án khác đòi hỏi Tòa án không những phải giải quyết vụ án đúng với pháp luật, mà còn phải phù hợp với thực tế khách quan. Kết luận trong bản án, quyết định dân sự nếu không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án thì cũng có nghĩa là Tòa án giải quyết vụ án không đúng với thực tế của vụ án đó, việc giải quyết vụ án của Tòa án thiếu cơ sở thực tế. Các tình tiết khách quan của vụ án là những tình tiết tồn tại ngoài ý muốn của con ngƣời. Tùy thuộc mỗi vụ án cụ thể, các tình tiết ít nhiều khác nhau và tồn tại ở những dạng khác nhau. Muốn giải quyết đúng vụ án, Tòa án phải thu thập đầy đủ và nhận thức toàn diện để có đánh giá đúng về nó. Để đánh giá nhận thức đúng về các tình tiết vụ án, Tòa án phải có quan điểm toàn diện và khách quan, mỗi tình tiết của vụ án đều phải đƣợc Tòa án xem xét thận trọng, đánh giá đầy đủ các mặt, các mối liên hệ biện chứng với các tình tiết khác của vụ án, Tòa án phải lấy sự thật làm căn cứ, không đƣợc suy diễn hoặc đƣa ra những kết luận có tính chủ quan về vụ án trong khi chƣa xem xét, đánh giá toàn bộ các tình tiết của vụ án.

Chúng tôi cho rằng, phải là những kết luận ảnh hƣởng đến nội dung phán quyết của Toà án mới đƣợc coi là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.

Thứ hai, những vi phạm thủ tụng tố tụng nào đƣợc coi là nghiêm trọng?

Thực tế, quá trình quyết các tranh chấp dân sự qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau (khởi kiện, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm…), mỗi giai đoạn của quá trình tố tụng lại đƣợc phân thành những bƣớc nhỏ. Toàn bộ những hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác đƣợc tiến hành trong quá trình tố tụng đều phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng. Bất cứ hành vi nào không tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đều đƣợc coi là vi phạm thủ tục tố tụng. Nếu có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì đó chính là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

41

Cụ thể, chúng tôi cho rằng, phải là những vi phạm ảnh hƣởng hoặc có khả năng không có thẩm quyền xét xử vụ án đó (thuộc thẩm quyền của Toà án cấp trên), hội đồng xét xử không đúng theo luật định hoặc thẩm phán, hội thẩm không đƣợc xét xử vụ án đó (đáng lẽ phải thay đổi nhƣng không thay đổi), đƣơng sự hoặc luật sƣ, ngƣời đại diện của đƣơng sự không đƣợc triệu tập hợp lệ đến phiên toàn, các chứng cứ quan trọng (liên quan đến nội dung vụ án) không đƣợc đƣa ra xem xét tại phiên toà… mới là cơ sở để kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm. Khi sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự, những vi phạm dẫn đến huỷ bản án cần đƣợc quy định cụ thể trong luật.

Hiện nay chƣa có một văn bản nào giải thích một cách rành mạch, phân biệt một cách rõ ràng ranh giới giữa vi phạm nghiêm trọng với vi phạm chƣa tới mức nghiêm trọng mà hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá của ngƣời có thẩm quyền ra kháng nghị. Tuy nhiên việc đánh giá này không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời kháng nghị mà phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn công tác giám đốc xét xử trong nhiều năm [2].

Trong thực tiễn sự đánh giá đó đôi khi rất khác nhau (giữa những ngƣời có thẩm quyền kháng nghị trong hai ngành Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân). Do vậy, cần phải sớm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề này. Theo chúng tôi, tiêu chí để đánh giá khi có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là tính trái pháp luật của hành vi tố tụng tiến hành trong quá tình Tòa án giải quyết vụ án và hậu quả của nó là những hành vi vi phạm pháp luật tố tụng mà có thể dẫn đến việc Tòa án ra một bản án, quyết định dân sự không đúng hoặc có thể không đảm bảo quyền tố tụng cho các đƣơng sự đều đƣợc coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Nhƣ vây, đƣợc coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ngay cả trong những trƣờng hợp hành vi trái pháp luật tố tụng đó chƣa dẫn đến việc Tòa án phải ra bản án, quyết định không đúng mà chỉ mới có nguy cơ có thể sẽ làm Tòa án ra bản án hoặc quyết định dân sự không đúng.

42

Qua thực tiễn xét xử theo trình từ giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, có thể thấy một số trƣờng hợp sau đây đƣợc coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: Vi phạm pháp luật tố tụng dân sự trong việc khởi kiện, thụ lý vụ án... Nhƣ Tòa án thụ lý không đúng thẩm quyền, hết thời hiệu khởi kiện, ngƣời khởi kiện vụ án không có quyền khởi kiện nhƣng Tòa án vẫn thụ lý giải quyết…; Vi phạm pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình chuẩn bị xét xét xử nhƣ Tòa án không tiến hành hòa giải trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử; Vi phạm pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình xét xử nhƣ thành phần hội đồng xét xử không hợp lệ, Tòa án không triệu tập đầy đủ các đƣơng sự đến tham gia tố tụng tại phiên Tòa…

Qua thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân, các bản án, quyết định dân sự bị kháng nghị do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự tuy không phải ít, do vậy, vấn đề vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng phải đƣợc coi là một trong những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là phù hợp với thực tế hiện nay ở nƣớc ta nhằm đảm bảo cho mọi bản án, quyết định dân sự mà Tòa án đã tuyên là hợp pháp và có căn cứ, nhất là đảm bảo nguyên tắc khách quan trong tố tụng dân sự.

Thứ ba, phải hiểu thế nào là có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng

pháp luật. Trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành chƣa có một văn bản nào giải thích thống nhất quy định này. Việc xác định tính chất sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật còn tùy vào nhận thức, đánh giá của ngƣời có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Chúng tôi cho rằng, vẫn đề này cần phải đƣợc pháp luật quy định cụ thể rõ ràng để đảm bảo cho việc áp dụng thống nhất trong việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của ngƣời có thẩm quyền. Qua thực tiễn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những năm qua, một số sai lầm sau có thể đƣợc coi là nghiêm trọng: Áp dụng sai điều luật, văn bản; áp dụng không đúng điều luật... Vì vậy, để đảm bảo tính đúng đắn, tính thuyết phục và đƣợc nhân dân ủng hộ thì căn cứ

43

để kháng nghị giám đốc thẩm không cần phải có sai lầm nghiêm trọng trọng việc áp dụng pháp luật cũng đã là căn cứ để kháng nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 38 - 43)