Pháp luật các nƣớc cũng thƣờng ghi nhận quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Viện công tố. Thông thƣờng, Viện công tố tham gia tố tụng dân sự với hai tƣ cách là một bên đƣơng sự trong vụ tranh chấp hoặc là đại diện cho lợi ích và trật tự công. Thông thƣờng Viện công tố cũng có quyền kháng nghị
26
giám đốc thẩm với cả hai tƣ cách. Tuy nhiên, cách thể hiện thẩm quyền này của Viện công tố trong các quy định lại có sự khác nhau giữa các nƣớc.
Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp quy định: Viện trƣởng Viện Công tố bên cạnh Toà phá án có quyền kháng nghị phá án trƣớc Toà phá án vì lợi ích của pháp luật (Điều 618). Trong khi đó, Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga lại quy định: Viện kiểm sát có quyền đề nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án chỉ trong trƣờng hợp có sự tham gia của các kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, theo Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự của Liên Bang Nga, Viện kiểm sát khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự trong rất nhiều trƣờng hợp nhƣ: Để bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, của tập thể ngƣời không xác định, lợi ích của Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga, các tổ chức tự quản địa phƣơng. Ngoài ra, Viện kiểm sát còn tham gia tố tụng và phát biểu kết luật đối với những vụ án liên quan đến buộc đi ở nơi khác, khôi phục việc làm, bồi thƣờng thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc trong những trƣờng hợp khác do luật Liên bang quy định. Vì vậy, thực tế thẩm quyền đề nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát trong Luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga không hề bị hạn chế, thậm chí còn mở rộng hơn so với các nƣớc khác.
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga còn quy định cả Chánh án, Phó Chánh án Toà án tối cao Liên Bang Nga có quyền đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm bảo đảm tính thống nhất của thực tiễn xét xử và bảo vệ hạn chế. Tuy nhiên, các quy định này chỉ là những trƣờng hợp đặc biệt.
Theo pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản, Viện công tố có quyền kháng cáo phúc thẩm Jokoku trong trƣờng hợp Viện công tố đã khởi kiện và tham gia vụ kiện với tƣ cách là một bên đƣơng sự. Nhƣ vậy, vai trò của Viện công
27
tố trong tố tụng dân sự là rất hạn chế. Đây cũng là quan niệm chung của các nƣớc theo truyền thống thông luật.
Nhƣ vậy, pháp luật các nƣớc Viện công tố chỉ kháng nghị phán quyết của toà án trong một số trƣờng hợp nhất định (Viện công tố là một bên đƣơng sự hoặc phán quyết của Toà án vi phạm thủ tục tố tụng). Trong trƣờng hợp bản án, quyết định của Toà án vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng nhƣng các đƣơng sự không kháng cáo giám đốc thẩm mà chỉ có kháng nghị của Viện công tố thì Hội đồng giám đốc thẩm thƣờng chỉ khắc phục vi phạm đó chứ không quyết định những vấn đề nội dung vụ án (không đƣợc ảnh hƣởng đến quyền lợi của các đƣơng sự trong vụ án khi họ đã chấp nhận bản án đó).
Các quy định này rất khác so với quy định của pháp luật nƣớc ta.