Thủ tục giám đốc thẩm có vai trò rất quan trọng trong tố tụng dân sự nƣớc ta và trong thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân, việc xét lại vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa giúp cho Tòa án cấp trên thấy đƣợc những sai lầm của Tòa án cấp trên thấy đƣợc sai lầm của Tòa án cấp dƣới trong việc giải quyết các vụ án, trên cơ sở đó sửa chữa đƣợc những sai lầm của Tòa án cấp dƣới trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự.
Chế định giám đốc thẩm đƣợc quy định tại Chƣơng XVIII, Phần thứ tƣ của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, gồm 22 điều, từ Điều 282 đến Điều 303, bao gồm toàn bộ các quy định về thủ tục, trình tự sau:
- Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm;
- Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm;
- Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm;
- Phạm vi xét xử giám đốc thẩm;
- Thẩm quyền giám đốc thẩm của Toà án;
- Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm;
- Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm;
So với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì quy định của Bộ luật tố tụng dân sự có nhiều điểm mới về thủ tục giám đốc thẩm, nổi bật là:
38
Quy định lại các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm cho phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự;
Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm và thẩm quyền giám đốc thẩm đƣợc phân cấp lại trên cơ sở quy định của các Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
Trình tự, thủ tục phiên toà giám đốc thẩm đƣợc xây dựng thành một hệ thống các thao tác cụ thể, chặt chẽ.
2.1.1. Tính chất của giám đốc thẩm và căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm