Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 43 - 47)

theo thủ tục giám đốc thẩm

Theo quy định tại Điều 284 thì bất kỳ ai, nếu phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án cũng đều có quyền thông báo bằng văn bản cho ngƣời có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Còn đối với Viện kiểm sát, Toà án, đây đƣợc coi là trách nhiệm. Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng, những ngƣời có thẩm quyền hoàn toàn có thể kháng nghị bản án, quyết định nếu phát hiện có vi phạm mà không bắt buộc phải có yêu cầu của đƣơng sự hoặc kháng nghị ngoài phạm vi yêu cầu của đƣơng sự. Có một số vấn đề đặt ra đối với quy định này:

Thứ nhất, quy định này có mâu thuẫn với nguyên tắc quyền tự quyết

định và định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự không? Chúng tôi cho rằng quy định này hoàn toàn không phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, nhất là nguyên tắc quyền tự quyết định và định đoạt của đƣơng sự, nguyên tắc bản án có hiệu lực pháp luật phải đƣợc thi hành … Cần phải lƣu ý rằng, khác với tố tụng hình sự, tố tụng dân sự không có đơn kiện của đƣơng sự thì không có Toà án, không có phiên toà và tƣơng tự nhƣ vậy, nếu đƣơng sự không chống án thì cần suy đoán là bản án đó đúng. Các cơ quan nhà nƣớc (thông thƣờng là Viện kiểm sát) chỉ kháng nghị bản án khi nó vi phạm quyền lợi công cộng mà thôi.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 391 Bộ luật tố tụng dân sự thì

việc thông báo vi phạm pháp luật của đƣơng sự có đƣợc coi là khiếu nại đƣợc giải quyết theo các quy định riêng chứ không theo quy định tại chƣơng XXXIII Bộ luật này không? Nếu có thì thủ tục nhƣ thế nào, nhất là thẩm quyền giải quyết, cấp quyết định cuối cùng…? Đây là một trong những vấn đề vƣớng mắc nhất trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay.

44

2.1.2. Kháng nghị giám đốc thẩm

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ trƣớc đến nay không chấp nhận quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đƣơng sự. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, đƣơng sự chỉ có quyền thông báo cho những ngƣời có thẩm quyền kháng nghị để những ngƣời này xem xét, quyết định việc kháng nghị (khoản 1 Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự). Đó là sự khác biệt hoàn toàn so với pháp luật các nƣớc nhƣ Nga, Nhật, Pháp… chứng tỏ rằng nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự, là nguyên tắc đƣợc tôn trọng hàng đầu trong tố tụng dân sự các nƣớc, lại chƣa đƣợc tôn trọng một cách triệt để trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Nguyên tắc này đƣợc hiểu rất hạn hẹp chỉ trong việc rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện và tự hoà giải (Điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự), hay rộng hơn một chút là quyền khởi kiện, yêu cầu, quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu và thoả thuận một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự). Việc vi phạm quyền tự định đoạt của đƣơng sự gây ra sức ép không đáng có cho các cơ quan tiến hành tố tụng, lãng phí lớn cho nhà nƣớc và rất nhiều bất cập khác trong công việc giám đốc thẩm hiện nay.

2.1.2.1. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm

Theo quy định tại Điều 285, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

Nhƣ vậy, Bộ luật tố tụng dân sự, trên cơ sở tiếp thu quy định của các Luật tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, đã bỏ thẩm

45

quyền kháng nghị giám đốc thẩm của các chức danh Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao so với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các chức danh này không phải là ngƣời tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự mà chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, Viện trƣởng nếu đƣợc Chánh án, Viện trƣởng uỷ nhiệm khi vắng mặt. Trên thực tế, việc áp dụng quy định này đang có nhiều vấn đề đặt ra để giải quyết về mặt lý luận:

Thứ nhất, thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm là thẩm quyền tố tụng

chứ không phải là thẩm quyền hành chính nên việc Chánh án, Viện trƣởng uỷ quyền cho cấp phó là không phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, do lƣợng công việc hiện nay là quá lớn nên nếu không uỷ quyền thì Chánh án và Viện trƣởng cũng không thể đảm đƣơng dù chỉ là nghe cán bộ dƣới quyền báo cáo để quyết định. Vì vậy, quy định này là không khả thi.

Thứ hai, việc quy định Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Chánh án

Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền kháng nghị rồi lại chính họ (trong trƣờng hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao) hoặc cấp dƣới của họ giám đốc thẩm vụ án đó sẽ dễ bị cho là không khách quan, “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Thực tế đã cho rằng, ngƣời dân không thể nào hiểu đƣợc khi hôm trƣớc ông Chánh án đó lại ký một bản án bác chính kháng nghị của mình.

2.1.2.2. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Theo quy định của Điều 288, ngƣời có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ đƣợc tiến hành việc kháng nghị giám đốc thẩm trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. So với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm có một số thay đổi sau:

46

Thứ nhất, thống nhất các loại thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm dân

sự (3 năm), kinh tế (9 tháng) và lao động (6 tháng) thành một thời hiệu chung là 3 năm.

Thứ hai, bỏ loại thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm đƣợc áp dụng cho

việc kháng nghị theo hƣớng không gây thiệt hại cho bất cứ đƣơng sự nào (vô thời hạn).

Nếu nhƣ việc Bộ luật tố tụng dân sự thống nhất thời hiệu khởi kiện đối với tất cả các loại tranh chấp, bỏ loại thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm đƣợc áp dụng cho việc kháng nghị theo hƣớng không gây thiệt hại cho bất cứ đƣơng sự nào đƣợc khá nhiều ý kiến đồng tình thì việc quy định thời hiệu khởi kiện 3 năm lại bị coi là không phù hợp (quá dài), không phù hợp với tính chất của các quan hệ dân sự hiện nay. Hơn nữa, việc quy định thời hạn kháng nghị dài nhƣ vậy đã dẫn đến tình trạng mặc dù đã đƣợc trả lời nhƣng đơn đề nghị vẫn tiếp tục gửi nhiều lần nữa (trong khi điều kiện, thủ tục gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm quá dễ dàng nhƣ hiện nay), gây nên tình tạng quá tải ở các cơ quan có thẩm quyền nhận và giải quyết đơn.

2.1.3. Thủ tục giám đốc thẩm

2.1.3.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm

Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao không còn tồn tại Uỷ ban thẩm phán, do đó trong Bộ luật tố tụng dân sự chỉ còn lại 3 cấp giám đốc thẩm với thẩm quyền cụ thể nhƣ sau:

- Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.

- Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động và Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.

Để tránh tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, Bộ luật bổ sung quy định những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự nếu thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh và cũng thuộc thẩm quyền của Toà dân sự (Toà kinh tế, Toà lao động) của Toà án nhân dân tối cao thì Toà án có thẩm quyền cấp trên sẽ giám đốc thẩm toàn bộ vụ án (khoản 4 Điều 291). Có thể đƣa ra một trƣờng hợp điển hình minh hoạ cho quy định này đó là trƣờng hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm một phần, phần còn lại theo thời hạn quy định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu Toà án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao. Phần còn lại đã có hiệu lực pháp luật sau đó bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh. Trong trƣờng hợp này, nếu chƣa có phiên toà giám đốc thẩm nào đƣợc mở để giải quyết một trong hai kháng nghị trên thì Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao sẽ giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 43 - 47)