Một trong những quốc gia sớm chú trọng đến ngoại giao văn hóa là Vương quốc Anh, đã thúc đẩy hoạt động của một tổ chức giáo dục mang tính quốc tế là Hội đồng Anh, như một công cụ để thực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3Luận văn được hoàn thành tại Đại học Quốc gia, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn
Người hướng dẫn: TS Lê Thế Quế
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn An Hà (Viện nghiên cứu châu Mỹ)
Phản biện 2: PGS.TSKH Trần Khánh (Viện nghiên cứu Đông Nam Á)
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn Vào hồi 9 giờ 30 phút, ngày 21, tháng 12, năm 2013
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của Tiến Sĩ Lê Thế Quế,
người thầy đã tận tình chỉ dạy tôi từ quá trình lập dàn bài cho đến khi luận văn được hoàn tất Dưới sự dẫn dắt của thầy, luận văn của tôi đã được hoàn thiện hơn rất nhiều
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã giảng dạy các bộ môn trong khoá học, các thầy cô đã chỉ bảo để tôi có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực mình nghiên cứu
Xin gửi lời cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia vào các phiếu điều tra, các bài phỏng vấn, các cuộc trao đổi ý kiến và đặc biệt là các bạn đồng môn
đã giúp tôi trong việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn!
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Khánh Hà
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA, NGOẠI GIAO VĂN HÓA VƯƠNG QUỐC ANH VÀ HỘI ĐỒNG ANH 7
1.1 Những khái niệm liên quan 7
1.1.1 Khái niệm văn hóa 7
1.1.2 Khái niệm ngoại giao 12
1.1.3 Khái niệm ngoại giao văn hóa 14
1.2 Ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh 17
1.2.1 Khái quát ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh 17
1.2.2 Vai trò ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh 20
1.3 Hội đồng Anh 22
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Anh 23
1.3.2 Hoạt động của Hội đồng Anh 26
TIỂU KẾT 27
CHƯƠNG 2: VAI TRÕ CỦA HỘI ĐỒNG ANH TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA VƯƠNG QUỐC ANH 29
2.1 Nâng cao sự hiểu biết của thế giới về Vương quốc Anh 29
2.1.1 Quảng bá về đất nước và con người 30
2.1.2 Quảng bá các giá trị văn hóa 36
2.2 Thúc đẩy giáo dục ……… 49
2.2.1 Phổ biến tiếng Anh 49
2.2.2 Quốc tế hoá giáo dục Anh quốc 59
2.3 Khuyến khích phát triển khoa học 69
2.3.1 Phổ biến thành tựu khoa học kỹ thuật 70
Trang 62.3.2 Hợp tác nghiên cứu khoa học 70
TIỂU KẾT 73
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ANH 75
3.1 Hiệu quả 75
3.2.1 Phạm vi hoạt động rộng khắp 78
3.2.2 Hình thức hoạt động đa dạng 79
3.2.3 Nội dung hoạt động phong phú 81
3.2 Tác động 85
3.2.1 Tác động đối với quan hệ đối ngoại của Anh 85
3.2.2 Tăng cường sự hiểu biết văn hóa – xã hội… 87
3.2.3 Tác động từ văn hóa đến kinh tế 89
3.2.4 Cầu nối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam 89
3.3 Một số hạn chế 94
3.4 Triển vọng của Hội đồng Anh 96
TIỂU KẾT 99
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Khái niệm văn hoá theo các lớp 10
Hình 1.2 Xác định khái niệm văn hóa 11
Hình 1.3: Năm yếu tố đánh giá sức mạnh mềm của Vương quốc Anh 18
Hình 1.4: Các thành phần tham gia ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh 18
Hình 2.3: Tỉ lệ người dùng tiếng Anh trên internet như ngôn ngữ thứ hai 52
Hình 2.4: Tỉ lệ người dùng tiếng Anh trên internet như ngôn ngữ thứ nhất 52
Hình 2.5: Các hoạt động quốc tế hóa giáo dục 59
Hình 2.6: Sự tương tác trong sáng tạo 72
Hình 3.1: Tiếng Anh 76
Hình 3.2: Nghệ thuật 76
H ình 3.3: Giáo dục và xã hội 76
Hình 3.4: Tổng kết tài chính 90
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Trang Đồ thị 2.1.Số người quan tâm đến việc học tập tại Vương quốc Anh 71
Đồ thị 3.1: Sự tương tác trong nhân viên 80
Đồ thị 3.2: Nhân viên với tính liên văn hóa 80
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa với những giá trị lâu đời và bền bỉ, vô cùng phong phú và đa dạng, bởi mỗi con người đều có bản sắc riêng hoà chung với bản sắc loài người, và mỗi một quốc gia, mỗi tộc người lại có những khuynh hướng hình thành một thế giới văn hoá trong bản thân dân tộc đó Những giá trị của các nền văn hoá ngày càng được chú trọng và ngoại giao văn hóa ngày càng được đánh giá cao trong đời sống quốc tế, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, cùng xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ
Có thể thấy ngoại giao văn hóa là một trong số những phạm trù nhận được rất nhiều sự quan tâm trong đời sống quốc tế, bởi sự liên quan chặt chẽ giữa các vấn đề trong đời sống đều xuất phát từ ảnh hưởng của tâm lý là yếu
tố có ảnh hưởng nhất đến lịch sử nhân loại Ngoại giao văn hóa cũng được đánh giá là thành tố của quyền lực, động lực để phát triển kinh tế, tạo ảnh hưởng tới tình cảm của nhân dân các quốc gia khác
Một trong những quốc gia sớm chú trọng đến ngoại giao văn hóa là Vương quốc Anh, đã thúc đẩy hoạt động của một tổ chức giáo dục mang tính quốc tế là Hội đồng Anh, như một công cụ để thực hiện chính sách của mình
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Vương quốc Anh đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này, nhưng tại Việt Nam thì các bài nghiên cứu về ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh thông qua Hội đồng Anh là chưa nhiều nên
tôi đã lựa chọn đề tài: “Hội đồng Anh – công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh” cho luận văn của mình Một lý do khác xuất phát từ công
việc hiện nay của tôi là giảng dạy tiếng Anh nên tôi có niềm đam mê muốn
nghiên cứu nhiều hơn về đất nước đa văn hóa này
Trang 9Khi thực hiện luận văn tôi mong muốn nó sẽ giúp mình làm tốt hơn công việc giảng dạy và mong muốn hơn nữa là qua nghiên cứu này có thể rút ra được bài học về hoạt động ngoại giao văn hoá, góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu ngoại giao văn hóa nói chung, tìm hiểu về cách thức mà một quốc gia lớn sử dụng “sức mạnh mềm” thông qua một tổ chức như thế nào, và có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho ngoại giao văn hóa của Việt Nam nói riêng
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và những đóng góp
*Mục tiêu: Như đã nói trong lý do lựa chọn đề tài, luận văn sẽ phân tích các
hoạt động của Hội đồng Anh để thấy được mặt tích cực của nó và rút ra bài học cho ngoại giao văn hóa của Việt Nam
*Nhiệm vụ: Luận văn nghiên cứu về cách thức thực hành ngoại giao văn hoá
của Vương quốc Anh thông qua Hội đồng Anh và phân tích các hoạt động của Hội đồng Anh
*Đóng góp:
-Về lý luận: đề tài góp một góc nhìn từ văn hoá về Vương quốc Anh và qua những so sánh tác giả góp phần vào việc nhìn nhận giá trị văn hóa của người Việt và gợi mở cho các nghiên cứu tiếp sau
- Về thực tiễn: tổng hợp các hoạt động của HĐA và phân tích việc sử dụng một tổ chức để phát triển ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh
4 Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả dựa trên cơ sở khái quát, tổng hợp, kế thừa và so sánh số liệu thống
kê từ các nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, ở cả ba cấp
độ nghiên cứu quốc tế
Trang 10- Tác giả nhìn nhận và nghiên cứu vấn đề dựa theo lý thuyết giao tiếp liên văn hóa và lý luận về sức mạnh mềm, đồng thời dựa theo tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực và góc nhìn của văn hóa học, ngoại giao học để luận giải nhiệm vụ đặt ra trong luận văn
- Phương pháp xã hội học: lấy ý kiến của học sinh, sinh viên tại các trường phổ thông và đại học (trường Phổ thông trung học Xuân Đỉnh, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
- Phương pháp phỏng vấn: tác giả phỏng vấn một số nhà nghiên cứu, nhà chính trị
5 Lịch sử nghiên cứu
Những nghiên cứu về nước Anh cũng như văn hóa Vương quốc Anh tại Việt Nam hiện nay chưa nhiều, chỉ có một số đề tài luận văn thạc sĩ tại Việt Nam nói đến ngoại giao văn hóa Anh song chưa chuyên sâu như: “Chính sách đối ngoại của Anh sau chiến tranh lạnh thể hiện trong mối quan hệ với Mỹ và EU” (Phạm Việt Anh, 2010, Học viện ngoại giao) “British Development Assistance to Viet Nam: Policy and Practice” (Đỗ Thị Hồng Hải, 2011, Học viện ngoại giao), hay luận án phó tiến sĩ ngôn ngữ với việc phản ảnh các yếu tố văn hóa và nhân sinh quan (Nguyễn Văn Mười, 1996, Đại học Quốc gia Hà Nội – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)
Tuy nhiên, trên thế giới vấn đề ngoại giao văn hóa cũng như ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh đã nhận được sự quan tâm rộng của các nhà nghiên cứu, đặc biệt từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc thì cuộc đấu tranh
về hình thái ý thức xã hội loài người không còn chiếm vị trí số một, và những cuộc xung đột, các sự kiện chấn động sau đó khiến người ta tìm kiếm nhiều hơn những cách nhìn nhận về thế giới từ nhiều góc độ khác nhau, nghiên cứu những cách nhìn nhận mới về thế giới để lý giải những mâu thuẫn hiện tại
Trang 11Năm 1992 của giáo sư Francis Fukuyama, người Mỹ gốc Nhật là đại biểu của thuyết giá trị phổ quát đã viết “Sự kết thúc của lịch sử” nhắc đến quan hệ giữa văn hoá và chính trị là một bước mới trong quan hệ quốc tế mới
Năm 1993 giáo sư Huntington đăng bài Sự xung đột của các nền văn minh (“The Clash of Civilization?”) trên tạp chí Ngoại giao của Mỹ Đến năm
1996 ông xuất bản cuốn Sự xung đột của các nền văn minh và việc xây dựng lại trật tự thế giới (“The Clash of Civilization and Remarking of World Order”) với nội dung nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, văn minh Ông coi xung đột giữa các nền văn minh là khuân khổ tư duy của chính trị thế giới, nhân tố quyết định cục diện thế giới là tám nền văn minh, điều này càng khuyến kích nhiều người phân tích sự thay đổi thế giới từ góc nhìn văn hóa nhưng cũng gây ra nhiều tranh luận trái chiều
Năm 1998 nhà lý luận chính sách ngoại giao, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ Joseph.S.Nye đã có những bài phân tích về văn hóa với khái niệm
„sức mạnh mềm‟ và khái niệm này thực sự khiến cho các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải quan tâm Ông nêu quan điểm cần chú ý tới sự khác biệt giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, trong luận văn “Xác định lại ranh giới lợi ích quốc gia”, ông cũng cho rằng nếu văn hóa của một nước có địa vị trung tâm thì các quốc gia khác sẽ xích lại gần nó, trong nghiên cứu của ông văn hóa Anh được nhắc đến như những ví dụ so sánh
Năm 2008 nhà xuất bản Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ Bắc Kinh xuất bản cuốn “Ngoại giao văn hoá và sức mạnh mềm Trung Quốc: Một góc nhìn Toàn cầu hoá” tác giả Bành Tấn Lương Trong cuốn sách này, tác giả phân tích rất rộng về văn hóa, ngoại giao văn hoá và những vấn đề có liên quan đến ngoại giao văn hóa của Trung Quốc và hầu như chỉ nhắc đến ngoại giao văn hoá Vương quốc Anh, Hội đồng Anh như một mảng so sánh không chuyên sâu
Trang 12Tại Vương quốc Anh ngay những năm 30 của thế kỷ 20, vấn đề này được nhắc đến nhiều dưới tên gọi quan hệ văn hoá với một số nhân vật điển hình như: Lord Lloyd với „Ai - Cập từ thời Cromer‟; John Tomlinson với
„Chủ nghĩa đế quốc văn hóa‟; Bruce Hellman viết „Chiến lược quốc tế‟; Ali Fisher viết „Ngoại giao công chúng Anh‟, David Held với „Thay đổi lớn toàn cầu‟; Nhà sử học Neil Macgrego, Lord Carter v.v trong những bài nghiên cứu
đó vấn đề ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh được đặt ra một cách nghiêm túc và sâu sắc Những năm gần đây các quan chức chính phủ, các nhà ngoại giao, các nhà nghiên cứu, các lãnh đạo Hội đồng Anh cũng đưa ra và phân tích vai trò của văn hóa và mối quan hệ với ngoại giao trong thời đại mới như: Atkinson với “Sức mạnh mềm có là vấn đề quan trọng?”; John Holden “Sự ảnh hưởng và hấp dẫn – Văn hóa với cuộc chạy đua sức mạnh
mềm trong thế kỷ 21”; Robert T Taylor với “Tương lai của ngoại giao văn hóa” v.v
Có thể nói ngoại giao văn hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trên trường quốc tế, là đề tài mà các nhà ngoại giao học luôn nhắc đến trong các bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo trong giai đoạn hiện nay Tuy vậy để tìm bài viết với đề tài Hội đồng Anh là công cụ của ngoại giao văn hoá của Vương quốc Anh thì tác giả chưa thể tìm thấy cho tới thời điểm này!
6 Tài liệu tham khảo
a Sách giáo trình, sách tham khảo
b Một số luận văn, luận án
c Báo, tạp chí Việt Nam và nước ngoài
d Các trang web của các cơ quan, các tổ chức
e Các video, phim tài liệu, phim lịch sử về văn hóa Anh
f Tài liệu được cung cấp từ Đại sứ quán Anh và Hội đồng Anh
Trang 137 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần: Lời mở đầu, nội dung chính, kết luận và phụ lục Phần chính văn gồm ba chương, mười chi tiết chính:
Chương 1: Tổng quan về ngoại giao văn hóa, ngoại giao văn hóa
Vương quốc Anh và Hội đồng Anh
1.1 Những khái niệm liên quan
1.2 Ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh
1.3 Hội đồng Anh
Chương 2: Vai trò của Hội đồng Anh trong việc thực hiện chính sách
ngoại giao văn hóa của Vương Quốc Anh
2.1 Nâng cao sự hiểu biết của thế giới về Vương quốc Anh
2.2 Thúc đẩy giáo dục
2.3 Khuyến khích phát triển khoa học
Chương 3: Nhận xét về hoạt động của Hội đồng Anh
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA, NGOẠI GIAO VĂN HÓA
VƯƠNG QUỐC ANH VÀ HỘI ĐỒNG ANH 1.1 Những khái niệm liên quan
Từ con người cho đến cỏ cây hoa lá, sự vật, sự việc gì trên thế giới này khi được sự quan tâm của người thứ tiếp thì nó đều được đặt tên với nhiều cách
thức hay mục đích khác nhau Văn hóa là một trong những khái niệm như vậy!
Việc định nghĩa văn hoá thật không dễ dàng như hai âm tiết mà người
ta thường dùng trong đời sống hàng ngày và sẽ thú vị như thế nào nếu người
ta định nghĩa được văn hoá rõ ràng, giản đơn như những định nghĩa về đường thẳng, hình khối hay một chất hoá học?!
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Nhắc đến khái niệm văn hóa không giống như hầu hết các khái niệm khác mang tính chất tĩnh, bất biến, mà nói như Trương Quảng Trí, nhà nghiên cứu người Trung Quốc: “Nhìn ngang thì thành dãy núi, nhìn nghiêng thì thành đỉnh núi” Văn hóa khi nhìn dưới những góc độ khác nhau thì cũng thấy nội hàm của nó thay đổi theo góc độ phản ảnh của mỗi nhà nghiên cứu Và bởi vì văn hóa gắn với mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như sự phát triển của lịch sử loài người, nên hiện nay trên thế giới, theo học giả Phan Ngọc, đã
có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa Trong phần này tôi sẽ phân tích
và so sánh một số khái niệm phù hợp với nội dung mình đang nghiên cứu
Xét từ góc độ ngôn ngữ học, mới đầu văn hóa (Culture – trong hệ chữ Giecman) được chuyển từ chữ Colere, trong tiếng La tinh là colo, colui, cultus, có nghĩa là sự lo cấy trên ruộng đất, sự trồng trọt, và nghĩa thứ hai là
sự cầu cúng, hàm ý chỉ sự lao động của con người tác động vào thiên nhiên xét cả về khía cạnh vật chất và tâm linh [8, tr.34] Sau đó, từ này dần chuyển nghĩa thành sự giáo dục về tâm hồn và trí tuệ - và nội hàm này giống như
Trang 15quan niệm văn trị giáo hóa - dùng văn đức rồi mới dùng vũ lực của Lưu Hướng thời Hán (77-76 TCN)
Nếu chúng ta theo ngôn ngữ tiếng Việt thì từ văn hóa còn nhiều biến tấu hơn nữa, theo Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999 do Nguyễn Như Ý chủ biên thì khái niệm văn hóa cơ bản thống nhất với khái niệm trong triết học: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử”[12, tr.656], định nghĩa này xác định văn hoá gồm cả khía cạnh vật chất và tinh thần, ám chỉ mọi nội dung tri thức và toàn bộ đời sống xã hội loài người
Nhiều học giả đều nhận xét chưa có từ nào trong lĩnh vực khoa học xã hội lại kiến người ta quan tâm và tranh luận nhiều như từ văn hóa, học giả R.Williams đã nhận xét văn hóa là một trong hai ba từ phức tạp nhất trong tiếng Anh
Theo các nhà xã hội học và nhân loại học thì họ coi văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn có là bộ phận trong đời sống con người Nhà nhân chủng học người Anh Edward B.Tylor là người đầu tiên đưa ra định nghĩa hiện đại
về văn hóa: Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng về dân tộc của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm kiến thức, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục
và những khả năng, những tập quán mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội [8, tr.40]
Nhà truyền bá học như Jim Rogers thì cho rằng, văn hóa là tổng hòa hội tụ phương thức sống, trong đó bao gồm các quy tắc sống (Norms), niềm tin, quan niệm giá trị, thế giới quan, và các sản phẩm mang ý nghĩa tượng trưng và mang hàm nghĩa văn hóa [8, tr.69] Quan niệm trên được đánh giá là hẹp so với các định nghĩa khác về văn hóa trên phương diện vật chất và tinh thần
Theo định nghĩa về văn hóa của UNESCO đưa ra trong công ước về đa dạng văn hóa và bảo tồn bản sắc dân tộc do xu thế toàn cầu hóa mang lại
Trang 16Nhất là do sự phát triển của công nghệ thông tin thì văn hóa mang ý nghĩa rộng nhất gồm: toàn bộ các tính chất đặc biệt về tâm hồn, thể chất, trí tuệ và tình cảm, đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội, bao gồm nghệ thuật
và văn hóa, lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng Chúng ta cũng có thể thấy sự tương đồng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới cũng nói về văn hóa với những hàm nghĩa đó trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5
Nếu chúng ta xét đến lịch sử nghiên cứu văn hoá sẽ thấy có rất nhiều nhà nghiên cứu khi định nghĩa văn hoá thường liên hệ nó với khái niệm văn minh và ngược lại, khi xác định nội hàm văn minh thì cũng thường so sánh với văn hoá Nội dung phản ánh tiến triển này đã đưa ra hàng loạt những nghiên cứu để phân biệt khái niệm văn hóa và văn minh
Các cuộc tranh luận vẫn diễn ra rất sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu, trong nhiều tác phẩm cố phân biệt hai từ văn hoá và văn minh với hàm nghĩa văn hoá phải mang thuộc tính „cao quý‟ của tinh thần và văn minh phải mang cái „tầm thường‟ của vật chất Tuy nhiên, vẫn phải nhắc lại rằng sự tách biệt này thường thay đổi tuỳ theo mỗi thời đại và tuỳ theo mỗi cá nhân học giả
Một số học giả Anh và Mỹ thì coi văn minh trội hơn văn hoá trong khi một số nước như Balan, Nga hay Pháp, Đức, Trung Quốc thì lại coi văn hoá trội hơn văn minh Học giả Huntington thì thuyết minh văn hóa thông qua quan hệ với văn minh: “một nền văn minh thường diễn ra đồng thời với sự phát triển của một nền văn hóa, văn minh là bước tiến sáng tạo văn hóa, văn minh là sự phóng đại của văn hóa, văn minh cùng tồn tại đa nguyên hóa với văn hóa”[5, tr.107]
Như vậy chúng ta có thể tóm lược khi phân biệt văn hóa và văn minh như sau:
- Xét nghĩa rộng, văn minh và văn hóa là tương đồng
- Xét nghĩa hẹp, văn minh là vật hóa và văn hóa là tinh thần
Trang 17- Xét theo hình thái hữu hình văn hóa là sản phẩm văn minh
- Xét theo hình thái trừu tượng văn hóa được phán đoán giá trị bởi văn minh Như vậy dù xét văn hoá dưới góc độ nào, hình thái nào thì khái niệm văn hoá cũng sẽ vẫn phong phú như bản chất vốn có của nó và nó cũng phát triển không ngừng trong đời sống biến đổi của vật chất, tinh thần
Nhà nghiên cứu Bành Tân Lương đã đưa ra một sơ đồ khái niệm văn hóa với bốn lớp nghĩa (hình 1.1), nhà văn hóa học Trần Ngọc Thêm có quan điểm tương đồng với tư tưởng của học giả Alan James - người Anh đã đưa ra trong tác phẩm “Hệ thống văn hóa” (hình 1.2) Và tôi cho rằng đây là những tóm lược khá khái quát, phạm vi và biểu hiện của văn hóa một cách toàn diện, xét cả về phạm trù vật chất và tinh thần, nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Hình 1.1: Khái niệm văn hoá theo các lớp
(Nguồn: Bành Tấn Lương (2008), Ngoại giao văn hoá – sức mạnh mềm Trung Quốc, NXB
giảng dạy ngoại ngữ Bắc Kinh, trang 71)
Lớp tinh thần/tâm lý: tín ngưỡng, triết
học, ý thức, thẩm mỹ
Lớp vật chất: trang phục, ẩm thực, điều kiện ở,
công cụ lao động, kỹ thuật công nghệ
Trang 18Hình 1.2 Xác định khái niệm văn hóa
(Nguồn: Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp Hồ
Chí Minh, tái bản lần 4, trang 47)
Nói tóm lại, văn hóa là một khái niệm phức hợp, bản chất của văn hóa là
ra đời từ con người vì con người và lại tác động ngược lại đời sống, là sự ngưng
tụ những khái quát, chắt lọc, thăng hoa Cho dù nhận thức văn hóa theo phạm trù chung hay riêng, theo góc độ hình thái hay thứ tầng thì văn hóa vẫn là đẳng thức
và có khả năng ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực khác trong đời sống như kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao đều hàm chứa yếu tố văn hóa
Sự linh hoạt vốn có của ngôn ngữ và dòng suy nghĩ của con người, nhất trong thời đại ngay nay, khi mà các khái niệm “văn hóa công nghiệp”, “văn hóa toàn cầu”, “văn hóa tin học và truyền thông” đang được mở rộng
Trong mối quan hệ giữa văn hóa và thế giới hiện đại học giả, nhà chính trị học người Mỹ, Huntington cho rằng mỗi một quốc gia muốn phát triển thì phải đặt mình trong thế giới mới, có tính đến yếu tố văn hóa mà bản sắc văn hóa là yếu tố chủ đạo [5, tr.154] và văn hóa còn là thành tố của quyền lực mới được học giả, nhà chính trị Joseph Nye đặt tên là “Quyền lực mềm” và sức mạnh mềm này được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực ngoại giao
Hệ thống
Hệ thống giá trị Hệ thống phi giá trị
HTGT thiên tạo
(Con người sáng tạo)
HTGT nhân tạo có tính lịch sử
HTGT nhân tạo không có tính lịch sử
Trang 19Ngày nay, giới nghiên cứu quan hệ quốc tế coi định nghĩa của David Winter, bậc thầy của chủ nghĩa cấu trúc người Mỹ đã viết trong cuốn Lý luận quan hệ quốc tế là một mẫu mực Tác giả luận văn sẽ hướng nghiên cứu của mình theo tư tưởng này trong các phần tiếp theo Nhìn nhận văn hóa theo góc
độ của người nghiên cứu quan hệ quốc tế, nghiên cứu về văn hóa trong mối quan hệ với ngoại giao, là một trong những công cụ hữu dụng cho chính sách đối ngoại của một quốc gia, cụ thể là Vương quốc Anh
1.1.2 Khái niệm ngoại giao
Con người với tâm lý sáng tạo, luôn làm cuộc sống vốn đa dạng lại càng trở nên phong phú Trong đời sống quan hệ quốc tế ngày nay đang diễn
ra hết sức sôi động với quy mô ngày càng rộng lớn, nội dung sâu sắc và hình thức sinh động phong phú, có những hoạt động vượt qua sự vận động nhanh chóng của lịch sử [6, tr.28], những hoạt động cổ xưa đến mức tưởng như hoang đường, từ thời khai thiên lập địa nhưng vẫn sống lâu hơn chúng ta, một trong những hoạt động đó giờ đây chúng ta gọi là ngoại giao
Từ xa xưa, mối quan hệ liên kết hợp tác giữa những người trong cùng một cộng đồng hay giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa quốc gia này với quốc gia là một trong những thành tựu quý giá của nhân loại, cho dù những hoạt động ngoại giao đầu tiên chỉ mang tính trao đổi hiện vật hay thể hiện sự tranh đoạt Còn ngày nay ngoại giao đương đại, bên cạnh những khái niệm quen thuộc như: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, thì nó được mở rộng với vô số các khái niệm mới như: ngoại giao năng lượng, ngoại giao công, ngoại giao văn hóa v.v
Cũng giống như văn hóa, ngoại giao cũng mang tính linh hoạt của tư duy, tính đa dạng của ngôn ngữ nhưng nó mang đặc điểm khác biệt hơn vì nó còn là sự tương tác giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, các chính sách đối ngoại, nó có sự đánh giá cao - thấp, đúng – sai, và nó cũng phải chuyển đổi nội hàm theo điều kiện lịch sử xã hội nhất định
Trang 20Trên thế giới có nhiều khái niệm về ngoại giao, nhưng tựu chung lại có thể phân thành 3 loại cơ bản[8, tr 54]:
- Loại định nghĩa thứ nhất, thiên về hình thức ngoại giao: là thông qua
đàm phán để sử lí các vấn đề quan hệ đối ngoại (Phương thức ngoại giao cận đại), chủ yếu coi trọng và tin cậy vào các nhà ngoại giao, các chính khách – bản lĩnh được thể hiện qua trình độ điều khiển đàm phán đây là một định nghĩa theo nghĩa hẹp (học giả Pháp, Đức, Mỹ)
Trong Từ điển Anh ngữ Oxford chỉ ra ngoại giao là (1) Thông qua đàm phán xử lý quan hệ quốc tế; (2) Phương pháp mà đại sứ hoặc các nhân viên ngoại giao điều chỉnh và xử lý những quan hệ này; (3) Nghiệp vụ hoặc kỹ thuật của nhà ngoại giao; (4) Kỹ năng hoặc cách ăn nói trong xử lý quan hệ giao lưu và đàm phán quốc tế [8, tr 57]
Trong Đại từ điển tiếng Việt: “ngoại giao có nghĩa là công việc giao thiệp giữa quốc gia với các quốc gia nước ngoài và giải quyết các vấn đề quốc tế” [16, tr.1021]
- Loại định nghĩa thứ hai, nhấn mạnh về tác dụng của ngoại giao: là xử lý quan hệ quốc gia và công việc quốc tế Từ điển ngoại giao của Liên Xô cũ, cũng như một số học giả Trung Quốc đều coi: ngoại giao là công cụ của chính sách đối ngoại, nội dung, tính chất và phương thức của ngoại giao phụ thuộc vào chính sách đối ngoại
Satow, quan chức ngoại giao Anh trong cuốn “Hướng dẫn thực tiễn ngoại giao” cho rằng Ngoại giao là sự vận dụng trí lực và cơ trí để xử lý quan hệ chính thức giữa chính phủ và các quốc gia độc lập, hoặc nói đơn giản là chỉ dùng thủ đoạn hòa bình để xử lý công việc giữa nước này với nước khác
- Loại thứ ba, nhấn mạnh đến bản chất của ngoại giao cho rằng: ngoại
giao là một hành vi đối ngoại quốc gia chủ quyền Từ điển Hán ngữ hiện đại, ngoại giao được giải thích: “là hoạt động của một nước trong phương diện
Trang 21quan hệ quốc tế, như tham gia tổ chức và hội nghị quốc tế, cử đại sứ lẫn nhau với nước khác, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước và hiệp định” [8, tr 59]
Tóm lại, nội hàm mà khái niệm ngoại giao thể hiện ngày càng mở, không chỉ về mặt hình thức hay công năng, hay bản chất mà cả đối tượng thực hiện công việc ngoại giao cũng như nhận tác động cũng được mở rộng
Lĩnh vực các nhà ngoại giao cần thành thạo cũng ngày càng tăng, bởi ngày càng có nhiều ngành tham gia vào lĩnh vực ngoại giao, chủ thể tham gia vào quan hệ quốc tế cũng biến thiên không ngừng
Vào những năm 1960 có gần 100 quốc gia độc lập, năm 2002 là 191 nước, cùng 5000 các chủ thể hành vi phi quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ - đầu thế kỷ 21 [8, tr 63] Các công việc của ngoại giao vẫn không ngừng thay đổi, không chỉ là các vấn đề chính trị mà cả các vấn đề kinh tế mới, các hoạt động chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí hạt nhân, bảo vệ môi trường v.v Những vấn đề mang tính toàn cầu cấp thiết, đồng thời “phương thức ngoại giao truyền thống cũng thay đổi, tầm quan trọng của phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng tăng” [2, tr.193], “ngoại giao vừa có trách nhiệm đối phó vừa có trách nhiệm tận dụng môi trường xã hội, nhưng trách nhiệm đối phó nặng
nề hơn.” [3, tr 4]
Và như vậy, khi mở rộng nội dung ngoại giao chính là điều kiện cho việc xuất hiện ngoại giao văn hóa và trong quan hệ quốc tế
1.1.3 Khái niệm ngoại giao văn hóa
Ngoại giao trong Ngoại giao
Như ta biết, ngoại giao và văn hóa đều là công cụ trong quan hệ quốc
tế, và khi được dùng rộng rãi nó cũng trở thành công cụ tuyên truyền hữu hiệu trong quan hệ quốc tế, sự kết hợp giữa ngoại giao và văn hóa mang bản chất mềm mại nhất và cũng mạnh mẽ nhất như đặc tính của nước vậy!
Ngoại giao văn hóa là sự kết hợp mang giá trị kép của giá trị xã hội và giá trị của tự nhiên có sự tác động của con người Giá trị của ngoại giao văn
Trang 22hóa là “kết quả của sự tương tác, giao lưu văn hóa nhờ thành tựu và sức phổ biến của truyền thông hiện đại thời hội nhập đã xuất hiện sự pha trộn - lai - ghép - cải biến - hỗn dung (Hybridization) trong văn hóa và giao thoa văn hóa (Cross Culture)” [3, tr.273] Vì vai trò của văn hóa là rất quan trọng trong đời sống nhân loại, ngoại giao đóng vai trò đặc biệt trong quan hệ quốc tế nên ngoại giao văn hóa cũng có vai trò quan trọng tương tự trong mối quan hệ an ninh, chính trị quốc gia, quốc tế, ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại
Đặc tính cơ bản của văn hóa là giao lưu, liên hệ - hiện tượng phổ biến trong xã hội loài người mà học giả Alan James, người Anh cho rằng „liên hệ
là hạt nhân của ngoại giao, có thể mang nội dung rộng lớn, là quy luật của bảo tồn và phát triển của mỗi nền văn hóa‟ [8 tr.85] Nhà nghiên cứu kinh tế Simeon Adebolu thì coi: ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hoá và hiểu biết lẫn nhau như là cơ sở của đối thoại [30]
Bộ ngoại giao Mỹ coi ngoại giao văn hóa là then chốt của ngoại giao nhà
nước vì thông qua văn hóa tư tưởng của một đất nước được thể hiện rõ nhất và nhà nghiên cứu Milton C.Cummings cắt nghĩa ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật và các phương diện khác của nền
văn hóa giữa các nước, các dân tộc nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau
Tại nước Nga ngoại giao văn hóa được xem như lĩnh vực hoạt động đặc biệt
của ngoại giao, liên quan đến việc sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia trên thế giới
Như vậy, ta có thể thấy dù là các nước phương Tây hay phương Đông, nước lớn, nước tầm trung hay nước nhỏ đều khẳng định ngoại giao văn hóa là một
bộ phận của ngoại giao, là những hoạt động liên quan đến văn hóa phục vụ mục tiêu đối ngoại hay đối nội của mình
Trang 23Nội hàm của ngoại giao văn hóa rất rộng và trong mỗi nước lại khác nhau tùy theo lợi thế so sánh, vai trò của nó trong mỗi nước mà có những
hình thái, cách thức riêng Ngoại giao văn hóa có thể là công cụ để tạo ảnh hưởng (các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Anh), là thành tố thúc đẩy
kinh tế (các cường quốc bậc trung như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mehicô) hay vừa phục vụ phát triển, vừa khẳng định bản sắc (các nước như Thái Lan, Singapo, Việt Nam), một số nước ở địa vị yếu thì lấy ngoại giao văn hóa để bảo vệ chủ quyền văn hóa
Có thể, đối với một số nước thì ngoại giao văn hóa ảnh hưởng nhiều
tới chính trị, xã hội như: tăng cường hiểu biết, quảng bá, nâng cao hình ảnh đất nước, tranh thủ thiện cảm, thể hiện sự hấp dẫn hay có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu bản sắc văn hóa [31] Đối với một số nước khác thì ngoại giao lại có ảnh hưởng tới an ninh nhằm tránh hoặc hạn chế xung đột văn hóa, hay ảnh hưởng tới kinh tế, bởi vốn bản thân văn hóa cũng là một ngành công nghiệp có giá trị lớn nếu khai thác đúng Ví dụ như sự tương tác công nghệ, đầu tư thương mại, nguồn thu từ điện ảnh, các cuộc thi, các buổi trình diễn nghệ thuật, các cuộc triển lãm, thu hút khách du lịch tới những địa danh văn hóa, thu hút vồn đầu tư, lợi nhuận từ việc giảng dạy ngôn ngữ v.v
Và thường thì mối quan hệ tương tác giữa ngoại giao với an ninh - kinh tế - chính trị - xã hội là không tách rời, nó giống như tài sản ẩn (hidden assets) có thể tăng các giá trị liên quan Ngoại giao văn hóa là con đường hai chiều rộng mở, cũng giống như văn hóa và được đánh giá là phương thức hòa bình nhưng không chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị phi hòa bình
John Holden đánh giá mối liên hệ văn hóa trên toàn cầu những thập kỷ gần đây tăng theo cấp số nhân và trong môi trường toàn cầu mới văn hóa và chính trị có mối quan hệ phụ thuộc với nhau và quốc gia nào cũng muốn tối
đa hóa loại sức mạnh mềm này [33]
Trang 241.2 Ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh
Trong mọi thời đại thì các ánh hào quang luôn vẫy gọi con người hướng về phía có thứ sức mạnh giúp cho cuộc sống phát triển hơn, có khả năng chi phối người khác hơn Chinh phục là một đặc tính nổi bật của con người, giống như sự đồng thanh tương ứng mà Vương quốc Anh đã từng có, sự hấp dẫn như một phép biến hoá có khả năng chi phối
Vương quốc Anh là một cường quốc văn hóa và sức mạnh văn hóa của họ
là một lợi thế cạnh tranh bởi những tư tưởng của đế quốc vẫn tạo trong người Anh một sức mạnh đặc biệt, niềm kiêu hãnh, ý thức cao cả của giới tinh hoa chính trị và những giá trị đó được phát huy trong ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa là phần không thể thiếu trong các hoạt động ngoại giao của Vương quốc Anh nói chung và nó góp phần làm mờ nhạt hình ảnh về một đế chế thôn tính, thực dụng
1.2.1 Khái quát ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh
Ngoại giao văn hoá hiện đại của Vương quốc Anh xuất hiện rất sớm, từ năm 1919, họ đã nêu ba yếu tố chính tạo nên ảnh hưởng trong biên bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao là chính trị, kinh tế và văn hoá
Vương quốc Anh coi văn hóa là một công cụ hoạt động ngoại giao hữu hiệu „văn hóa ngoại giao Anh có truyền thống ngoại giao thế cân bằng, có mô hình ngoại giao linh hoạt‟ [8, tr.79] Họ đầu tư cho ngoại giao văn hóa ngang với Mỹ và các nước láng giềng châu Âu bởi “ngoại giao văn hóa có tiềm năng
để tạo ra bầu không khí độc đáo của sự cởi mở, thường là thông qua một số kinh nghiệm chia sẻ của một sự kiện văn hoá được thực hành tốt nhất.”[26] Chúng ta có thể thấy sự đa dạng trong ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh qua hai bảng tổng kết mà họ đưa ra khi nghiên cứu về sức mạnh mềm và quan hệ văn hóa
Trang 25Hình 1.3: Năm yếu tố đánh giá Hình 1.4: Các thành phần tham gia sức mạnh mềm của Vương Quốc Anh vào ngoại giao văn hóa Anh
Hội đồng Anh được xem như cánh tay nối dài cho ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh và trong quá trình gần 80 năm phát triển, họ coi chính sách ngoại giao là ngọn hải đăng và trở thành cơ quan bán chính thức có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa theo chế
độ liên hợp ba bên - ngoại giao văn hoá ba vòng: Bộ phát triển hải ngoại (trước kia là Bộ thuộc địa), Bộ quan hệ khối thịnh vượng chung và Bộ ngoại giao [33]
Vương quốc Anh đã đưa ra các chính sách ngoại giao văn hóa phù hợp dành cho từng khu vực trên toàn thế giới, và những chính sách đó cũng thay đổi theo từng thời kỳ Ví như đối với Đông Á ngoại giao năng động với các nước đang trỗi
Trang 26Hague phát biểu trong „Quan hệ vì sự phát triển‟: tăng cường kinh tế thương mại,
mở rộng ảnh hưởng, hay quan hệ ngoại giao văn hóa đặc biệt đối với các nước thuộc Trung Đông, cận Đông, và các nước châu Phi
Có thể nói ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh là một trong những con thuyền đầu tiên xuất hành khi mà hải đồ của biển ngoại giao văn hóa thế giới chưa được phân định rõ rang Những nhà ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh luôn nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác về phương pháp tiếp cận cũng như cách thức thực hiện và họ đã di chuyển thuật ngữ chỉ dành cho giới chuyên gia sang quy mô lớn hơn
Vương quốc Anh nhận thấy ngoại giao văn hóa có khả năng di chuyển nhanh chóng cũng như có mức độ ảnh hưởng sâu rộng nên đã thực hiện các hoạt động thúc đẩy ngoại giao văn hóa sớm hơn các nước khác và coi nó như lợi thế so sánh Ví như ở Mỹ thượng nghị sĩ Fulbright, năm 1964 mới phát biểu chính sách ngoại giao không chỉ dựa trên tư thế quân sự và cách thức của các hoạt động ngoại giao từ nay sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều Willy Brandt, năm
1966, trước khi làm thủ tướng Đức mới là người đầu tiên nêu ra thuật ngữ
“trụ cột thứ ba của chính sách đối ngoại”
Ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh được thực hiện đồng bộ với sự phối hợp giữa các ban ngành như Bộ ngoại giao, Bộ thông tin – Văn hoá, Thư viện Anh, Bảo tàng Anh, Hội đồng lưu trữ, Hội đồng nghệ thuật, Hội đồng phim ảnh, và các tổ chức khoa học văn hóa xã hội khác Họ nhấn mạnh đến quyền lực tham khảo - khả năng của sức mạnh mềm vượt lên chủ nghĩa tinh hoa của ngoại giao truyền thống bằng cách thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng toàn cầu vào kịch bản này bởi công chúng ngày nay thông minh hơn, tham gia nhiều hơn và tích cực hơn vào thế giới mạng thông tin toàn cầu [22, tr.43]
Vương quốc Anh làm ngoại giao văn hóa từ trong nước ra thế giới, nhà nước tận dụng sự tương tác giữa công dân – công dân, nhóm người – nhóm
Trang 27người, những người du lịch, các ngôi sao, cầu thủ, giáo viên, tuỳ viên văn hoá, đại sứ họ đều được đánh giá cao trong việc giúp quảng bá hình ảnh của vương quốc Bộ Văn hoá – Truyền thông – Thể thao là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển lĩnh vực văn hoá và các lĩnh vực liên quan, quản lý về chiến lược và phương hướng phát triển chung và các hội đồng nghệ thuật chịu trách nhiệm xây dựng chính sách cụ thể, phân bổ tài chính, nhà nước không trực tiếp quản lý chỉ duy trì sự hỗ trợ và điều tiết [43]
Vương quốc Anh đẩy mạnh chính sách quảng bá các giá trị văn hoá, hướng ra ngoài (outreach programmes): Hội đồng Anh và đài phát thanh BBC
là những cánh tay nối dài của ngoại giao văn hóa Vương quốc Anh, bên cạnh ngoại giao nhà nước chính thức Cựu giám đốc Hội đồng quan hệ văn hóa Anh, Ali Fisher phân tích sự tương tác trong công việc ngoại giao đã đánh giá mối quan hệ của Hội đồng Anh và đài BBC là “sự tương tác dọc theo một đường thẳng từ „nghe‟ đến „nói‟, để đến một quan điểm chung, khi người ta tắt đài và mở sách” [24] Vương quốc Anh đã tận dụng sức mạnh của truyền thông, của giáo dục để tạo những ảnh hưởng tới tận những vùng xa xôi hẻo lánh, hoạt động tới các miền núi nhằm chuyển hoá tinh thần nhân dân các nước và tìm kiếm sự đồng tình mới
1.2.2 Vai trò ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh
Cùng với châu Âu, nước Anh mất dần vị trí số một về kinh tế, trung tâm văn minh, vai trò „khai hoá văn hoá‟ không được đánh giá cao nữa, nhưng nói như Shakespeare thì những giá trị tinh thần được tạo ra ở những thời đại vĩ đại và với những tên tuổi vĩ đại thì không dễ mất đi
Ngoại giao văn hóa Vương quốc Anh đang diễn ra trên quy mô tổng thể và vẫn đang tiếp tục thay đổi và việc thực hiện chiến lược nghiêm túc hơn bao giờ hết, tuy Anh đã mất đi tính ưu việt trong chính trị và sản xuất nhưng vẫn nằm trong các nhà lãnh đạo thế giới về văn hóa Họ mong muốn xây dựng nền văn hóa
Trang 28toàn cầu để tránh những bất đồng từ văn hoá, một trong những nguyên nhân của các xung đột hiện tại, Schneider cho rằng họ xác định cuộc chiến giành trái tim và khối óc là một cuộc cạnh tranh thị trường, người làm việc trong lĩnh vực này không chỉ dùng tới bộ óc duy lý mà còn cần cảm xúc, trực giác, trí tưởng tượng
Trong Chiến lược ngoại giao Canter nhấn mạnh cần có ý kiến của
“công chúng toàn cầu, các đối tác, đồng minh chứ không chỉ của các chính khách, chính phủ nước ngoài trong việc đưa ra chiến lược bản sắc văn hóa, tôn giáo, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc chúng ta xác định về bản thân và cộng đồng” [34]
Donald Rumsfeld coi ngoại giao văn hóa là một trong những vấn đề của quan hệ quốc tế, một trong những kía cạnh „mềm‟ để sống chung với nhau trên hành tinh chứ không phải kía cạnh „cứng‟ của pháp luật và những điều ước quốc tế hay khả năng quân sự Các nhà ngoại giao Anh cũng cho rằng: không nên coi văn hóa phụ thuộc vào chính trị mà nên nghĩ văn hóa cung cấp bối cảnh cho hoạt động chính trị và nó có giá trị đích thực trong nền ngoại giao mới của Vương quốc Anh [31]
Với tư duy linh hoạt, khéo léo và thực tế Vương quốc Anh đã dã từ quá khứ huy hoàng - đế quốc với những thuộc địa rộng lớn, giành thời gian tìm cho mình một vai trò một „thế cân bằng‟ ở châu Âu và họ không muốn mờ nhạt trong bản đồ văn hoá thế giới, giành cho ngoại giao văn hoá một vị trí tương đối
Nếu như nước Mỹ có quan niệm “sứ mệnh” thì Vương quốc Anh lại có nguyên tắc cơ bản là duy trì thế cân bằng, điều này cũng thích hợp với tình trạng xã hội của các dân tộc trong cộng đồng Vương quốc Anh và nhìn từ góc
độ chính phủ, mục tiêu và nguyên tắc của chính sách quan hệ văn hoá cũng là tiềm năng kinh tế [38] Đây là sự chuyển đổi khéo léo từ sức mạnh mềm
Trang 29chuyển sang ảnh hưởng của sức mạnh cứng, vốn mang hình ảnh ít nhân đạo của quân sự và kinh tế
Vương quốc Anh tự hào có truyền thống giao lưu văn hóa quốc tế mạnh mẽ, nhất là thông qua sự hiện diện của đài BBC và Hội đồng Anh trên phạm vi toàn cầu và có mạng lưới dày đặc các tổ chức văn hóa trong cộng đồng hải ngoại Họ hiểu rõ sự thẩm thấu của văn hoá vượt qua cả không gian địa lý, rộng lớn hơn phạm vi lãnh thổ để tạo sự hiểu biết, đồng cảm, gắn kết chính là lực hút, sự hấp dẫn về lối sống và các hình ảnh về khoa học, nghệ thuật, tạo ra sự phụ thuộc và tăng cường hợp tác với nhau nhiều hơn cho mục đích thiết lập các mối quan hệ bạn bè suốt đời (longlife friend) Họ phát tán những hạt giống văn hoá để thu lợi, việc truyền bá văn hoá mang lại lợi ích chính trị đôi khi quan trọng hơn, truyền bá văn hoá là truyền bá chính trị và ngược lại, không một nền văn hoá nào là hoàn hảo, cần giao lưu, học hỏi, chấp nhận sự khác biệt như một hằng số nhân tính [7]
Vương quốc Anh rất coi trọng ngoại giao văn hóa như một cánh tay không thể thiếu của ngoại giao chính thức và việc thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa đồng bộ cả trong nước và nước ngoài
1.3 Hội đồng Anh
Trong những năm 1930, khi chính phủ Anh quyết định thành lập Hội đồng Anh với mục tiêu trước mắt là chống lại tuyên truyền từ các nước phát xít thì họ cũng chưa tính đến việc nó sẽ trở thành một cơ quan truyền bá văn hoá Anh trên toàn thế giới, cho dù họ đã nói mục tiêu của nó là vì nền hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên toàn thế giới Và thậm chí
đã từng có giai đoạn nó bị nghi ngờ về hiệu quả và có đề nghị huỷ bỏ, nhưng đối với một số học giả cũng là nhà hoạt động chính trị như Lord Beaverbrook, Frances Donalson, Lord Lloyd và các nhà nghiên cứu văn hoá Anh thì Hội đồng Anh không chỉ được chấp nhận mà còn đặt ở vị thế cao
Trang 301.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Anh
Những năm 1914 – 1918: Tiền thân của Hội đồng Anh là Uỷ ban quan hệ nước ngoài, hoạt động dưới sự hỗ trợ của chính phủ, ý tưởng về tuyên truyền văn hóa lần đầu được đưa ra bởi Beaverbook Lúc này, tổ chức phục vụ tuyên truyền trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc chiến khốc liệt đầu tiên trong lịch sử con người tiêu diệt con người bằng các vũ khí tối tân, gây ra bởi các đế quốc
Giai đoạn sau chiến tranh cả thế giới kiệt quệ trừ Mỹ, các nước châu Âu càng chia rẽ, Anh quốc cũng nhiều biến động, nhiều nước tuyên bố độc lập khỏi Anh: Ireland, India Công Đảng lần đầu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử (1924), Edward Bernay phát triển truyền giáo, John Logie Bair chế tạo thành công máy truyền hình, bối cảnh chính trị thay đổi, vua George V đã phát biểu không dùng đến sức mạnh cơ bắp mà phải mềm mại và sáng tạo hơn, không có gì tốt hơn sức mạnh trong quan hệ văn hóa
Giai đoạn 1931 – 1934: khi mới chính thức thành lập thì tiền thân của Hội đồng Anh là Hội đồng quan hệ đối ngoại Anh (British Committee for Relations
hóa
Trang 31with Other Countries) đến năm 1936 mới đổi tên thành Hội đồng văn hóa Anh, một ủy ban chung được điều hành bởi Hội đồng quản trị giáo dục và Hội đồng thương mại để thúc đẩy tiếng Anh, văn hóa, khoa học và công nghệ đến tháng 11 năm 1934 Hội đồng Anh chính thức được sự tài trợ của Bộ ngoại giao Anh
Giai đoạn từ 1935 đến 1945: Hội đồng Anh hoạt động trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai Lord Lloyd được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng Anh, ông giám sát và coi trọng sự phát triển lâu dài của nó như công cụ của ngoại giao, nhấn mạnh việc phát triển chứ không phải là tham gia vào một cuộc chiến tuyên truyền với kẻ thù, không phải là công cụ để biện minh cho chiến tranh
Hoạt động của Hội đồng Anh lúc này là nhằm tạo ra những ảnh hưởng văn hóa từ các giá trị dân chủ cho bạn bè thế giới thấy và học tập những gì mà người Anh nghĩ Nicolas Cull xác định Hội đồng Anh là cơ quan tuyên truyền quốc tế, tuyên truyền để ngăn ngừa sự hỗn loạn và đây là hội đồng duy nhất hoạt động cho
cả hai mục đích, thúc đẩy sự đánh giá rộng hơn về văn hóa Anh và là nút giao giữa Vương quốc Anh với các nơi khác[24]
B Oxford được xem như là nhà ngoại giao văn hóa, cha đẻ của Hội đồng Anh, trong các bài giảng ở 30 quốc gia, ông đã thuyết phục được các cơ quan ngoại giao về việc tuyên truyền văn hóa, ông đề nghị Hội đồng Anh là ngọn hải đăng của dân chủ và tự do.Khi mà một số nước châu Âu thể hiện cách tiếp cận quan hệ quốc tế bằng cách tái thiết sức mạnh vũ trang thì Hội đồng Anh được hoạt động với mong muốn truyền bá và tăng cường ảnh hưởng thông qua việc phát triển văn hóa, với mục đích xây dựng lòng tin giữa Vương quốc Anh với các quốc gia khác
Các đại diện nước ngoài đầu tiên của Hội đồng Anh được bổ nhiệm ở
Ai Cập, Bồ Đào Nha và Ba Lan, các hoạt động ở châu Âu và Trung Đông có nhiều biến động nhất Việc mở cửa hay đóng cửa dường như tuân thủ ý tưởng của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Anh, được bảo trợ bởi các
Trang 32Đại sứ quán Anh Tiếp đến là những cơ quan đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Ireland và Nam Mỹ - Brazil, Venezuela, Chile, Argentina và Bolivia, Pháp, Mexico
Những năm đầu của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, là thời gian thử nghiệm đặc biệt cho Hội đồng Anh vì ý tưởng ngoại giao văn hóa hay được gọi là quan hệ văn hoá - văn hoá giáo dục của Lord Lloyd đã bị phản đối
và Bộ thông tin không cho phép nó hoạt động bên ngoài lĩnh vực tuyên truyền của chính phủ Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hội đồng Anh tiếp tục mở các văn phòng đại diện đầu tiên ở Ấn Độ, Pakistan, các nước thuộc Liên Xô
cũ, Hồng Kông, Singapo và Jordan
Giai đoạn 1947 – 1990: Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc xung đột
về ý thức hệ và chính trị Hội đồng Anh càng có thời cơ phát triển và áp dụng các công cụ của mình cho những mục đích dài hơi, lúc này văn hóa được dùng như công cụ để thể hiện tính ưu việt „việc quản lý mối quan hệ của các quốc gia, các khu vực, các khối rất phức tạp và một điều chắc chắn rằng khuân khổ chính trị thế giới đang thay đổi nhanh chóng bởi sự tác động của công nghệ kỹ thuật số và truyền thông‟ [14, tr.41] Cụm từ ngoại giao văn hóa xuất hiện như một lý giải mới cho những mâu thuẫn hiện tại, mà sau này Joseph Nye đã gọi tên là sức mạnh mềm, đối lập với sức mạnh cứng và công
cụ văn hóa chuẩn bị được chuyển giao như một tất yếu đối với các hình thức chiến lược
Những năm 1970, giai đoạn cầm quyền của „người đàn bà thép‟ Margaret Thatcher, chính trị, kinh tế đều suy thoái và giải pháp thắt lưng buộc bụng đã kiến HĐA bị yêu cầu bãi bỏ, song nhờ tư duy đổi mới với chính sách
tư nhân hoá kinh tế [35] đã giúp cho Hội đồng Anh có khuynh hướng mới, tăng trưởng trong chức năng giáo dục và việc giảng dạy tiếng Anh Hội đồng Anh luôn có sự liên kết với Cục phát triển hải ngoại (Overseas Development Administration), các trung tâm giáo dục và các tổ chức đào tạo ở nước ngoài
Trang 33nhằm cung cấp tư vấn về giáo dục kỹ thuật, đào tạo công nghệ, nông nghiệp, quản lý và hành chính công v.v
Giai đoạn sau chiến tranh Lạnh từ năm 1995 đến 2000: tiếng Anh có sự mở rộng rất lớn, đặc biệt sau sự tan rã của Liên Xô Hội đồng Anh đã đưa ra một dự
án giảng dạy, nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh trên toàn thế giới, phát triển giảng dạy và học tập tiếng Anh theo phương pháp mới Từ 2001 đến 2006 Hội đồng Anh đã tinh chỉnh vai trò của mình hơn nữa bằng cách phân biệt vai trò trong từng khu vực và chính sách của Anh ở nước ngoài Người Anh gọi giai đoạn này là thời kỳ bị chia rẽ bởi cuộc chiến ở Iraq và mối quan hệ đặc biệt với Mỹ cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp tục phát triển của Hội đồng Anh tới những phần xa hơn, của thế giới
Hiện nay (năm 2012) Hội đồng Anh có hơn 233 văn phòng tại 110 quốc gia [23] và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong những năm đầu của thế kỷ 21, nó được đánh giá là có những đóng góp tích cựu, hữu hình đối với
an ninh toàn cầu, đóng góp mạnh mẽ cho thế giới thịnh vượng chung đồng thời thúc đẩy hội nhập châu Âu duy trì ổn định
1.3.2 Hoạt động của Hội đồng Anh
Trong suốt gần 80 năm hoạt động Hội đồng Anh đã chứng minh rằng văn hóa tuyên truyền, hoạt động nhạy cảm, có thể giúp tạo ra sự hiểu biết quốc tế và cùng với nó, một thế giới hòa bình hơn sẽ có lợi cho tất cả Hoạt động của Hội đồng Anh từ chỗ phụ thuộc đã tiến lên chủ động, họ đã thuyết phục các cơ quan ở nước ngoài tài trợ cho các hoạt động nghệ thuật, công nghệ, giảng dạy ngoại ngữ, lối sống Anh, đưa ra các biểu tượng, đặc trưng văn hóa để năng cao việc giao tiếp với các quốc gia khác
Hội đồng Anh hoạt động với điều lệ thành lập cơ bản là phải thúc đẩy
sự đánh giá rộng hơn về văn hóa và văn minh Anh, khuyến khích văn hóa, giáo dục và các nút giao giữa Vương quốc Anh và các khu vực khác dựa trên
lý thuyết tương hỗ, phương pháp chiến lược cạnh tranh với nhiều yếu tố khác trong ngoại giao công [24] Mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy sự hiểu biết và quảng
Trang 34bá hình ảnh của Vương Quốc Anh trên toàn thế giới, thực hiện vai trò giao điểm giữa hai cực nghe - nhìn của phát thanh và truyền hình, cơ quan tuyên truyền quốc tế, tăng cường ảnh hưởng thông qua việc phát triển văn hóa và giảng dạy tiếng Anh trên toàn thế giới, hoạt động thương mại giáo dục
Hội đồng Anh hoạt động dưới hình thức tiếp cận từ trong ra ngoài thông qua hoạt động giao lưu liên văn hoá, hoạt động trong tình trạng bán tự trị, là đối tác cùng các nhà hoạch định chính sách, các công ty, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ, làm việc với những người có ý tưởng tạo ra sự thay đổi
Hội đồng Anh là cánh tay nối dài của ngoại giao văn hóa Anh, một dạng thức tổ chức hoạt động chính trị ít mang tính chính trị với đặc trưng là sự trao đổi lẫn nhau Hội đồng Anh ra đời để chứng minh rằng không phải nước Anh đang
vẽ ra những cái thuộc văn hóa Anh và đóng khung nó lại mà là đang tìm kiếm mối liên hệ giao lưu liên văn hóa, chấp nhận hằng số văn hoá để cùng chung sống hoà bình và phát triển, rằng vai trò của hợp tác văn hoá không chỉ để thúc đẩy thương mại, ngoại giao mà còn làm phong phú thêm tinh thần con người, nâng cao hiểu biết quốc tế, và mở rộng chân trời nhân loại [40]
TIỂU KẾT
Trong chương một, tác giả đã nêu ra ba khái niệm có liên quan đến phần nghiên cứu của mình là: khái niệm về văn hóa, ngoại giao và ngoại giao văn hóa Tác giả so sánh các cách định nghĩa của các nhà nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau và tác giả chọn hướng nghiên cứu theo định nghĩa văn hóa với lớp nghĩa rộng là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần và có sự tương hợp với văn minh
Với khái niệm ngoại giao, và ngoại giao văn hóa tác giả đưa ra tổng kết như sau: ngoại giao là khoa học của nghệ thuật đàm phán, điều chỉnh, xử lý những công việc giao thiệp giữa các quốc gia và nhiều lĩnh vực cùng hòa nhập Ngoại giao văn hóa là hình thức ngoại giao kiểu mới lấy văn hóa là nội dung trọng tâm của các hoạt động
Trang 35Ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh là một con thuyền xuất hành sớm và có vai trò quan trọng trong ngoại giao chung của Vương quốc Anh Hội đồng Anh và đài BBC là hai cánh tay nối dài cho ngoại giao chính thức
Hội đồng Anh với quá trình hình thành, phát triển được xét qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu là thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ Hai, giai đoạn thứ hai là thời kỳ chiến tranh Lạnh và giai đoạn thứ ba là thời kỳ sau chiến tranh Lạnh đến nay Mỗi giai đoạn Hội đồng Anh đều có những hoạt động tương ứng để thể hiện vai trò là cánh tay nối dài trong ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh Nếu người ta vẫn nói 100 năm qua người làm ngoại giao văn hoá Mỹ giỏi nhất là Hollywood, ngoại giao văn hóa mạnh mẽ về ngôn ngữ của Trung Quốc là Viện Khổng Tử thì có thể nói người làm ngoại giao văn hoá giỏi nhất nước Anh là Hội đồng Anh
Đây là chương giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về ngoại giao văn hóa của vương quốc Anh, đa dạng văn hóa nhờ sự đa dạng của cư dân và các yếu
tố lịch sử, địa lý để có cách phân tích tốt hơn trong chương tiếp theo
Trang 36Chương 2 VAI TRÕ CỦA HỘI ĐỒNG ANH TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA VƯƠNG QUỐC ANH
Từ khi Vương quốc Anh nhận ra lợi thế của sức mạnh mềm, lợi thế cạnh tranh thực tế trong điều kiện kết nối truyền thông xã hội toàn cầu đang ngày càng tăng cao khả năng cung cấp và tiếp nhận của mọi người mà không thông qua nhà nước, thì sức mạnh mềm giờ đây nằm ở các tổ chức văn hóa và giáo dục [24] thì
họ có những chính sách quan tâm dài kỳ hơn Ví như Viện nghiên cứu của chính phủ đã thực hiện việc quan sát nghiên cứu so sánh những chỉ số của việc thực hiện sức mạnh mềm trên phạm vi toàn thế giới, hay thúc đẩy hơn nữa chính sách kinh
tế hỗn hợp (mixed economy)[33] cũng như một trong những ưu tiên của chính phủ trong chính sách cải cách cơ cấu là việc sử dụng sức mạnh mềm để thúc đẩy các giá trị Anh, thúc đẩy sự phát triển và ngăn ngữa xung đột [31]
Luận văn sẽ làm rõ vai trò quan trọng của Hội đồng Anh trong việc thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh là quảng bá các giá trị Anh và nâng cao sự hiểu biết của thế giới về Vương quốc Anh thông qua việc phân tích hoạt động thúc đẩy giáo dục, phổ biến tiếng Anh, quốc tế hoá giáo dục, phổ biến khoa học kỹ thuật, công nghệ và nghệ thuật
Điểm lại hoạt động của Hội đồng Anh trong những năm đầu, trong và sau chiến tranh, chủ yếu là hỗ trợ cho nạn nhân, dân tị nạn về giáo dục và văn hoá, chủ yếu hoạt động ở châu Âu và Trung Đông, và giai đoạn này tính truyền bá văn hoá chưa được thật sự chú trọng vì vậy luận văn chủ yếu tập trung vào hoạt động của Hội đồng Anh trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay
2.1 Nâng cao sự hiểu biết của thế giới về Vương quốc Anh
Phải nói rằng để ngoại giao văn hóa có hiệu quả thì mỗi một quốc gia cần phải có nền văn hoá giàu có là yếu tố thứ nhất và chính sách ngoại giao phù hợp là yếu tố thứ hai, có như vậy thì mới phát huy hết tiềm năng của
Trang 37ngoại giao văn hóa Ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh có lợi thế từ các liên kết cũ, các thuộc địa, thông qua Khối thịnh vượng chung các mối quan hệ được duy trì tốt, cung cấp diễn đàn cho các đối thoại và hợp tác với Vương quốc Anh, sức mạnh của các tổ chức Anh và thương hiệu như BBC [34] và Hội đồng Anh như một chìa khóa cho thành công của ngoại giao văn hóa Vương quốc Anh hiện đại
Gần 80 năm qua, Hội đồng Anh đã tạo ra niềm tin cơ bản trong cộng đồng châu Âu cũng như trên toàn thế giới, tạo những ảnh hưởng từ trái tim đến trí tuệ nhờ sự thẩm thấu từ cái đẹp, từ ngôn ngữ, và giáo dục, đây cũng là phương tiện giao tiếp, phương tiện truyền tải những giá trị văn hoá, vừa phản ánh quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá cũng không làm suy yếu đi mục đích chính trị chủ quan ban đầu
Hội đồng Anh là một trong những cơ quan thực nghiệm của Vương quốc Anh để tạo nên sức mạnh ngoại giao văn hóa, thực hiện “chiến lược chuyển giao quyền lực vì sự tăng trưởng tương tác giữa các công dân do mạng internet mang lại; phải sử dụng những công cụ sẵn có như văn hóa, chính trị, quân sự, kinh tế; phát huy những giá trị cốt lõi như dân chủ, tự do, xóa đói giảm nghèo và nhân quyền” [31] để phục vụ cho mục tiêu phổ biến văn hoá, văn minh vì sự tiến bộ chung của nhân loại, nhưng cũng không nằm ngoài những toan tính chính trị
2.1.1 Quảng bá về đất nước và con người Vương quốc Anh
Hội đồng Anh có nhiều đóng góp cho việc quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước, con người Vương quốc Anh, từ việc giới thiệu về những thảm cỏ xanh mượt của xứ sở rồng thiêng đến những dải sương mờ bao phủ khắp xứ đế vương
Thông qua Hội đồng Anh, ta có thể dễ dàng thấy những thông tin về đất nước, con người, lịch sử Vương quốc Anh ở những quyển sách tham khảo, những cuốn sách giáo trình, những cuộc triển lãm nghệ thuật, triển lãm
Trang 38giáo dục, các buổi trò chuyện trực tuyến hay trực tiếp Các chương trình phát thanh độc quyền trên đài, trên trên tivi, các vi deo clip trên youtube, facebook hay các trang web của họ cũng như các trang liên kết, các đường link Hội đồng Anh cũng rất tích cực trong việc cung cấp những tài liệu quảng bá về thông tin, những nét hấp dẫn về đất nước và con người Vương quốc Anh cho các cơ quan, ban ngành hay các công ty tư vấn giáo dục.1
Một điều thu hút khi người ta nói đến Vương quốc Anh là lá cờ tích hợp biểu tượng của ba vùng lãnh thổ và một lá cờ mang biểu tượng văn hóa The United Kingdom = England-St George‟s Cross/Scotland-St Andrew‟s Cross/Ireland-St Patrick‟s Cross
=
Wales - Dragon of Cadwallader
Hội đồng Anh thực hiện việc quảng bá di sản với 28 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới tại châu Âu, trong đó 23 di tích là di sản văn hoá Cùng nghệ thuật phong phú, nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhà làm phim được mến mộ, nghệ sĩ Anh được đánh giá mang
„đẳng cấp thế giới‟, nhiều công trình kiến trúc có giá trị hiện đại và được xem như kiểu mẫu, ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới
1 Người ta có thể thấy những thông tin chi tiết và lý thú về Vương quốc Anh như: Diện tích 244.110 km 2 với Anh - Britain 242.000 km 2 , Scotland, sứ Wales, lreland - bắc Nhĩ Lan, nằm dọc 50 0 - 60 0 Bắc của bờ Châu Âu với hơn 5000 hòn đảo lớn nhỏ bốn bề là biển cả, phía đông giáp Bắc hải, phía tây và phía bắc giáp Đại Tây Dương, phía nam là eo biển England đối diện với nước Pháp , lớn nhất châu Âu, đứng thứ tám trên toàn thế giới Dân số 61 triệu người (số liệu 2011: 62,74 triệu), 5% dân bản địa là thổ dân Celt và hậu duệ của di dân La Mã, một số khác thuộc tộc người Giécmanh- Angles, Saxons, người Normandy Dân nước Anh - England khoảng 50.762.900 người, xứ Wales là 2.965.000 người, Scotland là 5.116.900 người, Bắc Ireland là 1.741.600 người, cùng với việc Vương quốc Anh luôn tiếp nhận một lượng người nhập cư chiếm 7,9% dân số (Tiến Thừa Đán, Hứa Khiết Minh (2005), Thông sử nước Anh, NXB Lao động – Xã
hội, trang 5-10)
Trang 39Thể chế chính trị Quân chủ lập hiến, nước Anh là thành viên chủ chốt trong các tổ chức quốc tế, Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, khối liên hiệp Anh, luật pháp là nền tảng cho nhiều nước trên thế giới [10] và Hội đồng Anh cùng các trường đại học, các cơ quan văn hóa nghệ thuật cũng là mô hình thể hiện quyền lực mềm của một siêu cường với tài sản văn hóa lớn và cam kết quốc tế trong nhiều thập kỷ qua [28]
2.1.1.1 Giới thiệu cảnh quan tươi đẹp
Hội đồng Anh góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên đất nước, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tươi đẹp, địa danh văn hoá để phát triển du lịch, tận dụng hiệu ứng ngược thông qua ngành du lịch tạo ra các nguồn lợi kinh tế và tăng mức độ tiếp xúc và thẩm thấu văn hoá, cảm nhận cái đẹp, xây dựng lòng tin, sự đồng thuận, đây là cách tận dụng sức mạnh công dân (mà nhiều nước gọi là quyền lực tham khảo) đang phát triển trong chính trị quốc tế
Điều có thể dễ nhận thấy khi Hội đồng Anh giới thiệu sự hấp dẫn về
du học hay du lịch tại Vương quốc Anh, không chỉ thông qua các bài học, bài giới thiệu hay các video clip về nền văn hóa của Hội đồng Anh, và những hành động quảng bá di sản như một thanh nam châm cho du lịch và kinh doanh - ngành công nghiệp sáng tạo mạnh mẽ Các nhà lãnh đạo Hội đồng Anh khẳng định họ có một sự giàu có từ các mối quan hệ với sức mạnh truyền thống và sức mạnh mới nổi là như nhau, không phải chỉ về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật
Trang 40Cảnh quan tươi đẹp được giới thiệu tới từng cá nhân một cách rất tự nhiên bằng các bài học ngoại ngữ, các hình ảnh cảnh quan thiên nhiên của hàng triệu ba lô, túi sách, đồ dùng học tập, những thứ nhỏ nhất như chiếc bút, cái tẩy cho đến những tờ quảng cáo khổng lồ trong các buổi triển lãm du học, văn hóa, lịch sử, thăm quan, đây chính là giá trị văn hóa được kết hợp trong cảnh quan tươi đẹp
Khi chúng ta vào bất cứ trang web nào của Hội đồngAnh cũng dễ dàng truy cập vào các đường link dẫn tới những địa danh được liệt vào Di sản thế giới, hấp dẫn du khách nhiều nhất đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử văn hoá Anh như: Stonehenge (công trình tượng đài cự thạch từ thời kỳ đồ đá mới, một trong những công trình thời Tiền sử nổi tiếng thế giới), Hadrian's Wall (mang giá trị lịch sử như một phần của pháo đài phòng thủ thời La Mã Anh 122 sau Công nguyên, nó sẽ kiến bạn liên tưởng đến Vạn ý trường thành), Blenheim Palace (lâu đài cổ vào thế kỷ thứ 18 với kiến trúc độc đáo gần gũi thiên nhiên tạo cảm hứng cho phong trào lãng mạn Anh và là điển hình của nhà ở hoàng gia, tôn vinh các anh hùng), Canterbury Cathedral (một trong những nhà thờ lâu đời nhất và là biểu tượng của cộng đồng Anh giáo), Buckingham Palace (nơi ở chính thức của Hoàng gia Anh từ thế kỷ 18 và hiện nay là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở London), Houses of Parliament (Tòa nhà Quốc hội hay còn gọi là cung điện Westminster, nơi có tháp đồng hồ Big Ben), London Eye (còn gọi là bánh xe Ferris, trên vòng quay người ta có thể quan sát toàn thành phố), York Minster (một trong những nhà thờ tràng lệ nhất thế giới với các cửa sổ kính màu đẹp mắt, văn phòng cao thứ hai của Giáo hội Anh), Windsor Castle (là lâu đài Hoàng gia lớn nhất thế giới còn có người ở), v.v
Từ năm 1981 Hội đồng Anh đã thông qua cục quản lý nước ngoài để tham gia các chương trình du lịch văn hoá, trao đổi văn hóa đã có chương