Ngày nay những vấn đề liên quan đến TTĐN và NGVH là chủ đề nghiên cứu của nhiều học giả đến từ các quốc gia khác nhau, các trung tâm nghiên cứu về văn hóa và thông tin phát triển mạnh mẽ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGÔ THỊ THUÝ HIỀN
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG NGOẠI GIAO VĂN HOÁ VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40
Hà Nội-2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGÔ THỊ THUÝ HIỀN
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG NGOẠI GIAO VĂN HOÁ VIỆT NAM
Trang 3Chương I - Những vấn đề cơ bản của thông tin đối ngoa ̣i trong ngo ại
giao văn hóa và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
15
1.1 Khái quát về thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa 15
1.1.3 Thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa 21
1.2 Những vấn đề cơ bản của thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn
hóa
33
1.2.1 Chủ thể hoạt động thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa 33
1.2.2 Đối tượng của thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa 34
1.2.3 Địa bàn triển khai hoạt động thông tin đối ngoại trong ngoại giao
văn hóa
34
1.2.4 Nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa 35
1.3 Hoạt động thông tin đối ngoa ̣i trong ngoa ̣i giao văn hóa của một số
nước trên thế giới
Chương II – Thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa Việt Nam
giai đoạn 1995 -2011 và triển vọng
59
2.1 Các nhân tố tác động và quan điểm chỉ đạo thông tin đối ngoa ̣i 59
Trang 4trong ngoa ̣i giao văn hóa giai đoạn 1995-2011
2.1.1 Các nhân tố chủ yếu tác động đến thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại
giao văn hóa giai đoạn 1995-2011
59
2.1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoại và ngoại giao văn hóa
68
2.2 Thực trạng công tác thông tin đối ngoa ̣i trong ngoa ̣i giao văn hóa
Việt Nam giai đoạn 1995-2011
71
2.2.1 Nhận định chung về thực trạng thông tin đối ngoại trong ngoại giao
văn hóa Việt Nam
71
2.2.2 Thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa với việc xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam
84
2.3 Triển vọng thông tin đối ngoa ̣i trong ngoa ̣i giao văn hóa Việt Nam
đến năm 2015
95
Chương III - Một số giải pháp mang tí nh đi ̣nh hướng nâng cao hiệu
quả thông tin đốingoa ̣i trong ngoại giao văn hóa
97
3.3 Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 103
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Số bản sách xuất khẩu của Nhà xuất bản Thế giới 2006-2010
Bảng 2.2: Bảng so sánh số lượng đầu sách nhập khẩu và xuất khẩu của Nhà xuất bản Thế giới 2006-2010
Trang 6BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chủ nghĩa cộng sản: CNCS
Ngoạo giao văn hóa: NGVH
Thông tin đối ngoại: TTĐN
Thông tấn xã Viê ̣t Nam: TTXVN
Trang 7THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG NGOẠI GIAO VĂN HOÁ VIỆT NAM
xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay càng trở nên đa dạng bội phần Sự cộng hưởng của truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ khiến cho giao lưu văn hoá quốc tế ngày nay đậm đặc, sâu rộng Với vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng của văn hoá, con người có bề dày về kinh nghiệm, văn hoá sẽ có khả năng đồng cảm với cộng đồng khác trong quá trình tương tác Sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá sẽ làm cho mỗi nhóm, mỗi cộng đồng trở nên tinh tế hơn trong hành vi tìm kiếm lợi ích của mình trong các mối quan hệ với các nhóm và các cộng đồng khác Ngược lại nếu không có
sự hiểu biết về văn hoá, hoặc hiểu biết hời hợt sẽ dẫn đến những hành vi tìm kiếm lợi ích của các cộng đồng trở nên khó chấp nhận và có thể bị thất bại
Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của thông tin và kinh tế tri thức, cuộc đấu tranh
về một “trật tự thông tin quốc tế mới” trở thành bộ phận của cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế, chính trị, tiến bộ và công bằng xã hội Các nước lớn đang sử dụng ngoại giao văn hoá (NGVH) để phát huy “sức mạnh mềm” và mở rộng ảnh hưởng Các nước đang phát triển cũng đang nỗ lực khẳng định vị thế văn hoá quốc gia trong nền văn minh nhân loại Các ý tưởng và tri thức ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế thương mại thế giới; các sản phẩm văn hoá, thông tin có giá trị kinh tế không nhỏ Bản thân thông tin báo chí, sản phẩm văn hoá đã trở thành hàng hoá mang lại lợi nhuận cao, nhiều tập đoàn truyền thông lớn thực chất là các tập đoàn kinh tế Chủ động nắm được và sử dụng tốt yếu tố văn hoá, thông tin sẽ có những chính sách, quyết định phù hợp thúc đẩy đất nước phát triển, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của quốc gia
Trang 8Từ xuất phát điểm thuộc văn minh nông nghiệp, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi tới kinh tế tri thức Do vậy nghiên cứu sự di chuyển của các đợt sóng văn minh, những bài học kinh nghiệm nước ngoài là rất cần thiết Trong
đó thông tin đối ngoại (TTĐN) đóng vai trò quan trọng đối với việc tiếp nhận tư tưởng văn hoá tiến bộ nhân loại, chống các quan điểm sai trái và định hướng cho sự phát triển quốc gia
Ý nghĩa khoa học
Để công tác TTĐN và NGVH đạt hiệu quả cao, cần đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của TTĐN và NGVH; Từ đó phát triển lý luận và khoa học cho hoạt động thực tiễn, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, có trọng tâm trọng điểm, tránh rơi vào bị động, đối phó xử lý tình huống Những tác động của TTĐN trong NGVH diễn ra trên phạm vi rộng, có sức thầm thấu lâu dài và không dễ thấy được sức lan tỏa
và khả năng công phá của nó Nghiên cứu TTĐN trong NGVH là góp phần tìm hiểu vai trò “gác cửa” của thông tin và văn hóa đối ngoại trên mặt trận văn hóa tư tưởng
Đây là việc làm có ý nghĩa đối với công tác đào tạo và nghiên cứu ngành TTĐN, báo chí và NGVH ở Việt Nam hiện nay Việc tách các hoạt động TTĐN và NGVH chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu và quản lý, trong thực tế bản thân mỗi hoạt động đối ngoại đều bao hàm trong nó những yếu tố văn hoá, thông tin tri thức, quan điểm thái độ, song việc nghiên cứu hàm lượng các yếu tố, sử dụng và phối hợp đồng
bộ các yếu tố như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề cần nghiên cứu cụ thể
Với ý nghĩa đó chúng tôi chọn đề tài “Thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hoá Việt Nam-thực trạng và triển vọng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ
ngành Quan hệ quốc tế tại khoa Quốc tế học, Đại học khoa học xã hội và Nhân Đại học quốc gia
văn-2 Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới
TTĐN và NGVH là khái niệm tương đối mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên trong thực tiễn thi hành chính sách đối ngoại, từ lâu các nước đã sử dụng những hoạt động mang tính chất TTĐN và NGVH dưới nhiều hình thức khác nhau Xã hội càng phát triển, quốc gia càng lớn mạnh, ý thức độc lập và tự hào dân tộc càng được củng cố thì yêu cầu xây dựng, đề cao và quảng bá văn hóa, hình ảnh quốc gia càng được coi trọng phát triển Từ thời cổ đại những vấn đề liên quan đến TTĐN
và NGVH đã được các chính trị gia, các nhà tư tưởng, văn hóa quan tâm nghiên cứu
Trang 9Các nhà chính trị gia, binh pháp đã biết "công thành là hạ sách, chiếm thành thông qua chiếm lòng người mới là thượng sách" Để phục vụ cho các mục đích chính trị, nhiều chính trị gia nghiên cứu, sử dụng yếu tố văn hóa như sức mạnh tinh thần để phát triển đất nước và mở rộng ảnh hưởng đến các nước lân bang Ngày nay những vấn đề liên quan đến TTĐN và NGVH là chủ đề nghiên cứu của nhiều học giả đến từ các quốc gia khác nhau, các trung tâm nghiên cứu về văn hóa và thông tin phát triển mạnh mẽ với nhiều bài viết liên quan đến TTĐN và NGVH: Trung tâm văn hóa và nghệ thuật (Center for Arts and Cuture) do các chuyên gia và học giả Hoa Kỳ thành lập nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính sách văn hóa; Viện Ngoại giao văn hóa (Institute for Culture Diplopmacy) do một tổ chức phi chính phủ thành lập có trụ sở tại Berlin (Đức) nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao văn hóa; Trung tâm Sorenstein của Hoa Kỳ nghiên cứu về báo chí, truyền thông của Hoa Kỳ và thế giới nhằm mục đích cố vấn cho chính phủ Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến thông tin, truyền thông trong nước và TTĐN Bên cạnh đó có nhiều công trình nghiên cứu đã được xã hội hóa đề cập đến những vấn đề thuộc TTĐN và NGVH như:
"Sức mạnh quyền lực mềm" của Josep Nye (Mỹ) đề cập đến "quyền lực mềm"
được hiểu là cách đạt được mục đích thông qua việc tạo ra ảnh hưởng đối với người khác bằng các tác động đến hệ thống giá trị của người đó làm họ thay đối cách nghĩ và khiến họ mong muốn điều mình mong muốn Nguồn gốc sức mạnh mềm là sự hấp dẫn của văn hóa quốc gia gắn với các hệ giá trị và chính sách đối ngoại "Sức mạnh mềm" kết hợp với "sức mạnh cứng" trở thành "sức mạnh thông minh" mang lại hiệu quả cao trong thực hiện các mục tiêu đối ngoại của quốc gia Có thể hiểu bản chất của "sức mạnh thông minh" là sự kết hợp hiệu quả quảng bá về sức hấp dẫn của văn hóa dân tộc với tiềm lực quốc gia và chính sách đối ngoại, tuy nhiên tác giả ít đề cập cụ thể đến sự kết hợp hoạt động thông tin truyền thông trong thực hiện các mục tiêu NGVH
Công trình “Kết giao với thế giới - ngoại giao nhân nhân của Mỹ ở nước ngoài” của Hans N Tuch - đặc phái viên Ngoại giao Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh - đề
cập đến khái niệm, nguồn gốc và quá trình thực hiện ngoại giao nhân dân của chính phủ Hoa Kỳ, trong đó nhiều hoạt động thuộc về lĩnh vực TTĐN và NGVH Tác giả cho thấy ngoại giao đã thay đổi cơ bản so với 100 năm trước đây do sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông Qua các hoạt động của phòng văn hóa - Cơ quan thông tin Mỹ (USIA- United States Information Agency) trụ sở tại Washington và cơ quan thông tin Mỹ (USIS-United States Information Service) ở nước ngoài, tác giả cho chúng ta thấy một thế giới mới kết nối công nghệ, báo chí và ngoại giao thành một vòng tròn phụ thuộc lẫn nhau Để thực hiện tốt các mục tiêu đối ngoại của quốc
Trang 10gia, các chính phủ phải biết tận dụng sức mạnh của văn hóa và thông tin tự do như những phương tiện mềm dẻo, nhanh, mạnh mẽ trong ngoại giao
Các học giả Trung Quốc dành nhiều công sức nghiên cứu về NGVH, tiêu biểu
là Lý Trí – giảng viên Trường đại học Phúc Đán, Thượng Hải là tác giả của nhiều
công trình nghiên cứu về NGVH: "Vai trò của NGVH trong xây dựng uy tín quốc tế",
"NGVH Mỹ trong xây dựng quyền lực mềm", "Thử bàn về NGVH" Trong "Thử bàn
về NGVH" gồm 3 phần, Lý Trí đề cập đến những vấn đề lý luận chung của NGVH, nghiên cứu tổng hợp về lịch sử NGVH của các nước lớn, nguồn gốc, ưu thế, các quyết sách và chiến lược NGVH mà Trung Quốc theo đuổi Tuy nhiên tác giả không đề cập sâu đến việc sử dụng thông tin truyền thông, cũng như các phương thức trong thực hiện các nhiệm vụ NGVH
Trong cuốn “Giàu truyền thông, nghèo dân chủ: chính trị truyền thông thời đáng ngờ” của Robert W Mc Chesney (1999) có đề cập đến sự xuống cấp của báo chí
Hoa Kỳ, hiện tượng siêu thương mại hoá văn hoá, mặt trái của internet; chỉ rõ sự kết hợp giữa văn hóa với thông tin, truyền thông một mặt mang lại những lợi ích to lớn nhưng mặt khác đặt ra vấn đề đạo đức, văn hóa trong thông tin và tiếp nhận thông tin
Philip Kotler – chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong hoạch định chiến lược tiếp
thị, tác giả của nhiều công trình về marketing trong cuốn "Tiếp thị quốc gia"- (The
marketing of nations) đề cập đến những yếu tố cơ bản tạo nên thương hiệu quốc gia với 5 chiến lược: đưa tất cả vào tầm quan sát, hiểu người tiêu dùng, sở hữu những giá trị thương hiệu, đi đầu trong cạnh tranh và tạo ra cách riêng Ông đưa ra cách thức tiếp thị, quảng bá theo công thức CCDV (Creating Commumication and Delivering Value
to the consunmer), nghĩa là tạo dựng những kết nối đưa lại giá trị cho khách hàng và ông cũng đề cao vai trò của mỗi người dân trong xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia
Những công trình này có tác dụng tham khảo rất lớn đối với Việt Nam trong nghiên cứu, thực thi NGVH, TTĐN và xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh quốc gia Qua những nét chấm phá về bức tranh toàn cảnh công tác TTĐN, NGVH, cách thức xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia của các nước lớn chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm và có những đánh giá chung về NGVH trong bối cảnh bùng nổ truyền thông hiện nay Từ đó có những đề xuất về nội dung, cách thức, phương hướng thực hiện TTĐN trong NGVH phù hợp với đặc thù riêng của văn hóa,
cơ sở hạ tầng thông tin, hệ giá trị Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam
Trang 11Những hoạt động mang tính chất TTĐN trong NGVH được ông cha ta thực hiện từ rất lâu trong lịch sử, điều này cho thấy văn hóa, thông tin là yếu tố rất quan trọng nhằm đạt được lợi ích trong ngoại giao Tuy nhiên thuật ngữ TTĐN và NGVH những năm gần đây mới được nhắc đến ở Việt Nam, đặc biệt từ sau khi thực hiện "đổi mới" đất nước, ngoại giao Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng Rất khó có thể thống kê chính xác số lượng cụ thể các công trình nghiên cứu liên quan đến TTĐN
và NGVH ở Việt Nam Các công trình khoa học đề cập đến vấn đề này ít nhiều được
công bố trên các tạp chí chuyên ngành, trong các hội thảo khoa học: Hội thảo "Hợp tác quốc tế về văn hóa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Chính sách, thực trạng và định hướng phát triển" do Viện văn hóa –Thông tin Bộ văn hóa thông tin (nay là Bộ
văn hóa, thể thao và Du lịch) tổ chức năm 2003 trong đó lần đầu tiên NGVH Việt Nam được đề cập đến như một khái niệm, lĩnh vực hoạt động độc lập Một số hội thảo bàn về NGVH do Vụ văn hóa đối ngoại – UNESCO, Bộ Ngoại giao tổ chức Gần đây
nhất là Hội thảo Quốc gia “NGVH vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế phục
vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững” của Vụ văn hóa đối ngoại và UNESCO năm 2008 Hội thảo khoa học "Văn hóa đối ngoại trong thế giới hội nhập" do Bộ Văn
hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại học văn hóa tổ chức tháng 12/2011 Hội nghị công tác TTĐN được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá, tổng kết những thành tựu
và hạn chế của công tác này ở Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc lĩnh vực báo chí, truyền thông, các nhà lãnh đạo, văn hóa, ngoại giao ít nhiều đề cập đến TTĐN, NGVH trong các công trình và các bài phát biểu trong các hội nghị: ông Nguyễn Duy Niên, Vũ Khoan, Phạm Gia Khiêm, Trần Văn Khê, Nguyễn Hữu Ngọc Một số công trình đề cập một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về văn hóa, NGVH và TTĐN được xuất bản ở Việt Nam thời gian gần đây như:
Công trình tiêu biểu viết về văn hóa Việt Nam trong giao lưu hội nhập là cuốn
"Lãng du trong văn hóa Việt Nam" của Nguyễn Hữu Ngọc xuất bản năm 2008 cho
thấy bức tranh toàn cảnh, đa dạng, sinh động, đặc sắc của văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu am hiểu, nắm bắt được vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại Tác giả đưa đến cho chúng ta những liên tưởng, so sánh về những tương đồng và khác biệt rất thú vị giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc khác Qua những câu truyện nhỏ về văn hóa với người nước ngoài, ông đưa ra những
lý giải đầy thuyết phục làm nổi bật được những giá trị và vẻ đẹp của văn hóa Việt
Trang 12Nam một cách mạch lạc, sáng rõ và gần gũi Công trình cũng đưa đến cho người đọc những góc nhìn khác nhau về văn hóa dân tộc Việt Nam Với danh hiệu "nhà xuất khẩu văn hóa" Hữu Ngọc được xem là một trong những nhà ngoại giao văn hóa tiêu biểu của Việt Nam Từ hoạt động thực tiễn và những công trình của ông có thể gợi mở hướng phát triển NGVH, đào tạo cán bộ NGVH trong thời kỳ mới cho NGVH Việt Nam hiện nay
"Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ" xuất bản năm 2011của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Thủy - giảng viên khoa Quốc tế học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trong công trình này tác giả chỉ rõ những vấn đề lý luận, những đặc trưng, vai trò của NGVH Mỹ Đánh giá tiến trình phát triển NGVH Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ II, thời kỳ chiến tranh lạnh, sau sự kiện 11/9, và dự báo xu hướng phát triển NGVH dưới thời Tổng thống B Obama
"TTĐN một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Phạm Minh Sơn chủ
biên năm 2011 đề cập đến những vấn đề cơ bản của TTĐN Việt Nam từ cách tiếp cận TTĐN như một lĩnh vực hoạt động trong công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước, một ngành đào tạo và một dạng thông tin Tác giả cũng làm rõ các phương thức, nội dung thông tin cho các đối tượng cụ thể: Chính phủ, nhân dân các nước trên thế giới, công đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam, những ưu điểm và hạn chế của truyền thông đại chúng trong thực hiện TTĐN, công tác đào tạo cán bộ TTĐN trong thời kỳ mới và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong giai đoạn hiện nay
Luận văn thạc sỹ “Ngoại giao văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới” của Đỗ
Lan Phương, 2009 – Học viện Ngoại giao đưa ra những vấn đề cơ bản của NGVH Việt Nam: Khái niệm, cơ sở hình thành, nội dung chính sách và nguyên tắc hoạt động Tác giả cũng đưa ra một số nhận định về NGVH Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay
và những khuyến nghị nhằm thúc đẩy NGVH
Những công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa tham khảo và kế thừa đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài Đây là cơ sở để tác giả đi sâu tìm hiểu các khía cạnh, nội dung cụ thể của TTĐN, NGVH góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này của Việt Nam hiện nay
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục tiêu sau đây:
Trang 13Giới thiệu khái quát về NGVH dưới quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và quan điểm của Việt Nam
Khái quát hoạt động TTĐN trong NGVH của một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Làm rõ vai trò của TTĐN trong thực hiện các nội dung NGVH Việt Nam, đi sâu tìm hiểu vai TTĐN trong NGVH với việc xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh quốc gia
Đánh giá thực trạng, thuận lợi và khó khăn, thành tựu và hạn chế của công tác TTĐN trong NGVH ở Việt Nam giai đoạn 1995-2011 Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTĐN trong NGVH Việt Nam
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
NGVH là lĩnh vực hoạt động rộng, có tính liên ngành cao, diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều lực lượng cùng tham gia Trong giới hạn luận văn, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của TTĐN, NGVH chúng tôi đi sâu tìm hiểu vai trò, hoạt động TTĐN trong thực hiện nội dung NGVH Các hoạt động TTĐN trong NGVH với việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia – một trong những nhiệm vụ quan trọng của NGVH Việt Nam hiện nay
Tìm hiểu hoạt động TTĐN trong NGVH của Hoa Kỳ - đứng đầu thế giới về công nghệ thông tin, truyền thông, có nhiều thành tựu NGVH thời kỳ chiến tranh lạnh; Trung Quốc - nước láng giềng khổng lồ, có nhiều nét văn hóa gần gũi với Việt Nam
và Hàn Quốc – đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam đạt được sự phát triển thần kỳ và gặt hái được nhiều thành tựu trong NGVH, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động TTĐN và NGVH ở Việt Nam từ 1995 đến 2011- giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam, từ củng cố, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng, khu vực đến thế giới Đây cũng là thời kỳ công tác thông tin, giao lưu văn hóa Việt Nam bắt đầu có bước chuyển mình mạnh mẽ, hòa nhập vào dòng lưu chuyển, sản xuất và “chế biến” văn hóa, thông tin thế giới, đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra nhận định và phương hướng thúc đẩy hoạt động trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 14Phương pháp luận: Trên cơ sở nền tảng khoa học chủ nghĩa Mác Lênin Tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, nguyên tắc, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về NGVH, hoạt động TTĐN đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Do chủ đề TTĐN trong NGVH
liên quan đến nhiều lĩnh vực như văn hóa, ngoại giao, báo chí truyền thông nên chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liên ngành và hệ thống kết hợp với các phương pháp lô gíc-lịch sử, phân tích, thống kê, tổng kết thực tiễn và xin ý kiến chuyên gia
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản của TTĐN trong NGVH và kinh nghiệm một số nước trên thế giới
Chương II: TTĐN trong NGVH Việt Nam giai đoạn 1995-2011 và triển vọng
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTĐN trong NGVH
Trang 15Chương 1 – Những vấn đề cơ bản của thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.1 Khái quát về thông tin đối ngoa ̣i trong ngoa ̣i giao văn hóa
1.1.1 Ngoại giao văn hóa
Văn hóa
Trên thế giới có khoảng hơn 500 định nghĩa về văn hóa Văn hóa “culture” gốc chữ La tinh có nghĩa là trồng trọt, chăm nom cây lương thực, hiểu theo nghĩa bóng văn hóa là quá trình nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục con người về mọi mặt giống như gieo trồng và chăm sóc cây Ở phương Đông từ văn hóa xuất hiện trong Chu Dịch
và quẻ Bi “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thiên hạ” – tức là xem dáng vẻ con người, lấy đó
mà giáo hóa thiên hạ, văn hóa là phương thức giáo hóa con người Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay văn hóa được đề cập rất nhiều trên phạm vi thế giới và nội hàm của
nó ngày càng mở rộng
Trong tuyên bố về chính sách văn hóa tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tháng 8/1982 tại Mehico khái niệm văn hóa được thông qua tại hội nghị: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới, những công trình vượt trội bản thân”
Theo Giáo trình lý luận văn hóa Mác - Lênin, Khoa Văn hóa, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, văn hóa được xác định là “hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau Văn hóa thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc” 1
Trang 16Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định đầy tự hào về vai trò, sức mạnh điểm tựa vững chắc của văn hóa Việt Nam: “Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả một hệ thống giá trị: tư tưởng
và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức nhạy cảm và tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[05]
Hồ Chí Minh người trải nghiệm và am hiểu văn hóa phương Đông và phương Tây, có quan niệm về văn hóa tương đồng với quan điểm của UNESCO: “Văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng… Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những yêu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[17]
Có thể thấy các định nghĩa về văn hóa nêu trên tuy có khác nhau song chúng đều có ba điểm cơ bản chính như sau: Thứ nhất, văn hóa là sản phẩm của con người (văn hóa vật thể và phi vật thể) Thứ hai, văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng, biểu tượng chi phối tư duy, cách ứng xử của con người trong mỗi cộng đồng làm cho cộng đồng ấy có đặc thù riêng Thứ ba, văn hóa bao gồm hệ thống các giá trị
để đánh giá sự việc, hiện tượng (tốt hay xấu, đạo đức hay vô đạo đức, phải hay trái, đẹp hay không đẹp…)
Như vậy, chúng ta có thể xác định văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng, biểu tượng chi phối tư duy, cách ứng xử của mỗi con người trong cộng đồng và làm cho cộng đồng ấy có những đặc thù riêng khác với những cộng đồng khác Văn hóa mang lại cho con người khả năng suy xét bản thân và thế giới xung quanh để nhận ra những gì tốt đẹp và phù hợp, đồng thời nhận ra những gì còn hạn chế để con người không ngừng sáng tạo làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện hơn
Ngoại giao
Trên thế giới có nhiều khái niệm về ngoại giao, theo các tác giả trong Từ điển ngoại giao Liên Xô trước đây đưa ra một khái niệm khá đầy đủ, toàn diện và khoa học: "Ngoại giao là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia; là tổng thể những biện pháp phi quân sự; nhiều phương pháp thủ thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước
Trang 17ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân nước mình ở nước ngoài Đồng thời ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và những giải pháp có tể được các bên chấp nhận, cũng như mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế" [25, tr.237]
Ở Việt Nam, khái niệm tiêu biểu về ngoại giao được sử dụng phổ biến là:
"Ngoại giao là ngành khoa học mang tính tổng hợp, nghệ thuật của những khả năng; là hoạt động chính thức của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ, chính sách đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của nước mình, của các cơ quan tổ chức và công dân nước mình ở nước ngoài, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình khác" [09, tr.7]
Vậy có thể hiểu ngoại giao là tổng hợp các hoạt động của một quốc gia tác động đến các chủ thể quan hệ quốc tế khác dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu, lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế
Trong nghiên cứu về ngoại giao của một quốc gia có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau Tiếp cận theo chủ thể hoạt động ngoại giao người đưa ra các khái niệm: ngoại giao đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân Tiếp cận theo lĩnh vực ngoại giao gồm có: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao quân sự, ngoại giao văn hóa Trong cách tiếp cận theo đối tượng của hoạt động ngoại giao người ta chia theo hai hướng là ngoại giao truyền thống và ngoại giao nhân dân Luận văn chủ yếu đề cập đến TTĐN trong NGVH – lĩnh vực đối ngoại đồng thời đề cập đến vai trò, hiệu quả việc sử dụng yếu tố thông tin, văn hóa trong ngoại giao văn hóa nói chung bởi lẽ bản thân hoạt động ngoại giao là hoạt động mang tính văn hóa cao và hầu hết các hoạt động ngoại giao đều có yếu tố văn hóa đi kèm
Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)
Nhà nghiên cứu Zhulite Antonius Sarborosi đại học Georgetown Mỹ cho rằng
“NGVH là sự đầu tư mang tính lâu dài được tiến hành nhằm thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác nhằm thúc đẩy hiểu biết hai bên, để nhân dân các nước khác hiểu hơn về lợi ích và chính sách quốc gia của chúng ta” [30, tr 164]
Cựu ngoại trưởng Mỹ George P Shultz quan niệm “chúng ta nhổ cỏ từ khi mới nhú, chúng ta xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau để tạo nền tảng vững vàng
Trang 18cho việc giải quyết mọi khủng hoảng phát sinh" Theo cách ví von này NGVH là việc gieo mầm, thông qua việc trao đổi ý tưởng và hình mẫu, mỹ học và nhận thức tâm linh, văn hóa và nghệ thuật để tạo điều kiện cho mảnh đất ngoại giao đơn hoa kết trái
Bộ ngoại giao Mỹ định nghĩa "NGVH là nội dung cốt lõi của ngoại giao công chúng, vì các hoạt động văn hóa thể hiện rõ nét nhất hình ảnh của một đất nước NGVH có thể góp phần tăng cường an ninh quốc gia theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, một cách bền vững Đồng thời cho rằng NGVH là con đường hai chiều giúp nhân dân nước ngoài hiểu nước Mỹ và đồng thời giúp nhân dân Mỹ hiểu các dân tộc khác đang nghĩ gì" [1, tr.4]
Năm 1966 Willy Brandt, cựu thủ tướng Đức được nhận giải Nobel hòa bình năm 1971 phát biểu “Văn hóa là trụ cột thứ 3 trong chính sách đối ngoại2
" (hai trụ cột khác là trụ cột kinh tế và chính trị)
Nhật Bản xem "NGVH là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và cấp bách trong chiến lược đối ngoại; là biện pháp xây dựng lòng tin với các đối tác trong quan hệ chính trị và kinh tế, và là kênh hấp thu những giá trị văn hóa tinh túy của thế giới và cộng sinh ra các dạng thức văn hóa mới trong quá trình truyền bá hấp thu"
Theo tiến sĩ Victoria Solomonidis Tham tán văn hóa Hy Lạp, đại diện cho Quỹ văn hóa Hy Lạp tại Anh “ngoại giao văn hóa” sẽ là một trong những nền tảng chủ chốt của quan hệ quốc tế thế kỷ XXI” Ông cũng cho rằng hiện nay hầu hết các nước đều chấp nhận quan điểm trao đổi văn hóa là khía cạnh thứ ba trong quan hệ giữa các quốc gia, bên cạnh chính trị và kinh tế [41]
Bộ Ngoại giao Xin–ga-po xác định "NGVH là hoạt động ngoại giao với mục tiêu phát triển và hợp tác và trao đổi văn hóa; tăng cường hiểu biết lẫn nhau và quan
hệ với nhân dân các nước; tăng cường ý thức về bản sắc và nguồn gốc dân tộc, thúc đẩy ổn định xã hội và kinh tế trong khu vực, thông qua việc tạo ra và chia sẻ truyện, phim, kịch, múa, âm nhạc và các tác phẩm văn học và nghệ thuật của Xin – ga - po"
Thái Lan quan niệm "NGVH là biện pháp ngoại giao nhằm quảng bá đất nước con người Thái Lan, gồm cả lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, văn học nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó giới thiệu ẩm thực được đặt lên hàng đầu” Người ta thường gọi Thái Lan là bếp ăn của thế giới cũng bắt nguồn từ nét đặc sắc giới thiệu ẩm thực trong NGVH
2
Một số tài liệu cho rằng Willy là người đầu tiên đưa ra khái niệm “trụ cột thứ 3”
Trang 19Theo Nicholas J Cull, "NGVH là nỗ lực của một chủ thể nhằm tác động tới môi trường quốc tế thông qua việc tận dụng những nguồn lực về văn hóa và những thành tựu được bên ngoài biết tới để thúc đẩy phổ biến văn hóa ở nước ngoài Trong lịch sử NGVH từng được hiểu là chính sách của một quốc gia nhằm thúc đẩy xuất khẩu những đặc trưng văn hóa của mình” [55]
Theo Cummings, “Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu, trao đổi về tư tưởng, thông tin, nghệ thuật và các lĩnh vực khác nhau của văn hóa giữa các quốc gia và người dân nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau” [56] Đồng hành với giao lưu, NGVH còn được hiểu là con đường “một chiều” khi một quốc gia tập trung nỗ lực để quảng
bá văn hóa, ngôn ngữ, các giá trị của mình, tuyên truyền giải thích chính sách, quan điểm hay “kể cho thế giới nghe câu chuyện của riêng mình” Theo cách này có thể hiểu NGVH tổng thể các hoạt động văn hóa do nhà nước chỉ đạo, điều tiết và thực hiện ở bên ngoài lãnh thổ nhằm đảm bảo sự hiện diện văn hóa quốc gia và tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia đó ở nước ngoài
Một số quan niệm thực dụng cho rằng NGVH là tìm kiếm tiền từ nhà đầu tư và khách du lịch thông qua việc “kể lại” một cách thuyết phục những thành tựu văn hóa, các tiến trình chính trị, kinh tế xã hội của một đất nước đối với thế giới và để nâng cao
sự hiểu biết về các nền văn hóa khác
Ở Việt Nam trong Hội thảo khoa học Quốc gia "NGVH vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững" tháng 10/2008 nhiều ý kiến và quan điểm về NGVH được đưa ra Tổng kết những ý kiến, quan điểm về NGVH Phó thủ tưởng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm đưa ra khái niệm chung nhất về NGVH: "Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quốc gia là an ninh, phát triển và mở rộng vị thế quốc tế Đây là một quá trình các quốc gia chủ động quảng bá các đặc trưng văn hóa và hệ thống giá trị, bản sắc của mình nhằm tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan
hệ với các quốc gia khác vì mục tiêu trên; đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới nhằm làm giàu kho tàng tri thức và bản sắc dân tộc mình"
Trong Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 (12/2006) NGVH được xác định vai trò
là "Mô hình hoa đào 5 cánh": Mở đường: NGVH đóng vai trò mở đường, tạo thuận lợi khai thông trong quan hệ Việt Nam với thế giới; Xúc tác: NGVH là chất xúc tác, kết dính tinh thần, thúc đẩy ngoại giao chính trị và kinh tế, gắn nội dung chính trị, kinh tế
Trang 20với các hoạt động văn hóa nhằm thực hiện tốt mục tiêu đối ngoại và tôn vinh vẻ đẹp văn hóa dân tộc; Quảng bá: NGVH phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quảng bá hình ảnh Việt Nam đất, tạo ra cái nhìn chân thực, tích cực, thiện cảm của thế giới về Việt Nam từ đó ủng
hộ chính sách đổi mới của Việt Nam Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam ở nước ngoài; Vận động: NGVH vận động UNESCO công nhận các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam qua đó giới thiệu với bạn bè quốc tế, thu hút khách du lịch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các địa phương; Tiếp thu: NGVH hỗ trợ việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức nhân loại làm phong phú kho tàng văn hóa tri thức Việt Nam đồng thời giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tiến tới định hướng cho sự phát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam
Từ những quan điểm, cách hiểu khác nhau về NGVH đã nêu trên, có thể hiểu NGVH là việc sử dụng, vận dụng các yếu tố văn hóa trong quan hệ đối ngoại nhằm đạt được lợi ích của một chủ thể quan hệ quốc tế: Lợi ích về kinh tế, chính trị, vị thế,
uy tín, ảnh hưởng đến các chủ thể khác, lợi ích trong tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc khác, giao lưu tìm hiểu văn hóa thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ quốc tế, xây dựng hình ảnh quốc gia trong lòng nhân dân thế giới
1.1.2 Khái niệm thông tin đối ngoa ̣i (external information)
"Thông tin" trong tiếng La tinh - informatio có nghĩa là "thông báo, tóm tắt, giải thích" Thông tin là "kết quả của phản ánh, là thông báo cho nhau để biết, là sự truyền đạt tin tức từ người gửi đến người nhận để có định hướng, điều hành theo mục đích của người dùng tin” [27]
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình chuyển giao thông tin giữa các thế hệ và mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn bằng thông tin Thông tin là một trong những nhu cầu rất cơ bản, mọi quan hệ, hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức thông tin nào đó Ban đầu, con người thông tin cho nhau còn hạn chế chủ yếu là “mặt - đối - mặt”, "người- đối - người”, truyền khẩu, hiệu lệnh, đánh dấu và thông tin chủ yếu dành cho tầng lớp thống trị, quan lại, trí thức trong xã hội Sự phát triển của thông tin gắn liền với sự phát triển của vật mang tin và kỹ thuật truyền tin Ứng dụng những phát minh khoa học công nghệ vào lĩnh vực thông tin: báo chí, xuất bản, công nghệ truyền thông, mạng Internet tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực này mà người ta gọi là "Kỷ nguyên thông tin” Nói về sức mạnh thông tin, Nguyên thủ tướng Singapore Goh Chok Tong trong thông điệp gửi tới toàn dân
Trang 21nhân ngày quốc khánh năm 1993 đã nhấn mạnh: "Tương lai sẽ thuộc về các quốc gia
mà ở đó người dân biết sử dụng có hiệu quả thông tin tri thức và công nghệ Đây chính là các nhân tố chủ yếu chứ không phải là tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế thắng lợi” Ngày nay chưa bao giờ con người có khả năng tiếp cận và tham gia vào quá trình thông tin nhanh, nhiều, đa chiều, đa cấp độ, sinh động, hấp dẫn như hiện nay, chỉ cần một cái kích chuột, hay qua bàn phím điện thoại di động
“Đối ngoại” theo từ điển tiếng Việt hàm nghĩa đối với bên ngoài, nước ngoài; chỉ đường lối chính sách, sự giao thiệp với bên ngoài của một nhà nước, một tổ chức (Từ điển tiếng Việt, 2004, Nxb Đà Nẵng, tr327) Vậy có thể hiểu TTĐN một cách ngắn gọn TTĐN là hoạt động thông tin ra bên ngoài, ra nước ngoài; là công tác thông tin trong lĩnh vực đối ngoại
Trong công trình "Thông tin đối ngoại một số vấn đề lý luận và thực tiễn" PGS,
TS Phạm Minh Sơn đưa ra khái niệm:“TTĐN là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của đảng, nhà nước và nhân dân nhằm làm cho thế giới hiểu
rõ đường lối, chính sách của đảng nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [32, tr 16,17] Bản thân khái niệm TTĐN này đã chỉ ra vai trò, nhiệm vụ, đối tượng của TTĐN Trong thực tiễn, hoạt động TTĐN có tính hai chiều vừa quảng bá thông tin ra bên ngoài, vừa tiếp thu có chọn lọc thông tin phù hợp, hữu ích và có lợi cho đối tượng tiếp nhận thông tin trong nước
Như vậy có thể hiểu TTĐN là tổng hợp các hoạt động thông tin của quốc gia đối với nước khác nhằm làm cho chính phủ và nhân dân các nước hiểu rõ chính sách đối ngoại, những thành tựu trong công cuộc đổi mới của đảng và nhà nước, đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam trong lĩnh vực thông tin, tranh thủ sự đồng tình của ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè của tế và cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới thực phục vụ sự nghiệp công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
1.1.3 Thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa
Ở mỗi lĩnh vực, với mỗi đối tượng TTĐN có những phương thức thông tin đặc thù khác nhau TTĐN trong ngoại giao chính trị khác với thông tin đối ngoại trong ngoại giao kinh tế và NGVH Ở lĩnh vực ngoại giao chính trị TTĐN đưa ra có sự thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng và có tính đến lợi ích chính trị, hiệu ứng về mặt chính trị của
Trang 22người tiếp nhận và cấp độ quan hệ giữa các chủ thể quan hệ quốc tế Cách thức thông tin chủ yếu là những thông tin chính thống và chủ thể là các cơ quan phát ngôn, người đại diện chính thức cho quốc cho quốc gia TTĐN trong lĩnh vực kinh tế đa dạng hơn,
có thể là những thông tin về chính sách thu hút đầu tư, giới thiệu về một môi trường đầu tư thuận lợi, thông tin giới thiệu về một địa danh du lịch, quảng bá sản phẩm địa phương hay những thông tin có thể mang lại lợi ích, làm tăng khả năng cạnh tranh cho địa phương, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay
TTĐN trong NGVH là lĩnh vực rất đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, TTĐN trong NGVH không căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế như TTĐN trong ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế TTĐN trong NGVH mềm mại, uyển chuyển, tinh tế, thông điệp truyền tải có thể qua các hình thức nghệ thuật nhằm tác động đến cảm xúc, tâm tư, tình cảm của đối tượng Tác động của TTĐN trong NGVH có thể không tức thời, thấy ngay hiệu quả những có sức thẩm thấu lâu dài và bền vững hơn
TTĐN trong NGVH là hoạt động thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ NGVH Các phương thức TTĐN trong NGVH là sự kết hợp sử dụng các phương thức của thông tin trong thực hiện nội dung, hoạt động NGVH Căn cứ những nhiệm vụ cụ thể nội hàm khái niệm NGVH Việt Nam - một trong ba lĩnh vực ngoại giao Việt Nam, TTĐN trong NGVH bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
►TTĐN trong NGVH mở đường, tạo thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại của quốc gia
Văn hóa là khái niệm rất rộng, bản thân khái niệm NGVH là sự vận dụng các yếu tố văn hóa trong ngoại giao, vì vậy có thể hiểu nội dung của TTĐN trong NGVH
là toàn thể các giá trị vật chất và tinh thần của văn hóa quốc gia và các đơn vị chức năng, cá nhân tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam Bản thân các yếu tố văn hóa luôn có tác động đến tâm tư, tình cảm, dễ đi vào lòng người, tạo ra sự thông cảm và có sức hấp dẫn lan tỏa một cách tự nhiên Khi các yếu tố văn hóa được vận dụng trong lĩnh vực đối ngoại sẽ đem lại nhiều cách thức biểu đạt mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt và
có thể tạo ra những bước đột phá TTĐN trong NGVH giới thiệu với thế giới những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, đưa đến những hiểu biết về văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Những hiểu biết này tạo thuận lợi thúc đẩy các mối quan hệ, tránh được những dị biệt, xung đột về văn hóa trong quan hệ Sự vận dụng các yếu tố văn hóa phù hợp trong những tình huống đối ngoại sẽ mang lại những thành công trong những tình huống ngoại giao khó khăn, phức tạp và ngược lại Khi
Trang 23quan hệ các bên nguội lạnh, căng thẳng sử dụng NGVH là cách thức khôn ngoan, an toàn, có thể đưa lại hiệu quả bởi khả năng kết nối, mềm mại của văn hóa giúp các chủ thể xích lại gần nhau dễ dàng hơn mà không sợ "mất thể diện" hay "xuống nước" một cách lộ liễu
Nhà “xuất khẩu văn hóa” Việt Nam-Hữu Ngọc trong cuốn “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” chia sẻ: Khi tiếp xúc với người nước ngoài, nhiều nhà báo, học giả của Pháp, Mỹ đặt câu hỏi với ông “tại sao đến Việt Nam họ lại được đón tiếp nồng hậu vậy?” Để trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này nhằm hóa giải định kiến hậm hực của đế quốc hùng mạnh bại trận dưới sức mạnh của một nước được coi là nhược tiểu ông chỉ
có thể viện dẫn đến văn hóa “Thứ nhất, đó là chính sách đối ngoại của Việt Nam xuyên qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam luôn phải đối đầu với đế quốc phương Bắc rất mạnh nên tính chất “sống sót” phải luôn luôn tận dụng mọi yếu tố để tồn tại
Vì vậy sau mỗi một vụ binh đao là lập tức tìm cách bắt tay dàn hòa Thứ hai là đại bộ phận người Việt Nam thờ Phật nên sau khi đánh nhau rồi thì họ coi tất cả những người
đã chết trong chiến tranh đều là vong hồn và làm tế lễ cúng chung Hàng năm người Việt Nam có ngày rằm tháng Bảy làm lễ xá tội vong nhân cho cả hai bên, dù ta hay địch Với người Việt Nam, trong sâu thẳm mỗi người đều có một phần “Phật tính” đều đáng được yêu thương, trân trọng như nhau”
Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ những năm 1994-1995 gặp phải rất nhiều khó khăn do sự phản đối của những người Mỹ tham chiến tại Việt Nam và những người Việt từng làm việc dưới chế độ ngụy quyền định cư tại Mỹ Để vượt qua những khó khăn đó, bên cạnh các hoạt đối ngoại chính trị, kinh tế, việc phát hành cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh ở Mỹ cũng đã mang lại hiệu quả nhất định
Bà Merle Ratner, người gắn cả đời mình với Việt Nam khi 16 tuổi đã treo mình trên Tượng đài Tự do để phản đối cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam và hiện đang giúp các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam theo kiện ở Mỹ khẳng định: “Một trong những rào cản lớn cho quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ liên quan đến các cựu binh Mỹ, bị ảm ảnh nặng nề bởi “Hội chứng Việt Nam” Cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh giúp xóa đi mặc cảm này, khi các cựu binh Mỹ biết rằng những cựu binh Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn tương tự khi bước ra khỏi cuộc chiến.” Những nội dung TTĐN trong NGVH với những biểu tượng quen thuộc của quê hương Việt Nam: Cây đa, bến nước, câu hò, điệu lý góp phần gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về tổ quốc, làm dịu đi những nghi kỵ, căng thẳng trong quá khứ
Trang 24Cuối năm 2005 đầu năm 2006 thế giới chứng kiến hàng loạt các tín đồ hồi giáo nổi dậy khi các phương tiện truyền thông phương Tây đăng tải bức biếm họa Mohamet Đây có thể xem là "sự cố" TTĐN trong NGVH bởi bức biếm họa không đơn thuần chỉ nhằm đến các phần tử Hồi giáo cực đoan mà nó xúc phạm đến tín ngưỡng, niềm tin, của tất cả những người theo đạo Hồi
Iran và phương Tây vốn có bất đồng sâu sắc trong chính trị, ngoại giao và nước này đe dọa tẩy chay Olimpic 2012 tại Anh vì cho rằng biểu tượng logo Olimpic 2012
là viết tắt của chữ Zion – chữ thiêng đối với người Do Thái – Iran cho rằng logo này
“phân biệt chủng tộc” Nội dung TTĐN trong NGVH đôi khi trở thành cái cớ cho các hành động mang tính chính trị, ngoại giao song sức ảnh hưởng và hệ lụy của nó không nhỏ trong quan hệ quốc tế
►TTĐN trong NGVH hỗ trợ, đồng hành và gắn kết các hoạt động ngoại giao của quốc gia trong thực hiện mục tiêu đối ngoại
Trong các hoạt động đối ngoại của quốc gia không thể thiếu các hoạt động TTĐN trong NGVH Trong các chuyến thăm chính thức của các nguyên thủ quốc gia, bên cạnh những thông tin về mục đích, lịch trình chuyến thăm không thể thiếu các thông tin về các hoạt động văn hóa đi kèm Những hoạt động văn hóa này không chỉ góp phần làm mềm mại, làm nền, hỗ trợ cho các hoạt động ngoại giao chính trị mà nó còn góp phần tạo ra không khí làm việc cởi mở, thân thiện và sự hiểu biết lẫn nhau dựa trên những hiểu biết văn hóa đối phương
Trong ngoại giao kinh tế, để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài không thể thiếu đi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đi kèm Từ những nội dung cụ thể của các hoạt động TTĐN trong NGVH về một địa danh du lịch, di tích lịch sử, lễ hội văn hóa, các đặc trưng văn hóa dân tộc, vùng miền của một địa phương cụ thể sẽ đưa đến những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp Trên cơ sở những hiểu biết về văn hóa giúp cho các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong việc đưa ra được những gói đầu tư, dịch vụ hay sản xuất mặt hàng phù hợp với tâm lý, thị hiếu, văn hóa của khách hàng Ở khía cạnh quốc gia, dựa trên hiểu biết
về văn hóa thế giới, doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phầm thỏa mãn được yêu cầu
về chất lượng, tâm lý, thị hiếu, văn hóa thì sản phẩm đó dễ dàng có chỗ đứng và sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế
TTĐN trong NGVH xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế giữa các tầng lớp nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới Tạo môi trường hòa bình, tránh những cú sốc, dị biệt trong giao lưu văn hóa, góp phần ổn định chính trị, tạo thuận lợi
Trang 25cho hợp tác kinh tế phát triển Tìm kiếm đồng minh, kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, củng cố tình đoàn kết, hòa hợp dân tộc, kết hợp yếu tố nội lực quốc gia và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế với xu hướng phát triển của thế giới
Ngày nay TTĐN trong NGVH không chỉ là những nội dung quảng bá, giới thiệu đơn thuần về các giá trị văn hóa, ở cấp độ cao hơn nó là sự kết nối thông tin truyền thông với văn hóa và sản xuất nhằm chuyển giao giá trị từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng Thông điệp và giá trị văn hóa trong loại sản phẩm này góp phần nâng cao giá thành sản phẩm Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm, đồng thời cũng là người hưởng thụ, thưởng thức các giá trị văn hóa thông qua sản phẩm đó Điều này lý giải vì sao những sản phẩm được sản xuất từ những thương hiệu nổi tiếng thế giới có giá thành rất cao so với giá trị sử dụng
►Xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh quốc gia
TTĐN trong NGVH giới thiệu, quảng bá về văn hóa, lịch sử đất nước con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế Hình ảnh quốc gia là bức tranh tổng thể về các lĩnh vực hoạt động của quốc gia Qua những thông điệp được truyền tải dưới các hình thức biểu hiện của văn hóa có tác đến tâm tư, tình cảm của đối tượng tiếp nhận
để lại những xúc cảm, dấu ấn, dần trở thành những biểu tượng mà mỗi khi nhắc đến Việt Nam người ta sẽ hình dung ra những dấu ấn văn hóa đó
Một quốc gia có thương hiệu và hình ảnh tốt sẽ có nhiều lợi thế trong quan hệ quốc tế Nó làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia trong các mối quan hệ thương mại TTĐN trong NGVH quảng bá những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc với thế giới, góp chung vào những giá trị văn hóa văn minh nhân loại
TTĐN trong NGVH không chỉ là phương tiện phục vụ đắc lực cho ngoại giao
mà văn hóa còn là “tâm hồn”, “nhân cách”, của một dân tộc thể hiện trong giao tiếp quốc tế, tâm hồn ấy có khỏe khoắn, bản lĩnh, lành mạnh, đặc sắc, đẹp mới có sức hấp dẫn, sức thuyết phục Nội dung những giá trị văn hóa đó phải toát ra ở mọi nơi mọi lúc, trong các mối quan hệ, hành vi ứng xử, trong quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, phong cách sống chứ không phải chỉ ở những dịp lễ hội, qua tuyên truyền hay những dịp dành riêng cho đối ngoại Trong thế giới “phẳng” ngày nay dễ dàng tìm hiểu hình ảnh chân thực một đất nước, những vẻ đẹp văn hóa ta đưa ra thế giới không đúng với thực tế sẽ dẫn đến mất niềm tin, ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh quốc gia quốc gia
Trang 26► TTĐN trong NGVH Vận động thế giới công nhận các giá trị văn hóa, bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
TTĐN trong NGVH về các giá trị, di sản văn hóa vật thể phi vật thể quốc gia, những thông tin đặc sắc, có giá trị góp phần quan trọng trong thuyết phục, vận động thế giới công nhận các di sản văn hóa Việt Nam là di sản của thế giới Việc phối hợp với UNESCO vận động thế giới công nhận các giá trị văn hóa Việt Nam là di sản văn hóa thế giới mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài
TTĐN trong NGVH đi đầu trong tìm hiểu, xác định những giá trị, nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, trùng tu, khôi phục, bảo vệ và tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc (văn hóa vật thể và phi vật thể), thúc đẩy ra đời các quy chuẩn về văn hóa quốc gia ở nhiều lĩnh vực: quốc lễ, quốc phục, quốc hoa, quốc giáo, âm nhạc, hội họa, kiến trúc Mặt khác là kênh thông tin thu hút người nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch đồng thời khẳng định với thế giới những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc Tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội địa phương, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân, chính quyền địa phương trong trùng
tu, bảo vệ các di sản và giá trị văn hóa Những kinh nghiệp trong xây dựng, trùng tu, bảo vệ và khai thác các di sản văn hóa trên thế giới TTĐN trong NGVH đưa lại những gợi ý, cố vấn cho chính phủ, nhân dân ta trong phát triển văn hóa dân tộc trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay
► Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chống các luận điệu lợi dụng văn hóa để thực hiện "diễn biến hòa bình" và sự xâm nhập của "văn hóa" độc hại
Bản lĩnh, sức mạnh nội lực của văn hóa dân tộc bộc lộ rõ nét trong giao lưu, hội nhập với thế giới Để phát triển văn hóa luôn cần được bổ sung, thông qua sự giao lưu, tìm hiểu các nền văn hóa khác bởi lẽ sự sáng tạo của một dân tộc có thể có giới hạn song sự sáng tạo của nhân loại là vô hạn Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa nước ngoài TTĐN trong NGVH chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu văn hóa dân tộc là yêu cầu thiết yếu để phát triển văn hóa dân tộc TTĐN trong NGVH nhận diện, tiếp cận các thành tựu khoa học mới, tiên tiến nhất của thế giới, thu thập những kinh nghiệm hay ở mọi lĩnh vực, những bài học thành công, thất bại trong phát triển của các nước nhằm định hướng phát triển văn hóa quốc gia, góp phần rút gắn khoảng cách phát triển
Để tiếp thu hiệu quả tinh hóa văn hóa thế giới, TTĐN trong NGVH xác định danh giới “chủ- bản chất của mình” và yếu tố “khách-cái đến từ bên ngoài” nhằm xác lập vị trí vai trò của mỗi hoạt động trong giao lưu hội nhập Định hướng, cổ vũ, coi
Trang 27trọng việc phát triển bề sâu văn hóa dân tộc trong nhân dân, lấy đó là nội dung cốt lõi
để phát triển các hoạt động, giao lưu văn hóa bề rộng
TTĐN trong NGVH phải xác định đâu là giá trị văn hóa phù hợp, tiến bộ, đâu
là những yếu tố độc hại, lợi dụng văn hóa nhằm xuyên tạc lịch sử, bêu xấu lãnh tụ và những ý đồ đen tối khác Không phải ngẫu nhiên nơi này hay nơi khác trên thế giới người ta lớn tiếng cảnh báo “Sự xâm lăng về văn hóa là sự xâm lăng cuối cùng và triệt
để nhất” Bản sắc văn hóa dân tộc là “tấm giấy thông hành” để mỗi người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị hòa tan TTĐN trong NGVH không phải lớp “véc-ni” trên bề mặt kinh doanh hay các hoạt động chính trị, không đơn thuần là tuyên truyền quảng bá cho trình diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, lễ hội tưng bừng, khéo léo sử dụng yếu tố văn hóa tạo thiện cảm trong quan hệ mà nó còn là sự tập hợp của tinh hoa văn hóa quốc gia trên nhiều phương diện, tập hợp sức mạnh của sự đồng thuận toàn dân tộc để tạo nên những đột phá
Ví dụ như thời kỳ chiến tranh lạnh chính phủ Mỹ sử dụng các biện pháp phi quân sự trong đó có thông tin văn hóa làm mũi nhọn tấn công vào các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa bằng rất nhiều những thủ đoạn khác nhau Chiến thuật TTĐN trong NGVH "mưa dầm thấm lâu", "nhân quyền cao hơn chủ quyền", lợi dụng các vấn
đề “dân tộc”, “tôn giáo”, đề cao thái quá "tự do tư tưởng", “tự do tư tưởng báo chí ngôn luận” và lôi kéo đội ngũ văn nghệ sỹ, người có ảnh hưởng đến công chúng thực hiện các hoạt động chống phá trên mặt trận văn hóa tư tưởng Những hoạt động này nhằm từng bước đạt được các mục tiêu: Tạo ra tầng lớp có thiện cảm, ủng hộ các quan điểm họ tuyên truyền, qua đó tìm hiểu thông tin, tìm sơ hở nhằm tác động đến người
có ảnh hưởng đến việc ra chính sách, gây hoang mang, “làm tan rã niềm tin gây hỗn loạn về lý luận, tạo ra khoảng trống tinh thần dể dần đưa hệ tư tưởng tư bản dần thay thế, xóa bỏ hệ tư tưởng XHCN”
Các tập đoàn thông tin lớn của các nước phát triển bành trướng và thao túng thông tin trên phạm vi toàn cầu, đây là cuộc chiến không có tiếng súng nhưng rất nguy hiểm Không gian mạng internet ngày nay trở thành "hệ thống thần kinh” cơ bản của
xã hội, bỏ qua môi trường mạng các quốc gia khó có thể đạt được mục tiêu phát triển song nó cũng tạo ra sự giàng buộc, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ Văn hóa, thông tin trở thành vấn đề an ninh quốc gia bởi lẽ khi thông tin và văn hóa bị ô nhiễm con người ta dễ lầm lạc và tiêu cực, lệch lạc trong nhận thức, trong các quan niệm về cái đẹp, hạnh phúc, đạo đức và nhân cách
Trang 28Trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, thông tin trên thế giới ngày càng quyết liệt, tinh vi, phức tạp Ưu thế thuộc về các quốc gia nắm giữ khoa học công nghệ thông tin, tập đoàn truyền thông hùng mạnh, có lợi thế về ngôn ngữ, biết kết hợp tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật trong truyền tin thao túng chi phối thông tin trên phạm vi toàn cầu Lợi ích về vật chất và ảnh hưởng từ TTĐN trong NGVH mang lại ngày càng lớn, tốc độ, quy mô mức độ ngày càng nhanh trong chiếm lĩnh không gian
"nghe-nhìn" thưởng thức văn hóa làm cho sự cạnh tranh giữa các chủ thể quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này ngày càng khốc liệt Nguyên thứ trưởng ngoại giao Mỹ Strobe Talbott từng nói “Chính siêu lộ thông tin đã dịch chuyển các loại tiền tệ của nền kinh tế toàn cầu quanh hành tinh với tốc độ ánh sáng cũng chuyên chở các ý tưởng và hình ảnh tự do xuyên biên giới chính trị và tư tưởng”
Không phải ngẫu nhiên trên bàn hội nghị của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nhà đàm phán Mỹ kiên quyết bảo vệ sự “tự do lưu thông” của phim ảnh,
âm nhạc Mỹ trước việc Pháp, Hàn Quốc đòi quyền đưa ra hạn ngạch để bảo vệ nền điện ảnh, âm nhạc của mình Thậm chí có nhà ngoại giao Mỹ nói với ba nước châu Phi nói tiếng Pháp rằng “hoặc các ngài bãi bỏ mọi biện pháp bảo vệ trong lĩnh vực nghe-nhìn, hoặc chúng tôi sẽ cắt viện trợ lương thực” như một nhà ngoại giao châu Phi tiết lộ với báo Le Monde (số ra ngày 14-10-2003)
Đây thực sự là một mặt trận của công tác TTĐN trong NGVH nhằm chủ động nhận diện, ngăn chặn kịp thời và tấn công những âm mưu thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng Tích cực, “kịp thời bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực[03] TTĐN trong NGVH chủ động tích cực tìm hiểu, tổ chức họp báo cung cấp thông tin có định hướng cho phóng viên nước ngoài ở Việt Nam, khéo tận dụng đội ngũ này đưa tin trung thực
và có lợi cho đất nước
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về TTĐN trong NGVH như sau: TTĐN trong NGVH là tổng hợp các hoạt động TTĐN trong thực thi NGVH, nhằm giới thiệu, quảng bá về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam với người nước ngoài để khẳng định các giá trị văn hóa dân tộc, tạo môi trường thuận lợi, gắn kết các hoạt động ngoại giao, xây dựng hình ảnh quốc gia trong lòng nhân dân thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chống các quan điểm, luận điệu thông tin phản động chống phá Việt Nam nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, tạo ra thiện cảm có lợi trong quan hệ, mang lại lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế
Trang 29Phương thức thực hiện TTĐN trong NGVH
Có nhiều phương thức thực hiện TTĐN trong NGVH, song cơ bản có những phương thức sau:
► TTĐN do các cơ quan phát ngôn chính thức đại diện cho đảng và nhà nước
từ trung ương đến địa phương thực hiện: Tổ chức tuần văn hóa ở nước sở tại nhân sự kiện các nguyên thủ đến thăm và làm việc Các hoạt động văn hóa do đại sứ quán Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn
► TTĐN trong tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế, các chương trình văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, thi đấu thể thao, các cuộc thi quốc tế, giao lưu văn hóa địa phương giữa các quốc gia Bản thân các hoạt động này là một bộ phận hợp thành của văn hóa, với nhiều cấp độ đa dạng và phức tạp với nhiều cách gọi khác nhau: giao lưu văn hóa, xâm lăng, bành chướng về văn hóa, trao đổi văn hóa Tuy nhiên các hoạt động này cũng góp phần làm cho văn hóa trở thành nền tảng xã hội và trở thành cầu nối văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc Đây là hình thức ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh giao lưu quốc tế sâu rộng ngày nay
► TTĐN thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các sản phẩm truyền thông: Báo in, phát thanh, truyền hình, mạng internet, báo mạng điện tử, truyền thông đa phương tiện Đây là hình thức thông tin quan trọng, chủ yếu, phố biến và mang lại hiệu quả thông tin cao, có thể phát tán rộng rãi và đề cập đến mọi khía cạnh của văn hóa Với ưu thế tốc độ truyền tải nhanh, đồng thời, vượt qua mọi biên giới quốc gia và trong quá trình phổ biến, lưu thông nó không ngừng được chế biến trao đổi buôn bán, như bất kỳ loại hàng hóa nào nhằm thu lợi nhuận cao, lợi ích trước mắt
và lâu dài Số người tiếp nhận, tham gia vào quá trình làm tin ngày càng đa dạng và nhiều hơn nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực truyền thông
► TTĐN qua các sản phẩm văn hóa: Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc, tạo hình, công trình kiến trúc, thời trang, điện ảnh, ấn phẩm, sách, đĩa ghi âm, ghi hình, tranh cổ động, biểu ngữ, khẩu hiệu trong đó có nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng có tác động ảnh hưởng đối với sự hình thành nhân cách con người, tâm lý tình cảm xã hội, các chuẩn mực đạo đức Trong các hình thức này điện ảnh được nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ sử dụng để quảng bá văn hóa, đất nước con người
► TTĐN qua các hoạt động giao lưu văn hóa quần chúng: Các lễ hội dân gian,
lễ hội liên quan đến các nghành nghề, lễ hội văn hóa tín ngưỡng các dân tộc Việt
Trang 30Nam, các hoạt động quần chúng nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ, các hoạt động của hội những người cùng sở thích văn hóa nghệ thuật Đây là những sinh hoạt văn hóa của nhân dân song nó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút du khác nước ngoài quan tâm tham dự, tìm hiểu và nghiên cứu
► TTĐN thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm của địa phương, doanh nghiệp Thông qua các hoạt động văn hóa thông tin, hội chợ, các chuyến đi nghiên cứu thực tế, khảo sát, tham quan, du lịch, nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến đầu tư – du lịch - thương mại nhằm quảng bá, thu hút đầu tư, du lịch, mua sản phẩm của người nước ngoài Kết hợp thực hiện NGVH qua truyền thông thu hút du lịch mang lại hiệu kép, vừa quảng bá được văn hóa dân tộc, mặt khác thu được lợi ích kinh tế Những sản phẩm này đủ sức hấp dẫn, thuyết phục để đối tượng tiếp nhận lựa chọn Việt Nam là điểm đến, khám phá tìm hiểu Qua các chuyến du lịch để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách sẽ mang lại hiệu quả TTĐN trong NGVH rất sâu đậm vì họ có sự trải nghiệm, chứng kiến, cảm nhận và truyền đạt lại
►TTĐN qua các trung tâm văn hóa trong và ngoài nước, hệ thống các thư viện, bảo tàng và các hoạt động đầu tư phát triển con người để quảng bá văn hóa: Các hoạt động của các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài như thư viện sách, tủ sách địa phương, triển lãm, trưng bày, tổ chức các hoạt động giao lưu, giới thiệu, nghiên cứu trao đổi và phổ biến văn hóa, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và kiều bào Việc đầu tư vào con người đến từ các quốc gia khác để quảng bá đất nước, con người và nền văn hóa dân tộc bản địa là hình thức được nhiều nước chú trọng, đặc biệt những nước giàu, kinh tế xã hội phát triển Đầu tư cho con người thông qua các quỹ học bổng tài trợ, các hoạt động trao đổi liên kết giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, các hoạt động đầu tư, hợp tác địa phương thông qua hiệp định song phương giữa các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ… Những người được hưởng lợi từ các hoạt động này về lâu dài tạo ra thế hệ những người có thiện cảm, hiểu và góp phần quảng
bá văn hóa, đất nước, con người cho đất nước nơi mà họ được đào tạo Dưới hình thức này kinh phí có thể do chính phủ tài trợ hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế thành lập các quỹ Đây cũng là kênh chủ yếu thu hút nhân tài đến từ khắp các nước trên thế giới của các nước phát triển
Vai trò của TTĐN trong NGVH
Có thể nói TTĐN giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong các hoạt động đối ngoại nói chung và NGVH nói riêng TTĐN là một trong những hoạt động đối ngoại,
Trang 31NGVH là lĩnh vực, công cụ, phương thức thực hiện chính sách đối ngoại, hai hoạt động này gắn bó mật thiết với nhau và có mục tiêu chung là thực hiện chính sách đối ngoại Việt Nam Vai trò của TTĐN trong NGVH thể hiện ở mức độ ứng dụng của TTĐN trong thực hiện các nhiệm vụ của NGVH TTĐN trong NGVH với vai trò vừa
là phương tiện, cách thức vừa là nội dung, TTĐN thực hiện nhiệm nhiệm vụ thông tin đồng thời cả nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá văn hóa Trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin hiện nay, không gian, thời gian như thu hẹp, rút ngắn lại, việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực ngoại giao không còn là đặc quyền của các cơ quan, nhà ngoại giao mà nó còn là lĩnh vực hoạt động của các nhà truyền thông Trong lĩnh vực NGVH, TTĐN giữ vai trò cụ thể như sau:
►TTĐN trong NGVH là bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại và tư tưởng của đảng, nhà nước TTĐN làm cho thế giới hiểu về đất nước con người, về những giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam, về đường lối chủ trương chính sách và thành tựu đối mới của Việt Nam, trên cơ sở đó thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển TTĐN trong NGVH là công cụ đấu tranh trên mặt trận thông tin, văn hóa tư tưởng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, làm rõ quan điểm Việt Nam trước các diễn biến của tình hình quốc tế, các vấn đề toàn cầu hiện nay: dân số, môi trường, đói nghèo, bệnh tật, dân chủ dân quyền, tôn giáo, những bất đồng, dị biệt về văn hóa trong giao lưu, hội nhập Không sử dụng, vận dụng TTĐN, NGVH khó có thể thực hiện thành công các mục tiêu đối ngoại đã đặt ra
►TTĐN trong NGVH là "bộ mặt tinh thần", tiếng nói của quốc gia trên trường quốc tế, đồng thời giữ vai trò chủ đạo trong chọn lọc quảng bá và tiếp nhận thông tin, tri thức văn hóa của thế giới Đóng góp vào quá trình hình thành nền tảng tinh thần quốc gia, tư tưởng tâm lý xã hội, định hướng hình thành dư luận, quá trình quản lý, ra quyết định của các chính phủ trong đối ngoại Góp phần xây dựng cơ sở nền tảng văn hóa quốc gia, củng cố tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài với nhân dân trong nước Để làm tốt nhiệm vụ này TTĐN trong NGVH trước hết phải đáp ứng được nhu cầu thông tin văn hóa cho nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, thúc đẩy nâng cao nhận thức văn hóa thời hội nhập
► Trong bối cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông, mạng internet làm cho, TTĐN trong NGVH trở thành công cụ hữu hiệu, cầu nối ngắn nhất, liên kết các dân tộc trên thế giới gần lại với nhau và dễ dàng vượt qua các rào cản về địa lý, biên giới lãnh thổ, không gian và thời gian Cùng một
sự kiện văn hóa diễn ra, nhân dân trên khắp thế giới có thể thưởng thức gần như đồng thời Các chương trình truyền thông đa phương tiện, truyền hình tương tác tạo ra
Trang 32những diễn đàn, những sân chơi trên phạm vi toàn cầu TTĐN trong NGVH giữ vai trò chuyển giao, lưu giữ thông tin, hiểu rộng ra các lĩnh vực khác như giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật…đều là sự chuyển giao thông tin, tri thức giữa các thế hệ và trong quá trình chuyển giao đó con người không ngừng sáng tạo để thông tin, tri thức
đó phục vụ con người ngày càng tốt hơn
► TTĐN trong NGVH xây dựng hình ảnh Việt Nam hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đang nỗ lực góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội Những thông điệp văn hóa được chuẩn bị, sắp xếp có chủ đích mang lại hiệu quả cao cho NGVH M.Schudson đưa ra luận điểm thú vị về vấn đề này: “Quyền lực của báo chí không chỉ nằm trong quyền công bố sự thật, mà còn nằm trong quyền cung cấp những hình thức xuất hiện, công bố Các nhà báo làm ra tin tức nhiều hơn là tường thuật nó”[19, tr.89] Những bài phát biểu, ý tưởng hay, một cử chỉ thân thiện, thái độ tự tin cởi mở, gần gũi của các nhà lãnh đạo trước công chúng được các hãng truyền thông đưa tin, bình luận mang lại lợi thế rất lớn không chỉ cho cá nhân lãnh đạo mà cho cả đảng phái hay đất nước mà ông (bà) ta đại diện
► TTĐN trong NGVH giữ vai trò tham vấn, hỗ trợ đắc lực cho ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế Là cầu nối giữa các dân tộc, nâng cao hiểu biết lẫn nhau, góp phần hoà giải mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác phát triển TTĐN trong NGVH là công cụ phát huy "sức mạnh mềm" của quốc gia Bản thân “sức mạnh mềm” không chỉ là khả năng của một quốc gia định hướng “cho nước khác cái mình muốn” qua sự lôi cuốn của văn hoá, tư tưởng, bắt nguồn từ những thành công của
“sức mạnh cứng”: kinh tế, chính trị, quân sự hùng mạnh, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, các nguồn dự trữ quốc gia dồi dào… “Sức mạnh mềm” còn là bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở sức sáng tạo, ý chí dân tộc, ở tầm nhìn chiến lược, trình độ dân trí, nhận thức chính trị của người dân, ở cách thức bồi dưỡng, phát triển tiềm năng con người khả năng hoạch định chiến lược của quốc gia và mức độ xâm nhập thực tiễn của đường lối chính sách của chính phủ
Ngày nay văn hóa là lĩnh vực kinh doanh lớn, đặc biệt các dịch vụ văn hóa, du lịch và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, TTĐN trong NGVH cũng mang ý nghĩa ngoại giao kinh tế Bản thân kinh tế là nguồn thực tiễn để phát triển văn hóa, song khi văn hóa phát triển vận hành theo quy luật thị trường, các dịch vụ văn hóa - nghệ thuật mang lại cho nhân dân sự hưởng thụ văn hóa đa dạng hơn góp phần nâng cao nhận thức văn hóa thẩm mỹ đồng thời giúp chúng ta hiểu biết, nhận diện được những hạn chế thiếu sót trong ứng xử hoạt động giao lưu và quảng bá văn hóa Dịch vụ văn hóa
Trang 33phát triển góp phần kích thích sức sáng tạo, xã hội hóa quảng bá các hoạt động văn hóa, tuy nhiên để cân bằng giữ yếu tố định hướng chính trị, phát triển văn hóa nghệ thuật và lợi ích kinh tế là vấn đề không đơn giản
► TTĐN trong NGVH giữ vai trò xung kích, mở đường, cầu nối giữa các nhà chính trị, ngoại giao và công chúng, giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa nghệ sỹ
và công chúng, đồng thời hỗ trợ các mối quan hệ ở phạm vi quốc gia và quốc tế Nếu không biết sử dụng công cụ TTĐN trong NGVH các chủ thể khó có thực hiện được tốt các công việc của mình Trên thế giới ngày nay các nước công nghiệp phát triển chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế này chính là hệ thống mạng lưới thông tin truyền dẫn, xử lý chế biến thông tin, thông qua các máy điện toán, bộ vi xử lý, ở đó tri thức mới sẽ là chìa khoá để mở cánh cổng “bá quyền kinh tế TTĐN trong NGVH cũng là lĩnh vực kinh doanh lớn, chủ động tích cực trong tìm hiểu tiến trình hình thành các “tập quán, luật chơi” trong các tổ chức kinh tế, chính trị thế giới, tìm hiểu những thành công, thất bại trong tiến trình CNH, HĐH các nước,
từ đó có những gợi mở, cố vấn trong việc ra chính sách đối nội, đối ngoại; Thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, tìm hiểu tâm lý thị hiếu, nhu cầu, thẩm mỹ, phong tục tập quán, nhằm tránh những cú sốc, dị biệt trong giao lưu, hợp tác; Tiếp cận, tìm chỗ đứng để có vai trò tham gia hoạch định các luật lệ quốc tế Những hoạt động này giúp cho chính phủ và các doanh nghiệp có những đối sách phù hợp đồng thời có chiến lược xản suất, quảng bá hàng hóa hiệu quả
1.2 Những vấn đề cơ bản của thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa Việt Nam
1.2.1 Chủ thể thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa
Chủ thể TTĐN trong NGVH là Nhà nước thông qua các cơ quan chuyên trách:
Bộ Ngoại giao, Vụ Báo chí Bộ ngoại giao, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Bộ thông tin và truyền thông, Cục Thông tin đối ngoại, Tổng cục Du lịch, Thông tấn xã, Sở ngoại vụ, Sở văn hóa thông tin các tỉnh thành, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, Ban đối ngoại trung ương, Các bộ, ban ngành có bộ phận TTĐN: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư và hệ thống các đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương, các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông, thư viện, bảo tàng
Các cá nhân đại diện cho Đảng và Nhà nước: Nguyên thủ quốc gia, chính khách, cán bộ ngoại giao
Trang 34Các doanh nhân, các nghệ sỹ nổi tiếng, người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân cũng là những chủ thể tự nhiên hoặc được giao nhiệm vụ thực hiện TTĐN trong NGVH
Trong giới hạn của luận văn, tác giả đi sâu tìm hiểu các chủ thể tiêu biểu thực hiện TTĐN trong NGVH: Vụ báo chí Bộ Ngoại giao, Thông tấn xã Việt Nam, các kênh đối ngoại của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình
1.2.2 Đối tượng của thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa
Chính giới: Các nguyên thủ quốc gia, quan chức chính phủ, ngoại giao các nước, “người giữ cửa” trong lĩnh vực văn hóa thông tin, đối tượng này có vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại, có ảnh hưởng quan trọng đến không gian “nghe-nhìn” của mỗi quốc gia vì vậy cần tranh thủ tối đa
Doanh nhân: Lực lượng này nắm thực lực kinh tế và triển khai chính sách kinh
tế của nước chủ quản ở nước ngoài thực thi trực tiếp việc đầu tư, hợp tác liên kết kinh
tế, thương mại Đây là đối tượng tài trợ, thậm chí trực tiếp tham gia vào quá trình TTĐN trong NGVH
Học giả, trí thức, nhà báo: Các nhà khoa học, nghiên cứu giảng dạy ở các lĩnh vực khác nhau có vai trò tham gia hoạch định, tư vấn hay thẩm định chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Các nhà báo-người nắm “quyền lực thứ tư”, tham gia trực tiếp vào quá trình phổ biến và sản xuất thông tin, đồng thời là người “gác cửa” trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng
Thanh niên, sinh viên: Những người ở giai đoạn hình thành nhân cách, quan điểm lập trường và thái độ chính trị đồng thời là thế hệ kế cận, người làm chủ tương lai của đất nước
Những người nổi tiếng: Ca sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, nhà văn, thơ, diễn viên điện ảnh, đạo diễn, ngôi sao thể thao, truyền hình, các ông bầu tài trợ và nắm hệ thống truyền thông Đây là những người có ảnh hưởng lớn đối với công chúng, đồng thời là người trực tiếp tham gia và quyết định đến hiệu quả của TTĐN trong NGVH
Quảng đại quần chúng: Bao gồm cả những người nước ngoài sinh sống, công tác tại Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài, đối tượng này chiếm phần lớn nhất
và có thể trở thành lực lượng tham gia thực hiện TTĐN trong NGVH một cách tự nhiên
1.2.3 Địa bàn hoạt động thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa
Trang 35Địa bàn trong nước: TTĐN trong NGVH tập trung ở các chương trình, hoạt động văn hóa nghệ thuật đón tiếp các phái đoàn thăm, làm việc, hội họp, thi đấu văn hóa thể thao ở Việt Nam Các lễ hội, cuộc thi, địa điểm thu hút nhiều các nhà kinh doanh, đầu tư, đại sứ quán, nhà nghiên cứu, đội ngũ phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp, khách du lịch…, giúp họ có nhận thức sâu sắc về đời sống, văn hóa, lịch sử, thiên nhiên đất nước con người và đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam Đây là địa bàn quan trọng vì nó tác động trực tiếp, sinh động đến mỗi người khi họ được chứng kiến, tiếp xúc và trải nghiệm về Việt Nam, hình ảnh và ấn tượng để lại rất sâu sắc, thông tin họ truyền đi xác thực sống động, tính tin cậy cao, tiếp nhận thông tin đa chiều hơn "trăm nghe không bằng một thấy” có thể kiểm soát được khả năng nhìn nhận và phân tích của đối tượng về sự kiện và ngược lại
Địa bàn nước ngoài: TTĐN triển khai toàn diện, rộng khắp, có trọng tâm, trọng điểm rõ ràng, trước hết là đối với láng giềng: Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước ASEAN; Thứ hai là các nước trong khu vực: Nhật, Đông Bắc Á, Ấn Độ, Australia; Thứ ba: Các nước Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên Xô (trước đây), châu Phi, Mỹ
và châu Mỹ la tinh, hướng vào chính giới, các nhà kinh doanh trí thức, báo chí, các tổ chức đoàn kết, hòa bình, hữu nghị phi chính phủ, các lực lượng tiến bộ; Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tập trung ở Tây Âu, bắc Mỹ, Liên Xô cũ và Đông Âu [28], ưu tiên cung cấp thông tin đúng định hướng cho người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà Việt Nam học trên thế giới
1.2.4 Nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa
TTĐN trong NGVH thực hiện nhiệm vụ chung của đường lối, chính sách đối ngoại Việt Nam đồng thời nó là chính là nhiệm vụ cụ thể của các chủ thể thực hiện TTĐN và NGVH Trên cơ sở các quan điểm, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của đảng và nhà nước về các hoạt động TTĐN, NGVH, cụ thể đối với các đơn vị chức năng thực thi TTĐN trong NGVH: những nguyên tắc đã được luật hóa trong lĩnh vực thông tin, văn hóa: Luật bản quyền, luật sở hữu trí tuệ, luật báo chí và đạo đức nhà báo, các quy chế quy định về tổ chức biểu diễn, giao lưu thông tin trong các hoạt động NGVH TTĐN trong NGVH khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động như sau:
Phục vụ lợi ích quốc gia
TTĐN trong NGVH trước hết phải đảm bảo phục vụ lợi ích quốc gia Đó không chỉ là lợi ích kinh tế, chính trị mà lợi ích về chỗ đứng văn hóa quốc gia trong nền văn minh nhân loại, góp phần gìn giữ ổn định, đảm bảo an ninh quốc gia, chống
Trang 36các âm mưu phá hoại từ bên ngoài, khẳng định uy tín, phát triển vị thế quốc gia Qua các hoạt động TTĐN trong NGVH quảng bá, giới thiệu văn hóa, đất nước con người Việt Nam, hỗ trợ, mở đường, đồng hành với hoạt động kinh tế như thu hút vốn đầu tư,
du lịch Tạo dựng, phát huy hình ảnh một Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế
Đảm bảo an ninh trong lĩnh vực thông tin, văn hóa
Nội hàm an ninh quốc gia ngày càng mở rộng trong đó vấn đề an ninh thông tin, văn hóa tư tưởng ngày càng có giữ vai trò quan trọng TTĐN trong NGVH phải đảm bảo những nguyên tắc trong thông tin: Trích dẫn nguồn, nguồn đưa tin có đủ tin cậy, chính xác, bí mật thông tin, vấn đề bản quyền Ngày nay văn hóa, thông tin được coi là nguồn lực “đầu vào” trong nền kinh tế tri thức Thật dễ dàng để cập nhật thông tin thế giới trong ngày, chứng kiến và tham gia các sự kiện quốc tế Trước đây
để tiếp thu được văn hóa nước ngoài phải am hiểu ngoại ngữ hay có điều kiện ra nước ngoài những người này đa phần là trí thức có trình độ nhất định song hiện nay người
ta không biết ngoại ngữ vẫn có thể tiếp cận được với văn hóa từ bên ngoài Văn hóa ngoại lai tìm đến tận hang cùng ngõ hẻm, đến mọi nhà bất kể đó là người có học hay thất học, trình độ văn hóa cao hay thấp Đảm bảo tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, ngăn chặn đẩy lùi sự xâm nhập văn hóa độc hại, sự bành chướng xâm nhập văn hóa thông tin nước ngoài thiếu kiểm soát, chống các hoạt động văn hóa –thông tin bôi nhọ, xuyên tạc thực sự là một mặt trận không có tiếng súng nhưng rất nguy hiểm
và quyết liệt của TTĐN trong NGVH Các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia có thể đến
từ các cá nhân thông qua việc thâm nhập vào mạng internet để phát tán vi rút, thâm nhập thông tin cá nhân, mạng lưới tài chính ngân hàng, an ninh quốc phòng, kiểm soát
và buôn bán vũ khí, gián điệp công nghiệp, gián điện kinh tế, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, buôn lậu, rửa tiền, buôn bán ma túy
Tránh các xung đột văn hóa trong giao lưu, hội nhập
Văn hóa, thông tin là lĩnh vực rộng lớn, đa dạng muôn màu Nếu vận dụng, sử dụng tốt các yếu tố này tạo ra rất nhiều lợi thế giúp đạt được các mục tiêu TTĐN trong NGVH Ngược lại nếu thiếu những hiểu biết về văn hóa, thông tin và môi trường thông tin quốc tế sẽ làm tổn hại đến quan hệ và tạo ra những ấn tượng xấu Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động, TTĐN trong NGVH phải hiểu rõ phong tục tập quán, những điều cấm kỵ trong văn hóa các quốc gia từ đó có cách thức, nội dung thông tin phù hợp nhằm tránh các dị biệt, xung đột văn hóa
Trang 37Sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện TTĐN trong NGVH
TTĐN trong NGVH là hoạt động mang tính liên ngành cao, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin và truyền thông Trong thực tiễn thông tin, văn hóa hiện hữu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để TTĐN trong NGVH đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau từ trung ương đến địa phương, từ các ban ngành chức năng cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ Tránh chồng chéo lấn sân hay tình trạng "cha chung không ai khóc", đùn đẩy trách nhiệm
Tổ chức một sự kiện NGVH ở bất kỳ địa bàn nào cũng không thể thiếu sự phối hợp của các đơn vị văn hóa, thông tin, nhân lực, kinh phí Vì vậy việc đưa ra các nguyên tắc, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan đơn vị nhằm mang lại hiệu quả TTĐN trong NGVH là cần thiết
Góp phần nâng cao dân trí, làm cho văn hóa thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân
TTĐN trong NGVH suy đến cùng là để phục vụ cho các mục tiêu đối nội Thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước, xây dựng Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Những TTĐN trong NGVH đưa đến với thế giới phải đảm bảo là những thông tin tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, người nước ngoài khi đến Việt Nam có thể chứng kiến, cảm nhận, được đắm mình trong không gian văn hóa đó Điều này góp phần làm cho văn hóa dân tộc thấm sâu hơn vào các tầng lớp nhân dân Ngược lại TTĐN trong NGVH ở chiều vào phải tuân thủ nguyên tắc chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới phù hợp, hữu ích góp phần nâng cao hiểu biết về văn hóa thế giới của nhân dân trong nước Tránh việc tiếp nhận một cách tràn lan, thiếu chọn lọc, làm ô nhiễm văn hóa trong nhân dân
1.3 Hoạt động thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa của một số nước trên thế giới
Năm 2008 tờ Tuần tin tức của Mỹ tiến hành trên mạng internet cuộc bầu chọn các nước lớn về văn hoá và biểu tượng văn hoá trong phạm vi ở Mỹ, Anh, Canada cho kết quả: 12 nước lớn văn hoá và 20 biểu tượng văn hoá cho mỗi nước Theo thứ tự là
Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hy Lạp và Hàn Quốc, cũng theo thứ tự 8 nước xếp hạng từ thứ 13 đến 20 là Ai Cập, Thái Lan, Mexico, Brazil, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Iran Năm 2009 Mỹ chiếm khoảng 43% thị phần văn hóa thế giới, EU chiếm khoảng 43 %, Nhật chiếm 10%, Hàn Quốc chiếm 5% và 8% còn lại là của các nước khác Nhìn bảng kết quả này chúng ta đặt ra câu hỏi: Việt Nam với lịch sử nghìn năm văn hiến, nền văn hoá đa dạng phong phú,
Trang 38nguyên nhân nào làm cho người nước ngoài biết quá ít về văn hoá Việt Nam? Các nước lớn Hoa Kỳ, Trung Quốc làm gì để quảng bá văn hóa, phát huy "quyền lực mềm" và Hàn Quốc - nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam làm thế nào để thế giới biết đến văn hoá của họ? Để đảm bảo tính nhất quán tên gọi trong quá trình nghiên cứu có thể coi những hoạt động thuộc lĩnh vực thông tin, văn hóa ra thế giới của các quốc gia này là các hoạt động TTĐN trong NGVH
Hoa Kỳ
Người Mỹ không đưa ra một cách rõ ràng về khái niệm và nội hàm TTĐN trong NGVH, tuy nhiên các hoạt động này chiếm phần lớn trong nội dung các hoạt động ngoại giao công chúng (Public Diplomacy), ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy) của Mỹ Hoạt động TTĐN trong NGVH Mỹ bắt đầu thực hiện từ những năm đầu thế kỷ 20, trong thế chiến lần thứ nhất khi Tổng thống Woodrow Wilson thành lập Uỷ ban Thông tin Công cộng: Uỷ ban Creel - (đặt theo tên của Chủ tịch Uỷ ban, ông George Creel), chịu trách nhiệm làm cho thế giới hiểu được mục đích của
Mỹ trong cuộc chiến Năm 1919 Uỷ ban Creel bị xoá bỏ Năm 1938, để đối phó với mối nguy hiểm của phát xít Đức và âm mưu Nazi nhằm lật đổ hệ thống chính trị ở Mỹ Latinh, cựu Tổng thống Franklin D Roosevelt khôi phục lại các hoạt động văn hoá, thông tin đối ngoại bằng cách thành lập Uỷ ban Liên Bộ về Hợp tác Khoa học và Cơ quan Hợp tác văn hoá thuộc Bộ Ngoại giao Nhiệm vụ của các viên chức phụ trách vấn đề văn hoá ở khu vực Mỹ Latinh là tổ chức các chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa thông tin đánh dấu sự mở đầu trong quan hệ văn hoá với nước ngoài của Mỹ Chính quyền Mỹ xác định truyền bá văn hóa ra ngoài là nhiệm vụ của nhà nước Hoa Kỳ, ngoại giao tốt là phải biết tận dụng sức mạnh của các thông tin tự do Chính quyền Mỹ nhận thấy cần truyền tải mạnh mẽ các ý kiến, quan điểm trên toàn thế giới, cần giữ vai trò chi phối và kiểm soát hệ thống thông tin toàn cầu thông qua các tập đoàn truyền thông lớn có uy tín Các đời Tổng thống Mỹ đều coi trọng thực hiện công tác này thông qua các cơ quan chức năng: Bộ Ngoại giao, các cơ quan thông tin, truyền thông, các viện nghiên cứu về truyền thông, báo chí, văn hóa và đặc biệt là Phòng văn hóa Cơ quan thông tin Mỹ (USIA) được thành lập tháng Tháng 8/1953 có trụ sở tại Washington và cơ quan thông tin Mỹ ở nước ngoài (USIS) Chính phủ Mỹ chi những khoản tiền khổng lồ cho CIA thực hiện chương trình tuyệt mật về tuyên truyền văn hóa ở Tây Âu và toàn thế giới thông qua Tổ chức vì tự do văn hóa (CCF)
do điệp viên Michael Josselson điều hành từ 1950-1967 Mục đích của CCF là lôi kéo các nhà trí thức châu Âu ra khỏi tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và nếu có thể mua chuộc họ phục vụ cho lợi ích chiến lược trong chính sách ngoại giao Mỹ CCF còn
Trang 39phát hành gần 20 tạp chí uy tín, tổ chức nhiều buổi triển lãm nghệ thuật, hội nghị quốc
tế cấp cao và trao nhiều giải thưởng khác nhau cho giới nghệ sỹ Uỷ ban giáo dục và văn hóa Mỹ ECA- (Education Cutural American) là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc thành lập các hiệp hội hợp tác văn hóa giữa tư nhân và nhà nước ECA giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường quan hệ với các nghệ sỹ, nhà văn, họa sỹ nước ngoài 1500 tổ chức tư nhân và các học viện hợp tác với ECA với Hội đồng du lịch quốc gia tổ chức các chương trình văn hóa và giao lưu, duy trì mạng lưới gồm 80.000 tình nguyện viên Mỹ- những người làm việc trong các lĩnh vực giải trí, giới thiệu nước
Mỹ đến với du khách nước ngoài
Ban đầu TTĐN trong NGVH Mỹ gặp phải sự chỉ trích của nhiều quan chức phản đối việc sử dụng văn hóa như là một công cụ ngoại giao, họ coi văn hóa là lĩnh vực sáng tạo, thị hiếu công chúng, tự do cá nhân không thuộc chính phủ Nhiều chuyên gia NGVH, chính trị gia cho rằng lồng ghép hoạt động văn hóa giáo dục với thông tin tuyên truyền của chính phủ là vô đạo đức, các chương trình văn hóa giáo dục quốc tế mang lại lợi ích lâu dài cho quốc gia không nên sử dụng nhằm đạt mục tiêu ngắn hạn của một chính quyền Chính phủ Mỹ coi TTĐN trong NGVH là đại diện lợi ích quốc gia ở nước ngoài khác với việc giành được sự ủng hộ của người dân cho các chính sách vì vậy về mặt luật pháp không được phổ biến đến người dân Mỹ, rất hiếm
có ngoại lệ và nếu có phải được Quốc hội thông qua Tuy nhiên đa số học giả, chính trị gia Mỹ cho rằng tận dụng sức mạnh thông tin tự do, văn hóa phục vụ đối ngoại là liệu pháp khôn ngoan, hiệu quả và ít tốn kém nhất phục vụ mục tiêu đối ngoại - điều
mà ngoại giao truyền thống không thực hiện được Họ coi đây là “sự hậu thuẫn của văn hóa, thông tin đối với chính trị”, là “loại hình nghệ thuật đưa các thông điệp từ loa phóng thanh, hình ảnh và các cuốn sách vào đầu khán thính giả hải ngoại” Edward R Murrow nhà ngoại giao công chúng của Mỹ cho rằng ngoại giao nhân dân giống như
“vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng khác trong các vấn đề quốc tế, hình thành công luận, sự tác động qua lại giữa các tổ chức phi chính phủ, và lợi ích của nước này với nước khác và ảnh hưởng của các quá trình xuyên quốc gia trong việc hình thành chính sách và hoạt động ngoại giao” Tự do báo chí ở Mỹ cho phép cùng một vấn đề nhưng có nhiều luồng tin, quan điểm và tư tưởng nhưng hầu hết thế giới lại chưa sẵn sàng tiếp nhận các nguồn tin đa dạng và độc lập nên việc “sửa nhận thức lấn át sự thật là chức năng của ngoại giao nhân dân Mỹ”
Các phương thức, nội dung TTĐN trong NGVH Mỹ rất đa dạng, tùy thuộc vào nội dung, địa bàn NGVH, các cơ quan chức năng thực hiện TTĐN trong NGVH Mỹ
Trang 40đưa ra những hình thức phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất, chủ yếu là các phương thức sau:
Các phương tiện tuyên truyền “nhanh”: Với ưu thế là cường quốc đứng đầu thế giới, sở hữu những tập đoàn truyền thông hùng mạnh, đội ngũ nhà báo lớn nhất thế giới có tay nghề cao, phương tiện kỹ thuật hiện đại TTĐN trong NGVH Mỹ có phạm
vi hoạt động rộng lớn, phức tạp có sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu thông qua xây dựng, duy trì hoạt động hệ thống các đài phát thanh, truyền hình phát ở các khu vực trên toàn thế giới Đây là công cụ hiệu quả để chính phủ Hoa kỳ thực hiện các hoạt động chống chủ nghĩa cộng sản (CNCS) thời kỳ chiến tranh lạnh Có thể nói đây
là thời kỳ chính phủ Mỹ sử dụng TTĐN trong NGVH ở thế tấn công và thu được nhiều thành công Tháng 4 năm 1950 bài phát biểu nổi tiếng với tiêu đề “Chiến dịch
sự thật” Truman chính thức mở đầu cho cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản Nội dung và thông điệp trong các chương trình mang nặng tính tuyên truyền một chiều chống CNCS Đồng thời đây cũng là hình thức quảng bá cho thế giới thấy “những hình ảnh đầy đủ và trung thực về cuộc sống người dân Mỹ, về mục đích
và các chính sách của Chính phủ Mỹ”
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) - bộ phận chủ đạo của cơ quan thông tin đối ngoại USIA không phát sóng trong nội địa Mỹ thực hiện chiến dịch thông tin toàn cầu nhằm chống lại “sự xâm lăng văn hóa của chủ nghĩa cộng sản” Trụ sở chính của các đài này đặt ở Mỹ và với mỗi khu vực có những phiên bản khác nhau VOA được tổ chức thành nhiều ban theo vùng với các thứ tiếng khác nhau và phủ sóng đến các vùng trên thế giới, nhưng đặc biệt tập trung vào các nước cộng sản ở Châu Âu và Châu Á Đài phát thanh tự do (Radio Liberty-RL), phát thanh sang Liên Xô bằng tiếng Nga và một số thổ ngữ Xô Viết khác Đài phát thanh tự do (RF) và Đài phát thanh châu Âu tự
do RFE (Radio Free Europe) phát thanh đến các nước “bị nô dịch” ở Châu Âu bằng ngôn ngữ của mỗi nước Các chương trình này tuy bị phá sóng ở các nước chủ nghĩa
xã hội, song các bản tin bằng tiếng Anh vẫn đến được tầng lớp trí thức biết tiếng Anh,
hỗ trợ cho các hoạt động “diễn biến hòa bình” của Mỹ ở nước ngoài VOA cũng được
sử dụng chủ yếu ở châu Phi nơi trình độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội hạn chế cho phát triển internet và truyền hình
Trong chiến tranh ở Việt Nam cơ quan USIA của Mỹ được mở rộng lên bốn lần USIA thực hiện chương trình thông tin và văn hoá đồ sộ nhằm giữ vai trò là phát ngôn viên của Mỹ đối với báo chí quốc tế, can thiệp sâu vào cuộc chiến tâm lý chống lại quân dân Việt Nam, hỗ trợ, thậm chí đôi khi thay thế, Bộ thông tin về Việt Nam trong việc tuyên truyền, “giáo dục người dân bản xứ” về mục đích cuộc chiến của Việt