Qua nghiên cứu, tìm hiểu những thành tựu và hạn chế TTĐN trong NGVH Việt Nam có thể tổng kết những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế đã nêu như sau:
5
Báo ViêtnamNet, www.vnn.vn 6
92
Đất nước ta thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến, trải qua thời kỳ chiến tranh kéo dài, sau đó đến thời kỳ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp dẫn đến cái gì cũng thiếu. Chúng ta thiếu về điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về văn hóa thế giới, về đối tác, các nước trên thế giới do sự chi phối ý thức hệ trước đây. Mở cửa, đổi mới đất nước trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới mạnh mẽ, kéo theo nó là toàn cầu hóa trong lĩnh vực văn hóa, thông tin. Sự thiếu thốn này dẫn đến hạn chế trong đối ngoại nói chung và TTĐN trong NGVH nói riêng. Hạn chế về trình độ, sự thích nghi, cơ sở hạ tầng, cách thức, kinh nghiệm xử lý công việc trong một môi trường quan hệ quốc tế hòa bình, hợp tác cùng phát triển rộng mở nhưng đầy biến động, phức tạp khác xa môi trường trước đây.
Thời kỳ trước văn hóa Âu- Mỹ ít được nhắc đến, sự thiếu hụt thông tin về các nước làm cho những nhận định về về thế giới còn hạn chế. "Bước chuyển" về văn hóa, tư tưởng và công tác thông tin trước và sau trật tự chiến tranh lạnh chưa được chuẩn bị kỹ, từ Nghị quyết 01 NQ/TW ngày 28/3/1992 về "công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay" của Bộ chính trị sau hơn 20 năm vẫn chưa được làm rõ và thống nhất để làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, nghiên cứu và giảng dạy trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng-cơ sở nền tảng để phát triển văn hóa quốc gia. Việc "Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" chưa đi vào thực chất trong nhân dân, nhiều nơi còn mang tính phong trào, giáo điều, khẩu hiệu... "Mở cửa", hội nhập chúng ta tiếp nhận ồ ạt các giá trị hóa nước ngoài, trong sự tiếp nhận đó thiếu đi sự hiểu biết và chọn lọc cần thiết.... Trong khi đó việc định hướng giáo dục văn hóa truyền thống trong nhân dân còn hạn chế và thiếu một chiến lược tổng thể lâu dài. Chúng ta coi tro ̣ng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc nhưng lại thiếu những cách thức, hướng dẫn cụ thể. Việc xác đi ̣nh kế thừa và loại bỏ những giá trị truyền thống văn hóa như thế nào còn lúng túng, dẫn đến phục hồi các giá trị văn hóa cổ một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc. Việc hành chính hóa, sân khấu hóa, áp đặt, tùy tiện trong tổ chức và kế thừa các giá trị văn hóa tràn lan hiện nay làm phức tạp, giảm hiệu quả, tính hấp dẫn của văn hóa đối với nhân dân trong nước, từ đó làm giảm chất lượng TTĐN trong NGVH. Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh – Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội cho rằng: "để quảng bá văn hóa tốt, chúng ta phải hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam và tìm hiểu xem thế giới đang nhìn chúng ta như thế nào. Có như thế mới xác định được đúng con đường phải đi". TTĐN trong NGVH là cách dễ đi vào lòng người nhất, đạt hiệu quả cao trước hết người làm công tác này phải am hiểu văn hoá dân tộc mình và văn hóa các nước.
93
Ví dụ: Chúng ta có hệ thống nhà văn hóa đến từng thôn, xóm trên phạm vi cả nước song đời sống văn hóa của nhân dân không được nâng cao và đi vào thực chất. Việc xây dựng, trùng tu các di sản văn hóa là cần thiết song lại thiếu sự hiểu biết căn bản về văn hóa truyền thống trong thiết kế, thi công. Theo thống kê nước ta có khoảng 9000 lễ hội, trong đó gần 7000 lễ hội dân gian truyền thống, 1400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng, khoảng gần 30 lễ hội du nhập từ nước ngoài, chưa kể đến những lễ hội nội bộ của địa phương, ngành, dòng họ mà ngành văn hóa chưa thống kê được. Những năm gần đây lễ hội bùng nổ nhưng không đồng hành với phát huy văn hóa trong nhân dân. Những giá trị văn hóa cao đẹp của lễ hội: Giáo dục truyền thống, tưởng nhớ công đức tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn với những người có công dựng và giữ nước, "đạo lý uống nước nhớ nguồn", là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, là nhu cầu sinh hoạt cộng đồng chính đáng của nhân dân sau những ngày lao động vất vả khái quát hơn nó là bộ mặt văn hóa dân tộc đang ngày càng bị mai một, lu mờ, biến thái, gây lãng phí nghiêm trọng do thiếu sự nghiên cứu và hiểu biết thấu đáo về văn hóa dân tộc. Gìn giữ, phát triển và sử dụng văn hóa trong đối ngoại đòi hỏi sự phát triển đồng thời giữa việc "xếp loại di tích", vận động thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới và việc trang bị, giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống trong nhân dân, đặc biệt là thanh niên.
Đội ngũ cán bộ làm TTĐN, NGVH mỏng Đào tạo cán bộ TTĐN và NGVH là chuyên ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam, những chuyên ngành có mối liên hệ trực tiếp với TTĐN, NGVH như đối ngoại nhân dân, văn hóa đối ngoại đều chưa được đầu tư nghiên cứu và quan tâm đúng mức dẫn đến chất lượng hoạt động chưa cao: Trình độ ngoại ngữ, khả năng “khẩu chiến”, “bút chiến” còn hạn chế, ít có những bài viết, chương trình văn hóa, văn nghệ đối ngoại sắc xảo có sức thuyết phục và gây được tiếng vang. Việc tiếp cận với các đầu mối thông tin văn hóa của thế giới còn lúng túng. Chưa chủ động trong tiếp xúc với "người giữ cửa", những cá nhân có ảnh hưởng đến "không gian nghe nhìn" của thế giới. Công tác nghiên cứu, dự báo còn nhiều thiếu xót. Chúng ta thiếu đội ngũ chuyên gia nghiên cứu sâu về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người ở những nước ta có quan hệ.
Về mặt đường lối chính sách, đảng và nhà nước ta nhận thức rõ tầm quan trọng của TTĐN, NGVH qua các văn bản, nghị quyết, chỉ thị,quy chế hoạt động, tuy nhiên lại thiếu những hướng dẫn cụ thể, sự định hướng thông tin và những cơ chế phối hợp hoạt động mang lại hiệu quả. Các yếu tố đặc thù của địa phương, trách nhiệm định hướng thông tin trong đưa tin ở từng lĩnh vực và sự thông suốt về mặt nhận thức trong phối hợp, tập trung lực lượng hoạt động chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều ngành
94
tham gia vào hoạt động TTĐN trong NGVH, việc phối kết hợp, dung hòa được sự khác biệt về nhận thức, hiểu biết và nhiệm vụ, thế mạnh của mỗi đơn vị để cùng nhau hướng đến nhiệm vụ chung là vấn đề không đơn giản. Chúng ta thiếu một cơ quan giữ vai trò "nhạc trưởng", đầu mối chịu trách nhiệm phân chia, tập hợp, kết nối, và chịu trách nhiệm trong thực hiện TTĐN trong NGVH
Việc lựa chọn thông điệp và biểu tượng quốc gia còn chưa thống nhất dẫn đến thực hiện không nhất quán, không phát huy được sức mạnh tổng lực. Các hoạt động văn hóa nhiều nhưng thiếu những điểm nhấn, những "món chủ lực" trong các "bữa tiệc văn hóa". Số lượng các trang TTĐN trong NGVH bằng tiếng nước ngoài còn hạn chế, nội dung chủ yếu lấy lại từ các trang đối nội và đa phần là tiếng Anh, Nga, Pháp, ..Khả năng chủ động trong cung cấp và tạo ra thông tin còn hạn chế. Đội ngũ phóng viên thường trú ở nước ngoài mỏng, các nguồn tin chủ yếu lấy từ kênh thông tấn lớn: CNN, BBC..., ít các tin bài mang tính nghiên cứu sâu sắc về văn hóa nước ngoài, các bài phân tích sâu, hấp dẫn, có chiều sâu khẳng định, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc. Câu hỏi Việt Nam đứng ở đâu trong chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu đặt ra đối với không chỉ các doanh nghiệp-những đơn vị góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh quốc gia, đây cũng là thách thức đối với công tác TTĐN trong NGVH khi thế giới bước vào thời kỳ văn minh thông tin và kinh tế tri thức.
Trong các văn bản của đảng và nhà nước ta quan tâm nhiều đến "xâm lăng văn hóa" song trong thực tế lại thiếu những biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Hạn ngạch xuất nhập khẩu trong lĩnh vực văn hóa không bảo vệ được các sản phẩm văn hóa nội địa trước sự xâm nhập ồ ạt, thiếu chọn lọc của văn hóa nước ngoài hầu như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trên nhiều phương diện: Điện ảnh, âm nhạc, thời trang, văn học, giải trí, hội họa, kiến trúc... tạo ra tâm lý "sính", "chuộng" ngoại, xem nhẹ các giá trị văn hóa dân tộc. Trong sự xâm nhập ồ ạt đó có cả những luồng tư tưởng văn hóa độc hại, xa lạ với văn hóa dân tộc như kích động bạo lực, lối sống hưởng thụ, trụy lạc, tâm lý tiêu dùng...Các hoạt động văn hóa trong nước còn thiếu sức hấp dẫn, chưa kể đến những tác phẩm theo xu hướng phô trương hình thức, chuyện tình ma mị, khai thác tính dục, không phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc.
Kinh phí đầu tư cho công tác TTĐN trong NGVH còn hạn chế, thiếu sự tập trung, thiếu đồng bộ, quy hoạch dài hạn trong xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia cũng làm giảm sức mạnh tập trung để tăng sức cạnh tranh trên lĩnh vực thông tin, văn hóa trong khi nhiều quốc gia có những tập đoàn truyền thông hùng mạnh chiếm lĩnh, thao túng và cạnh tranh thông tin, văn hóa giải trí trên phạm vi toàn cầu. Sự bùng
95
nổ thông tin, công tác đảm bảo an ninh và xử lý thông tin thời kỳ hiện nay đang là thách thức đối với công tác ngoại giao nói chung và TTĐN trong NGVH nói riêng.