Nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa

Một phần của tài liệu Thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa Việt Nam thực trạng và triển vọng (Trang 35 - 37)

TTĐN trong NGVH thực hiện nhiệm vụ chung của đường lối, chính sách đối ngoại Việt Nam đồng thời nó là chính là nhiệm vụ cụ thể của các chủ thể thực hiện TTĐN và NGVH. Trên cơ sở các quan điểm, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của đảng và nhà nước về các hoạt động TTĐN, NGVH, cụ thể đối với các đơn vị chức năng thực thi TTĐN trong NGVH: những nguyên tắc đã được luật hóa trong lĩnh vực thông tin, văn hóa: Luật bản quyền, luật sở hữu trí tuệ, luật báo chí và đạo đức nhà báo, các quy chế quy định về tổ chức biểu diễn, giao lưu thông tin trong các hoạt động NGVH... TTĐN trong NGVH khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động như sau:

Phục vụ lợi ích quốc gia

TTĐN trong NGVH trước hết phải đảm bảo phục vụ lợi ích quốc gia. Đó không chỉ là lợi ích kinh tế, chính trị mà lợi ích về chỗ đứng văn hóa quốc gia trong nền văn minh nhân loại, góp phần gìn giữ ổn định, đảm bảo an ninh quốc gia, chống

36

các âm mưu phá hoại từ bên ngoài, khẳng định uy tín, phát triển vị thế quốc gia. Qua các hoạt động TTĐN trong NGVH quảng bá, giới thiệu văn hóa, đất nước con người Việt Nam, hỗ trợ, mở đường, đồng hành với hoạt động kinh tế như thu hút vốn đầu tư, du lịch....Tạo dựng, phát huy hình ảnh một Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế.

Đảm bảo an ninh trong lĩnh vực thông tin, văn hóa

Nội hàm an ninh quốc gia ngày càng mở rộng trong đó vấn đề an ninh thông tin, văn hóa tư tưởng ngày càng có giữ vai trò quan trọng. TTĐN trong NGVH phải đảm bảo những nguyên tắc trong thông tin: Trích dẫn nguồn, nguồn đưa tin có đủ tin cậy, chính xác, bí mật thông tin, vấn đề bản quyền... Ngày nay văn hóa, thông tin được coi là nguồn lực “đầu vào” trong nền kinh tế tri thức. Thật dễ dàng để cập nhật thông tin thế giới trong ngày, chứng kiến và tham gia các sự kiện quốc tế. Trước đây để tiếp thu được văn hóa nước ngoài phải am hiểu ngoại ngữ hay có điều kiện ra nước ngoài những người này đa phần là trí thức có trình độ nhất định song hiện nay người ta không biết ngoại ngữ vẫn có thể tiếp cận được với văn hóa từ bên ngoài. Văn hóa ngoại lai tìm đến tận hang cùng ngõ hẻm, đến mọi nhà bất kể đó là người có học hay thất học, trình độ văn hóa cao hay thấp. Đảm bảo tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, ngăn chặn đẩy lùi sự xâm nhập văn hóa độc hại, sự bành chướng xâm nhập văn hóa thông tin nước ngoài thiếu kiểm soát, chống các hoạt động văn hóa –thông tin bôi nhọ, xuyên tạc...thực sự là một mặt trận không có tiếng súng nhưng rất nguy hiểm và quyết liệt của TTĐN trong NGVH. Các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia có thể đến từ các cá nhân thông qua việc thâm nhập vào mạng internet để phát tán vi rút, thâm nhập thông tin cá nhân, mạng lưới tài chính ngân hàng, an ninh quốc phòng, kiểm soát và buôn bán vũ khí, gián điệp công nghiệp, gián điện kinh tế, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, buôn lậu, rửa tiền, buôn bán ma túy.

Tránh các xung đột văn hóa trong giao lưu, hội nhập

Văn hóa, thông tin là lĩnh vực rộng lớn, đa dạng muôn màu. Nếu vận dụng, sử dụng tốt các yếu tố này tạo ra rất nhiều lợi thế giúp đạt được các mục tiêu TTĐN trong NGVH. Ngược lại nếu thiếu những hiểu biết về văn hóa, thông tin và môi trường thông tin quốc tế sẽ làm tổn hại đến quan hệ và tạo ra những ấn tượng xấu. Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động, TTĐN trong NGVH phải hiểu rõ phong tục tập quán, những điều cấm kỵ...trong văn hóa các quốc gia từ đó có cách thức, nội dung thông tin phù hợp nhằm tránh các dị biệt, xung đột văn hóa.

37

Sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện

TTĐN trong NGVH.

TTĐN trong NGVH là hoạt động mang tính liên ngành cao, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin và truyền thông. Trong thực tiễn thông tin, văn hóa hiện hữu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để TTĐN trong NGVH đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau từ trung ương đến địa phương, từ các ban ngành chức năng cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ. Tránh chồng chéo lấn sân hay tình trạng "cha chung không ai khóc", đùn đẩy trách nhiệm... Tổ chức một sự kiện NGVH ở bất kỳ địa bàn nào cũng không thể thiếu sự phối hợp của các đơn vị văn hóa, thông tin, nhân lực, kinh phí...Vì vậy việc đưa ra các nguyên tắc, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan đơn vị nhằm mang lại hiệu quả TTĐN trong NGVH là cần thiết.

Góp phần nâng cao dân trí, làm cho văn hóa thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân

TTĐN trong NGVH suy đến cùng là để phục vụ cho các mục tiêu đối nội. Thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước, xây dựng Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Những TTĐN trong NGVH đưa đến với thế giới phải đảm bảo là những thông tin tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, người nước ngoài khi đến Việt Nam có thể chứng kiến, cảm nhận, được đắm mình trong không gian văn hóa đó. Điều này góp phần làm cho văn hóa dân tộc thấm sâu hơn vào các tầng lớp nhân dân. Ngược lại TTĐN trong NGVH ở chiều vào phải tuân thủ nguyên tắc chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới phù hợp, hữu ích góp phần nâng cao hiểu biết về văn hóa thế giới của nhân dân trong nước. Tránh việc tiếp nhận một cách tràn lan, thiếu chọn lọc, làm ô nhiễm văn hóa trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa Việt Nam thực trạng và triển vọng (Trang 35 - 37)