Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa Việt Nam thực trạng và triển vọng (Trang 98 - 100)

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý, xây dựng và phát triển chiến lược TTĐN trong NGVH, năm 2010 Thủ tướng chính phủ ra bản quy chế hoạt động TTĐN, trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ban ngành. Tuy nhiên để công tác TTĐN, NGVH nói chung và TTĐN trong NGVH nói riêng hoạt động hiệu quả, khắc phục những hạn chế, cần sớm có những quy định, thông tư hướng dẫn cụ thể về chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp hoạt động TTĐN trong NGVH.

Tăng cường khâu kiểm định chất lượng “nhập khẩu” các sản phẩm văn hóa nước ngoài đồng thời có những biện pháp khuyến khích sức sáng tạo, ưu đãi về thuế, bảo hộ và chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩn văn hóa trong nước. Thực hiện các biện pháp khuyến khích sự sáng tạo trong nhân dân, hạn chế ảnh hưởng hóa nước ngoài, coi trọng, đãi ngộ thỏa đáng những học giả, nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa, đội ngũ cán bộ làm văn hóa nghệ thuật. Có các biện pháp động viên, khích lệ, khen thưởng xứng đáng với những nghệ sỹ đầu tư công sức trí tuệ trong các hoạt động TTĐN trong NGVH. Xây dựng chính sách thu hút nhân tài để chọn ra được những phóng viên, chuyên viên, người viết chuyên mục (Columnist), biên tập viên – người chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa hoặc có uy tín, ảnh hưởng đến nhóm độc giả nào đó viết bài và đưa tin về văn hóa Việt Nam.

TTĐN trong NGVH chỉ thực sự đạt được hiệu quả cao trên cơ sở công tác thông tin, văn hóa đối nội phát triển mạnh mẽ. Cần xây dựng chiến lược thông tin, văn hóa quốc gia, nhằm giáo dục tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, làm cho văn hóa thấm sâu vào trong nhận thức quần chúng, trở thành sức mạnh nội lực, thiên hướng chi phối phương thức tư duy, cách xử lý mọi hoạt động ở con người khiến họ hành động có văn hóa, tuyên truyền quảng bá về lịch sử, đất nước con người, văn hóa dân

99

tộc một cách tự thân, tự nguyện. Coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, văn hóa ứng xử giữa người với người và người với thiên nhiên, cách thức sáng tạo, thưởng thức các sản phẩm, giá trị văn hóa, nghệ thuật trong nhân dân. Với các đơn vị tham gia vào lĩnh vực TTĐN đa dạng như hiện nay cần xác định rõ những thế mạnh, sở trường của mỗi kênh thông tin, báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình nào là quan trọng đối với công tác TTĐN trong NGVH. Kênh nào là chủ đạo của quốc gia và kênh nào của nước ngoài là mục tiêu cần hợp tác, trên cơ sở đó có những đánh giá, phân tích về ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức thông tin, quảng bá, đề xuất tư vấn phương án cách thức TTĐN trong NGVH với mỗi đối tượng, địa bàn cụ thể.

Hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những quy định trong hợp tác quốc tế ở lĩnh vực văn hóa, thông tin. Từng bước định hướng xây dựng nền tảng tư tưởng, văn hóa hiện tại, tương lai thay vì chỉ dừng lại ở việc khai thác những văn hóa cổ vốn có, nhờ vào được thế giới công nhận mới có điều kiện bảo tồn và phát huy. Coi trọng nhập khẩu những sản phẩm văn hóa có tính thẩm mỹ, giáo dục và tính thời đại cao góp phần nâng cao dân trí, thẩm mỹ trong nhân dân, hạn chế sản phẩm văn hóa kém chất lượng ...Đây là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm tăng cường nguồn lực "sức mạnh mềm" của quốc gia, củng cố ý chí dân tộc. Thông tin, văn hóa không là môi trường nuôi dưỡng tầm hồn, cốt cách, ý chí của một dân tộc mà còn là bản sắc, sức sống, ý chí và bản lĩnh dân tộc đồng thời tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho NGVH - một trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tài chính phục vụ TTĐN trong NGVH minh bạch, công khai, phân bổ tài chính hợp lý trong khôi phục, sản xuất và quảng bá văn hóa. Cần có chính sách đầu tư tập trung nguồn lực, thúc đẩy sự ra đời các tập đoàn truyền thông để nâng cao sức cạnh tranh trên lĩnh vực văn hóa thông tin. Có chính sách, cơ chế nhằm xã hội hóa các nguồn vốn, nhà nước và nhân dân cùng làm song vẫn đảm bảo định hướng quản lý các lĩnh vực sản xuất, phát hành và kinh doanh các sản phẩm văn hóa dân tộc, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước dưới sự dẫn dắt chủ đạo của nhà nước.

Chủ động định hướng trong cung cấp thông tin ra bên ngoài, cách phòng thủ tốt nhất là tấn công trước. Nâng cao công tác định hướng, cung cấp thông tin và quản lý phóng viên nước ngoài ở Việt Nam. Tăng cường công tác nghiên cứu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thông tin với nước ngoài để học tập kinh nghiệm, tiếp thu, cập nhật những thành tựu văn hóa, thông tin mới nhất. Xây dựng các cơ quan chuyên trách nghiên cứu về lịch sử văn hóa các nước trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bản thân mỗi quốc gia phải nghiên cứu, tìm hiểu cách làm của các nước, từ

100

đó tìm cho mình những thế mạnh, ưu điểm riêng để phát huy, tránh bắt chước, vận dụng máy móc mô hình của quốc gia khác.

Cần có một cơ quan đầu mối quản lý, chuyên trách tập hợp và chịu trách nhiệm chính về công tác TTĐN trong NGVH thay vì tình trạng chia ra các mảng thuộc các bộ, ngành chủ quản khác nhau như hiện nay. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị, xây dựng một cơ chế phối hợp tác nghiệp giữa các đơn vị làm TTĐN trong NGVH là yếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo định hướng chính sách đối ngoại đã đề ra, tránh được tình trạng lấn sân, chồng chéo trong hoạt động, vừa phát huy được tính sáng tạo, chủ động và thế mạnh của mỗi đơn vị trong thực hiện TTĐN trong NGVH.

Quy hoạch đồng bộ dài hạn mạng lưới thông tin quốc gia, tránh chồng chéo lãng phí. “Cơ sở hạ tầng thông tin –viên thông quốc gia là một yếu tố cực kỳ quan trọng tạo tiền đề để thu hẹp khoảng cách tri thức và phát triển giữa các quốc gia và trong một nước, đóng vai trò một hệ thống huyết mạch trong xã hội thông tin và tri thức”7

. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia cần có quy hoạch xây dựng, kết hợp đầu tư khai thác giữa đài phát thanh, truyền hình các tỉnh thành, khu vực để tăng chất lượng truyền tải thông tin và tăng sức cạnh tranh với các đài nước ngoài. Ngày nay các nước lớn, các quốc gia phát triển đều có các tập đoàn truyền thông hùng mạnh, hệ thống sản suất, phát hành các sản phẩm văn hóa rộng lớn để chiếm lĩnh không gian nghe nhìn thế giới trong khi công tác này ở Việt Nam vốn đã thiếu lại yếu do thiếu tập trung nguồn lực và thiếu chuyên nghiệp.

Các vấn đề quản lý và bảo mật thông tin, luật bản quyền, luật sở hữu trí tuệ, luật di sản văn hóa, luật du lịch, luật xuất bản, luật điện ảnh quốc gia, chính sách thu hút nhân tài, chống chảy máu chất xám, hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa cần được coi trọng và có những chế tài quản lý, xử lý cụ thể nhằm không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, tránh thua thiệt, bị "hớ" trong giao lưu hợp tác với nước ngoài. Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế hợp tác giao lưu văn hóa, TTĐN trong NGVH với nước ngoài. Cần có quy định cụ thể về nội dung, chất lượng, hàm lượng văn hóa phẩm nhập khẩu trên các phương tiện truyền thông đại chúng phù hợp. Tăng cường sự kiểm duyệt chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra cần bổ sung, sửa đổi hoặc nâng lên thành luật các pháp lệnh: pháp lệnh quảng cáo, pháp lệnh thư viện, pháp lệnh nghệ thuật biểu diễn, pháp lệnh mỹ thuật, nhiếp ảnh.

Một phần của tài liệu Thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa Việt Nam thực trạng và triển vọng (Trang 98 - 100)