giao văn hóa giai đoạn 1995-2011
2.1.1. Các nhân tố chủ yếu tác động đến thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa giai đoạn 1995-2011 hóa giai đoạn 1995-2011
Nhân tố khách quan
Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế không còn bị chi phối mạnh mẽ bởi ý thức hệ như trước đây, tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phát triển ngày càng sâu rộng trên nhiều phương diện như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. TTĐN, NGVH trở thành công cụ thực hiện chính sách đối ngoại mang lại hiệu quả và được các quốc gia sử dụng ngày càng phổ biến trong quá trình tìm kiếm lợi ích và gây ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
Sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin liên lạc mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế. Thời kỳ mà các chính phủ, những người làm công tác ngoại giao biết được những diễn biến của tình hình thế giới trong khi công dân của họ đều có thể có được thông tin tương tự gần như cùng một lúc với chính phủ. Thông tin trở nên có sẵn đối với đa số công chúng ở mọi nơi đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc hình thành thái độ công chúng và việc bày tỏ quan điểm trước công luận. Do vậy, công luận trở thành một nhân tố quan trọng trong các vấn đề quốc tế, có ảnh hưởng đối với các quyết định và hành động của các chính phủ. Với các luồng thông tin đa dạng, đa chiều hiện nay khiến con người khó khăn hơn trong việc đưa ra quyết định đúng. Sự phức tạp trong quan hệ quốc tế cùng với việc truyền thông ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng trong thỏa mãn thông tin, giải trí, tìm hiểu sự thật của con người đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới cho công tác thông tin, TTĐN và NGVH của mỗi quốc gia, dân tộc.
Yếu tố văn hóa được các nước đặc biệt chú trọng bởi nó không chỉ là cộng cụ tìm kiếm lợi ích, động lực phát triển tạo ra thuận lợi trong quan hệ hợp tác mà bản thân nó mang giá trị kinh tế lớn. Qúa trình hình thành trật tự thế giới mới diễn ra phức tạp. Tương quan lực lượng trên thế giới thay mạnh mẽ theo hướng có lợi cho các nước tư bản phát triển khi kinh tế thế giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức Winston Churchill từng nói “Đế quốc tương lai sẽ được thiết lập bằng tri thức” và điều này đang trở thành hiện thực khi các chuyên gia quản trị, các tập đoàn kinh tế ở các nước phát triển dùng hình ảnh “đường cong mặt cười” (smiley curve) hình chữ U trong một
60
bộ phim hoạt hình những năm 1970 minh họa cho quá trình phát triển một sản phẩm hiện nay như sau: Đỉnh trái của đường cong bắt đầu bằng ý tưởng thiết kế (tri thức văn hóa), thấp hơn một chút là thiết kế công nghiệp cấp độ cao, sản phẩm có hình dạng và hoạt động như thế nào, các bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Ở đáy chữ U là quy trình sản xuất, lắp ráp và vận chuyển. Từ góc cong đến đỉnh bên phải của chữ U là ý tưởng, kế hoạch tiếp thị, phân phối maketing. Đa số các nước đang phát triển chịu trách nhiệm về phần đáy của chữ U, hai đỉnh chữ U nơi bắt đầu bằng những ý tưởng, tri thức mới, – nơi sản xuất ra nhiều tiền nhất đều do các nước phát triển nắm giữ.
Cuộc đấu tranh vì lợi ích trên thế giới ngày nay đã thay đổi. Chủ quyền và an ninh quốc gia có thể bị đe dọa từ nhiều chiều do sự mở rộng khái niệm chủ thể quan hệ quốc tế, mở rộng lĩnh vực quan hệ và hội nhập sâu rộng. Các kênh thông tin: truyền hình, phát thanh, internet, báo chí có tác động không nhỏ đến tình cảm, tư tưởng của công chúng, bất kể khoảng cách từ họ tới nguồn thông tin là bao nhiêu. Cuộc chiến của thị trường thông tin, văn hóa tri thức sẽ ngày càng quyết liệt, mang tính sống còn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển. Chưa bao giờ các vụ án liên quan đến thông tin có sức ảnh hưởng lớn đến an ninh, kinh tế, chính trị thế giới như ngày nay. Vụ bê bối thông tin của cơ quan Ngoại giao Hoa Kỳ khi Wikileaks tiết lộ hàng ngàn trang thông tin tình báo trong lĩnh vực ngoại giao. Sau sự kiện này, nước Mỹ từng lớn tiếng "dạy dỗ" thế giới về tự do báo chí sau sự trở thành quốc gia kiểm soát thông tin báo chí rất chặt chẽ. Vụ khai thác thông tin bằng cách nghe lén điện thoại di động của những người nổi tiếng của tập đoàn truyền thông News Word (Mỹ) khiến tờ báo này phải đóng cửa. Vụ việc mạng máy tính và cơ sở dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ liên tục bị tấn công từ phía các cơ quan đặc vụ nước ngoài và các vụ tấn công trang website của các nước ASEAN vừa qua... Các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược quốc gia của mình cho phù hợp với tình hình mới. Trong xu hướng đó, các nước đang phát triển cố gắng vươn lên, thoát khỏi sự cô lập về thông tin, khẳng định tính độc lập tự chủ của mình. Việt Nam một đất nước nhỏ đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á cũng không nằm ngoài xu thế phát triển ấy.
Các nước phát triển với ưu thế về công nghệ thông tin, tài chính coi TTĐN trong NGVH là vũ khí đồng thời cũng là mục tiêu chiếm lĩnh trong quan hệ quốc tế vì lĩnh vực này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Nhiều hãng tin được thành lập trên khắp thế giới để khai thác cập nhật thông tin ở mọi lúc, mọi nơi, liên tục, đa chiều và bán tin lại cho các cơ quan thông tấn lớn. Các cơ quan báo chí các nước thường mua lại tin từ các cơ quan thông tấn này để có đủ tin tức cung cấp cho công chúng trong nước. Vấn đề đặt ra ở đây là các thông tin toàn cầu này có đủ độ
61
trung thực hay không? Không ai dám chắc những thông tin mà các hãng tin đưa ra không mang màu sắc chính trị, phục vụ cho một đảng phái, một nền chính trị nào đó. Các chính phủ cần kiểm soát, điều tiết được các dòng thông tin, và đưa ra những thông tin có lợi cho mình theo những mưu đồ chính trị, kinh tế được tính toán kỹ lưỡng. Quốc gia nào làm chủ được thông tin quốc gia đó giành chiến thắng.
Ngày nay phát triển văn hóa, thông tin giữ vai trò rất quan trọng như sự phát triển kinh tế, vì đây nền tảng văn hóa xã hội và khẳng vai trò vị thế mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Trước các lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2007 [40], Bill Gates dự đoán “Truyền hình trên nền Internet sẽ trở nên phổ cập - bằng cớ là nhiều hãng viễn thông lớn đang gia cố cơ sở hạ tầng cho viễn cảnh đó. Bạn sẽ được thưởng thức tất cả các dịch vụ trên một nền duy nhất” và “chỉ 5 năm nữa thôi, chúng ta sẽ ngồi cười giễu những gì mình đang xem trên TV vào thời điểm hiện nay”, Thực tế này đã thay đổi thói quen tiếp cận thông tin và văn hóa giải trí của người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là thanh niên. Đi đôi với nó sẽ là dòng tài chính sẽ chảy từ lĩnh vực truyền hình sang internet và sự cạnh tranh, đón đầu để nắm quyền kiểm soát, chiếm lĩnh của các tập đoàn truyền thông, quảng cáo, sản xuất, cung cấp các dịch vụ, chương trình văn hóa giải trí lớn trên thế giới ngày càng phức tạp, quyết liệt. Thông tin trở thành nguồn lực đầu vào của nền kinh tế, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường thông tin. Đây có thể coi là một xu hướng phát triển mới của hệ thống thông tin, báo chí, văn hóa, giải trí của thế giới mà các quốc gia đang phát triển cần nắm bắt, khai thác kịp thời để tránh bị tụt hậu.
Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đẩy mạnh nghiên cứu, hoạt động và phát triển TTĐN trong NGVH. Những thay đổi về nội dung và phương thức thông tin, về môi trường, thị trường văn hóa thế giới, để thu hút được độc giả, nâng cao khả năng cạnh tranh, sức ảnh hưởng, uy tín văn hóa thông tin quốc gia trên trường quốc tế về tốc độ thông tin nhanh, nóng, tính phản biện xã hội cao, tương tác trực tuyến đòi hỏi mỗi quốc gia phải không ngừng phát triển TTĐN, NGVH trong thực tiễn. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu các khía cạnh của hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và phục vụ tốt nhất chính sách đối ngoại của quốc gia.
Nhân tố chủ quan
Các hoạt động mang tính chất TTĐN trong NGVH có từ rất lâu trong lịch sử dân tộc ta ở thời bình và cả thời chiến. Hoạt động này không chỉ mang lại thành công
62
trong trong thực hiện các mục đối ngoại đối ngoại mà còn là cơ sở góp phần gìn giữ phát triển văn hóa dân tộc. Hơn nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa đồng hóa, hơn trăm năm thực dân Pháp đô hộ thực hiện chính sách “ngu dân”, Mỹ thi hành chính sách nô dịch văn hóa ở miền Nam…dân tộc ta vẫn kiên định gìn giữ tiếng nói, lề lối sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa của mình, đó là cái gốc căn bản hun đúc tinh thần đấu tranh quật cường giành tự do độc lập, là cơ sở để tiếp thu chọn lọc tư tưởng văn hóa Đông Nam Á, Phật giáo, Khổng giáo và văn hóa phương Tây làm giàu văn hóa dân tộc. Những hiểu biết về văn hóa, có được thông tin của đối phương trong đấu tranh giành độc lập giúp ta nắm thế chủ động, có cách thức tấn công ngoại giao hiệu quả linh hoạt, đầy sức thuyết phục, đạt hiệu quả cao, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị và quân sự. Chất văn hóa thể hiện trong tinh thần “hòa hiếu”, trong chiến lược “ngoại giao tâm công”, “thêm bạn bớt thù”, trong những áng văn thơ và các quan điểm, đường lối hoạt động đối ngoại. Qua đó truyền tải thông điệp “từ trái tim đến trái tim”, tạo ra trên thế giới tầng lớp nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình ủng hộ Việt Nam. Ví dụ: Thời kỳ chống Mỹ, phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ bắt đầu từ những nước XHCN Trung Quốc, Liên Xô, Cu Ba, rồi lan sang các nước Bắc Âu: Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý, Đan Mạch, Na Uy, Anh… các nước Nhật Bản, Úc và các nước Châu Phi tạo ra một phong trào quốc tế rộng lớn đến mức hình thành một mặt trận bao trùm khắp năm châu lục. Các nhà báo phương Tây có một nhận xét lý thú “Nhiều tổ chức và lực lượng lúc bình thường thì mâu thuẫn chống đối nhau nhưng khi có công việc ủng hộ Việt Nam thì họ đều cùng chung sức vui vẻ”[10, tr.43]. Còn người Mỹ đã phải thừa nhận “Nước Mỹ thua trong cuộc chiến tranh trước hết là thua ngay trên mặt trận báo chí”. Ủng hộ chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam trở thành “lương tri của thời đại”, “sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã tiêu biểu cho lương tri và sự nghiệp đấu tranh của loài người tiến bộ” [02, tr.229]. Việt Nam từ một thuộc địa vô danh được cả thế giới biết đến như một đất nước anh hùng.
Kế thừa phát huy những thành tựu, kinh nghiệm ngoại giao trong lịch sử và điều kiện cụ thể của quốc gia, năm 1986 Việt Nam thực hiện “đổi mới”-mở cửa, hội nhập với thế giới. Năm 1995 đánh dấu những thành tựu quan trọng trong quan hệ đối ngoại. Từ quan hệ với các nước trong phe XHCN anh em, Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ, là thành viên của trên 60 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng ta có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 220 chính đảng ở các nước trên thế giới. Tham gia vào nhiều tổ chức khu vực, liên khu vực, các diễn đàn song phương, đa phương, tham dự và tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng với sự tham gia của nhiều nền kinh tế lớn. Công tác TTĐN trong NGVH cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được coi trọng, đây vừa là đối
63
tượng đồng thời cũng là chủ thể TTĐN trong NGVH. Để thực hiện thành công các mục tiêu đối ngoại quốc gia trong hành trình “bơi ra biển lớn” đòi hỏi các lĩnh vực, phương thức đối ngoại có sự phát triển tương ứng trong thực thi nhiệm vụ. Điều này thúc đẩy các hoạt động đối ngoại phát triển trong đó có TTĐN trong NGVH.
Sự xâm nhập văn hóa nước ngoài vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ trên nhiều phương diện thông qua nhiều kênh với đủ các giá trị tốt, xấu tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, làm xói mòn những giá trị đạo đức truyền thống. Hiện đại hóa khác với phương tây hóa nhưng trong thực tế xã hội Việt Nam có những biểu hiện đáng lo ngại về mặt tư tưởng văn hóa: quan điểm sống lệch lạc, quá coi trọng giá trị vật chất, xa rời các giá trị văn hóa dân tộc, tôn sùng các giá trị phương Tây, gia tăng bạo lực, các vấn đề xã hội và nguy hại hơn là sự xuống cấp về đạo đức bộc lộ trên nhiều phương diện của đời sống.
Trước thực trạng đó, để không bị động trên lĩnh vực thông tin, hạn chế sự ”xâm lăng văn hóa”, kế thừa và phát huy sức mạnh văn hóa dân tộc phục vụ phát triển quốc gia chủ thể, đối tượng, địa bàn TTĐN trong NGVH có sự phát triển mạnh mẽ. Các cơ quan văn hóa thông tin được đầu tư phát triển và mở rộng hoạt động, nhiều yếu tố văn hóa dân gian được phục hồi, khôi phục phát triển...làm cơ sở, tiền đề đồng thời cũng là nội dung, phương tiện quan trọng và cơ bản thực hiện “Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam” của TTĐN trong NGVH.
Trước khi "mở của" hội nhập, TTĐN trong NGVH Việt Nam chủ yếu đến với các nước trong hệ thống XHCN và ít nhiều bị chi phối bởi ý thức hệ. Với vị thế độc lập tự chủ, nội hàm công tác TTĐN trong NGVH được phát triển theo cả chiều rộng và bề sâu, chúng ta nhìn nhận đánh giá thế giới toàn diện, chân thực, đa chiều hơn, những cơ hội và thách thức luôn đồng hành trong các quan hệ. TTĐN trong NGVH ở cả chiều ra và chiều vào, không chỉ dừng lại ở giao lưu, trao đổi văn hóa mà sau nó là vấn đề tìm kiếm lựa chọn con đường phát triển, củng cố quan hệ đồng minh, đối tác, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, định vị và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. TTĐN trong NGVH ở chiều vào góp phần thúc đẩy hoạt động văn hóa truyền thống trong và ngoài nước nhằm trang bị “vốn liếng” văn hóa dân tộc cho nhân dân để mỗi chúng ta có thể tự tin, tự hào về văn hóa dân tộc và có cơ sở để tiếp nhận những giá trị văn hóa nhân loại phù hợp. Đây cũng là yếu tố thúc đầy việc khôi phục và sớm quy chuẩn lại các di sản văn hóa vật chất, tinh thần quốc gia tạo nền tảng cho hoạt động TTĐN trong NGVH. Nhiệm vụ TTĐN trong NGVH mở rộng trên phạm vi toàn cầu, bám sát các mục tiêu đối ngoại, theo hướng ưu tiên các nước láng giềng, khu vực
64
ASEAN, các nước bạn bè truyền thống, cộng đồng quốc tế và đặc biệt là phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng thông tin – viễn thông quốc gia là một yếu tố cực kỳ quan trọng