Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”8
, "Mọi việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”9. Thực tế cho thấy chất lượng và hiệu quả công tác TTĐN trong NGVH phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ tác nghiệp trên lĩnh vực này. Giai đoạn hiện nay đòi hỏi những người làm TTĐN trong NGVH ngoài yếu tố đạo đức, trí tuệ, hiểu biết, thấm nhuần các giá trị văn hóa dân tộc cần có sự linh hoạt nhanh nhạy, khả năng thích ứng cao.
Đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN trong NGVH cần được đào tạo dựa trên các mảng kiến thức: Hiểu biết về lịch sử văn hóa, thể chế chính trị và đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam. Hiểu rõ mục đích và ý nghĩa, vai trò công việc bản thân đảm nhiệm. Giỏi ngoại ngữ, sử dụng tốt các phương tiện truyền thông hiện đại. Hiểu biết lịch sử, truyền thống văn hóa, tâm lý công chúng và các cơ quan truyền thông của nước là đối tượng của TTĐN trong NGVH. Ngoài ra họ có khả năng thiết lập thông điệp, lựa chọn phương pháp, cách thức truyền tải thông điệp, am hiểu và sử dụng tốt các phương tiện truyền thông hiện đại và không gian thông tin, văn hóa thế giới. Đây
8
Hồ Chí Minh Toàn tập, T5, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000 tr 269 9
104
là hoạt động mang tính liên ngành cao vì vậy đòi hỏi sự thông suốt về ý tưởng, thông điệp để có thể hợp tác hiệu quả giữa những đồng nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này.
Cán bộ làm TTĐN trong NGVH cần được trang bị các mảng kiến thức: Thứ nhất: Mảng kiến thức về đường lối chính sách đối ngoại, kiến thức về lịch sử, văn hóa xã hội Việt Nam. Thứ hai kiến thức về ngoại ngữ, làm TTĐN trong NGVH phải giỏi ngoại ngữ, sử dụng tốt các phương tiện truyền thông hiện đại và có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, chính trị, đất nước con người – nơi sẽ làm việc và thế giới nói chung, đây là yêu cầu rất quan trọng vì chỉ khi chúng ta tự mở rộng hiểu biết của mình và có sự hiểu biết sâu sắc về quốc gia mình muốn thông tin thì chúng ta mới có khả năng định hướng họ nhìn nhận chúng ta theo cách chúng ta muốn. Thứ ba mảng kiến thức, nghiệp vụ về báo chí, truyền thông quốc tế, nắm được cách thức thiết kế và truyền tải thông điệp phù hợp, tìm hiểu không gian nghe nhìn của địa bàn trước khi đưa ra các hình thức tác nghiệp. Thứ tư có nghiệp vụ, kiến thức xây dựng các đề án văn hóa, tổ chức sự kiện văn hóa và trả lời phỏng vấn, thuyết trình, tổ chức họp báo, thông tin cho báo chí.
Nói đến văn hóa suy đến cùng cũng là nói đến con người - chủ thể, sản phẩm của nền một văn hóa xác định. Văn hóa, thông tin tri thức là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra, các hoạt động TTĐN trong NGVH đạt được hiệu quả hay không suy đến cùng đều phụ thuộc vào yếu tố con người, vì vậy nói đến TTĐN trong NGVH cũng là đề cập đến văn hóa ngoại giao, văn hóa thông tin đối ngoại. Bản thân mỗi cán bộ làm công tác ngoại giao cần tạo nên một hình ảnh đẹp cho đất nước; phải là một cầu nối văn hóa. Vì vậy hiểu biết về đặc trưng văn hóa, nghệ thuật Việt Nam là yêu cầu bắt buộc đối với người làm TTĐN trong NGVH. Làm TTĐN trong NGVH đòi hỏi sự kết hợp kỹ năng ngoại giao truyền thống với kỹ năng của một chuyên gia truyền thông đại chúng và chuyên gia nghiên cứu văn hóa-xã hội. Hiện nay chúng ta rất thiếu những chuyên gia nghiên cứu về đất nước, con người, nghiên cứu văn hóa, xã hội, tâm lý, hệ giá trị, và xu hướng văn hóa - xã hội của các quốc gia khác nhau trên thế giới, thiếu chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông cả về mặt nội dung và kỹ thuật, công nghệ cao trong thiết kế, giám sát hệ thống và quản trị mạng lưới thông tin. Thiếu cán bộ quản lý, cán bộ quan hệ công chúng, thiếu những người am hiều về luật pháp và không gian nghe-nhìn thế giới ở các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp, nhiều nơi công tác này còn kiêm nhiệm.
Nước ta hiện có 3 cơ sở đào tạo cán bộ liên quan đến TTĐN, NGVH: chuyên ngành TTĐN ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại của Học viện Ngoại giao và khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật của đại học
105
Văn hóa, so với yêu cầu nhiệm vụ số lượng chỉ tiêu đào tạo còn khá khiêm tốn. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ TTĐN trong NGVH hiện nay việc đào tạo cán bộ làm công tác này cần được coi trọng và đầu tư tương xứng về kinh phí, hình thức đào tạo cần linh hoạt, mang tính tổng hợp cao, coi trọng phát triển trí tuệ khả năng vận dụng tổng hợp các kỹ năng, kết nối và hợp tác trong công việc hơn là chỉ chú trọng đến tri thức bởi trí tuệ mới là cái lâu bền. Giữa các cơ sở đào tạo cần có sự hợp tác, liên kết trao đổi và cần thường xuyên mở các lớp tập trung ngắn hạn bồi dưỡng về nghiệp vụ TTĐN, NGVH cho các ngành, các địa phương, bồi dưỡng hệ thống báo cáo viên của các bộ, ngành về TTĐN, NGVH.
106
KẾT LUẬN
► Trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày nay TTĐN trong NGVH giữ vai trò là vũ khí sắc bén, tinh tế thể hiện bản lĩnh dân tộc trên mặt trận văn hóa tư tưởng bởi lẽ tính chất, phạm vi, mức độ, tốc độ, cường độ thông tin, giao lưu văn hóa ngày nay đã thay đổi chưa từng có trong lịch sử, phá vỡ các rào cản về địa lý, biên giới, lãnh thổ, phong tục tập quán, ngôn ngữ. Mặc dù chưa có sự thống nhất về mặt học thuật chỉ các hoạt động TTĐN trong NGVH giữa các quốc gia song những hoạt động mang nội hàm khái niệm này được các chủ thể quan hệ quốc tế sử dụng, phát triển ngày càng mạnh mẽ. TTĐN trong NGVH trở thành công cụ tiếp cận lợi ích, tìm kiếm bí mật của quốc gia khác nhằm đạt được lợi thế không chỉ ở kinh tế mà còn ở chính trị, tư tưởng, văn hóa và quân sự để phát huy lợi thế cạnh tranh. Là cách thức linh hoạt, mềm mại, ít tốn kém thu hiệu quả cao, văn hóa là nhân tố duy nhất có thể thâm nhập vào mọi lĩnh vực và hiện hữu trong sức mạnh tổng hợp của mọi quốc gia đồng thời cũng là môi trường thiên nhiên thứ hai để con người phát triển về mặt nhận thức, tình cảm. Văn hóa hỗ trợ hữu hiệu cho các trụ cột kinh tế, chính trị, quân sự, tạo thành một chỉnh thể chính sách đối ngoại phát huy tốt nhất sức mạnh dân tộc và kết hợp hiệu quả với sức mạnh thời đại.
► Nhận thức rõ tầm quan trọng của TTĐN và NGVH, từ thực tiễn vận dụng thành công văn hóa trong 2 cuộc chiến tranh giành độc lập tự do ở thế kỷ XX của Việt Nam và bài học tự sự phát triển không cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và văn hóa xã hội dẫn đến bất ổn chính trị ở các nước thông qua các cuộc "cách mạng nhung”, "cách mạng da cam”, "hoa nhài”, "mùa xuân Ả Rập", từ năm 1995 đến nay TTĐN trong NGVH Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thực tiễn, đưa đến thế giới hình ảnh một Việt Nam hòa bình, độc lập, phát triển có vai trò và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
TTĐN trong NGVH phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp chung vào kho tàng giá trị văn hóa, văn minh nhân loại những giá trị văn hóa đặc sắc riêng, qua đó nhân thêm sức mạnh quốc gia, góp phần quan trọng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ động tiếp cận nhiều luồng thông tin qua TTĐN trong NGVH cho phép người ta phân tích đánh giá sự việc một chi tiết, chính xác hơn, từ đó có thể đưa ra quyết định và những dự báo đúng đắn hơn về tình hình quốc tế để có được những chính sách phù hợp. Sự kết hợp thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực thông tin, trong TTĐN và NGVH làm thay đổi mạnh mẽ các nền văn hóa nói chung và văn hóa-xã hội Việt Nam nói riêng. Qua các kênh truyên thông lớn cả thế giới có thể đồng thời xem một chương trình truyền hình, một bộ phim hay nghe một bản nhạc, v.v... Điều đó cũng có nghĩa
107
là, một sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thấm mỹ, văn hóa được làm ra ở một dân tộc nào đó có thể sẽ nhanh chóng được tiêu thụ ở nhiều nước trên toàn thế giới nếu biết cách quảng bá phù hợp.
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định song TTĐN trong NGVH Việt Nam từ 1995 đến này có bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung, phương thức, đối tượng và địa bàn hoạt động. Những hoạt động TTĐN trong NGVH góp phần tích cực nâng cao trình độ văn hóa, dân trí, nhận thức văn hóa trong nhân dân -"sống ở địa phương nhưng nghĩa toàn cầu". TTĐN trong NGVH tạo ra những thay đổi sâu sắc ở các lĩnh vực đời sống xã hội, điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới. Quảng bá và thúc đẩy giao lưu văn hoá với nước ngoài, để đạt được sự tin cậy, sự hiểu biết về thế giới đầy đủ, sâu sắc hơn. Trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam, văn hóa – thông tin luôn giữ vai trò rất quan trọng góp phần tạo nên ý chí, bản lĩnh, nhân cách của một dân tộc, "sức mạnh mềm” quốc gia-yếu tố căn bản giúp chúng ta giành được những thắng lợi phi thường. TTĐN trong NGVH tiếp tục kế thừa, phát huy lợi thế nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu đối ngoại quốc gia trong thời kỳ mới.
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Ngoại giao Mỹ, Báo cáo của Uỷ ban Tư vấn về ngoại giao văn hóa Ngoại giao văn hóa, nội dung cốt lõi của nền ngoại giao nhân dân tháng 9/2005, tr.4.
2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975- Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tr. 229.
3. Chỉ thị số 11- CT/TƯ ngày 13/6-1992 của Ban bí thư TW Đảng khóa VII "về đổi
mới và tăng cường công tác TTĐN"
4. Bản điện tử báo Diễn đàn kinh tế VN – VEF ngày 15.09.2011
5. Phạm Văn Đồng: Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, 1994, Tr. 9
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 112.
7. Đảng cộng sản Việt Nam 2006, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 115.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1992), chỉ thị số 11- CT/TW của Ban bí thư "về đổi mới
và tăng cường công tác TTĐN", Hà Nội.
9. Đề cương bài giảng: Đại cương về ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao, giáo trình
lưu hành nội bộ. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội 2006. Tr.7
10. "Đại thắng mùa xuân 1975", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1995, tr. 43.
11. Friedman, Thomas L. (2005): Chiếc xe Lexus và cây ô liu- Toàn cầu hoá là gì ?,
NXB Khoa học xã hội.
12. TS. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 13. PGS, TS Vũ Hiền và PGS, TS Trần Quang Nhiếp chủ biên (2002), Báo chí trong đấu tranh chống diễn biến hoà bình, Nxb...., Hà Nội.
14. Đinh Thị Thúy Hằng (2007). PR-kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Nxb
Lao động- Xã hội, tr 16 định nghĩa về hoạt động quan hệ công chúng “Quan hệ công chúng là việc quản lý truyền thông để xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân, tạo ra hình ảnh và thông tin tích cực với mục đích quảng bá, gây ảnh hưởng có lợi trong công chúng của họ
109
15. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), Kỷ yếu hội thảo quốc gia “80 năm báo
chí cách mạng Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Gia Khiêm- diễn văn khai mạc hội thảo “NGVH vì một bản sắc Việt Nam
trên trường quốc tế phục vụ hòa bình, ổn định và phát triển bền vững"
17. Hồ Chí Minh Về văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, 2004. Hà Nội
18. Lưu Văn Lợi, (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995, Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
19. Michael Schudson: Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2003, Tr 89,
20. Hữu Ngọc (2008). Lãng du trong văn hóa Việt Nam, tr 790
21. Nguyễn Thị Nga (2007) Sức mạnh của điện ảnh Mỹ trên thế giới, Châu Mỹ ngày nay số 03/2007
22. Nghị quyết số 05, ngày 25-11-1987 của Bộ Chính trị
23. Nhà xã hội học Habibul Khondker-Đại học quốc gia Singapo
24. Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1996), Các chiều trong không gian thông tin, Hà Nội.
25. Từ điển ngoại giao, Nxb Khoa học, Matxcơva 1984, tập 1, tr.237
26. PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế văn hoá xã hội, Hà Nội.
27. Cát Văn Thành, Điều tra và xử lý thông tin trong quản lý, Học viện Chính trị
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh-2004
28. Hans N. Tuch, Kết giao với thế giới-ngoại giao công chúng của Mỹ ở nước ngoài. 29. PGS, TS. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hoá ứng xử Việt Nam hiện nay, Nxb
Từ điển bách khoa, Hà Nội.
30. Dẫn từ Trường Ngọc Quốc “Lợi ích quốc gia và chính sách văn hóa”, Nxb Nhân dân Quảng Đông, 2005, tr 164
31. TS. Dương Văn Quảng biên soạn (2002), Báo chí và ngoại giao, Hà Nội.
32. Phạm Minh Sơn (2011), Thông tin đối ngoại một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
110
33. Phạm Minh Sơn (2009) "Truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN" tr 63 34. Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam (2008), Ngoại giao văn hoá- “Vì nột bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, Nxb Thế giới, Hà Nội
3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr.139. 36. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr.83, 84. 37. Theo pingdom, công cụ thống kê và kiển tra tốc độ load của goole 2010
38. Trần Ngọc Thêm: (2006) Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Theo số liệu Vụ Thông tin báo chí, Bộ Ngoại giao
40.http://www.tin247.com/5_nam_nua%2C_tien_se_doc_tu_truyen_hinh_sang_intern et-4-21256906.html
41. Theo http:// www.europe.org.uk/index/-/265
42.http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Nguoi-Viet-o-nuoc-ngoai/Tin-cong- dong/2011/11/4238E30C/
43.Khánh Lâm: Nếu bạn nói dối với cộng đồng để mưu lợi cho cá nhân?. http://my.opera.com/-dantocdanchuvn/blog/2009/01/10/khanh-lam-neu-ban-noi-doi- voi-cong-dong-de-muu-loi-ca-nhan, ngày 18/4/2009
44.http://vneconomy.vn/20110916103413597p0c16/lien-tiep-lat-tay-bao-dien-tu- gia.htm ngày 20/9/2011
45. http://www.matbao.net Kiểm tra thông tin trên trang web chuyên cung cấp tên miền, cho thấy trang web làm giả báo điện tử tỉnh Trà Vinh do “cong ty TNHH TM DV Cong Nghe Tan Phat” địa chỉ: “1/6 Huynh Tan Phat, KP 6 Nha Be” đăng ký mua từ ngày 13/1/2011 - 13/1/2012. Trang web này bắt đầu hoạt động từ ngày 13/1/2011 và cp nhật thông tin lần cuối vào ngày 14/7/2011. Trang web của tỉnh Cần Thơ