0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nhận định chung về thực trạng thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa Việt Nam giai đoạn 1995-

Một phần của tài liệu THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG (Trang 71 -84 )

1995-2011

2.2.1. Nhận định chung về thực trạng thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa Việt Nam giai đoạn 1995-2011 Việt Nam giai đoạn 1995-2011

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng TTĐN trong NGVH từ 1995 đến nay là việc làm không đơn giản bởi lẽ đây là hoạt động mang tính thực tiễn cao, trải trên địa bàn rộng, đối tượng đa dạng, rất khó thu thập thông tin phản hồi. Trong thực tế Việt Nam chưa có cơ quan đầu mối chuyên trách quản lý về NGVH và TTĐN vì vậy đánh giá thực trạng TTĐN trong NGVH chủ yếu căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của NGVH Việt Nam đã đề ra từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế TTĐN trong NGVH từ 1995 đến nay như sau.

Thành tựu

Trong những năm qua TTĐN trong NGVH góp phần quan trọng vào những thắng lợi chung của đối ngoại Việt Nam. Góp phần mở đường tạo thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại của quốc gia, đồng hành, hỗ trợ tích cực cho ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao quân sự, thực hiện "đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới và đưa văn hóa thế giới đến với Việt Nam". TTĐN trong NGVH chuyển dần từ mang tính đối phó sang chủ động, không chỉ phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức văn hóa, tìm hiểu về văn hóa các dân tộc trên thế giới của nhân dân trong nước mà còn thu hút được sư quan tâm của bạn bè quốc tế quan tâm tìm hiểu văn hóa Việt Nam quảng bá rộng rãi các giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo dân tộc, gửi đến thế giới thông điệp về

72

một nước "Việt Nam hòa bình, ổn định, thân thiện, cởi mở, đang thực hiện đổi mới thành công, phát triển nhanh, bền vững và đóng vai trò ngày càng lớn hơn ở khu vực và trên thế giới" [16], đồng thời là hình thức thu hút du lịch nhằm giới thiệu quảng bá đất nước con người, văn hóa lịch sử Việt Nam, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, tài trợ để trùng tu bảo tồn phát triển văn hóa địa phương.

TTĐN trong NGVH góp phần quan trọng duy trì và xây dựng môi trường hòa bình ổn định, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trong nước: Làm dịu và hàn gắn những hằn thù, nghi kỵ do lịch sử để lại, tạo ra môi trường hòa bình để có cơ hội giao lưu, hợp tác cùng phát triển. Với các quốc gia từng có quan hệ thù địch TTĐN trong NGVH tìm những điểm tương điểm tương đồng về văn hóa, tiếp xúc, vận động để hai bên có sự cảm thông, tạo thiện chí trong quan hệ trên tinh thần “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”. Các tác phẩm, hoạt động văn hóa, nghệ thuật cổ điển là những “sứ giả” quan trọng trong việc truyền bá văn hóa nước ngoài đến với nhân dân trong nước và ngược lại. Nó là cầu nối quan trọng để tăng cường hiểu biết, có thiện cảm cũng như sự tin cậy để quan hệ hợp tác phát triển bền vững bởi lẽ bản thân văn hóa mang những giá trị nhân văn cao đẹp, mẫu mực về nghệ thuật.

Những nhà TTĐN trong NGVH của Việt Nam tiêu biểu như Nguyễn Hữu Ngọc, Xuân Oanh, Nguyễn Khắc Viện, Trần Văn Khê, Vũ Khiêu...giữ vai trò cầu nối văn hóa quan trọng đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Trong buổi nói chuyện về văn hóa Việt Nam với hơn 50 giáo sư là cựu sinh viên của các trường đại học nổi tiếng của Mỹ như Harvard, Yale, Stanford... của ông Hữu Ngọc, không phải ngẫu nhiên khi kết thúc buổi nói chuyện, một người Mỹ đã nắm tay ông và nói: “Nếu được nghe ông sớm, biết đâu đã không có chiến tranh Việt Nam”. Nhà văn Lady Borton sau khi đọc cuốn “lãng du trong văn hóa Việt Nam” nhận xét: “Hữu Ngọc cho tất cả chúng ta một đặc ân lớn, mài giũa nền văn hóa truyền thống Việt Nam thành một viên ngọc quý mà ta có thể nâng niu mãi mãi… Đây là một món quà tuyệt vời từ Việt Nam” [20, tr.790].

TTĐN trong NGVH góp phần tổ chức thành công nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, quản lý và tổ chức thành công nhiều hoạt động giao lưu văn hóa ở cả “chiều ra, chiều vào”, các sự kiện văn hóa, thể thao của khu vực và thế giới: Đại hội thể thao Đông Nam Á Seagame 22 năm 2003, APEC năm 2006, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008, lễ phật đản Vesak 2008, Hoa hậu thế giới Người Việt, Hoa hậu quý bà 2009, Festival Huế 2 năm tổ chức một lần bắt đầu từ năm 2000 đến nay đã tổ chức 6 lần theo những chủ đề khác nhau, lễ hội bắn pháo hoa quốc tế ở Đà Nẵng, Lễ hội võ thuật Bình định, đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà

73

Nội, Festival biển Nha Trang. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tháng 1/2011); Lễ kỷ niệm 400 năm thành lập tỉnh Phú Yên và Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia (tháng 4/2011); Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất – Thái Nguyên (tháng 11/2011), tổ chức các tuần văn hóa Việt Nam ở các nước nhân các chuyến thăm chính thức, các cuộc giao lưu văn hóa: tại Đức (từ 28 – 29.8.2010), Bỉ (từ 1 – 4.9.2010), tuần văn hóa Việt Nam tại Cairo - Ai Cập (từ 9.2 - 24.2), tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia ( từ 24 đến 30. 10. 2010), tuần văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản (từ 17 – 22.9.2011). Lễ hội châu Á do Việt Nam chủ trì tại Bỉ vào tháng 2/2011, Tháng Việt Nam tại Pháp vào tháng 5/2011...

Các đơn vị văn hóa Việt Nam tại nước ngoài được chỉnh phủ Việt Nam và kiều bào đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu văn hóa của kiều bào đồng thời góp phần quảng bá các giá trị văn hóa Việt đến bạn bà quốc tế: Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp và tại Lào, Chùa Một cột ở Thái Lan, Chùa Phật Tích ở Lào, chùa Tam Bảo Sơn ở Canada ...Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà Văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài" được triển khai: dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Singapore và Philippines, khảo sát một số địa bàn để triển khai dựng tượng, bia tưởng niệm và xây dựng Khu Di tích về Bác Hồ tại Argentina và tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ VHTT&DL, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân dân và các đơn vị liên quan khác hỗ trợ Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Bác Hồ đến nước Pháp (1911 – 2011) và 65 năm Bác Hồ thăm Pháp với tư cách là Nguyên thủ quốc gia (1946 – 2011).

Qua các hoạt động này những vẻ đẹp văn hóa Việt Nam trên các phương diện văn hóa sinh hoạt, ăn, mặc, ở, đi lại, thưởng thức cái đẹp, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc được giới thiệu rộng rãi với bạn bè thế giới. Quảng bá về một Việt Nam với thiên nhiên tươi đẹp, người dân hiền hòa, chịu khó đang phát triển năng động, hòa mình vào sự phát triển chung của thế giới. Đây cũng là dịp giới thiệu và khẳng định với thế giới về quan điểm và đường lối chính sách đổi mới hội nhập của Việt Nam trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, đất nước con người đồng thời góp những nét riêng độc đáo của Việt Nam vào nền văn hóa chung của nhân loại. Các hoạt động TTĐN trong NGVH góp phần khẳng định các giá trị văn hóa Việt Nam trong các “sân chơi”, các tổ chức văn hóa, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa của thế giới một cách bình đẳng.

TTĐN trong NGVH đáp ứng nhu cầu thông tin, văn hóa cho người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần xây dựng mối đại đoàn kết dân tộc, hướng kiều bào ủng hộ

74

chính sách đổi mới của đảng, nhà nước, đóng góp tinh thần, vật chất xây dựng bảo vệ tổ quốc. Hiện nay có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam sinh sống ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển [42]. Việt Kiều ra đi vì nhiều lý do, con đường khác nhau: Làm kinh tế, lao động xuất khẩu, du học, “di tản”, vượt biên khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Nguyện vọng chung của đa số Việt kiều là ổn định cuộc sống, hòa nhập và thành đạt trong xã hội đồng thời củng cố và gìn giữ văn hóa dân tộc, hướng về cội nguồn. Tuy nhiên tính cố kết gắn bó của Việt kiều chưa cao, thậm chí vẫn còn đối tượng mặc cảm, thù hằn với quá khứ, chống phá Việt Nam gay gắt. Thông tin cho kiều bào về đường lối chính sách đổi mới mở cửa trên nhiều phương diện, kết hợp với việc dạy tiếng Việt, cho kiều bào và người nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TTĐN trong NGVH. Các hoạt động thông tin văn hóa với những hình ảnh tiêu biểu quen thuộc cây đa bến nước con đò, mái chùa sân đình với các câu hò điệu lý, nề nếp sinh hoạt, phong tục tập quán... có tác động đến kiều bào, hướng họ về cội nguồn quê hương, thay đổi suy nghĩ và tiếp tục duy trì dòng chảy văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Thông qua công tác TTĐN trong NGVH, Việt Nam có điều kiện tham gia các cơ chế thẩm định đánh giá, công nhận di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Tổ chức thực hiện kế hoạch vận động UNESCO công nhận các giá trị văn hóa Việt Nam trở thành tài sản chung của nhân loại cần được bảo tồn phát huy. Đây cũng là cơ hội để khẳng định giá trị văn hoá dân tộc trong nền văn hoá chung của nhân loại, tôn vinh phát huy văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới. Các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam được thế giới biết đến và UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: Năm 1993 quần thể Di tích Cố đô Huế được ghi tên vào Danh mục các di sản thế giới; Năm 1999 UNESCO công nhận phố cổ Hội An là minh chứng vật chất nổi bật về sự giao lưu, trao đổi giữa các nền văn hóa trong lịch sử; Thánh địa Mỹ Sơn là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hóa, là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh ở Châu Á đã bị biến mất; Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thế giới hai lần năm 1994 và năm 2000 với các tiêu chí giá trị cảnh quan, địa chất, đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa; Năm 2003 Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí là một minh chứng về quá trình hình thành và phát triển của vỏ trái đất; Nhã nhạc Cung đình Huế: được công nhận là Kiệt tác Văn hoá Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại năm 2003; Không gian Văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2005. Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể vào năm 2010; Mộc bản triều Nguyễn được trao bằng di sản tư liệu thế giới; Và tháng 8 năm 2010

75

khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới thứ 900 trước thềm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Năm 2011 hát Xoan Phú Thọ và Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới, “82 Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám” trở thành Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới cấp quốc tế đưa tổng số Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của Việt Nam lên thành 2 di sản và tổng số Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam lên thành 6 di sản.

Việt Nam được tín nhiệm tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo liên quan đến vấn đề văn hóa của khu vực và quốc tế trong khuôn khổ chương trình văn hóa xã hội, giáo dục của UNESCO. Qua các hoạt động này chúng ta tranh thủ được các ngồn lực của UNESCO trong xây dựng chiến lược văn hóa quốc gia, vận động thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực văn hóa thông tin: Dự án bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế, trùng tu thánh địa Mỹ Sơn, bảo tồn khu phố cổ Hội An, tài trợ xây dựng trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn, Hạ Long. Bên cạnh đó còn có các dự án về đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ mù chữ thất học, đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam, các trung tâm học tập cộng đồng, các dự án về chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giáo dục đào tạo ngắn hạn và dài hạn...Điều này góp phần củng cố sức mạnh nội sinh, nền tảng tinh thần văn hóa xã hội quốc gia, tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội.

Những sự kiện này có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa dân tộc được "sống lại", góp phần nâng cao nhận thức văn hóa dân tộc cho nhân dân, ý thức bảo tồn, phục hồi, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp của cha ông mà trong thời gian dài vì “miếng cơm manh áo” chúng ta thiếu sự quan tâm đúng mức. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhiều thần phả, những câu chuyện dân gian, truyền thuyết, những phương ngôn, ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ, và biết bao hương ước cũ đã được sưu tầm, khai thác, gìn giữ. Nhiều làng nghề thủ công, mỹ nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống dân tộc được khôi phục, phát triển. Lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức của cha ông, tôn vinh văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống cho con cháu đồng thời cũng là hình thức giao lưu học hỏi, thưởng thức các giá trị văn hóa nghệ thuật nước ngoài.

Đồng hành với đấu tranh chính trị, ngoại giao, TTĐN trong NGVH liên quan đến vấn đề biên giới, biển đảo có những bước phát triển rõ rệt. Việc phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc, Cam-pu-chia và Lào đạt được thành công có đóng góp không nhỏ của TTĐN trong NGVH. Trong các cuộc thương lượng về biên

76

giới yếu tố văn hóa, lịch sử là bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền quốc gia. Các ứng xử dựa trên những hiểu biết về văn hóa các dân tộc vùng biên giới góp phần quan trọng trong giữ gìn hòa bình, tránh xung đột ở các vùng dân cư biên giới tiếp giáp nhau. Xung quanh vấn đề tranh chấp ở biển Đông, trên các kênh thông tin, chúng ta đưa ra nhiều chứng cứ lịch sử, văn hóa nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo, bác bỏ thông tin sai lệch, bịa đặt và hành động xâm hại chủ quyền của Trung Quốc.

TTĐN trong NGVH đấu tranh chống các quan điểm thù nghịch, bôi xấu, xuyên tạc, chống phá Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa thông tin. Nhận diện kịp thời và đánh bại các hoạt động phá hoại của các thế lực thù nghịch nhằm vào hệ thống chính trị, nền tảng văn hóa tư tưởng Việt Nam: Xuyên tạc, bôi xấu thể chế chính trị Việt Nam, gieo rắc tư tưởng hoài nghi trong nhân dân đối với đảng và nhà nước. Bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, người đứng đầu đảng và nhà nước, xuyên tạc lịch sử, tự do báo chí, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Lợi dụng, khai thác triệt để những sai phạm, yếu kém, các đơn thư tố cáo nội bộ nhằm chia rẽ đoàn kết nội bộ đảng, nhà nước. Tuyên truyền, quảng bá các giá trị dân chủ, sùng bái phương tây, dân chủ Mỹ, cổ vũ cho nền kinh tế thị trường, lối sống hưởng thụ, sính ngoại. Khai thác lợi dụng những vấn đề chủ quyền biển đảo đang bị tranh chấp của Việt Nam nhằm xuyên tạc, phá hoại đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, kích động kiều bào gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích

Một phần của tài liệu THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG (Trang 71 -84 )

×