Chẳng hạn để chứng minh luận điểm ngoại giao văn hóa Mỹ trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai mang tính phòng thủ, người viết đưa ra những dẫn chứng về sự đe dọa của p
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHĂN VĂN
-
Nguyễn Thị Thu Thủy
ĐẶC TRƯNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA MỸ
Luận văn Thạc sĩ ngành Quốc tế học
Hà Nội - 2009
Trang 2Mục lục
xu thế của ngoại giao văn hóa Mỹ trong lịch sử
Mỹ trong thời kỳ thế chiến thứ nhất và thứ hai
trong thời kì chiến tranh lạnh
các quốc gia chống đối
xoa dịu và hòa giải giữa Mỹ và các quốc gia thù địch
2.3 Đánh giá sự phát triển của ngoại giao văn hóa và dự đoán xu 62
Trang 3hướng phát triển của ngoại giao văn hóa Mỹ trong
thời tổng thống Obama
văn hoá của Mỹ đối với Việt Nam
3.1 Chính sách ngoại giao văn hoá của Mỹ đối với Việt Nam 67
3.1.2 Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 76
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ trở thành một siêu cường duy nhất trên thế giới Cho đến nay vẫn chưa có một quốc gia hay khu vực nào có đủ khả năng là một cực ngang hàng với Mỹ Tuy đã có sự suy yếu tương đối sau Chiến tranh lạnh nhưng vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với các vấn đề quốc tế vẫn vô cùng lớn Trong nhiều vấn
đề quốc tế Mỹ đã đơn phương hành động và vẫn tràn đầy tham vọng trở thành bá chủ thế giới Mọi động thái của Mỹ trong quan hệ đối ngoại đều có thể ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế Chính vì vậy, những điều chỉnh chính sách của Mỹ trong quan hệ đối ngoại đều thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế Chính sách ngoại giao văn hoá là một mảng khá đặc biệt trong chính sách ngoại giao của Mỹ Chính phủ
Mỹ thành lập riêng một cơ quan phụ trách về ngoại giao văn hoá thuộc
Bộ ngoại giao Bên cạnh đó, Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật và rất nhiều cơ quan khác cùng hợp tác triển khai những chính sách ngoại giao văn hoá Thực hiện đề tài luận văn này, người viết hi vọng sẽ giúp người đọc hình dung một cách bao quát về bức tranh ngoại giao văn hoá Mỹ và những đặc trưng cơ bản của ngoại giao văn hoá Mỹ được biểu hiện qua các giai đoạn lịch sử từ 1945 đến những năm đầu thế kỉ 21
Nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ vào hệ thống những nghiên cứu về
Mỹ nói chung và ngoại giao văn hoá Mỹ nói riêng tại Việt Nam để tạo nên một bức tranh toàn diện hơn về chính sách ngoại giao Mỹ và chân dung nước Mỹ nói chung Luận văn cũng có thể là một tài liệu tham khảo có ích cho những nhà nghiên cứu, giảng dạy về Mỹ cũng như chính sách ngoại giao của Mỹ
Trang 5Những nghiên cứu về chính sách ngoại giao văn hoá của Mỹ có thể rất
có ích cho những nhà hoạch định chính sách ngoại giao, đặc biệt là khi
sử dụng văn hoá như một công cụ đắc lực cho ngoại giao- một lĩnh vực vẫn chưa thực sự được quan tâm ở Việt Nam
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá, khi sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng lên, hội nhập quốc tế vừa là yêu cầu vừa là xu thế khách quan buộc mọi quốc gia phải tham gia “Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng”, nghiên cứu quốc tế nói chung và nghiên về từng quốc gia cụ thể nói riêng sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong quá trình hội nhập và quan hệ với các quốc gia khác
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây có rất nhiều công trình nghiên cứu và những cuốn sách viết về nước Mỹ, trên nhiều phương diện, khía cạnh Tuy nhiên, ngoại giao văn hoá Mỹ lại là đề tài tương đối mới mẻ trong hệ thống các nghiên cứu về Mỹ học tại Việt Nam Được biết, hiện nay chỉ có một số bài viết nhỏ có đề cập đến vấn đề này chứ chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào tập trung vào lĩnh vực ngoại giao văn hoá Mỹ Thực chất những bài báo này cũng chỉ đề cập đến những khía cạnh nhỏ, lẻ tẻ của ngoại giao văn hóa
Mỹ được biết đến như những giai thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới như “Ngoại giao bóng bàn từng diễn ra như thế nào” trên báo báo điện tử Vietnamnet hay tin đưa về hoạt động ngoại giao âm nhạc giữa
Mỹ và Bắc Triều Tiên trên rất nhiều báo in và báo điện tử chứ chưa có một bài nghiên cứu hoặc một công trình nghiên cứu cụ thể nào về ngoại giao văn hóa Mỹ Chính vì vậy, thâm nhập vào lĩnh vực này vừa
là một khó khăn vừa là thách thức với tác giả luận văn Người viết hi vọng luận văn sẽ là một khởi đầu khơi mở cho những công trình
Trang 6nghiên cứu tiếp theo về ngoại giao văn hoá nói chung và ngoại giao văn hoá Mỹ nói riêng, tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này những đặc trưng cơ bản trong chính sách cũng như hình thức và cách thức triển khai những chính sách ngoại giao văn hoá của Mỹ Đồng thời luận văn cũng tóm lược các hoạt động ngoại giao văn hoá của Mỹ qua các giai đoạn và biến động lịch sử từ sau Chiến tranh thế giới thế giới thế giới II đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu như tiếp cận lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh, diễn dịch và quy nạp
Phương pháp tiếp cận lịch sử: Được thể hiện trong việc khai thác những tài liệu nghiên cứu trong nhiều giai đoạn lịch sử về ngoại giao Mỹ: giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, thời kì Chiến tranh lạnh, Hậu chiến tranh lạnh và giai đoạn sau cuộc khủng bố 11/9/2001 Từ nhiều tài liệu về ngoại giao nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng, người viết tổng kết và nêu ra những đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ qua các thời kỳ này
Phương pháp thống kê: Trong tài liệu có sử dụng một số những thống
kê đã được tổng kết qua các cuộc khảo sát của Trung tâm văn hóa nghệ thuật Mỹ để cho thấy sự thay đổi trong xu hướng về đầu tư cho ngoại giao văn hóa Mỹ qua các thời kỳ
Ngoài ra, trong luận văn người viết sử dụng các con số thống kê, những tài liệu nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Mỹ chủ yếu được cung cấp bởi Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Mỹ như những nguồn tài liệu chính để làm căn cứ so sánh, phân tích chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ và rút ra những kết luận về đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ
Trang 7Một cách khác, người viết đưa ra những luận điểm đã được đúc kết và tiến hành diễn giải, phân tích dựa trên những tài liệu và con số thống
kê đã được chứng minh để chứng minh cho luận điểm đưa ra là thuyết phục
Chẳng hạn để chứng minh luận điểm ngoại giao văn hóa Mỹ trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai mang tính phòng thủ, người viết đưa ra những dẫn chứng về sự đe dọa của phát xít Đức tại Mỹ Latin vốn được coi là sân sau của Mỹ rồi sau đó dẫn giải những chính sách và hoạt động của Mỹ về ngoại giao văn hóa đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi văn hoá, giáo dục, nghệ thuật để làm bật lên những nỗ lực phòng thủ, giữ phạm vi ảnh hưởng của mình tại khu vực của chính quyền Mỹ
Nguồn tài liệu
Tài liệu tham khảo của luận văn chủ yếu là sách và những công trình nghiên cứu của các học giả được cung cấp bởi Trung tâm thông tin tư liệu thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, trên trang Web của Bộ ngoại giao Mỹ, trang web của Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật Mỹ, một số sách do NXB Chính trị Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, NXB Thanh Niên, NXB Thế giới ấn hành và các tạp chí, các bài báo nghiên cứu về ngoại giao Mỹ bằng tiếng Việt và tiếng Anh
5 Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của Luận văn bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần chính và kết luận Trong phần chính của luận văn sẽ bao gồm 3 chương lần lượt
đề cập đến các nội dung về lí luận ngoại giao văn hóa ở Chương 1, Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ ở Chương 2 cũng là chương chính của luận văn, và Chương 3 đi vào cụ thể những hoạt động ngoại giao văn hóa của Mỹ đối với Việt Nam Trong phần Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ, người Việt sẽ phân tích đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ
Trang 8theo trình tự lịch sử thời gian với đặc điểm đặc trưng nhất: đặc tính phòng thủ trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, đặc tính tấn công trong ngoại giao văn hóa trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, giai đoạn giảm đầu tư cho ngoại giao văn hóa giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh và sự khôi phục đầu tư cho ngoại giao văn hóa sau sự kiện 11/9/2001
Những nội dung trên sẽ được cụ thể trong phần hai của luận văn dưới đây
Trang 9CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÊ NGOẠI GIAO VĂN HOÁ MỸ
Ngoại giao văn hóa cũng như ngoại giao quân sự, ngoại giao kinh tế… là một phần quan trọng trong đường lối ngoại giao của một quốc gia Ngoại giao văn hóa sử dụng văn hóa (giáo dục đào tạo, nghệ thuật,…) làm công cụ kết nối quan hệ ngoại giao của một quốc gia với một quốc gia khác Do đó ngoại giao văn hóa thường được thể hiện trên phương diện hợp tác hòa bình và là một giải pháp hữu hiệu khi ngoại giao kinh tế, ngoại giao quân sự, … không đạt được kết quả Một trong những đặc điểm quan trọng của ngoại giao văn hóa là phương thức thực hiện đa dạng, không chỉ bằng con đường chính thức của nhà nước mà bằng cả con đường “không chính thức”, bao gồm các hình thức giao lưu, trao đổi phong phú giữa các cá nhân, tổ chức của các quốc gia Chính vì vậy mà ngoại giao văn hóa được áp dụng
dễ dàng, linh hoạt và kết quả đạt được cũng nhanh chóng mà không kém phần hiệu quả so với các hình thức ngoại giao kinh tế, chính trị hay quân sự Trong bối cảnh hiện nay của quan hệ quốc tế, xu thế “đối thoại hợp tác, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia” đang là xu thế chủ đạo, chính vì vậy ngoại giao văn hóa ngày càng phát huy được hiệu quả của nó như một công cụ hữu hiệu để tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Quá trình toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện cho
sự giao lưu và thông tin liên lạc ngày càng thuận tiện hơn Đó cũng là một lí do thúc đẩy ngoại giao văn hóa đạt được nhiều thành tựu và nhận được sự quan tâm thích đáng hơn
Trang 10Tuy nhiên, mặc dù ngoại giao văn hóa được đánh giá là một phương thức ngoại giao hòa bình nhưng không có nghĩa là nó không được sử dụng cho những mục tiêu chính trị “phi hòa bình” một khi các đế quốc lợi dụng công cụ này để tiến hành những âm mưu bá chủ của mình Rất nhiều hoạt động ngoại giao văn hóa đã được sử dụng như một phần của chiến lược “diễn biến hòa bình”, đặc biệt trong các cuộc cách mạng màu sắc của Mỹ nhằm lật đổ những quốc gia chống đối Với các “đế quốc văn hóa”, ngoại giao văn hóa còn là công cụ để truyền bá các “giá trị văn hóa” được coi là ưu việt của các quốc gia này
Chính bởi nắm giữ những giá trị tinh thần cốt lõi của một quốc gia, văn hóa có thể trở thành một phương tiện vô cùng hiệu quả để giới thiệu hình ảnh một quốc gia với thế giới, hoặc làm cho thế giới hiểu biết thêm về quốc gia đó nhưng đồng thời nó cũng có thể được sử dụng là công cụ, một thứ “quyền lực mềm” của các đế quốc nhằm thao túng các quốc gia nhỏ, yếu hoặc đối đầu với mình
Tìm hiểu về đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ, một đế quốc văn hóa, trước hết chúng ta đi vào những vấn đề lí luận liên quan đến phạm vị nghiên cứu của luận văn
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Ngoại giao và văn hóa
Chúng ta đều biết, ngoại giao văn hóa sử dụng công cụ chính là văn hóa để thực hiện công tác ngoại giao Vậy ngoại giao là gì? Văn hóa
có thể được hiểu như thế nào? Văn hóa bao gồm những thành tố nào tạo thành?
Trang 11Theo từ điển tiếng Việt do Nguyễn Văn Đàm biên soạn, do Nhà xuất
bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000, “ngoại giao có nghĩa là
công việc giao thiệp giữa các quốc gia nước ngoài và giải quyết các vấn đề quốc tế” Theo Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ phát hành thì “ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và để góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung” Đó là định nghĩa khi hiểu “ngoại giao” ở dạng một danh từ Động từ “ngoại giao” được đinh nghĩa là “giao thiệp với bên ngoài, người ngoài”
Như vậy, ngoại giao có thể được hiểu ở nghĩa hẹp là quan hệ giao tiếp, trao đổi giữa một quốc gia với quốc gia khác hay quan hệ giao tiếp, trao đổi giữa nhân dân một quốc gia với nhân dân của quốc gia khác Ở nghĩa rộng và khái quát thì ngoại giao là sự giao tiếp của một chủ thể với chủ thể khác Quan hệ ngoại giao của một quốc gia có thể được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh như ngoại giao quân sự, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa,…trong đó ngoại giao văn hóa
là một bộ phận quan trọng, lấy văn hóa là công cụ chính để thực hiện
ý đồ ngoại giao
Văn hóa là một khái niệm trừu tượng mà khó có một định nghĩa nào
có thể khái quát được toàn diện ý nghĩa của từ này Trong tiếng Việt
“văn hóa” là một từ Hán Việt được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, “văn hóa là tổng hòa của kho báu vật chất và tinh thần mà xã hội loài người sáng tạo ra trong suốt quá trình thực
Trang 12tiễn lịch sử”1
Còn theo nghĩa hẹp, “văn hóa biểu thị hình thái ý thức
xã hội và toàn bộ các chế độ và thiết chế tương ứng với nó”2
Nhà văn, nhà nghiên cứu Edouard Herriot cũng từng nói “Văn hóa là cái
còn lại khi người ta quên đi mọi thứ” (“Culture is what remains, when
one has forgotten everything)… Như vậy theo cả nghĩa rộng và nghĩa
hẹp văn hóa là một khái niệm hết sức rộng lớn
Có thể thấy văn hóa có thể bao gồm nhiều thành tố trong đó có các giá trị tinh thần như lối sống, giáo dục, các phong tục tập quán, các hình thức biểu diễn nghệ thuật,… Đó cũng là những khía cạnh chủ yếu của văn hóa được khai thác để sử dụng trong quá trình hoạt động của ngoại giao văn hóa
1.1.2 Đế quốc văn hóa
Sở dĩ khái niệm này được đề cập đến trong luận văn là bởi Mỹ là một
đế quốc văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa của Mỹ thể hiện rõ đặc tính của một đế quốc văn hóa trong quan hệ với các quốc gia khác
John Tomlinson, tác giả của cuốn sách “Giới thiệu về đế quốc văn hóa” đã định nghĩa khái niệm này như sau: “đế quốc văn hóa là sự sử dụng quyền lực chính trị và kinh tế để đề cao và phổ biến các giá trị
và tập quán của văn hóa ngoại nhằm thay thế văn hóa bản địa”3 Herbert Schiller, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất về đế quốc truyền thông thì đưa ra định nghĩa chủ nghĩa đế quốc văn hóa là “tổng
1
Lương Văn Kế (chủ trì), Trần Đương (2004): “Phác thảo chân dung đời sống văn hóa Đức đương
đại”, tr 55, NXB Đại học Quốc gia
3
John Tomlinson (1991), Cultural Imperialism: A Critical Introduction, ACLS History E-Book
Trang 13hợp quá trình một xã hội được đưa vào hệ thống thế giới hiện đại và các cách thức mà giai cấp thống trị của nó bị hấp dẫn, đặt áp lực, bị ép buộc, và đôi khi bị mua chuộc vào việc tạo lập những thể chế xã hội
để làm cho nó phù hợp với, hoặc thậm chí phát triển những giá trị và cấu trúc của thế lực thống trị hệ thống thế giới hiện đại”4
Đế quốc văn hóa là sự thực hiện phát triển văn hóa và ngôn ngữ của một quốc gia (thường là một quốc gia có quyền lực lớn) ở một quốc gia khác (thường là quốc gia nhỏ)
Trên thực tế lịch sử các đế quốc đã được hình thành thông qua việc xâm chiếm các quốc gia khác hoặc thực hiện các chính sách cưỡng bách với các quốc gia nhỏ, yếu hơn mình và áp đặt văn hóa và các giá trị của mình đối với các quốc gia chịu sự thống trị Điển hình là sự diệt vong của văn hóa và ngôn ngữ Etruscan do đế quốc La Mã gây nên
Ngày nay chúng ta thấy sự phổ biến của văn hóa đại chúng Mỹ (pop culture), đặc biệt là lối sống Mỹ, phim ảnh, ca nhạc và các giá trị Mỹ
ở mọi ngõ ngách trên thế giới Mỹ đã thực sự trở thành một đế quốc văn hóa do sự thẩm thấu và áp đặt các giá trị văn hóa Mỹ của quốc gia này thông qua truyền thông, các chính sách ngoại giao đơn phương gây nhiều dư luận chỉ trích và bất bình
1.1.3 Khái niệm ngoại giao văn hóa
4
http://iml.jou.ufl.edu/projects/Spring01/Poux/Cultural%20Imperialism.html
Trang 14Khái niệm “ngoại giao văn hóa” theo Milton Cummingtons5
được hiểu là “sự trao đổi quan điểm, thông tin, nghệ thuật và những khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia và nhân dân của những quốc gia đó nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” Nhưng ngoại giao văn hóa cũng có thể là “đường một chiều” hơn là “sự trao đổi hai chiều” khi một quốc gia tập trung nỗ lực của mình để phát triển ngôn ngữ quốc gia, giải thích những chính sách, quan điểm của mình hoặc “kể những câu chuyện của mình” cho toàn thế giới
Tuy nhiên, theo Frank Ninknovich6: “ngoại giao văn hóa là sự thúc đẩy quan hệ hoặc giao tiếp giữa nhân dân các nước chứ không phải giữa các chính phủ…” Trong khi đó, Margaret và Christoppher trong bản nghiên cứu “Quan hệ văn hóa quốc tế: So sánh đa quốc gia” thì cho rằng “ngoại giao văn hóa là quá trình thông tin hai chiều, bao gồm
cả những nỗ lực làm nổi bật hình ảnh và những giá trị của một quốc gia với những quốc gia khác cũng như tiếp nhận thông tin và tìm hiểu văn hóa và những giá trị, hình ảnh của các quốc gia khác và của nhân dân các quốc gia khác”7
Có thể nói ngắn gọn rằng ngoại giao văn hóa là khái niệm chỉ hoạt động giao tiếp sử dụng công cụ văn hóa của một quốc gia với một
5
Cynthia Schneider (2003), Diplomacy that Works: 'Best Practices' in Cultural Diplomacy,
Center for Arts and Culture, tr1
6
Ninknvick, F (1996), Chính sách thông tin và ngoại giao văn hóa của Mỹ (Headline Series, Số 308), Newyork, NY: Hiệp hội chính sách ngoại giao, tr2
7
Margaret J Wyszomirski – Christopher Burgess (2003), International Cultural relations: A
multi-country comparison, Arts policy and Administraton Program, The Ohio State and
Trang 15quốc gia khác, hoặc nhân dân một quốc gia nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ hiểu biết lẫn nhau
Đánh giá vai trò của ngoại giao văn hóa, trong một bản báo cáo về ngoại giao văn hóa vào tháng 9/20058, Ủy ban tư vấn ngoại giao văn hóa, Bộ ngoại giao Mỹ cũng cho rằng “ngoại giao văn hóa là trụ cột của ngoại giao nhân dân” vì “trong những hoạt động văn hóa, quan điểm của một quốc gia được thể hiện tốt nhất”
Một báo cáo của Bộ ngoại giao Nhật Bản về ngoại giao văn hóa9
cũng cho rằng “giao lưu và tín nhiệm lẫn nhau về văn hóa trong thời đại chúng ta đang sống là rất khó, các loại xung đột và đối lập làm cho khắp nơi trên toàn cầu đều cảnh giác và đề phòng lẫn nhau Bởi thế giá trị đặc biệt của ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa ngày càng quan trọng.” Người Nhật cho rằng “không có sự tín nhiệm lẫn nhau về văn hóa thì không thể có vũ đài văn hóa quốc tế cũng không thể phát hiện lực ảnh hưởng quốc gia, nâng cao hình tượng văn hóa quốc gia chỉ là một câu nói trống rỗng” Vì vậy, Nhật Bản nâng cao quốc lực văn hóa bằng cách thông qua hình tượng văn hóa để giành được tín nhiệm của nhân dân các nước Từ góc độ khác, văn hóa là quảng cáo của tín nhiệm Cũng theo bản báo cáo về ngoại giao văn hóa của Ủy ban tư vấn ngoại giao văn hóa thuộc Bộ ngoại giao Mỹ10, thì “ngoại giao văn hóa thể hiện phần hồn của quốc gia”
8
Advisory Committee on Cultural Diplomacy, U.S Department of State (September 2005),
Cultural Diplomacy the Linchpin of Public Diplomacy, U.S Department of State, tr1
9
Dương Danh Dy (2008), Ngoại giao văn hóa Nhật Bản
http://www.tgvn.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=15&ID=2443, tr1
10
Advisory Committee on Cultural Diplomacy, U.S Department of State (September 2005),
Cultural Diplomacy the Linchpin of Public Diplomacy, U.S Department of State, tr1
Trang 16Nhận thức rõ vai trò của văn hóa, Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của ngoại giao văn hóa trong tiến trình hội nhập quốc tế Phát triển trong hội thảo “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế phục vụ hội nhập và phát triển bền vững” tổ chức vào tháng 10 vừa qua, bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm cũng
đánh giá ngoại giao văn hóa “có vai trò hết sức quan trọng vì nó vừa
là nền tảng tinh thần vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam; nó bổ trợ rất hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành một chỉnh thế chính sách đối ngoại phát huy tốt nhất sức mạnh dân tộc
và kết hợp hiệu quả với sức mạnh thời đại”11
Như vậy có thể nói ngoại giao văn hóa có vai trò vô cùng ý nghĩa trong hoạt động ngoại giao của các quốc gia, bởi lẽ văn hóa phản ánh bản sắc của một quốc gia và ngoại giao văn hóa là cách giới thiệu cho bên ngoài hình ảnh của con người, đất nước của quốc gia đó như thế nào Do đó, thiện cảm hay ác cảm mà bên ngoài dành cho một đất nước tăng lên hay giảm đi là phụ thuộc rất nhiều vào cách quốc gia và nhân dân của quốc gia đó thể hiện mình như thế nào thông qua ngoại giao văn hóa Khi những người bên ngoài công nhận và gần gũi văn hóa của một quốc gia thì sẽ gần gũi hơn với quốc gia đó nên có thể nói ngoại giao văn hóa là một cách thức hữu hiệu giúp bồi dưỡng cảm tình của các quốc gia bên ngoài đối với một quốc gia Mặt khác nếu chúng ta muốn người khác hiểu về xã hội mình, những chính sách của mình, trước hết chúng ta phải hiểu được những động thái, văn hóa, lịch sử và tâm lý và thậm chí ngôn ngữ của những người mà chúng ta
Trang 17muốn đặt quan hệ giao thiệp với họ Ngày nay toàn cầu hóa đã khiến thế giới của chúng ta ngày càng phụ thuộc nhau hơn Một quốc gia sẽ không thể phát triển nếu đứng ngoài xu thế chung của toàn thế giới hoặc tách mình đứng biệt lập Vì vậy hội nhập là yêu cầu cần thiết và
để hội nhập thì cần phải “biết mình, biết ngươi”, phải làm cho bên ngoài hiểu về mình cũng như tìm hiểu về các quốc gia khác để đạt được những mẫu số chung trong quan điểm cũng như trong quan hệ hợp tác “Ngôn ngữ” của ngoại giao văn hóa là ngôn ngữ dễ thẩm thấu
và đi vào lòng người bởi đó là ngôn ngữ dễ truyền đạt bằng những cách dễ hiểu, nhẹ nhàng nhưng không kém hiệu quả mà không đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp đao to búa lớn, gây mất hòa khí Chính vì thế mà các nhà ngoại giao coi nó là một dạng “quyền lực mềm” và
“phải được tăng cường đầu tư để trở thành một bộ phận có ý nghĩa trong kho công cụ ngoại giao của một quốc gia”12 Nói một cách khái quát, văn hóa có tác dụng mà kinh tế và chính trị đều không có, nên những chỗ thông qua chính trị, kinh tế mà không đạt được thì tất nhiên phải thông qua văn hóa để hoàn thành Điều càng quan trọng hơn, phương thức của văn hóa là một loại phương thức hòa bình, một loại phương thức làm cho người ta trong quá trình vui vẻ, trầm lắng lại giành được thành công
Ngoại giao văn hóa sở dĩ đạt được hiệu quả như vậy là bởi nó dùng ngôn ngữ mà con người dễ dành được tiếng nói chung nhất đó là các hình thức khác nhau của văn hóa Trong số những hình thức thể hiện
12
United States General Accounting Office Report to the Committee on International Relations,
House of Representatives (2003), U.S Public Diplomacy: State Department Expands Efforts But
Faces Significant Challenges, http://www.gao.gov/new.items/d03951.pdf , tr2
Trang 18phổ biến nhất của ngoại giao văn hóa là các trao đổi liên quan đến nghệ thuật như các cuộc giao lưu âm nhạc, hội họa, thể thao, các cuộc hợp tác, trao đổi về giáo dục giữa các quốc gia nói chung các trường đại học nói riêng, Ở trong đó sự đồng cảm của con người dường như đạt được dễ dàng hơn và những ý đồ ngoại giao được thể hiện mềm dẻo, linh hoạt hơn Trong lịch sử đã chứng minh rất nhiều thành công
mà các quốc gia đạt được thông qua con đường ngoại giao văn hóa ví
dụ như trường hợp nổi tiếng trong lịch sử là ngoại giao bóng bàn giữa
Mỹ và Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, hay ngoại giao âm nhạc giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên giúp xoa dịu quan hệ căng thẳng đến đỉnh điểm của Mỹ và hai quốc gia này,…
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của ngoại giao văn hóa Mỹ
Ngoại giao văn hóa cũng chỉ là một bộ phận của ngoại giao nói chung
và suy cho cùng thì nó cũng thực hiện những nhiệm vụ chính của ngoại giao là giúp tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc, nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế
Mang đặc thù của một đế quốc văn hóa, ngoại giao văn hóa Mỹ được
sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau13
:
- Tạo ra nền tảng tin tưởng với những quốc gia đối tác nhằm đạt được những thỏa thuận về chính trị, kinh tế, quân sự Ở trường hợp này, ngoại giao văn hóa làm nhiệm vụ dẫn đường cho ngoại giao kinh tế, chính trị và quân sự
13
Advisory Committee on Cultural Diplomacy, U.S Department of State (September 2005),
Trang 19- Khuyến khích các quốc gia khác dành cho Mỹ sự ưu tiên trong những chính sách nhất định hoặc yêu cầu cộng tác vì những lợi ích chung
- Thể hiện những giá trị và lợi ích trong những giá trị, cho thấy người Mỹ không nông cạn, bạo lực, vô thần mà cũng có những giá trị như gia đình, lòng trung thành và khao khát phát triển giáo dục như bất kỳ dân tộc nào khác
- Thiết lập quan hệ với những quốc gia có những thay đổi về chính phủ
- Tiếp cận những quốc gia có ảnh hưởng ở nước ngoài mà Mỹ không thể đạt được quan hệ đó thông qua những chức năng truyền thống của đại sứ quán
- Tạo một diễn đàn trung lập cho những sự tiếp xúc giữa nhân dân với nhân dân
- Phục vụ như một phương tiện linh hoạt, được chấp nhận toàn cầu cho việc nối lại quan hệ hữu nghị với những quốc gia mà quan hệ ngoại giao đang ở tình trạng bế tắc hoặc không phát huy được tác dụng
- Là cách duy nhất để tiếp cận với những người trẻ tuổi, những nhân
tố không xuất chúng, đông đảo quần chúng với một rào cản ngôn ngữ được giảm tối thiểu
- Thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp thường dân
- Giáo dục người Mỹ về những giá trị và cảm thức về các xã hội khác, giúp Mỹ tránh những sai lầm, sơ suất
Trang 20- Đối phó với những hiểu lầm, những mối thù hận và khủng bố
Rõ ràng tài liệu này đã cho thấy một bức tranh khái quát về nhiệm vụ của ngoại giao văn hóa Mỹ mà phần nào trong đó thể hiện đặc điểm
và đặc trưng ngoại giao văn hóa của cường quốc số một thế giới này Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này ở chương 2 của luận văn
Trang 21Chương 2: Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ
Uy tín của nước Mỹ trên chính trường quốc tế chưa bao giờ bị giảm sút ở tình trạng báo động như hiện nay Các chính sách ngoại giao đơn phương của quốc gia này đã và đang gây nên sự phản đối gay gắt trong cộng đồng quốc tế Ngay cả phương Tây cũng có những bất đồng nhất định với Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế chứ không còn đồng minh trên mọi chiến tuyến với Mỹ Trong khi đó dư luận phản đối Mỹ tại Trung Đông thì ngày càng gay gắt và Mỹ Latin thì đã không còn là sân sau của Mỹ như thuở Monroe tuyên bố “châu
Mỹ là của người Mỹ”…
Mỹ đang vấp phải một giai đoạn khó khăn trong quan hệ ngoại giao
và người ta lại thấy chính sách ngoại giao văn hóa lại được chính phủ
Mỹ tìm đến như một giải pháp ưu tiên, khi vũ khí quân sự, kinh tế không đạt được kết quả, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược Vậy ngoại giao văn hóa đã ảnh hưởng thế nào với lịch sử ngoại giao của Mỹ và đặc trưng của ngoại giao văn hóa Mỹ là gì?
2.1 Lược sử chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ và các xu thế của ngoại giao văn hóa Mỹ trong lịch sử
Phải nói một cách toàn diện là mặc dù sức ảnh hưởng và lan tỏa của văn hóa Mỹ trên toàn thế giới là rất lớn nhưng ngoại giao văn hóa vẫn chưa được quan tâm một cách thích đáng thậm chí có lúc đã bị lãng quên Nhìn lại lịch sử ngắn ngủi của ngoại giao văn hóa Mỹ sẽ thấy rằng nước Mỹ đầu tiên không mấy quan tấm đến ngoại giao văn hóa ngay cả lĩnh vực xuất khẩu văn hóa Điều này dường như có vẻ lạ đối
Trang 22với một cường quốc về xuất khẩu văn hóa như Mỹ Có lẽ bởi người
Mỹ thấy rõ sự khác biệt của họ là ở hệ thống chính trị chứ không phải
ở các nhà thơ, các nghệ sĩ và các tiểu thuyết gia Nhìn chung, họ coi văn hóa phổ cập của mình là một nguồn giải trí riêng tư hơn là một công cụ của chính sách đối ngoại14 Năm 1938, Bộ Ngoại giao đã thành lập Phòng Quan hệ Văn hóa, nhưng rất nhiều quan chức Mỹ đã chỉ trích việc sử dụng văn hóa như là một công cụ ngoại giao Thậm chí ngày nay, hầu hết người Mỹ cho rằng văn hóa thuộc về lĩnh vực sáng tạo, thị hiếu của công chúng và là công việc tự do, chứ không phải là công việc của chính phủ Có lẽ bởi vậy mà chính sách ngoại giao văn hóa của Mỹ chỉ được quan tâm khi nước Mỹ đang bị dồn vào thế khó Khi “an tâm” vào vị trí của mình thì Mỹ lại tỏ ra “ngủ quên trên chiến thắng” và khá thờ ơ với ngoại giao văn hóa
2.1.1 Đặc tính phòng ngự của ngoại giao văn hóa Mỹ trong thời kỳ thế chiến thứ nhất và thứ hai
Tác giả Milton Cummings trong bài nghiên cứu “Khảo sát về ngoại giao văn hóa và chính phủ Mỹ”15
đã cho rằng một trong những sáng kiến quan trọng đầu tiên trong ngoại giao văn hóa nhằm đối phó với
“sự tấn công văn hóa” của phát xít Đức ở Mỹ Latin những năm 1930 Những hoạt động của người Đức ở châu Mỹ đã được miêu tả bởi một quan chức phụ trách công tác ngoại giao văn hóa là “được tổ chức, được đầu tư tốt, được thiết kế để đối phó và làm suy yếu quan hệ của
14
Jessica C.E.Gienow-Hecht (2006), Châu Âu nhìn nhận ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, Tạp chí
điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2006, tr.1
15
Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the United States Government: A Survey ,
Trang 23Mỹ với những quốc gia Mỹ Latin và được thiết kế để làm giảm uy tín của những động thái và những mục đích của Mỹ trong khu vực” Đáp trả lại kế hoạch của Đức tại hội nghị Pan về vấn đề gìn giữ hòa bình được tổ chức tại Buenos Aires vào năm 1936, đoàn đại biểu Mỹ đã đề xuất Công ước phát triển quan hệ văn hóa liên châu Mỹ và đề xuất này đã dành được sự nhất trí hoàn toàn Phần đầu của công ước này đưa ra những mục tiêu như sau:
Xem xét mục tiêu gìn giữ hòa bình sẽ được thúc đẩy bởi sự hiểu biết lẫn nhau về nhân dân và những thể chế của những quốc gia tham dự…; và những mục tiêu này sẽ được thúc đẩy bởi việc trao đổi các giáo sư, giáo viên và sinh viên giữa các quốc gia trong khu vực cũng như bởi những sự khích lệ dành cho các mối quan hệ những tổ chức không chính thức có vai trò tạo nên ảnh hưởng đến dư luận xã hội…những chính phủ có đại diện tại hội nghị đã quyết tâm xây dựng một công ước với mục đích này
Như vậy có thể nói, ngoại giao văn hóa Mỹ thời kì này là hành vi
“Phòng ngự văn hóa” để chống lại chiến lược “Tấn công văn hóa” của người Đức tại khu vực mà Mỹ đã mặc nhiên cho là sân sau của mình
từ lâu Từ thời tổng thống James Monroe (1817-1825), học thuyết Monroe đã cho rằng “châu Mỹ là của người Mỹ” và ai cũng biết rằng tuyên ngôn này thực ra là để khẳng định vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Mỹ Latin, cảnh báo các cường quốc khác “không nên nhòm ngó” mảnh đất đã có chủ này Thế nên khi người Đức động đến quyền lợi của mình và khiến Mỹ đứng trước nguy cơ mất sân sau thì lập tức Mỹ phải suy nghĩ lại về chính sách ngoại giao ở đây Chính sách ngoại
Trang 24giao văn hóa được cân nhắc là một phương pháp khôn ngoan bởi ngôn ngữ mềm dẻo, tế nhị mà hiệu quả
Kenvin Mulcahy16 đã chỉ ra một vài đặc điểm chính của các hoạt động của Mỹ trong ngoại giao văn hóa đã được dự đoán trước trong công ước Buenos Aires Những trao đổi văn hóa đã được áp dụng nhằm thúc đẩy quan hệ văn hóa và hợp tác trí tuệ giữa Mỹ và các quốc gia khác Cùng thời điểm thì mục tiêu của bộ ngoại giao Mỹ cũng rất rõ ràng: kỳ vọng những hoạt động trao đổi này sẽ thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia theo chiều hướng tốt đẹp hơn và cải thiện hình ảnh của nước Mỹ ở nước ngoài
Hai năm sau, tháng 5/1938, Bộ ngoại giao Mỹ tài trợ cho một cuộc họp về hợp tác văn hóa liên châu Mỹ nhằm đưa ra một thông báo về ý
định thành lập Cục quan hệ văn hóa với những chức năng cơ bản sau:
Cung cấp cho chính phủ định hướng cho việc triển khai và thực hiện
nỗ lực quốc gia dài hạn có sự phối hợp, tổ chức nhằm tăng cường quan hệ văn hóa của Mỹ với những quốc gia khác, bắt đầu với các nước, bắt đầu với những quốc gia Mỹ Latin
Khi Chiến tranh thế giới II nổ ra, bên cạnh “ông lớn” Liên Xô, chủ nghĩa phát xít lại một lần nữa đe dọa vai trò của Mỹ đang dần khẳng định trên thế giới Giai đoạn này một loạt những dấu mốc tăng cường ngoại giao văn hóa của Mỹ đã diễn ra Nelson Rockefeller, một chuyên viên của bộ ngoại giao thời kì này, đã phát triển một chương trình toàn diện thúc đẩy quan hệ ngoại giao văn hóa với các nước Mỹ
16
Kevin V Mulcahy (1999), Cultural Diplomacy and the Exchange programs: 1938-1978, the
Journal of Arts Management, Law and Society, Vol 29, tr.11
Trang 25Latin, đặc biệt là Brazil, Argentina và Mexico Kết quả của những nỗ lực này là những triển lãm tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York với những tác phẩm trưng bày là của các nghệ sĩ hàng đầu của các nước Mỹ Latin đồng thời thông qua các chương trình của Bộ ngoại giao rất nhiều triển lãm và nhóm biểu diễn nghệ thuật đã được cử đi biểu diễn tại Mỹ Latin Năm 1938, bắt đầu có một số sách viết về vai trò của Mỹ trong một số kênh thông tin quốc tế như báo chí, phát thanh, phim ảnh Những cuốn sách này nhằm giải quyết những nỗ lực ban đầu của chính phủ Mỹ trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác với các quốc gia Mỹ Latin thông qua các kênh thông tin cá nhân (person-to-person), hai chiều (two way) hay dài hạn (long term communication)17 Hoạt động này thực chất là để khẳng định vai trò
và ảnh hưởng vẫn rất lớn mạnh của Mỹ tại khu vực Mỹ muốn chứng
tỏ mình vẫn đủ sức đảm đương vai trò anh cả lạnh đạo trong khu vực chứ không phải là bất cứ một nhân tố bên ngoài nào: vừa không am hiểu Mỹ Latin bằng Mỹ vừa không đủ nhưng quan hệ thân thiện cần thiết để phát triển sự lớn mạnh của khu vực
Khi Mỹ tham chiến tại Chiến tranh thế giới II, sự đầu tư cho ngoại giao văn hóa thậm chí được tăng cường hơn Một loạt các hoạt động văn hóa được mở rộng bởi Phòng quan hệ văn hóa (Division of Cultural Relations), những chương trình mới được phát triển bởi Phòng điều phối các vấn đề liên châu Mỹ (Office of the Coordinator for inter-American Affairs) Đặc biệt phòng Thông tin chiến tranh
17
Espinosa J Manuel (1976), Cultural Relations Programs of the US Department of State:
Historical studies: number 2, Bureau of Educational and Cultural Affairs U.S Department of State, Washington, DC, tr.8
Trang 26(Office of War Information) được thành lập với nhiệm vụ ngoại giao văn hóa khá đặc biệt là giải thích những mục đích và mà mục tiêu của các hoạt động của Mỹ trong chiến tranh Khi được thông báo về việc Đức phát xít đang sở hữu một bộ sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật khổng lồ của châu Âu do Đức tịch thu từ các nước bị chiếm đóng, năm 1943, bộ ngoại giao Mỹ đã ra thông báo thành lập “Ủy ban bảo
vệ và giải cứu các công trình nghệ thuật và lịch sử tại khu vực có chiến tranh” (American Commission for the Protection and Salvage
of Artistic and Historic Monuments in War Areas) Vào năm
1945-1946, Ủy ban này đã phối hợp với Bộ chiến tranh để giải cứu thành công các tác phẩm nghệ thuật và trả về những nơi chúng bị Đức đánh cắp
Chiến tranh kết thúc và ngươi Mỹ đã tỏ ra khá thành công trong những nô lực ngoại giao văn hóa “phòng ngự” của mình Bằng những chiến thuật thông tin và tuyên truyền nhanh nhạy chính quyền Mỹ đã khẳng định vị thế, sức ảnh hưởng và vai trò của mình tại khu vực để chứng tỏ rằng Mỹ Latin thực sự là sân sau vững vàng của Mỹ mà không một thế lực nào có thể thay thế Người Đức dù có lớn mạnh và lợi hại đến đâu cũng không thể am hiểu và sự gắn bó đủ để có được sự hậu thuận vững chắc mà khu vực này dành cho Mỹ Với những nỗ lực của mình không những thế Mỹ còn nâng cao uy tín và ảnh hưởng với châu Âu và thế giới nói chung bằng việc trợ giúp các quốc gia này không chỉ về quân sự kinh tế mà còn bảo vệ các di sản văn hóa bị đánh cắp
Trang 272.1.2 Ngoại giao văn hóa Mỹ đậm tính tấn công trong thời kì Chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh diễn ra ngay sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc
và nó mở ra thời kỳ mới trong ngoại giao văn hóa Mỹ
Để cạnh tranh với Liên Xô đang có tiếng nói rất quyền lực trên trường quốc tế và đối phó với nguy cơ Liên Xô mở rộng ảnh hưởng của mình
ở châu Âu, truyền bá tư tưởng cộng sản ra khắp thế giới, Mỹ đã thực hiên chiến lược ngoại giao văn hóa đậm tính tấn công với một chiêu thức mang tính đối đầu rõ rệt với Liên Xô: truyền bá văn hóa và các giá trị Mỹ
Tại những khu vực do Mỹ được phân chia chiếm đóng sau chiến tranh, một loạt những chương trình văn hóa, giáo dục đã được triển khai nhằm giáo dục lại và định hướng lại người Đức tiếp thu những giá trị của một hệ thống dân chủ Những chương trình trao đổi văn hóa là một phần quan trọng của chiến dịch phát triển giáo dục này Giữa năm 1945 và năm 1954 đã có khoảng 12000 người Đức và 2000
Mỹ tham gia vào các chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia18 Những chương trình tương tự cũng được tiến hành tại Nhật Bản
và các nước ở khu vực Thái Bình Dương
Năm 1945 tổng thống Truman đã sáp nhập hai cơ quan Phòng thông tin chiến tranh và Phòng Điều phối các vấn đề liên Mỹ vào Bộ ngoại giao Những chức năng của hai cơ quan này đã được kết hợp với những chức năng của Phòng quan hệ văn hóa để thành lập ra Phòng
18
Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the United States Government: A Survey ,
Center for Arts and Culture, tr.4
Trang 28phụ trách các vấn đề văn hóa và thông tin quốc tế (Office of International Information and Cultural Affairs), sau đó một năm cơ quan này lại được đổi tên là Phòng Trao đổi thông tin quốc tế và Giáo dục (Office of Internation information and Education Exchange) Năm 1946 đã chứng kiến sự ra đời của một chương trình có lẽ nổi bật nhất trong các hoạt động trao đổi văn hóa giáo dục của Mỹ Thượng nghị sĩ bang Arkansas, J William Fulbright, đã tài trợ và trợ giúp cho việc thông qua Luật dân sự số 79-584- đạo luật Fulbright Theo luật này Bộ ngoại giao được ủy quyền kí kết các thỏa thuận với các chính phủ nước ngoài và sử dụng ngoại tệ thu được từ thặng dư buôn bán trong chiến tranh để giải ngân cho các hoạt động trao đổi văn hóa và học thuật Những chương trình này sau đó đã được lấy tên là Chương trình Fulbright
Sự hiệu quả của chương trình này đã được chứng minh bằng những con số cụ thể, chẳng hạn như từ 1946-1996 đã có khoảng 250.000 người hưởng lợi từ học bổng Fulbright Học bổng này đã hỗ trợ rất nhiều sinh viên và học giả nước ngoài đến Mỹ học tập để trở về phục
vụ đất nước mình đồng thời tạo cơ hội giao lưu cho sinh viên và học giả người Mỹ với sinh viên và các học giả nước ngoài Mục đích của các chương trình này là nhằm tăng cường sự hợp tác giáo dục và văn hóa giữa Mỹ và các quốc gia khác, thông qua đó thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia bên ngoài và Mỹ
Bước sâu hơn vào Chiến tranh lạnh, nhận thức sự ảnh hưởng lan rộng của chủ nghĩa xã hội, năm 1948 Quốc hội nới rộng phạm vi cấp phép cho các chương trình văn hóa giáo dục quốc tế bằng việc thông qua
Trang 29đạo luật Smith-Mundt, đạo luật về trao đổi văn hóa và thông tin Mỹ vào năm 1948 Lần đầu tiên khi không phải đang trong tình trạng chiến tranh, chính phủ tăng cường “tổ chức các hoạt động trao đổi, văn hóa, giáo dục, thông tin trên phạm vi toàn cầu” với mục tiêu “thúc đẩy sự hiểu biết về nước Mỹ ở các quốc gia khác, và tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân Mỹ và nhân dân các quốc gia khác”
Đằng sau những ngôn từ này người ta thấy được một sự lo ngại sâu sắc của Mỹ về chính sách đối ngoại của Liên Xô và an ninh của Mỹ ở nước ngoài Thêm vào đó còn có mối lo cụ thể hơn về chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ trong rất nhiều chương trình thông tin khác nhau của Liên Xô
Được quy định như một phần của đạo luật Smith-Mundt, Cục văn hóa của Bộ ngoại giao đã được cơ cấu lại một lần nữa Hai cơ quan riêng biệt đã được thành lập Cục trao đổi giáo dục chịu trách nhiệm về “các hoạt động trao đổi về con người” và duy trì những học viện và thư viện ở nước ngoài Trong khi đó Cục thông tin quốc tế chịu trách nhiệm về báo chí, xuất bản, phát thanh, và truyền hình Sự sắp xếp lại này của Bộ ngoại giao cho thấy những chương trình trao đổi văn hóa, giáo dục với mục tiêu tăng cường sự hiểu biết quốc tế với Mỹ có triển vọng dài hạn nên được tách ra riêng rẽ với các chương trình thông tin, truyền thông có những mục tiêu ngắn hạn hơn, đặc biệt là trong việc đối đầu với sự tuyên truyền của Liên Xô Khi chiến tranh Lạnh ở thời
kỳ khốc liệt, chính sách về ngoại giao văn hóa đã được tăng cường thêm một nhiệm vụ mới là “giải thích quan điểm và mục tiêu của Mỹ với thế giới”
Trang 30Năm 1953, Cơ quan thông tin Mỹ (The United States Information Agency) được thành lập, hoạt động độc lập với Bộ ngoại giao Mỹ Cơ quan mới này phụ trách tất cả các chương trình thông tin bao gồm cả Đài phát thanh Mỹ (the Voice of America) vốn thuộc quyền kiểm soát của Bộ ngoại giao nhưng các chương trình trao đổi văn hóa, giáo dục vẫn thuộc quyền Bộ ngoại giao Riêng VOA khi này liên quan đến các chương trình phát thanh mang tính tuyên truyền, phục vụ mục tiêu
“tấn công văn hóa” Các đài phát thanh anh em với VOA như Đài phát
thanh châu Âu tự do (Radio Free Europe, Đài phát thanh châu Á tự do
(Radio Free Asia) nhằm vào các nước cộng sản và các nước bị áp bức
tại châu Âu, châu Á và các nước Trung Đông giúp Mỹ “bao sân” tuyên truyền và truyền bá tư tưởng và văn hóa
Cùng thời điểm này, song song với các chương trình công khai của chính phủ, Cục tình báo trung ương CIA cũng nhảy vào cuộc trong những nỗ lực tình báo chống lại Chủ nghĩa Cộng sản ở nước ngoài bằng việc hỗ trợ các chương trình văn hóa và trí tuệ ở nước ngoài Trong những nỗ lực duy trì quan hệ giữa người Mỹ và các trí thức, nghệ sĩ nước ngoài, cơ quan này cũng đã hỗ trợ tổ chức Đại hội tự do văn hóa và bí mật tài trợ cho các triển lãm nghệ thuật Mỹ, những chuyến lưu diễn của những nhóm nghệ thuật và cả việc xuất bản những tạp chí văn hóa ở nước ngoài
Tuy nhiên, dưới thời Eisenhower (1953-1961), ngoại giao văn hóa lại được tập trung trong các hoạt động trao đổi văn hóa và giáo dục Trong khuôn khổ pháp luật về trao đổi văn hóa quốc tế được thông qua vào năm 1954 và năm 1956, 111 hoạt động trao đổi văn hóa đáng
Trang 31chú ý được tiến hành ở 89 quốc gia trong bốn năm đầu Riêng trong
1954, Bộ ngoại giao đã giải ngân 200 triệu đô la để xây dựng những đại sứ quán, lãnh sứ quán mới ở khắp bốn châu lục Bên cạnh đó, trung tâm Đông Tây cũng được thành lập tại trường đại học Hawaii với sự tài trợ của chính phủ “nhằm thúc đẩy quan hệ với những quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu” Năm 1958 đạo luật về tham gia hội trợ thương mại và trao đổi văn hóa quốc tế được thông qua nhằm tăng cường diễn thuyết văn hóa của Bộ ngoại giao
Trong những năm 1960 và 1970, có thêm hai sự kiện có tính chất định hướng cho các chương trình của chính phủ về ngoại giao văn hóa Năm 1961 đạo luật trao đổi văn hóa và giáo dục lẫn nhau, đạo luật Fulbright-Hays đã được thông qua Như một quan chức của Bộ ngoại giao đánh giá, các đạo luật này “khôi phục những chương trình trao đổi văn hóa và giáo dục với tư cách là một lãnh địa của quan hệ ngoại giao chính thức”19 Cũng trong giai đoạn này, tổng thống Kennedy chấp nhận áp dụng chính sách ngoại giao hòa giải hơn với Liên Xô nhằm hai mục đích “vừa tranh thủ thời gian và điều kiện hòa hoãn để
củng cố sức mạnh bên trong của nước Mỹ, vừa tạo điều kiện thuận lợi
thực hiện chính sách Diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu”20
do nhận định phe xã hội chủ nghĩa không còn là một khối thống nhất, làm cho quan hệ Xô-Mỹ hòa dịu mới có thể làm cho quan
19
Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the United States Government: A Survey ,
Center for Arts and Culture, tr.10
20
Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ Cam kết và Mở rộng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.35
Trang 32hệ giữa Mỹ và Đông Âu được cải thiện, tạo điều kiện cho Mỹ thực hiện chính sách Diễn biến hòa bình ở các nước này
Đến thời Jimmy Carter, Cơ quan truyền thông quốc tế (the United States International Communication Agency) được thành lập kết hợp được các chức năng của Cơ quan thông tin Mỹ và Cục văn hóa, giáo dục của Bộ ngoại giao Trong thư gửi Quốc hội, Tổng thống Carter đã nhấn mạnh nhiệm vụ của cơ quan mới này là “nhằm cho thế giới biết
về xã hội và nền chính trị của chúng ta- đặc biệt là những cam kết của
Mỹ đối với việc đảm bảo sự đa dạng văn hóa và tự do cá nhân” Rõ ràng ông Carter đã thể hiện tham vọng của Mỹ là làm cho thế giới nhận ra và ngưỡng mộ sự ưu việt của nền chính trị Mỹ, xã hội Mỹ: mang đến nhiều cơ hội cho con người hơn những gì mà những tuyền truyền của Chủ nghĩa Cộng sản vẫn đang lan rộng ở châu Âu và thế giới lúc bây giờ Có vẻ thực tế và nhạy bén hơn, chính phủ Mỹ cũng nhận ra tầm quan trọng của việc “biết mình biết người” Cũng trong thư gửi Quốc hội, ông Carter nhấn mạnh cơ quan mới này “phải nói cho chúng ta biết về thế giới để làm giàu văn hóa của chúng ta cũng như giúp chúng ta có được sự hiểu biết đầy đủ để giải quyết hiệu quả các vấn đề giữa các quốc gia khác”
Đến năm 1985 khi Gorbachev lên làm tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, chính quyền Mỹ dưới thời Reagan đã đánh dấu một mốc quan trọng trong ngoại giao văn hóa khi kí kết được Thỏa thuận trao đổi văn hóa và sau đó là những cuộc thảo luận nhiệt tình giữa Reagan
và Gorbachev đã dẫn đến thỏa thuận về giải trừ vũ khí giữa hai quốc gia- một điều chưa từng xảy ra trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh
Trang 33Nước Mỹ dưới thời tổng thống G Bush đã được chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, đánh dấu bước thành công vang dội của Mỹ trong nỗ lực dành giật ảnh hưởng trên thế giới, trong đó có sự đóng góp rất lớn của những chính sách ngoại giao văn hóa mềm dẻo, linh hoạt
Tuy nhiên, khi Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc ông Bush lập một
hồ sơ mới cho ngoại giao văn hóa Nước Mỹ lần này cho thấy rõ một
xu hướng trong chiến lược ngoại giao của mình: ngoại giao văn hóa
không phải và chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu và không hề có chiến lược phát triển dài hạn
2.1.3 Ngoại giao văn hóa thời hậu Chiến tranh lạnh
Vào năm 1991-1992 kinh tế Mỹ suy yếu, nước Mỹ rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng, ngoại giao dường như trở thành một vấn đề ít được quan tâm nhất trong trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ suốt 50 năm trước đó Và cuối cùng ứng viên dành quan tâm cho kinh tế, đại diện của Đảng Dân chủ, ông Bill Clinton đã thắng cử Tuy nhiên dưới thời Clinton, vốn được đánh giá là một tổng thống tương đối ôn hòa, nước
Mỹ đã được chứng kiến một số thay đổi tích cực về ngoại giao văn hóa mặc dù quy mô hoạt động và ngân sách cho ngoại giao văn hóa vẫn tiếp tục bị cắt giảm
Năm 1999, chức năng của Cơ quan thông tin Mỹ, trừ Phòng phát thanh quốc tế, đã được chuyển sang lại cho Bộ ngoại giao Phòng phát thanh quốc tế bao gồm Đài phát thanh Mỹ trở thành cơ quan độc lập mặc dù vẫn nhận sự chỉ đạo chính sách từ Bộ ngoại giao Để kiểm soát và điều phối các chương trình khác nhau về ngoại giao văn hóa
Trang 34thì một chức vụ mới đã được tạo ra là Thứ trưởng ngoại giao phụ trách ngoại giao nhân dân (Under Secretary of State for Public Diplomacy) Trong khi đó thì tại Nhà trắng, vợ chồng tổng thống Clinton đã thông báo việc thành lập Hội đồng Thiên niên kỉ của Nhà trắng (the White house Millenium Council.) Trong tổng số 80 dự án được thực hiện của Hội đồng này thì các chương trình về ngoại giao văn hóa chiếm một số lượng đáng kể Chương trình quốc tế của Hội đồng Thiên niên kỉ đã khuyến khích khoảng 30 dự án, trong đó có nhiều dự án thực hiện với Bộ ngoại giao tổ chức các chuyến lưu diễn nghệ thuật của Mỹ, hoặc lưu diễn của các Anh và các quốc gia khác Năm 2001, chính quyền G Bush, cũng như chính quyền của tổng thống tiền nhiệm, vẫn lo tập trung vào các mối quan tâm và các vấn đề đối nội hơn là đối ngoại cho đến tận khi nổ ra sự kiện khủng bố kinh hoàng 11/9 Ngoại giao văn hóa lại được nhắc đến như một giải pháp
ưu tiên giúp Mỹ giải quyết các mâu thuẫn, đặc biệt là với thế giới Ả rập khi mà sức mạnh về kinh tế, quân sự không phát huy được hiệu quả mong muốn Một giai đoạn mới của ngoại giao văn hóa lại bắt đầu
2.1.4 Sự hồi sinh của ngoại giao văn hóa sau sự kiện 11/9
Có thể nói sự kiện 11/9 là cú đòn giáng mạnh vào thể chế cứng nhắc của chính phủ Mỹ Sự phô trương sức mạnh, coi thường dư luận quốc
tế của Mỹ trong các hoạt động quan hệ quốc tế đặc biệt là các chính sách ngoại giao “nước lớn” đã đẩy mâu thuẫn sâu sắc giữa Mỹ và các quốc gia đối nghịch vượt ngưỡng
Trang 35Sau sự kiện 11/9, Mỹ bắt đầu công khai biểu đạt thái độ tích cực đối với ngoại giao văn hoá Tháng 8/2002, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell đã phát biểu “thông qua giáo dục và giao lưu quốc tế tạo
ra ngoại giao giữa nhân dân với nhân dân là vô cùng quan trọng đối với lợi ích của nước ta”21 Trong một bài phát biểu ngày 14/3/2003, Tổng thống Bush biểu thị rõ thái độ đối với ngoại giao văn hoá: “Tôi
cổ vũ mọi người Mỹ tích cực tham gia vào các hiệp hội học sinh, giáo viên, nhà trường, hội chuyên ngành và tổ chức tình nguyện, xác nhận lại nghĩa vụ giao lưu giáo dục của chúng ta trên phạm vi thế giới.” Lấy đó làm bước ngoặt chuyển hoá, chính phủ Mỹ kiến nghị mở rộng
sự tham dự vào hoạt động ngoại giao văn hoá của các nhân sĩ nổi tiếng xã hội, cung cấp thông tin và ý kiến tham khảo rộng rãi cho quyết sách của chính phủ Ủy ban tư vấn ngoại giao văn hoá chính phủ gồm 7 người đã được thành lập vào tháng 3/ 2003
Biểu đồ: Sự thay đổi trong đầu tư cho các chương trình đào tạo tiếng Anh của chính phủ Mỹ từ 1992-200222
Trang 36Một ví dụ điển hình mà biểu đồ trên đã chỉ ra khá rõ ràng, riêng các chương trình đào tạo tiếng Anh từ 1993 đến năm 2002 đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt có sự nhảy vọt trong giai đoạn từ năm 2001 đến
2002, sau khi sự kiện 11/9 diễn ra: tăng hơn 5 triệu đô la tiền đầu tư
Có lẽ bởi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Mỹ và là công cụ đầu tiên giúp Mỹ có thể truyền tải được những chính sách của mình ra bên ngoài, làm cho thế giới hiểu mình hơn bằng các tài liệu truyền bá văn hóa, chính trị…
Thống kê đầu tư cho các hoạt động nghệ thuật và nhân văn 1993-200223
Một ví dụ khác về sự gia tăng đầu tư của chính quyền Mỹ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã cho thấy từ năm 2000 đến 2001 cũng đã có sự gia tăng đầu tư kỉ lục của Mỹ với 9,1% vào các hoạt động này kể từ năm 1993 và tương đương với sự đầu tư này có 4607 đối tượng được hưởng lợi
Bên cạnh đó, chính quyền Bush hết sức coi trọng việc lựa chọn người lãnh đạo ngoại giao văn hoá Như năm 2003, Charlotte Beers, một quan chức ngoại giao có kinh nghiệm phong phú đã được đề cử làm
23
Juliet Antunes Sablosky (2001), Recent Trends In Department of State Support for Cultural
Trang 37thứ trưởng ngoại giao phụ trách ngoại giao trong lĩnh vực thông tin và công chúng Năm 2005, Karen P.Hughes, cố vấn thân cận của Bush, được giữ chức vụ này…
Đồng thời Mỹ đã điều chỉnh kế hoạch chiến lược, lấy Trung Đông làm trọng điểm mới của ngoại giao văn hoá Từ 2002-2005, chính phủ
Mỹ đã đầu tư 70 triệu USD vào lĩnh vực giáo dục ở khu vực này, giúp bồi dưỡng được 10 vạn nữ giáo viên ở Trung Đông thành “binh đoàn văn hoá”
Không dừng ở đó, nhiều hạng mục hoạt động mới được khuyến khích như triển lãm ảnh, cấp học bổng, thành lập Quỹ đại sứ bảo vệ văn hoá, bảo vệ di tích lịch sử; tăng cường liên hệ giữa các bảo tàng nước ngoài với Mỹ, tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật
Sự phục hưng ngoại giao văn hóa Mỹ còn được thể hiện bằng việc không ngừng gia tăng kinh phí, cho dù nó chỉ bằng 3/1000 dự toán cho quốc phòng, (năm 2003 chỉ là 600 triệu USD trong đó 40% dùng cho giáo dục và văn hoá Năm 2006 gấp 3 lần năm 2001)
Bên cạnh sự chống đối từ bên ngoài, chính quyền Bush lúc này cũng chịu áp lực nặng nề của dư luận trong nước trước sự đổ vỡ lòng tin vào chính phủ và sự hoài niệm của đông đảo dân chúng trước những thành tựu huy hoàng của ngoại giao văn hoá thời Chiến tranh Lạnh Dân Mỹ cho rằng chính phủ không biết dùng sức mạnh mềm để chống lại các lực lượng chống đối, kinh phí chi cho ngoại giao văn hoá quá thấp…
Đứng trước những yêu cầu tăng cường đầu tư cho chính sách ngoại giao, tháng 9/2006, chính phủ Mỹ đã đưa ra chiến lược ngoại giao văn
Trang 38hoá toàn diện nhất sau chiến tranh Lạnh với tên gọi “Kế hoạch văn hoá toàn cầu”
Kế hoạch này gồm 3 nhiệm vụ lớn trong thời kỳ lịch sử mới của ngoại giao văn hóa Mỹ: Kết nối các nhà nghệ thuật và hình thức nghệ thuật
Mỹ với công chúng ngoài nước; Chia sẻ tri thức, sự tiến bộ của Mỹ về mặt quản lý và biểu diễn nghệ thuật; Giáo dục văn hoá và nghệ thuật nước ngoài cho thanh niên và người trưởng thành Mỹ
Đồng thời, “Kế hoạch văn hoá toàn cầu” còn đề ra 4 hạng mục hợp tác văn hoá quốc tế: Dùng Quỹ Nghệ thuật quốc gia hợp tác triển khai các hoạt động giao lưu văn học quốc tế; Dùng Quỹ Nhân văn quốc gia hợp tác triển khai mục “nhân dân của chúng ta”; Hợp tác với Hội điện ảnh Mỹ tổ chức các hội nghị giao lưu giữa những người làm công tác điện ảnh; Triển khai kế hoạch bồi dưỡng cho việc quản lý và biểu diễn nghệ thuật
Chính phủ Mỹ đã coi chủ nghĩa khủng bố và “chủ nghĩa chống Mỹ” là
kẻ thù lâu dài, từ đó chủ trương dùng cả hai mặt văn hoá và tâm lý để đối phó về lâu dài
Kế hoạch văn hóa toàn cầu được xem là một bước ngoặt trong chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ đồng thời đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Mỹ khi ngoại giao văn hóa đã bắt đầu được quan tâm ở tầm chiến lược lâu dài hơn là chỉ để đối phó với kẻ thù trong giai đoạn khó khăn hay đơn giản chỉ là công cụ bổ trợ cho chính sách kinh tế, quân sự trong chiến lược Diễn biến hòa bình đã được Mỹ tiến hành rất thành công trong lịch sử ngoại giao của mình nhằm loại
Trang 39bỏ những chướng ngại trên con đường thực hiện mộng bá chủ thế giới
Có thể nói sự kiện 11/9/2001 đã trở thành một bước ngoặt trong lịch
sử ngoại giao Mỹ, giúp thức tỉnh giới chức và nhân dân Mỹ về chính sách ngoại giao cứng nhắc đang gây ra nhiều mâu thuẫn đối với thế giới bên ngoài Nhận thức được sự linh hoạt, mềm dẻo và hiệu quả của các hoạt động ngoại giao văn hóa, chính quyền Washington đã nhanh chóng điều chỉnh lại chính sách ngoại giao theo hướng ôn hòa
và đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, giao lưu, trao đổi với bên ngoài
2.2 Vai trò của ngoại giao văn hóa Mỹ
2.2.1 Phổ biến các giá trị Mỹ ra toàn thế giới
Năm 1931, tác phẩm “Thiên sử thi về nước Mỹ” (The Epic of
America), của James Truslow Adams lần đầu tiên đưa ra khái niệm
“giấc mơ Mỹ” với định nghĩa “đó là giấc mơ về một miền đất nơi sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho tất cả mọi người, bằng việc tạo cho họ những cơ hội theo khả năng hoặc phụ thuộc vào thành quả của họ Đó là giấc mơ mà những người ở tầng lớp thượng lưu ở châu Âu khó có thể hiểu một cách đầy đủ, và rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy mệt mỏi trông đợi và hồ nghi về
nó Đó không chỉ là giấc mơ về những chiếc xe hơi, về tiền lương cao
mà là giấc mơ về một trật tự xã hội mà mỗi người, cả đàn ông và đàn
bà, đạt đến vị thế cao nhất có thể trong khả năng của họ và được công nhận bởi những người khác bởi những giá trị mà họ có, bất kể nguồn gốc hay vị trí của họ” Trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm
Trang 401776 cũng lần đầu tiên nhắc đến những quyền lợi mà con người nói chung, người Mỹ nói riêng được quyền hưởng, và cũng như một lời đảm bảo họ sẽ được bảo vệ các quyền đó khi là dân Mỹ: “Mọi người sinh ra bình đẳng Tạo hóa cho họ quyền không ai có thể xâm phạm được Đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Có thể nói đây chính là những thông điệp đầy thuyết phục đầu tiên mà Mỹ mang đến cho nhân dân của mình cũng như nhân dân thế giới về cái gọi là “miền đất hứa”, “giấc mơ Mỹ”, giá trị Mỹ Ở trong thời kỳ mà tại các quốc gia tư bản Tây Âu, người dân bị bóc lột thậm
tệ trong các nhà máy, chế độ nô lệ kìm kẹp bao thân phận người còn tại các quốc gia phong kiến phương Đông, người ta vẫn bị trói buộc trong những lề thói hà khắc, các hủ tục thì những tư tưởng mới của người Mỹ từ thời lập quốc đã mang cho con người những hi vọng đổi đời và những ước nguyện về một cuộc sống mới đầy triển vọng Chẳng thế mà sau này trong nhiều bản tuyên ngôn độc lập và các văn bản quốc gia khác của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã trích dẫn những điều được nói đến trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ để khẳng định sự đồng quan điểm của họ về những giá trị chuẩn mực, đầy nhân văn không thể chối cãi
đó Như vậy kể từ thời lập quốc, người Mỹ đã biết “quảng cáo” về mình và thể hiện tầm vóc của một nhà lãnh đạo thế giới sau này không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn về tư tưởng, văn hóa Chính các thông điệp đầu tiên đó của nước Mỹ về cái gọi là “giấc mơ Mỹ”, “miền đất hứa” đã vô hình chung làm nhiệm vụ ngoại giao văn hóa quảng bá cho hình ảnh của nước Mỹ