0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phổ biến các giá trị Mỹ ra toàn thế giớ

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA MỸ (Trang 39 -39 )

Chƣơng 2: Đặc trƣng ngoại giao văn hóa Mỹ

2.2.1 Phổ biến các giá trị Mỹ ra toàn thế giớ

Năm 1931, tác phẩm “Thiên sử thi về nước Mỹ” (The Epic of

America), của James Truslow Adams lần đầu tiên đưa ra khái niệm

“giấc mơ Mỹ” với định nghĩa “đó là giấc mơ về một miền đất nơi sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho tất cả mọi người, bằng việc tạo cho họ những cơ hội theo khả năng hoặc phụ thuộc vào thành quả của họ. Đó là giấc mơ mà những người ở tầng lớp thượng lưu ở châu Âu khó có thể hiểu một cách đầy đủ, và rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy mệt mỏi trông đợi và hồ nghi về nó. Đó không chỉ là giấc mơ về những chiếc xe hơi, về tiền lương cao mà là giấc mơ về một trật tự xã hội mà mỗi người, cả đàn ông và đàn bà, đạt đến vị thế cao nhất có thể trong khả năng của họ và được công nhận bởi những người khác bởi những giá trị mà họ có, bất kể nguồn gốc hay vị trí của họ”. Trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm

1776 cũng lần đầu tiên nhắc đến những quyền lợi mà con người nói chung, người Mỹ nói riêng được quyền hưởng, và cũng như một lời đảm bảo họ sẽ được bảo vệ các quyền đó khi là dân Mỹ: “Mọi người sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền không ai có thể xâm phạm được. Đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Có thể nói đây chính là những thông điệp đầy thuyết phục đầu tiên mà Mỹ mang đến cho nhân dân của mình cũng như nhân dân thế giới về cái gọi là “miền đất hứa”, “giấc mơ Mỹ”, giá trị Mỹ. Ở trong thời kỳ mà tại các quốc gia tư bản Tây Âu, người dân bị bóc lột thậm tệ trong các nhà máy, chế độ nô lệ kìm kẹp bao thân phận người còn tại các quốc gia phong kiến phương Đông, người ta vẫn bị trói buộc trong những lề thói hà khắc, các hủ tục thì những tư tưởng mới của người Mỹ từ thời lập quốc đã mang cho con người những hi vọng đổi đời và những ước nguyện về một cuộc sống mới đầy triển vọng. Chẳng thế mà sau này trong nhiều bản tuyên ngôn độc lập và các văn bản quốc gia khác của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã trích dẫn những điều được nói đến trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ để khẳng định sự đồng quan điểm của họ về những giá trị chuẩn mực, đầy nhân văn không thể chối cãi đó. Như vậy kể từ thời lập quốc, người Mỹ đã biết “quảng cáo” về mình và thể hiện tầm vóc của một nhà lãnh đạo thế giới sau này không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn về tư tưởng, văn hóa. Chính các thông điệp đầu tiên đó của nước Mỹ về cái gọi là “giấc mơ Mỹ”, “miền đất hứa” đã vô hình chung làm nhiệm vụ ngoại giao văn hóa quảng bá cho hình ảnh của nước Mỹ.

Quan điểm truyền bá văn hóa Mỹ ra nước ngoài trong chính phủ Mỹ đặc biệt được chú trọng trong thời các tổng thống Wilson hồi Chiến tranh thế giới thứ nhất, của tổng thống Roosevelt hồi Chiến tranh thế giới thứ hai và của tổng thống Reagan, G. Bush, những người theo trường phái can thiệp (interventionnisme hay còn gọi là

internationnalisme). Quan điểm chung của những người theo trường

phái này cho rằng đã là một cường quốc thì không thể nào sống cô lập, hơn thế nữa, mô hình tổ chức xã hội Mỹ là một trong những mô hình dân chủ, tốt đẹp, nó cho phép người dân sống tự do, thoải mái, có thể phát triển mọi khả năng của mình, tại sao lại không đi truyền bá mô hình đó. Nhất là khi văn hóa lại có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và nâng cao uy tín của nó trên trường quốc tế.

Có thể nói với lịch sử non trẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới nhưng Mỹ đã cho thấy không vì thế mà nó kém kỏi hơn các quốc gia khác về văn hóa, kinh tế hay chính trị. Ngược lại, Mỹ đã chứng tỏ rằng sự sinh sau đẻ muộn của mình thực tế lại là một lợi thế khi quốc gia này đã biết nắm bắt cơ hội, tiếp thu những tinh hoa, và rút kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước để vươn lên thành một cường quốc trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Người ta vẫn phê phán văn hóa Mỹ là thứ văn hóa “hổ lốn”, “nồi hầm nhừ” hay “bát salad” nhưng chính từ cái mớ “hổ lốn” đấy, văn hóa Mỹ đã lan tỏa ra khắp thế giới và bắt rễ sâu trong mọi xã hội, mọi tầng lớp. Không thể phủ nhận nguyên nhân của sự lan tỏa văn hóa Mỹ trước tiên là bởi chính bởi sự lớn mạnh của nghệ thuật thứ bảy cũng như sự phát triển của thương mại Mỹ, quá trình toàn cầu hóa đã giúp cho

người Mỹ bằng cách xuất khẩu các sản phẩm trên đã không những mở rộng thị trường của mình, làm cho thế giới biết đến và sau đó nâng cao sức ảnh hưởng của kinh tế, thương mại, nghệ thuật mà còn qua đó phổ biến lối sống, giá trị, văn hóa Mỹ ra toàn thế giới.

Năm 1981, phim hài Thượng đế cũng phải cười đã khiến người xem không chỉ sảng khoái bởi những tiếng cười giải trí mà còn nhận ra được vấn đề mà các tác giả đặt ra trong các tình huống của phim: đó là ảnh hưởng của văn hóa đại chúng của Mỹ (Pop Culture). Bộ phim mở đầu bằng hình ảnh một phi công khi bay ngang qua sa mạc Kalahari ở Botswana đã đánh rơi vỏ chai Coca-Cola xuống khu vực sinh sống của một bộ lạc châu Phi. Thổ dân nơi đó ngay lập tức coi cái vỏ chai này là một món quà mà thượng đế ban tặng cho họ. Thế nhưng “món quà” này đã làm thay đổi những truyền thống và tập tục xã hội trong thế giới của họ theo chiều hướng xấu đi. Cuối cùng, những người thổ dân nơi đây đã cử một thành viên của bộ tộc ném cái vỏ chai ra khỏi nơi mà họ cho là rìa trái đất. Và rồi biết bao nhiêu câu chuyện bi hài đã diễn ra xoay quanh việc đẩy cái vỏ chai cocacola đó ra khỏi xã hội của người dân nơi đây, mà theo họ, bằng cách này sẽ lấy lại được sự bình yên vốn có của nó.

Có thể nói hình ảnh của vỏ chai cocacola là một hình ảnh tượng trưng để khái quát nên cả một quá trình thâm nhập của văn hóa đại chúng Mỹ vào xã hội của các quốc gia bên ngoài, đặc biệt là tại các quốc gia kém phát triển hơn Mỹ nhiều lần. Nó cũng phản ánh một thực tế là sự xâm thực của văn hóa Mỹ, hay văn hóa Tây Âu tại các các quốc gia có sự khác biệt nhiều về nền tảng sinh hoạt và văn hóa, đặc biệt là rất

nhiều nước thuộc thế giới thứ ba sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ hơn. Các quốc gia này cho rằng văn hóa Mỹ đang làm xói mòn văn hóa truyền thống của họ và thậm chí đang cố tình đồng hóa văn hóa của các quốc gia này để nâng cao ảnh hưởng không chỉ về kinh tế, quân sự mà còn về văn hóa trên thế giới, nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ toàn cầu của mình.

Bộ phim này đưa ra một cái nhìn sâu sắc về cái được biết đến là “Cuộc tranh luận lớn”: Người Mỹ có phải là những kẻ đế quốc văn hóa chiếm đóng và lũng đoạn phần còn lại của thế giới bằng việc truyền bá văn hóa bình dân khắp mọi nơi hay không? Xét trên lập trường một cường quốc văn hóa, không phủ nhận rằng “xâm thực” văn hóa cũng có sức mạnh không kém gì những biện pháp kinh tế hay chính trị mà thậm chí thứ “quyền lực mềm” này còn giúp Mỹ nâng cao ảnh hưởng của mình ở mức sâu và rộng hơn một khi những giá trị Mỹ được phổ biến, xã hội Mỹ trở thành mô hình được sùng bái ở nước ngoài, tạo điều kiện cho Mỹ có thể dễ dàng tìm được đồng minh cùng quan điểm, cùng suy nghĩ để ủng hộ mình trên mọi chiến tuyến. Có một sự thật là khó có một nền văn hóa nào lại có nhiều sản phẩm văn hóa được xuất khẩu ra nước ngoài và phổ biến như văn hóa Mỹ. Những cocacola, hambuger, quần jean, nhạc pop, phim ảnh Mỹ đã đi vào đời sống của người dân khắp nơi trên thế giới và tồn tại như một sự tất yếu trong xã hội của họ bởi tính phổ quát, tiện lợi hoặc dễ áp dụng của chúng. Riêng trong lĩnh vực phim ảnh, Mỹ là quốc gia có số lượng và giá trị xuất khẩu ra thế giới lớn nhất trên thế giới. Ví dụ năm 2006, tổng doanh thu từ ngành điện ảnh Mỹ là 25,82 tỉ đô la Mỹ

nhưng chỉ hơn 1/3 trong số đó là 8,41 tỉ đô la Mỹ là doanh số trong nước còn lại là doanh thu từ nước ngoài24.

Khó có thể tìm được một quốc gia thứ hai ngoài Mỹ mà thói quen, tập quán sinh hoạt của nó lại nhanh chóng thích nghi và được chấp nhận rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân như thế. Những KFC, McDonald,… đã du nhập những tập quán đang diễn ra ở Mỹ và biến chúng trở thành những tập quán sinh hoạt chung của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong bộ phận giới trẻ. Bên cạnh đó sự phát triển của truyền thông, internet đã giúp văn hóa Mỹ dễ dàng được tiếp cận hơn với thế giới. Nhờ truyền thông, điện ảnh và cái cần cẩu “toàn cầu hóa”, văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ đã được trình bày bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu hơn, “mềm dẻo” hơn và do đó cũng “dễ thấm”, dễ đi vào lòng người hơn.

Tuy nhiên, nếu những sự tuyên truyền và quảng bá đó chỉ tồn tại trên vô tuyến hay sách báo, phim ảnh thì hẳn nó đã không thể thuyết phục người ta tin vào đến thế. Cái thành công của những thông điệp tuyên truyền này chính là bởi Mỹ đã cụ thể nó thành hành động, hiện vật và chứng minh văn hóa của họ, giá trị của họ được “quảng cáo” không chỉ trên lý thuyết. Người ta đã nhìn thấy những Condoleezza Rice, Colin Powel thành công trên chính trường nước Mỹ thậm chí là thành công rực rỡ như Barack Obama; những Thành Long, Chương Tử Di tại Hollywood… Đó là những sứ giả ngoại giao văn hóa mà bản thân họ chính là câu trả lời cho cái gọi là “giấc mơ Mỹ”. Nước

24

Carolee Walker, “Nền công nghiệp điện ảnh Mỹ ngày nay”, tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tháng 6/2007.

Mỹ đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng: có thể đâu đó trên đất Mỹ vẫn còn những sự phân biệt chủng tộc nhưng cơ hội thành công cho tất cả mọi người là có thật. Có lẽ không thể có câu trả lời nào thuyết phục hơn những bằng chứng sống đó cho những điều mà Mỹ tuyên truyền về văn hóa, những giá trị “ưu việt” của họ.

Mặt khác, cơ sở thực tế để người Mỹ có thể dễ dàng phổ biến văn hóa Mỹ trên thế giới còn bởi rất nhiều những yếu tố mang tính tương tác khác. Trên thực tế, với tư cách là một dân tộc của những người nhập cư từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XXI, Mỹ vừa là nước tiếp nhận vừa là nước xuất khẩu văn hóa toàn cầu. Thực vậy, ảnh hưởng của những người nhập cư đối với Mỹ giải thích tại sao từ lâu ở nhiều nơi nền văn hóa Mỹ đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Văn hóa Mỹ đã lan rộng trên toàn thế giới bởi nó đã kết hợp những phong cách và ý tưởng nước ngoài.

Người Mỹ không tạo ra đồ ăn nhanh, các công viên giải trí hay phim ảnh. Trước Big Mac đã có cá và khoai tây chiên. Trước Disneyland, đã có Vườn Tivoli ở Copenhagen (mà Walt Disney lấy làm mẫu cho công viên giải trí đầu tiên của ông ở Anaheim, California, mô hình mà sau này đã được tái hiện ở Tokyo và Paris). Còn trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, hai nhà xuất khẩu phim ảnh lớn nhất trên thế giới là Pháp và Italia chứ không phải là Mỹ. Nhưng cái mà người Mỹ đã làm xuất sắc hơn những đối thủ của họ ở nước ngoài là tái tổ chức những sản phẩm văn hóa mà họ thu nhận được từ bên ngoài theo những hướng sáng tạo nhưng đơn giản và sau đó là chuyển ngược trở lại cho phần còn lại của thế giới. Đó là điều tại sao mà nền văn hóa

đại chúng toàn cầu đã trở nên đồng nhất hơn, tuy đơn giản hóa nhưng lại được xem là theo xu hướng văn hóa Mỹ.

Lấy một vài ví dụ trong lĩnh vực nghệ thuật. Mặc dù trường phái hiện đại chủ yếu là đến từ châu Âu, thế nhưng nó đã vô tình thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa đại chúng ở Mỹ. Những thử nghiệm của Stravinsky với thể loại âm nhạc phi chính thống, không dựa trên một điệu thức nhất định nào đã công nhận sự đổi mới về nhịp điệu của nhạc jazz Mỹ25

.

Một nguyên nhân chính khiến văn hóa Mỹ dễ phổ biến trên thế giới là bởi văn hóa Mỹ mang tính “đại chúng” và “bình dân” theo đúng nghĩa đen của nó. Có nhiều lý do dẫn tới ưu thế của nền văn hóa đại chúng Mỹ. Lẽ dĩ nhiên, khả năng kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm của các tập đoàn truyền thông đóng trên đất Mỹ là tác nhân lớn dẫn đến sự phổ biến các hình thức giải trí Mỹ trên toàn cầu. Tuy nhiên, sức mạnh của chủ nghĩa tư bản Mỹ không chỉ là nhân tố duy nhất, hay thậm chí là quan trọng nhất, làm cho phim ảnh và các chương trình truyền hình Mỹ được ưa chuộng trên toàn cầu.

Hiệu quả của tiếng Anh với tư cách là phương tiện giao tiếp thông dụng là yếu tố cơ bản để văn hóa Mỹ được tiếp nhận. Không giống như tiếng Đức, tiếng Nga hay tiếng Trung, cấu trúc và ngữ pháp đơn giản hơn của tiếng Anh, cùng với xu hướng sử dụng từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và câu chữ súc tích hơn, tất cả đều rất tiện lợi cho các soạn giả của những bài hát trữ tình, các nhà thiết kế biển hiệu quảng cáo, đặt

25

Richard Pells, Nền văn hóa Mỹ có Mỹ không?,Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2006, tr.3

tên phim, tiêu đề báo, đối thoại trên phim và truyền hình. Tiếng Anh do đó trở thành ngôn ngữ cực kỳ phù hợp đối với nhu cầu và sự phổ biến nền văn hóa đại chúng Mỹ.

Một nhân tố khác nữa là khán giả Mỹ rất đa dạng. Sự đa dạng của dân số Mỹ- đa dạng về khu vực, sắc tộc, tôn giáo và chủng tộc- đã thúc đẩy phương tiện truyền thông, từ những năm đầu thế kỷ XX, thử nghiệm với những bức thông điệp, những hình ảnh, những cốt truyện có sức hấp dẫn nhiều nền văn hóa. Các phòng thu của Hollywood, các tạp chí được phát hành rộng rãi, và các hệ thống truyền hình đã phải học cách nói chuyện với các tầng lớp khác nhau trong nước. Chính điều này đã mang đến cho họ kỹ năng lôi cuốn nhóm khán giả rất đa dạng ở nước ngoài.

Cách thức quan trọng giúp truyền thông Mỹ vượt qua những chia rẽ trong nội bộ xã hội, vượt qua các biên giới quốc gia và rào cản ngôn ngữ chính là sự kết hợp các phong cách văn hóa. Các nhạc sĩ và các soạn giả Mỹ đã noi gương các nghệ sĩ theo trường phái hiện đại như Picasso và Braque khi sử dụng những yếu tố của nền văn hóa cao và thấp. Aaron Copland, George Gershwin và Leonard Bernstein đã kết hợp các giai điệu dân gian, những bản thánh ca, những bài hát dân gian và trữ tình, và cả nhạc jazz thành những bản giao hưởng, hòa tấu, thính phòng và ballê. Thực vậy, một hình thức nghệ thuật đậm chất Mỹ như nhạc jazz đã phát triển trong thế kỷ XX trở thành một loại

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA MỸ (Trang 39 -39 )

×