Ngoại giao văn hóa thực hiện tốt chức năng xoa dịu và hòa giải giữa Mỹ và các quốc gia thù địch

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 58 - 65)

Chƣơng 2: Đặc trƣng ngoại giao văn hóa Mỹ

2.2.3 Ngoại giao văn hóa thực hiện tốt chức năng xoa dịu và hòa giải giữa Mỹ và các quốc gia thù địch

giải giữa Mỹ và các quốc gia thù địch

Không chỉ thực hiện tốt vai trò của mình trong chiến lược Diễn biến hòa bình, ngoại giao văn hóa tỏ ra thành công không kém trong việc giúp Mỹ hòa giải các mâu thuẫn với một số quốc gia và khu vực đặc biệt cứng đầu mà Diễn biến hòa bình vẫn chưa thể thực hiện thành công.

Điển hình có thể thấy sức mạnh của ngoại giao văn hóa ở trên phương diện này là ví dụ về “ngoại giao bóng bàn” (Ping-pong Diplomacy) của Mỹ với Trung Quốc, hay “ngoại giao âm nhạc” với Bắc Triều Tiên hoặc các chính sách ngoại giao văn hóa tại Trung Đông. Ngoại giao bóng bàn vẫn được nhắc đến trong lịch sử ngoại giao văn hóa của Mỹ như một trong những giai thoại thú vị trong quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ những năm 1970. Báo chí Trung Quốc gần đây đã đăng tải

những chi tiết thú vị mang đậm chất văn hóa trong câu chuyện ngoại giao nổi tiếng này.

Đầu năm 1971 khi giải bóng bàn thế giới tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản thì quan hệ Trung- Mỹ vẫn đang ở trong giai đoạn căng thẳng, bế tắc đặc biệt là xung quanh những vấn đề về Đài Loan. Tuy nhiên, quan hệ giữa cá nhân hai đoàn vận động viên Mỹ và Trung Quốc lại tỏ ra khá thân thiện. Đặc biệt trong chuyến thi đấu này, vận động viên Trung Quốc đã tặng vận động viên Mỹ một bức tranh dệt Hàng Châu làm kỉ niệm. Thái độ hữu hảo của đoàn Trung Quốc đã làm Harison, phó trưởng đoàn Mỹ cảm động sâu sắc. Ông đến nơi ở của đoàn Trung Quốc, nêu yêu cầu được đi thăm Trung Quốc. Đoàn đại biểu Trung Quốc lập tức báo cáo về nước. Lúc này chính quyền Mao Trạch Đông cũng đã có ý định tìm lối mở cho quan hệ ngoại giao Trung Mỹ nói chung và vấn đề Đài Loan nói riêng. Nhận thức được sự khác biệt về tình hình thực tế so với những năm 1960 và sự cần thiết phải thay đổi trong chiến lược ngoại giao với Mỹ, Mao Trạch Đông đã nắm lấy cơ hội này với sự thay đổi trong tư duy: Trước khi mời quan chức cao cấp Mỹ tới thăm Trung Quốc, nên mời các nhân sĩ Mỹ tới thăm Trung Quốc trước, vừa làm sâu sắc thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước lại vừa tạo được không khí hòa giải Trung - Mỹ, có lợi cho trao đổi đoàn cấp cao.

Với quan điểm này, Trung Quốc đã mời đội bóng bàn của Mỹ sang thăm và giao lưu với các vận động viên Trung Quốc. Sau khi nhận được báo cáo về nhã ý của chính quyền Trung Quốc, Tổng thống Nixon đã triệu tập hội nghị an ninh quốc gia đặc biệt, nghiện cứu hơn

nữa chính sách đối với Trung Quốc. Sau đó vào ngày 10/4/1971 đội bóng bàn Mỹ đã có chuyến thăm chính thức và tiến hành thi đấu hữu nghị với đội Trung Quốc và tham quan Trường Đại học Thanh Hoa, Cố Cung, Di Hòa viên, quảng trường Thiên An Môn, Trường Thành. Thủ tướng Chu Ân Lai đích thân tiếp đãi đội bóng bàn Mỹ và bày tỏ sự vui mừng, phấn khích nồng nhiệt đối với chuyến viếng thăm hữu nghị của các vận động viên Mỹ. Ngày 17/4 đội bóng bàn Mỹ mang theo tình hữu nghị tốt đẹp của nhân dân Trung Quốc về nước. Ngày 21/4, Thủ tướng Chu Ân Lai nhân “ngoại giao bóng bàn” thông qua Tổng thống Pakistan Zia-ul-Haq gửi thư miệng tới Nhà Trắng, đề xuất Trung Quốc vui lòng tiếp đón đặc sứ của Tổng thống Mỹ hoặc bản thân Tổng thống tại Bắc Kinh nhằm thảo luận giải quyết vấn đề căn bản nước Mỹ rút quân khỏi Đài Loan. Sau đó, sau một số cuộc trao đổi, cuối cùng thực hiện được được chuyến thăm Trung Quốc bí mật của Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ vào tháng 7/1971, đặt cơ sở cho việc Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc tháng 2/1972.

Từ cuộc ngoại giao bóng bàn Trung Mỹ có thể cho thấy sức mạnh của ngoại giao văn hóa không chỉ ở trong những sách thuyết của nhà nước mà nó còn phát huy hiệu quả rât lớn từ những cá nhân những người dân của mỗ quốc gia. Mỗi người dân cũng có thể là những nhà ngoại giao văn hóa xuất sắc bằng sự cư xử thiện chí, hữu hảo với nhân dân các nước khác.

Cũng giống với ngoại “giao bóng bàn”, “ngoại giao âm nhạc” (Sing- song Diplomacy) đã thể hiện tốt sứ mạng hòa giải của mình giữa Mỹ

và CHDCND Triều Tiên khi dàn nhạc New York Philharmonic đến biểu diễn tại CHDCND Triều Tiên vào ngày 26/2 vừa qua.

New York Philharmonic là dàn nhạc nổi tiếng Nhất nước Mỹ, từng lưu diễn ở 420 thành phố thuộc 58 quốc gia. Năm 1959, dàn nhạc này từng sang Liên Xô và để lại một đêm đáng nhớ. Có thể coi những nhạc công của New York Philharmonic lần này là đoàn đại biểu lớn nhất của Mỹ tới thăm Bình Nhưỡng kể từ cuộc chiến Triều Tiên đầu những năm 1950.

Chúng ta đều biết rằng quan hệ giữa chính quyền Washington và Bình Nhưỡng đã rơi vào tình trạng đóng băng kể từ năm 1953. Những bất đồng chủ yếu giữa hai bên chủ yếu là về vấn đề giải trừ quân bị và vấn đề nhân quyền tại CHDCND Triều Tiên, điều mà Mỹ luôn lấy đó làm sức ép với Bình Nhưỡng trên bàn đàm phán quốc tế. Thế nhưng, trong buổi biểu diễn tối 26/2, những người tham dự và lắng nghe dường như quên hết những bất đồng, những cuộc khẩu chiến, những lời thách thức và dọa dẫm. Ở đây vẫn là đối thoại, nhưng không phải trên bàn đàm phán mà là trên sân khấu, bằng âm nhạc.

Trước khi New York Philharmonic tới Bình Nhưỡng, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Christopher Hill từng nói: "Bình Nhưỡng không thích những lời nói của chúng ta nhưng có thể họ sẽ thích âm nhạc của chúng ta". Ông giám đốc dàn nhạc Lorin Maazel thì nói rằng: "Đây là một bước đi dũng cảm. Sẽ là một sai lầm lớn nếu như không nhận lời mời này. Tôi là một nhạc công chứ không phải là chính trị gia. Từ xa xưa, âm nhạc luôn là nơi mọi người có thể liên hệ với nhau. Nó trung

tính, mang tính chất giải trí và là công cụ giao tiếp giữa người với người"27

.

Tuy nhiên ai cũng nhìn thấy sứ mạng của chuyến biểu diễn này của dàn nhạc là rất to lớn và chắc chắn nó không chỉ đơn thuần mang màu sắc văn hóa mà còn là một trọng trách ngoại giao. Sứ mạng ấy dường như đã được hoàn thành xuất sắc khi dàn nhạc được sự ủng hộ và chào đón nồng nhiệt bởi cả quan chức chính phủ và nhân dân CHDCND Triều Tiên. Rõ ràng là người ta có thể khó tìm thấy tiếng nói chung trên trận chiến về kinh tế, quân sự nhưng lại dễ dàng có được sự đồng cảm trong sự thăng hoa của âm nhạc, thứ dây nối vô hình về tinh thần. Giả như buổi biểu diễn không thể giải quyết được các vấn đề chính trị lớn giữa hai nước, thì nó cũng sẽ để lại dấu ấn đẹp trong tâm trí người dân Bình Nhưỡng. Đây là điều mà Washington mong chờ. Khi hai phía không dùng chung một thứ ngôn ngữ, họ có thể "giao lưu" bằng ngôn ngữ âm nhạc, cảm nhận tiếng nói ngân lên từ tiếng đàn, khúc nhạc. Nó gắn kết mọi người và sẽ là chất xúc tác cho những thay đổi có tính tích cực.

Dẫu ít hay nhiều, chuyến biểu diễn âm nhạc của New York Philharmonic cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự tăng cường trao đổi văn hóa đồng thời hứa hẹn những thay đổi giữa quan hệ hai nước trong thời gian tới.

27

Nguyễn Dung (2008), Chiến thắng kép của ngoại giao âm nhạc Mỹ-CHDCND Triều Tiên,

Ngoại giao văn hóa còn thể hiện vai trò hòa giải rất rõ nét trong các hoạt động của Mỹ tại Trung Đông sau sự kiện 11/9. Năm 2004, việc thành lập trường Đại học Mỹ tại Kuwait được coi là những bước đi tiên phong của Mỹ trong cuộc chiến “trái tim và tâm hồn” (battle for hearts and minds) của người Mỹ tại thế giới Hồi giáo ở Trung Đông. Trường đại học này được sắp đặt một “Góc Mỹ” (American corner) trang bị hai máy tính, một nhân viên được đào tạo bài bản từ Đại sứ quán Mỹ và hơn 200 đầu sách với các chủ để khác nhau về Mỹ. Góc Mỹ là nơi đại sứ quán tiếp các vị diễn giả đến thăm trường đại học và cần chỗ đàm đạo.

Haynes Mahoney, nhân viên phụ trách các vấn đề công chúng của Đại sứ quán ở Amman, Jordan cho biết “ý tưởng thành lập những “Góc Mỹ” này là để tạo ra một nơi cung cấp nguồn tư liệu cho những người muốn nghiên cứu sâu và cả những người chỉ muốn làm quen với những khía cạnh khác nhau của văn hóa Mỹ và xã hội Mỹ”28

. Mahoney và nhân viên của ông cũng thành lập những “Góc Mỹ” tại cả trường Đại học Jordan và trường Đại học Hashimiya ở Jordan. Đánh giá về chương trình này ông Mahoney cho rằng “chương trình khá thành công. Chúng tôi đã tổ chức một số các chương trình diễn thuyết tại các “Góc Mỹ” và trong tương lai chúng tôi hi vọng sẽ tổ chức cả các hội thảo video kĩ thuật số” Trong quá khứ Mỹ cũng đã từng thành lập các “Góc Mỹ” tại các trường đại học ở Liên Xô cũ trong thời kì chiến tranh lạnh. Đến nay thì các “Góc Mỹ” đã thay thế

28

Gordon Robison (2005), Flying Under the Radar: US Cultural Diplomacy in the Middle East,

hầu hết các trung tâm văn hóa và thư viện Mỹ do Cơ quan Thông tin Mỹ sử dụng khắp thế giới trong thời kì chiến tranh lạnh nhưng nay không còn hiệu quả. Những góc Mỹ này tỏ ra là biện pháp khá hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí trong khi lại khá an toàn và hiệu quả trong việc tuyên truyền và làm thế giới đặc biệt giới sinh viên, tri thức hiểu thêm về Mỹ với hình ảnh ôn hòa hơn. Để thành lập nên một “Góc Mỹ” thì chi phí chỉ khoảng 50.000 đến 75.000 đô la. Chính vì vậy các Góc Mỹ đã được thành lập ở rất nhiều quốc gia. Nhận thức được vai trò và tiếng nói có trọng lượng của các thầy tu Hồi giáo, đại sứ quán Mỹ cũng giúp đưa các thày tu Hồi giáo đi học tại Mỹ và giới thiệu cho người dân những nhân viên người Mỹ thuộc thành phần khác nhau đang làm việc cho Đại sứ quán chẳng hạn như một người gốc Afghanistan, một phụ nữ cưới chồng là một người Hồi giáo Somali,… để thấy hình ảnh của “những người Mỹ thật chứ không phải là những người Mỹ trên sách báo”29

.

Hiệu quả của các chương trình này đạt được là sự thay đổi tầm nhìn của chính các thầy tu đối với nước Mỹ. “Hơn sáu tháng đến Mỹ, họ không những tiến bộ về tiếng Anh nhanh chóng mà có quan điểm rất khác về Mỹ”. Trả lời những bảng câu hỏi và bản điều tra những người hưởng lợi từ các chương trình này nói “Chúng tôi đã từng nghĩ nước Mỹ ghét người Ả rập” hay “Sau 11/9, chúng tôi nghĩ rằng không ai trong số chúng tôi được chào đón ở Mỹ nữa hay người Mỹ sẽ rất ghét chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đã hiểu rằng điều đó là không đúng.

29

Gordon Robison (2005), Flying Under the Radar: US Cultural Diplomacy in the Middle East,

Người Mỹ là bạn của chúng tôi”. Hoặc “tất cả bạn cùng lớp với tôi muốn có một kinh nghiệm tương tự, chúng tôi có thể có thêm học bổng không?” “Được hưởng những điều thế này thật sự tuyệt vời” Có thể nói không những các chương trình tài trợ học bổng, các trung tâm tư liệu được xây dựng ở thế giới Ả rập của Mỹ sau sự kiện 11/9 là một chiến lược nhằm hòa giải với thế giới Ả rập nhằm cải thiện hình Mỹ ôn hòa hơn tại các quốc gia này. Bên cạnh đó, người Mỹ đã biết khai thác những đặc tính văn hóa của người Ả rập (thiếu thông tin ở bên ngoài, coi trọng vai trò của tu sĩ…), cung cấp những điều họ “cần và thiếu” để giải đáp một cách nhanh nhất nhưng cũng theo hướng có lợi nhất cho Mỹ. Trong khía cạnh này, lại một nữa khẳng định rằng, ngoại giao văn hóa đã và đang trở thành một vũ khí lợi hại mà Mỹ cần quan tâm đầu tư trong chiến lược ngoại giao dài hạn của mình.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)