Chƣơng 2: Đặc trƣng ngoại giao văn hóa Mỹ
2.1.4 Sự hồi sinh của ngoại giao văn hóa sau sự kiện 11/
Có thể nói sự kiện 11/9 là cú đòn giáng mạnh vào thể chế cứng nhắc của chính phủ Mỹ. Sự phô trương sức mạnh, coi thường dư luận quốc tế của Mỹ trong các hoạt động quan hệ quốc tế đặc biệt là các chính sách ngoại giao “nước lớn” đã đẩy mâu thuẫn sâu sắc giữa Mỹ và các quốc gia đối nghịch vượt ngưỡng.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ bắt đầu công khai biểu đạt thái độ tích cực đối với ngoại giao văn hoá. Tháng 8/2002, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell đã phát biểu “thông qua giáo dục và giao lưu quốc tế tạo ra ngoại giao giữa nhân dân với nhân dân là vô cùng quan trọng đối với lợi ích của nước ta”21. Trong một bài phát biểu ngày 14/3/2003, Tổng thống Bush biểu thị rõ thái độ đối với ngoại giao văn hoá: “Tôi cổ vũ mọi người Mỹ tích cực tham gia vào các hiệp hội học sinh, giáo viên, nhà trường, hội chuyên ngành và tổ chức tình nguyện, xác nhận lại nghĩa vụ giao lưu giáo dục của chúng ta trên phạm vi thế giới.” Lấy đó làm bước ngoặt chuyển hoá, chính phủ Mỹ kiến nghị mở rộng sự tham dự vào hoạt động ngoại giao văn hoá của các nhân sĩ nổi tiếng xã hội, cung cấp thông tin và ý kiến tham khảo rộng rãi cho quyết sách của chính phủ. Ủy ban tư vấn ngoại giao văn hoá chính phủ gồm 7 người đã được thành lập vào tháng 3/ 2003.
Biểu đồ: Sự thay đổi trong đầu tư cho các chương trình đào tạo tiếng Anh của chính phủ Mỹ từ 1992-200222.
21
The world and Vietnam report 28/4/08
22
Juliet Antunes Sablosky (2001), Recent Trends In Department of State Support for Cultural
Một ví dụ điển hình mà biểu đồ trên đã chỉ ra khá rõ ràng, riêng các chương trình đào tạo tiếng Anh từ 1993 đến năm 2002 đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt có sự nhảy vọt trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2002, sau khi sự kiện 11/9 diễn ra: tăng hơn 5 triệu đô la tiền đầu tư. Có lẽ bởi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Mỹ và là công cụ đầu tiên giúp Mỹ có thể truyền tải được những chính sách của mình ra bên ngoài, làm cho thế giới hiểu mình hơn bằng các tài liệu truyền bá văn hóa, chính trị…
Thống kê đầu tư cho các hoạt động nghệ thuật và nhân văn 1993-200223
Một ví dụ khác về sự gia tăng đầu tư của chính quyền Mỹ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã cho thấy từ năm 2000 đến 2001 cũng đã có sự gia tăng đầu tư kỉ lục của Mỹ với 9,1% vào các hoạt động này kể từ năm 1993 và tương đương với sự đầu tư này có 4607 đối tượng được hưởng lợi.
Bên cạnh đó, chính quyền Bush hết sức coi trọng việc lựa chọn người lãnh đạo ngoại giao văn hoá. Như năm 2003, Charlotte Beers, một quan chức ngoại giao có kinh nghiệm phong phú đã được đề cử làm
23
Juliet Antunes Sablosky (2001), Recent Trends In Department of State Support for Cultural
thứ trưởng ngoại giao phụ trách ngoại giao trong lĩnh vực thông tin và công chúng. Năm 2005, Karen P.Hughes, cố vấn thân cận của Bush, được giữ chức vụ này…
Đồng thời Mỹ đã điều chỉnh kế hoạch chiến lược, lấy Trung Đông làm trọng điểm mới của ngoại giao văn hoá. Từ 2002-2005, chính phủ Mỹ đã đầu tư 70 triệu USD vào lĩnh vực giáo dục ở khu vực này, giúp bồi dưỡng được 10 vạn nữ giáo viên ở Trung Đông thành “binh đoàn văn hoá”
Không dừng ở đó, nhiều hạng mục hoạt động mới được khuyến khích như triển lãm ảnh, cấp học bổng, thành lập Quỹ đại sứ bảo vệ văn hoá, bảo vệ di tích lịch sử; tăng cường liên hệ giữa các bảo tàng nước ngoài với Mỹ, tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật ...
Sự phục hưng ngoại giao văn hóa Mỹ còn được thể hiện bằng việc không ngừng gia tăng kinh phí, cho dù nó chỉ bằng 3/1000 dự toán cho quốc phòng, (năm 2003 chỉ là 600 triệu USD trong đó 40% dùng cho giáo dục và văn hoá. Năm 2006 gấp 3 lần năm 2001).
Bên cạnh sự chống đối từ bên ngoài, chính quyền Bush lúc này cũng chịu áp lực nặng nề của dư luận trong nước trước sự đổ vỡ lòng tin vào chính phủ và sự hoài niệm của đông đảo dân chúng trước những thành tựu huy hoàng của ngoại giao văn hoá thời Chiến tranh Lạnh. Dân Mỹ cho rằng chính phủ không biết dùng sức mạnh mềm để chống lại các lực lượng chống đối, kinh phí chi cho ngoại giao văn hoá quá thấp…
Đứng trước những yêu cầu tăng cường đầu tư cho chính sách ngoại giao, tháng 9/2006, chính phủ Mỹ đã đưa ra chiến lược ngoại giao văn
hoá toàn diện nhất sau chiến tranh Lạnh với tên gọi “Kế hoạch văn hoá toàn cầu”.
Kế hoạch này gồm 3 nhiệm vụ lớn trong thời kỳ lịch sử mới của ngoại giao văn hóa Mỹ: Kết nối các nhà nghệ thuật và hình thức nghệ thuật Mỹ với công chúng ngoài nước; Chia sẻ tri thức, sự tiến bộ của Mỹ về mặt quản lý và biểu diễn nghệ thuật; Giáo dục văn hoá và nghệ thuật nước ngoài cho thanh niên và người trưởng thành Mỹ.
Đồng thời, “Kế hoạch văn hoá toàn cầu” còn đề ra 4 hạng mục hợp tác văn hoá quốc tế: Dùng Quỹ Nghệ thuật quốc gia hợp tác triển khai các hoạt động giao lưu văn học quốc tế; Dùng Quỹ Nhân văn quốc gia hợp tác triển khai mục “nhân dân của chúng ta”; Hợp tác với Hội điện ảnh Mỹ tổ chức các hội nghị giao lưu giữa những người làm công tác điện ảnh; Triển khai kế hoạch bồi dưỡng cho việc quản lý và biểu diễn nghệ thuật...
Chính phủ Mỹ đã coi chủ nghĩa khủng bố và “chủ nghĩa chống Mỹ” là kẻ thù lâu dài, từ đó chủ trương dùng cả hai mặt văn hoá và tâm lý để đối phó về lâu dài.
Kế hoạch văn hóa toàn cầu được xem là một bước ngoặt trong chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ đồng thời đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Mỹ khi ngoại giao văn hóa đã bắt đầu được quan tâm ở tầm chiến lược lâu dài hơn là chỉ để đối phó với kẻ thù trong giai đoạn khó khăn hay đơn giản chỉ là công cụ bổ trợ cho chính sách kinh tế, quân sự trong chiến lược Diễn biến hòa bình đã được Mỹ tiến hành rất thành công trong lịch sử ngoại giao của mình nhằm loại
bỏ những chướng ngại trên con đường thực hiện mộng bá chủ thế giới.
Có thể nói sự kiện 11/9/2001 đã trở thành một bước ngoặt trong lịch sử ngoại giao Mỹ, giúp thức tỉnh giới chức và nhân dân Mỹ về chính sách ngoại giao cứng nhắc đang gây ra nhiều mâu thuẫn đối với thế giới bên ngoài. Nhận thức được sự linh hoạt, mềm dẻo và hiệu quả của các hoạt động ngoại giao văn hóa, chính quyền Washington đã nhanh chóng điều chỉnh lại chính sách ngoại giao theo hướng ôn hòa và đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, giao lưu, trao đổi với bên ngoài.