Ngoại giao văn hóa Mỹ đậm tính tấn công trong thời kì Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 27)

Chƣơng 2: Đặc trƣng ngoại giao văn hóa Mỹ

2.1.2 Ngoại giao văn hóa Mỹ đậm tính tấn công trong thời kì Chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh diễn ra ngay sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc và nó mở ra thời kỳ mới trong ngoại giao văn hóa Mỹ.

Để cạnh tranh với Liên Xô đang có tiếng nói rất quyền lực trên trường quốc tế và đối phó với nguy cơ Liên Xô mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Âu, truyền bá tư tưởng cộng sản ra khắp thế giới, Mỹ đã thực hiên chiến lược ngoại giao văn hóa đậm tính tấn công với một chiêu thức mang tính đối đầu rõ rệt với Liên Xô: truyền bá văn hóa và các giá trị Mỹ.

Tại những khu vực do Mỹ được phân chia chiếm đóng sau chiến tranh, một loạt những chương trình văn hóa, giáo dục đã được triển khai nhằm giáo dục lại và định hướng lại người Đức tiếp thu những giá trị của một hệ thống dân chủ. Những chương trình trao đổi văn hóa là một phần quan trọng của chiến dịch phát triển giáo dục này. Giữa năm 1945 và năm 1954 đã có khoảng 12000 người Đức và 2000 Mỹ tham gia vào các chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia18. Những chương trình tương tự cũng được tiến hành tại Nhật Bản và các nước ở khu vực Thái Bình Dương.

Năm 1945 tổng thống Truman đã sáp nhập hai cơ quan Phòng thông tin chiến tranh và Phòng Điều phối các vấn đề liên Mỹ vào Bộ ngoại giao. Những chức năng của hai cơ quan này đã được kết hợp với những chức năng của Phòng quan hệ văn hóa để thành lập ra Phòng

18

Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the United States Government: A Survey,

phụ trách các vấn đề văn hóa và thông tin quốc tế (Office of International Information and Cultural Affairs), sau đó một năm cơ quan này lại được đổi tên là Phòng Trao đổi thông tin quốc tế và Giáo dục (Office of Internation information and Education Exchange). Năm 1946 đã chứng kiến sự ra đời của một chương trình có lẽ nổi bật nhất trong các hoạt động trao đổi văn hóa giáo dục của Mỹ. Thượng nghị sĩ bang Arkansas, J. William Fulbright, đã tài trợ và trợ giúp cho việc thông qua Luật dân sự số 79-584- đạo luật Fulbright. Theo luật này Bộ ngoại giao được ủy quyền kí kết các thỏa thuận với các chính phủ nước ngoài và sử dụng ngoại tệ thu được từ thặng dư buôn bán trong chiến tranh để giải ngân cho các hoạt động trao đổi văn hóa và học thuật. Những chương trình này sau đó đã được lấy tên là Chương trình Fulbright.

Sự hiệu quả của chương trình này đã được chứng minh bằng những con số cụ thể, chẳng hạn như từ 1946-1996 đã có khoảng 250.000 người hưởng lợi từ học bổng Fulbright. Học bổng này đã hỗ trợ rất nhiều sinh viên và học giả nước ngoài đến Mỹ học tập để trở về phục vụ đất nước mình đồng thời tạo cơ hội giao lưu cho sinh viên và học giả người Mỹ với sinh viên và các học giả nước ngoài. Mục đích của các chương trình này là nhằm tăng cường sự hợp tác giáo dục và văn hóa giữa Mỹ và các quốc gia khác, thông qua đó thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia bên ngoài và Mỹ.

Bước sâu hơn vào Chiến tranh lạnh, nhận thức sự ảnh hưởng lan rộng của chủ nghĩa xã hội, năm 1948 Quốc hội nới rộng phạm vi cấp phép cho các chương trình văn hóa giáo dục quốc tế bằng việc thông qua

đạo luật Smith-Mundt, đạo luật về trao đổi văn hóa và thông tin Mỹ vào năm 1948. Lần đầu tiên khi không phải đang trong tình trạng chiến tranh, chính phủ tăng cường “tổ chức các hoạt động trao đổi, văn hóa, giáo dục, thông tin trên phạm vi toàn cầu” với mục tiêu “thúc đẩy sự hiểu biết về nước Mỹ ở các quốc gia khác, và tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân Mỹ và nhân dân các quốc gia khác”.

Đằng sau những ngôn từ này người ta thấy được một sự lo ngại sâu sắc của Mỹ về chính sách đối ngoại của Liên Xô và an ninh của Mỹ ở nước ngoài. Thêm vào đó còn có mối lo cụ thể hơn về chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ trong rất nhiều chương trình thông tin khác nhau của Liên Xô.

Được quy định như một phần của đạo luật Smith-Mundt, Cục văn hóa của Bộ ngoại giao đã được cơ cấu lại một lần nữa. Hai cơ quan riêng biệt đã được thành lập. Cục trao đổi giáo dục chịu trách nhiệm về “các hoạt động trao đổi về con người” và duy trì những học viện và thư viện ở nước ngoài. Trong khi đó Cục thông tin quốc tế chịu trách nhiệm về báo chí, xuất bản, phát thanh, và truyền hình. Sự sắp xếp lại này của Bộ ngoại giao cho thấy những chương trình trao đổi văn hóa, giáo dục với mục tiêu tăng cường sự hiểu biết quốc tế với Mỹ có triển vọng dài hạn nên được tách ra riêng rẽ với các chương trình thông tin, truyền thông có những mục tiêu ngắn hạn hơn, đặc biệt là trong việc đối đầu với sự tuyên truyền của Liên Xô. Khi chiến tranh Lạnh ở thời kỳ khốc liệt, chính sách về ngoại giao văn hóa đã được tăng cường thêm một nhiệm vụ mới là “giải thích quan điểm và mục tiêu của Mỹ với thế giới”.

Năm 1953, Cơ quan thông tin Mỹ (The United States Information Agency) được thành lập, hoạt động độc lập với Bộ ngoại giao Mỹ. Cơ quan mới này phụ trách tất cả các chương trình thông tin bao gồm cả Đài phát thanh Mỹ (the Voice of America) vốn thuộc quyền kiểm soát của Bộ ngoại giao nhưng các chương trình trao đổi văn hóa, giáo dục vẫn thuộc quyền Bộ ngoại giao. Riêng VOA khi này liên quan đến các chương trình phát thanh mang tính tuyên truyền, phục vụ mục tiêu “tấn công văn hóa”. Các đài phát thanh anh em với VOA như Đài phát thanh châu Âu tự do (Radio Free Europe, Đài phát thanh châu Á tự do

(Radio Free Asia) nhằm vào các nước cộng sản và các nước bị áp bức

tại châu Âu, châu Á và các nước Trung Đông giúp Mỹ “bao sân” tuyên truyền và truyền bá tư tưởng và văn hóa.

Cùng thời điểm này, song song với các chương trình công khai của chính phủ, Cục tình báo trung ương CIA cũng nhảy vào cuộc trong những nỗ lực tình báo chống lại Chủ nghĩa Cộng sản ở nước ngoài bằng việc hỗ trợ các chương trình văn hóa và trí tuệ ở nước ngoài. Trong những nỗ lực duy trì quan hệ giữa người Mỹ và các trí thức, nghệ sĩ nước ngoài, cơ quan này cũng đã hỗ trợ tổ chức Đại hội tự do văn hóa và bí mật tài trợ cho các triển lãm nghệ thuật Mỹ, những chuyến lưu diễn của những nhóm nghệ thuật và cả việc xuất bản những tạp chí văn hóa ở nước ngoài.

Tuy nhiên, dưới thời Eisenhower (1953-1961), ngoại giao văn hóa lại được tập trung trong các hoạt động trao đổi văn hóa và giáo dục. Trong khuôn khổ pháp luật về trao đổi văn hóa quốc tế được thông qua vào năm 1954 và năm 1956, 111 hoạt động trao đổi văn hóa đáng

chú ý được tiến hành ở 89 quốc gia trong bốn năm đầu. Riêng trong 1954, Bộ ngoại giao đã giải ngân 200 triệu đô la để xây dựng những đại sứ quán, lãnh sứ quán mới ở khắp bốn châu lục. Bên cạnh đó, trung tâm Đông Tây cũng được thành lập tại trường đại học Hawaii với sự tài trợ của chính phủ “nhằm thúc đẩy quan hệ với những quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu”. Năm 1958 đạo luật về tham gia hội trợ thương mại và trao đổi văn hóa quốc tế được thông qua nhằm tăng cường diễn thuyết văn hóa của Bộ ngoại giao.

Trong những năm 1960 và 1970, có thêm hai sự kiện có tính chất định hướng cho các chương trình của chính phủ về ngoại giao văn hóa. Năm 1961 đạo luật trao đổi văn hóa và giáo dục lẫn nhau, đạo luật Fulbright-Hays đã được thông qua. Như một quan chức của Bộ ngoại giao đánh giá, các đạo luật này “khôi phục những chương trình trao đổi văn hóa và giáo dục với tư cách là một lãnh địa của quan hệ ngoại giao chính thức”19. Cũng trong giai đoạn này, tổng thống Kennedy chấp nhận áp dụng chính sách ngoại giao hòa giải hơn với Liên Xô nhằm hai mục đích “vừa tranh thủ thời gian và điều kiện hòa hoãn để củng cố sức mạnh bên trong của nước Mỹ, vừa tạo điều kiện thuận lợi

thực hiện chính sách Diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu”20

do nhận định phe xã hội chủ nghĩa không còn là một khối thống nhất, làm cho quan hệ Xô-Mỹ hòa dịu mới có thể làm cho quan

19

Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the United States Government: A Survey,

Center for Arts and Culture, tr.10

20

hệ giữa Mỹ và Đông Âu được cải thiện, tạo điều kiện cho Mỹ thực hiện chính sách Diễn biến hòa bình ở các nước này.

Đến thời Jimmy Carter, Cơ quan truyền thông quốc tế (the United States International Communication Agency) được thành lập kết hợp được các chức năng của Cơ quan thông tin Mỹ và Cục văn hóa, giáo dục của Bộ ngoại giao. Trong thư gửi Quốc hội, Tổng thống Carter đã nhấn mạnh nhiệm vụ của cơ quan mới này là “nhằm cho thế giới biết về xã hội và nền chính trị của chúng ta- đặc biệt là những cam kết của Mỹ đối với việc đảm bảo sự đa dạng văn hóa và tự do cá nhân”. Rõ ràng ông Carter đã thể hiện tham vọng của Mỹ là làm cho thế giới nhận ra và ngưỡng mộ sự ưu việt của nền chính trị Mỹ, xã hội Mỹ: mang đến nhiều cơ hội cho con người hơn những gì mà những tuyền truyền của Chủ nghĩa Cộng sản vẫn đang lan rộng ở châu Âu và thế giới lúc bây giờ. Có vẻ thực tế và nhạy bén hơn, chính phủ Mỹ cũng nhận ra tầm quan trọng của việc “biết mình biết người”. Cũng trong thư gửi Quốc hội, ông Carter nhấn mạnh cơ quan mới này “phải nói cho chúng ta biết về thế giới để làm giàu văn hóa của chúng ta cũng như giúp chúng ta có được sự hiểu biết đầy đủ để giải quyết hiệu quả các vấn đề giữa các quốc gia khác”.

Đến năm 1985 khi Gorbachev lên làm tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, chính quyền Mỹ dưới thời Reagan đã đánh dấu một mốc quan trọng trong ngoại giao văn hóa khi kí kết được Thỏa thuận trao đổi văn hóa và sau đó là những cuộc thảo luận nhiệt tình giữa Reagan và Gorbachev đã dẫn đến thỏa thuận về giải trừ vũ khí giữa hai quốc gia- một điều chưa từng xảy ra trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Nước Mỹ dưới thời tổng thống G. Bush đã được chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, đánh dấu bước thành công vang dội của Mỹ trong nỗ lực dành giật ảnh hưởng trên thế giới, trong đó có sự đóng góp rất lớn của những chính sách ngoại giao văn hóa mềm dẻo, linh hoạt.

Tuy nhiên, khi Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc ông Bush lập một hồ sơ mới cho ngoại giao văn hóa. Nước Mỹ lần này cho thấy rõ một xu hướng trong chiến lược ngoại giao của mình: ngoại giao văn hóa không phải và chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu và không hề có chiến lược phát triển dài hạn.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)