Sau khi bình thƣờng hóa quan hệ vào năm

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 79)

35 Roy Melbourne, National Cultures and Foreign affairs,

3.1.2. Sau khi bình thƣờng hóa quan hệ vào năm

“Tôi cảm thấy rất phấn khích về triển vọng quan hệ của hai nước chúng ta”. Câu nói trên của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam- Michael Marine- đã khái quát phần nào phát triển của quan hệ Việt-Mỹ sau mười năm bình thường hoá. Mười năm đã trôi qua, bức tranh quan hệ bang giao hai nước mở ra với những mảng màu sáng tối khác nhau.

Sau khi Mỹ và Việt Nam thiết lập lại quan hệ bình thường, người Mỹ có cơ hội thưởng thức dễ dàng hơn những khía cạnh tốt đẹp nhất của di sản văn hóa Việt Nam truyền thống. Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn, giao lưu văn hóa Việt-Mỹ lại rộ lên. Theo con số thống kê của báo Đầu tư 15/6, Báo Thương mại số 14/639, khách Mỹ đến Việt Nam: Năm 1995, đứng thứ 5 sau Đài Loan, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc. Năm 2000 đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Từ năm 2001 đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Năm 2004 gấp trên 4,7 lần năm 2001, bình quân 1 năm tăng 18,9%, cao gấp đôi tốc độ chung. 5 tháng đầu năm 2005, lượng khách Mỹ đến Việt Nam đạt trên 134,2 nghìn lượt người, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2004.

Mỹ cũng đã chủ động đề nghị Việt Nam hợp tác thành lập một chương trình biểu diễn thường xuyên hàng năm (từ 1998 đến 2005) để giới thiệu tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam. Trong các thể loại văn nghệ truyền thống của ta (chèo, tuồng, cải lương, tranh dân gian, dân

39

ca, nhạc cổ điển, nhạc cung đình...) có lẽ múa rối nước được dân chúng Mỹ tiếp đón nồng nhiệt nhất. “Các nghệ sĩ Việt Nam phải ra chào đến lần thứ ba, thứ tư mà khán giả vẫn còn lưu luyến chưa muốn về và cứ đứng vỗ tay suốt" 40

Bên cạnh các hình thức biểu diễn nghệ thuật và trao đổi văn hóa giữa hai nước thì hiện diện của cựu binh Mỹ tại chiến trường xưa cũng đã mang lại một cơ hội quý báu để tăng cường hiểu biết và cơ hội hòa giải giữa hai dân tộc. Rất nhiều cựu binh Mỹ đã trở thành những sứ giả ngoại giao văn hóa kết nối hai quốc gia. Đã có nhiều cựu binh Mỹ tham gia vào chương trình tháo gỡ bom mìn, nhiều hoạt động nhân đạo, thực hiện những hành trình trở lại chiến trường xưa với ý thức xoa dịu vết thương quá khứ.

Vai trò của các cựu binh Mỹ khi trở thành chính khách như các Thượng nghị sĩ John McCain, John Kerry cũng là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự xích lại gần nhau của hai quốc gia. Vị đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Hà Nội, ông Peter Peterson, một cựu phi công từng bị giam giữ ở VN cũng lại là một trong những người đóng góp nhiều công sức cho những bước khởi đầu của quan hệ hai nước.

Không chỉ là những cuộc viếng thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao hay các cuộc thăm viếng quy mô. Những người Mỹ đến Việt Nam để thăm quan và tìm hiểu về văn hóa cũng ngày càng nhiều hơn. Họ cũng

40

Nguyễn Đức Thế (2000), "Múa Rối Nước thành phố Hồ Chí Minh : Ngang dọc trong lòng nước Mỹ", Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Sài Gòn, số 25 (25-6-2000), tr.27

chính là những đại sứ ngoại giao văn hóa góp phần thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn giữa hai dân tộc.

Năm 1998, con trai của cố Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy đến thăm tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia. Trong cuộc gặp đó, vị đại tướng 88 tuổi nói với người khách trẻ Mỹ kém mình đúng nửa thế kỷ rằng: ”Số đông những người Mỹ, nhất là giới trẻ, chỉ biết quan hệ Mỹ - Việt là một cuộc chiến tranh kéo dài và đầy hận thù. Đó là một sự thật. Nhưng còn một sự thật nữa mà giới trẻ hai quốc gia phải biết đến: chúng ta đã từng là đồng minh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, và giờ đây phải viết tiếp những trang sử về sự hợp tác và tình hữu nghị…” Hình ảnh của vị đại tướng và người thanh niên có thể nói là sự tượng trưng cho sự gặp gỡ của hai thế hệ. Giới trẻ Mỹ những người chỉ biết đến qua Việt Nam qua những lời kể về chiến tranh, đang háo hức tìm hiểu và vị đại tướng đại diện cho những người Việt Nam đầy hòa khí và thân thiện, người đã đi qua chiến tranh và đang trải nghiệm cả những thay đổi của đất nước sau chiến tranh cũng như chứng kiến những thay đổi trong quan hệ ngoại giao của hai nước. Họ đã gặp nhau ở một điểm đó là mong muốn sự hòa hiếu giữa hai dân tộc.

Sau khi bình thường hóa quan hệ, những tác phẩm văn hóa, văn học của Việt Nam tiếp tục được nghiên cứu và cho xuất bản tại Mỹ nhằm thỏa mãn và tăng cường sự hiểu biết của nhân dân Mỹ về đất nước, con người, cuộc sống đời thường tại Việt Nam.

Năm 2000, nhà xuất bản Copper Canyon cho ra mắt cuốn “Hương sắc mùa xuân” (Spring Essence: the Poetry of Ho Xuan Huong), John

Balaban dịch, Ngô Thanh Nhàn viết chữ Nôm. Trong bài đáp từ của mình trong chuyến đi thăm Việt Nam cuối năm 2000, tổng thống Clinton nhắc đến nhiều hoạt động văn hóa về Việt Nam ở nước ngoài, kể cả Mỹ, đặc biệt nhắc đến việc "Những bài thơ hai trăm năm trước của Hồ Xuân Hương được xuất bản tại Mỹ bằng tiếng Việt, tiếng Anh và chữ Nôm, lần đầu tiên cách viết tiếng Việt cổ truyền được in ra". Cần nói rõ thêm rằng đây là lần đầu tiên cách viết tiếng Việt cổ truyền được in ra bằng phương tiện điện tử, mỗi chữ Nôm có một mã unicode. Đó là điều mới lạ và rất tiện lợi, có ý nghĩa lớn đối với văn hóa Việt Nam.

Tập thơ Hồ Xuân Hương này đã nhiều lần được giới thiệu bằng thái độ trân trọng của các cây bút điểm sách Mỹ, trở thành một best-seller bất ngờ, được tái bản lần thứ ba sau hai đợt in bán hết sạch từ lần ra mắt đầu tiên (tháng 10 - 2000)41

.

Năm 1998, tiểu thuyết Số Đỏ, kiệt tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng, được dịch ra tiếng Anh và được nhà xuất bản Đại học Michigan UMP phát hành vào tháng 6-2002 dưới tựa đề Dumb Luck. Nếu Lỗ Tấn đã sáng tạo được hình tượng A.Q., và Nam Cao đã sáng tạo được hình tượng Chí Phèo để bất tử hóa người nông dân cùng khổ Trung Quốc và Việt Nam xưa, thì Vũ Trọng Phụng cũng đã thành công sáng tạo hình tượng Xuân Tóc Đỏ trong Số Đỏ tiêu biểu cho anh chàng lưu manh thành thị chó ngáp phải ruồi của xã hội thực dân đầu thế kỷ 20. Thế là Dumb Luck đã được đưa vào danh mục những tác phẩm văn

41

Danh Dy (2008), Ngoại giao văn hóa Nhật Bản

học kinh điển Việt Nam được giảng dạy trong các đại học Mỹ, và báo Los Angeles Times đã bình chọn kiệt tác Dumb Luck này là một trong 50 tác phẩm hay nhất được xuất bản tại Mỹ trong năm 2002.

Cuốn sách Việt Nam đã gây được tiếng vang trong giới văn học Mỹ gần đây nhất có lẽ là tuyển tập truyện ngắn đương đại Việt Nam nhan đề Tình yêu sau chiến tranh (Love after War) của 45 nhà văn Việt Nam thuộc nhiều thế hệ từ 70-80 tuổi đến thế hệ trên dưới 30, còn sống hay đã mất, từ Tô Hoài, Chu Văn, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Huy Thiệp... đến Bảo Ninh, Da Ngân, Ngô Thị Kim Cúc, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Nguyễn Ngọc Tư...

Trong vài năm trở lại đây, nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật, dân tộc học và văn hóa học liên tiếp được tổ chức tại Mỹ, phản ánh sự quan tâm và nhiệt tình của người dân Mỹ đối với văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Năm 1999, trường Đại học Columbia nổi tiếng đã tổ chức một cuộc triển lãm lớn về tranh sơn mài tại New York với tựa đề Vẻ đẹp Việt Nam, và ba họa sĩ Công Quốc Hà, Trịnh Tuấn, Công Kim Hoa đã giới thiệu với bạn bè và đồng nghiệp kỹ thuật vẽ tranh sơn mài đặc sắc Việt Nam. Đầu năm 2003, các họa sĩ Trần Lương, Nguyễn Minh Phước, Đinh Gia Lệ, Nguyễn Lê Vũ, Kim Ngọc đã có mặt tại Trung tâm Nghệ thuật New York chuẩn bị cho cuộc triển lãm “Việt Nam ngày nay” (Vietnam Now) trong khuôn khổ Liên hoan Văn hóa Việt Nam tại Mỹ diễn ra suốt một mùa xuân.

Một cuộc triển lãm đáng chú ý khác là “Việt Nam: những hành trình của thể xác (Vietnam: Journeys of Body), Tâm hồn và Trí tuệ (Mind

and Spririt) trưng bày hơn 400 hiện vật, hàng trăm hình ảnh, phần lớn mượn từ Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội), phần còn lại là của Viện vảo tàng vạn vật học Mỹ (New York) hay mượn của một số bảo tàng châu Âu, chủ yếu là Pháp. Qua những hình ảnh sống động, tiêu biểu nhất của văn hóa văn minh Việt Nam từ ngàn xưa, triển lãm lần lượt đưa người xem qua những chuyến hành trình độc đáo :

- Những hành trình của thần linh, gia đình và tổ tiên ; - Hành trình của con người và hàng hóa ;

- Hành trình của sự sống và cái chết ;

- Hành trình vào rừng, đi săn thú và tìm thuốc ; - Hành trình sang thế giới khác, v.v. 42

Bà Ellen V. Futter, chủ tịch Viện Bảo tàng Vạn vật học Mỹ cho biết : "Đây là lần đầu tiên một cuộc trưng bày dân tộc học lớn về Việt Nam được thực hiện tại Mỹ. Nó là một phần trong truyền thống lâu đời của Bảo tàng chúng tôi nhằm giới thiệu và tôn vinh các nền văn hóa khác trên thế giới. Triển lãm này là những câu chuyện được kể qua những cuộc hành trình. Đó là cuộc hành trình qua thời gian: từ Tết Nguyên đán đến rằm tháng giêng, sang Tết Đoan ngọ giết sâu bọ mồng 5 tháng 5 rồi vào rằm tháng 7 xá tội vong nhân, qua rằm Trung thu trông trăng phá cỗ, lại đến Tết Cơm mới mồng 10 tháng 10 ... Đó cũng là cuộc hành trình qua không gian: từ Hà Nội vào TP. HCM, từ một bản người Dao vùng núi phía Bắc xuống một chiếc thuyền đánh cá ở ven biển miền Trung, rồi lại lên một lễ hội Đâm trâu ở Tây

42

Nguyên ... Và đó cũng là những cuộc hành trình của một chiếc xe đạp chở những sản phẩm của một làng gốm từ ngoại thành vào nội đô, những chiếc bình, những chiếc vại, những bát, đĩa chất nặng trên chiếc xe đang được một người dân bình thường đạp vào thành phố để bán dạo... Có những cuộc hành trình thật cụ thể: mọi người chen chúc trên các chuyến xe để trở về nhà trong dịp Tết và cũng có những cuộc hành trình của tâm linh: các vị thần được rước trong lễ hội, linh hồn tổ tiên trở về nhà với con cháu vào các dịp lễ tết, cưới xin, ma chay"43

. Không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật được cổ vũ, các trung tâm Việt Nam học đã và đang được mở tại nhiều trường đại học điển hình là tại Đại học Hawai, California (Berkeley), Washington (Seattle), Michigan (Ann Arbor), Cornell, Harvard, Trung Tâm Việt Nam của Đại học Kỹ thuật Texas (Lubbock), Nhóm Nghiên Cứu Việt Nam (VSG) của Hội Nghiên Cứu Châu Á của Mỹ (AAS) và nhiều nữa... Nhiều hội thảo khoa học quan trọng đã được tổ chức như Việt Nam: những gì còn lại 20 năm sau (Vietnam Legacies: Twenty Years later) tại Đại học California, Davis (28/30-4-1995) hay hội thảo quốc tế Việt Nam học Việt Nam: bên ngoài các gianh giới (Vietnam: Beyond the Frontiers) do Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á, Đại học Caliofornia, tổ chức tại Los Angeles (11/12-5-2001). Khi Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất tại Hà Nội (15/17-7-1998) với chủ đề "Nghiên Cứu Việt Nam và Phát triển Hợp tác Quốc tế" thì nhà tài trợ chính của hội thảo là Quỹ Ford của Mỹ, và

43

Thu Hà (phỏng vấn bà Ellen Futter), "Hành trình vượt Thái Bình Dương cả hai chiều và liên tục", Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Sài Gòn, số 11 (24-3-2003), tr. 14-15, 39.

phái đoàn Mỹ gồm hơn 30 đại biểu là một trong ba phái đoàn hùng hậu nhất, bên cạnh phái đoàn Nhật, Úc trong 26 nước tham dự44

.

Tại Việt Nam Mỹ học cũng đã bắt đầu được giảng dạy các trường đại học và thu hút sự theo học của nhiều sinh viên. Trung tâm Mỹ học của Đại sứ quán Mỹ, bộ môn Mỹ học tại khoa Quốc tế trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện nghiên cứu châu Mỹ là ba trong số những trung tâm nghiên cứu và cung cấp những tài liệu về Mỹ học tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay. Những đơn vị này đã góp phần vào cải thiện sự hiểu biết còn nhiều hạn chế giữa hai quốc gia và đóng vai trò là những sứ giả ngoại giao văn hóa tích cực thúc đẩy cho quan hệ ngoại giao của hai quốc gia.

Tại Việt Nam, đại sứ quán Mỹ đã tiến hành một số các hoạt động ngoại giao văn hóa đặc biệt là các chương trình trao đổi và tài trợ về lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam như các chương trình Fulbright, các chương trình thăm quan quốc tế,…

Chương trình Fulbright Việt Nam

Được bắt đầu vào năm 1992 với mục đích nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Mỹ và Việt Nam, chương trình Fulbright Việt Nam đến nay đã được mở rộng và bao gồm năm thành phần:

 Chương trình Trao đổi Học giả Mỹ

 Chương trình Trao đổi Học giả Việt Nam  Chương trình Trao đổi Sinh viên Mỹ

44

Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Quốc gia Khoa học Xã hội và Nhân văn, Việt Nam học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội, 15/17-7-1998, Thế Giới, Hà Nội, 2000, tập I-V. - Nguyễn Văn Ký, "Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và những dấu hỏi", Diễn Đàn, Paris, số 78 (tháng 10-1999), tr. 23-24

 Chương trình Trao đổi Sinh viên Việt Nam

 Chương trình Giảng dạy Kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh Thay mặt cho Ủy ban Fulbright về Học bổng Nước ngoài và Bộ Ngoại giao Mỹ, Phòng Thông tin-Văn hóa Mỹ tại Hà Nội điều hành toàn bộ năm thành phần của chương trình nhằm đảm bảo sự phát triển song suốt và có tính hệ thống của Chương trình Fulbright Việt Nam.

Chương trình Khách tham quan quốc tế

Hàng năm, Đại sứ quán Mỹ có thể chọn lựa và đề cử các đối tượng tham gia vào các chương trình tham quan nghiên cứu theo chủ đề kéo dài bốn tuần tại Mỹ. Để tham gia vào chương trình này, các ứng cử viên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: tuổi từ 30 đến 45; có ít nhất năm năm làm việc chuyên môn; có trình độ chuyên môn và học thuật xuất sắc, đồng thời phải được cơ quan chủ quản cho phép tham gia vào một chương trình trao đổi do Chính phủ Mỹ tài trợ. Các nội dung thông thường của Chương trình Khách tham quan Quốc tế bao gồm: kinh tế, hành chính công, luật, giáo dục, bảo vệ môi trường, y tế công cộng, các vấn đề xã hội, sáng tác văn học, các vấn đề phụ nữ, các vấn đề quốc tế và an ninh quốc gia.

Chương trình Hubert H. Humphrey

Chương trình Hubert H. Humphrey là một chương trình học bổng nghiên cứu học tập, không cấp bằng, kéo dài một năm trong các lĩnh vực công. Hàng năm, tối đa bảy cán bộ cấp trung của Việt Nam có thể được đề cử cho chương trình này. Những người tham gia vào chương trình sẽ học tập một năm tại một trường đại học của Mỹ, trong đó có thể bao gồm một kì thực tập chuyên môn ngoài trường đại học. Những

lĩnh vực được khuyến khích tham gia bao gồm: y tế công cộng, môi trường, giáo dục, luật, nhân quyền, chính sách công, chính sách và quản lý công nghệ, quy hoạch đô thị, báo chí, an ninh quốc gia, phòng chống, chữa trị và giáo dục về ma túy.

Chương trình Chuyên gia Văn hóa/Học thuật

Chương trình này cung cấp một hoặc hai chuyên gia Mỹ có trình độ

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)