Chƣơng 3: Chính sách và các hoạt động ngoại giao văn hoá của Mỹ đối với Việt Nam
3.1 Chính sách ngoại giao văn hoá của Mỹ đối với Việt Nam
Sự bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam kể từ năm 1995 đã mở ra nhiều cơ hội cho cả hai quốc gia không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn trong lĩnh vực giao lưu văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, trước đó, chính các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã khiến cho nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt trong thời kỳ Chiến tranh lạnh những hoạt động ngoại giao văn hóa diễn ra trong nhiều rào cản đã góp phần xóa bỏ được những bất đồng giữa hai bên, góp phần quan trọng vào tiến trình bình thường hóa quan hệ của hai nước.
3.1.1 Trƣớc năm 1995
Quan hệ ngoại giao Mỹ- Việt trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử đặc biệt là giai đoạn trong chiến tranh và trong thời kỳ cấm vận. Dấu mốc cho sự khởi đầu quan hệ ngoại giao chính thức giữa Mỹ và Việt Nam mặc dù mới được xác lập từ năm 1995 nhưng quan hệ giữa hai nước đã được những cá nhân, những quan chức của Mỹ và Việt Nam mở đường từ rất lâu trước đó. Văn hóa Mỹ cũng từ những cá nhân đó được truyền bá vào Việt Nam và ngược lại người Mỹ cũng nhờ đó có những hiểu biết ban đầu về Việt Nam. Chính những nhân vật đó đã là những sứ giả ngoại giao đầu tiên đặt nền móng cho quan hệ ngoại giao nói chung và ngoại giao văn hóa giữa hai nước nói riêng.
Những người Việt Nam biết đến chiếc đèn dầu hỏa hẳn còn nhớ rằng nó đã từng có tên thông tục là “đèn dầu Hoa Kỳ”. Không ai xác định được thời điểm cái tên đó ra đời nhưng nguồn gốc của tên gọi và văn hóa sử dụng đèn dầu ở Việt Nam đã được cho là do người Mỹ đưa vào. Từ xưa người Việt Nam thắp sáng bằng các loại dầu thực vật hay mỡ động vật. Sau khi dầu hỏa (Mỹ là xứ sở tiên phong) được biết tới thì loại dầu mỏ này đã chảy đi khắp thế giới. Để đèn dầu hỏa được chấp nhận tại Việt Nam các nhà buôn Mỹ đã đưa ra hình thức khuyến mãi là phát tặng đèn cho khách mua dầu. Đèn dầu thắp sáng hơn, tiện dụng hơn và có thể là kinh tế hơn khiến người Việt Nam chấp nhận. Để dễ phân biệt với các loại đèn truyền thống, nó được gọi là “đèn dầu Hoa Kỳ”. Đến nay, người Việt Nam vẫn gọi như vậy cho dù chiếc đèn mà họ đang sử dụng có thể được làm ở Việt Nam hay bất kỳ nơi nào.
Lịch sử cũng đã từng chứng minh những nỗ lực ngoại giao giữa hai bên từ thế kỉ 19. Đầu thế kỉ 19 khi Bùi Viện trở thành người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc32
thì người Mỹ đầu tiên quan tâm đến Việt Nam là tổng thống thứ hai của Mỹ Thomas Jefferson. Jefferson trước khi trở thành tổng thống Mỹ là người dành nhiều tâm huyết phát triển nông nghiệp cho trang trại của mình và đã từng bày tỏ quan tâm của ông đối với giống lúa cạn và kĩ thuật trồng lúa cạn của Việt Nam mà ông muốn học tập để phát triển nông nghiệp cho xứ sở của mình. Sau Jefferson, John White được cho là người Mỹ đầu tiên đặt chân đến
32
Việt Nam vào năm 1819 cùng với đoàn thủy thủ trên tàu Franklin. John White cũng là tác giả của cuốn sách “Hành trình tới biển Trung Hoa” (History of a Voyage to China Sea) xuất bản năm 1823, sau đó được tái bản một năm sau đó với nhan đề là “Một chuyến đi Việt Nam” (a Voyage to Cochinchina). Mặc dù có những nhận xét không mấy đánh giá cao về thị trường buôn bán ở Việt Nam song John White cũng đưa thừa nhận rằng đây giá cả rất rẻ, có rất nhiều hải cảng tốt, vịnh Đà Nẵng là vịnh đẹp nhất thế giới, cư dân thạo nghề sông biển cạnh tranh nổi với người Trung Hoa... Với cuốn sách này, John White đã lần đầu tiên giúp giới phương Tây nói chung và người Mỹ nói riêng biết đến và hiểu phần nào về đất nước và con người Việt Nam. Có thể nói đây là sứ giả ngoại giao văn hóa đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực đầu tiên cấp nhà nước cho việc đặt quan hệ ngoại giao hai nước thì phải đợi đến thời vị tổng thống Mỹ thứ 7, Andrew Jackson. Năm 1832 một phái đoàn của Mỹ do Edmund Robert đã được cử đến Việt Nam mang theo bức thư có chữ kí của tổng thống Andrew để thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng do nhưng hiểu lầm và sự không đồng nhất về quan điểm văn hóa ứng xử mà sứ mạng của Edmund Robert đã không thực hiện được ngay cả trong lần thứ hai đến Việt Nam vào 4 năm sau đó33
.
33
Tại thời điểm Edmund Robert sang Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao lần thứ nhất, Bức quốc thư theo văn phong của Mỹ với lời mở đầu "Great and Good Friend" bị triều đình Việt Nam cho là "bất kính" vì không nêu danh người nhận và cách xưng hô không hợp thức đối với một vị Hoàng đế nên bị trả lại và vua Minh Mạng không tiếp. Lại phải cộng thêm 4 năm nữa, 5/1836, vẫn E. Robert quay lại trên tàu "Peacock" mang theo quốc thư và lời đề nghị ký kết một hiệp ước thuơng mại với nước Đại Nam. Vua Minh Mạng hỏi quần thần về vấn đề này, thấy ý kiến còn khác nhau nên sai người vào gặp khách để giữ hoà hiếu và tìm hiểu thêm trước khi quyết định. Nhưng tới nơi thì tàu đã chuẩn bị nhổ neo, E. Robert cáo bệnh không tiếp, ít hôm sau thì ông qua đời tại Macao (12/6)... (Theo Dương Trung Quốc- Trích tài liệu đã dẫn).
Quan hệ Mỹ và Việt Nam tạm bước vào giai đoạn bế tắc khi một loạt những động thái gây cản trở quan hệ hai nước diễn ra ví dụ như vụ chiến hạm “USS Consittution” do Percival dẫn đầu đã bắn vào bờ biển nước ta hay sau đó là vụ thương thuyết hòa hiếu không thành giữa tổng thống Z. Taylor và vua Tự Đức trước khi có sự bắn phá của quân đội Pháp vào cửa biển Đà Nẵng bắt đầu chế độ cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam năm 1858.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam dành độc lập từ tay thực dân Pháp năm 1945, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đứng cùng chiến tuyến với Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới chống phát- xít. Trong thời gian này đã có rất nhiều người Mỹ đến Hà Nội làm việc và chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp đón tướng Philip Gallagher đại diện của phái đoàn của cơ quan tình báo quân sự OSS của Mỹ trong buổi chiêu đãi các vị khách Đồng Minh tại Hà Nội34
. Cuộc chiếm đóng của Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã để lại những vết thương khó lành cho nhân dân Việt Nam và một vết rạn dài và sâu trong lịch sử ngoại giao của cả hai dân tộc. Tuy nhiên, trong gian này, văn hóa Việt cũng có điều kiện tiếp cận với nhân dân Mỹ do từ những năm 1960, nhiều đoàn nghệ thuật của miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đã sang biểu diễn trên đất nước Mỹ như một hình thức trao đổi văn hóa và ngoại giao với phe đồng minh của mình. Cũng trong thời gian này, văn hóa và lối sống Mỹ với phim ảnh, âm nhạc…đã
34
Cecil B. Currey (2003), "Những người Mỹ ở Hà Nội năm 1945", tạp chí Xưa và Nay, Hà Nội, số 149. tr.77
theo chân các lính Mỹ du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam. Người dân Việt Nam và đặc biệt là giới trẻ đã bắt đầu biết đến và được thưởng thức các hình thức nghệ thuật khác nhau đến từ nước Mỹ.
Trong thời gian chiến tranh, rất nhiều người Mỹ đã đứng về phía Việt Nam phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính phủ mình. Họ đã đã dùng nhiều hình thức phản đối chiến tranh, tuyên truyền cho sự chính nghĩa của cuộc chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Có thể nói đó là những hình ảnh văn hóa đẹp nhất, những tình cảm hữu nghị ý nghĩa nhất mà nhân dân Việt Nam có thể nhận được từ bạn bè quốc tế nói chung và những người bạn Mỹ nói riêng trong thời khắc khó khăn ấy. Bà Merle Ratner là một trong những người Mỹ đã tạo thành cầu nối nhân văn đó giữa dân Mỹ và nhân dân Việt Nam. Từ năm 1969, khi mới 13 tuổi Merle đã tham gia vào cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Năm 16 tuổi, bà đã đã treo mình trên Tượng đài Tự do để phản đối cuộc chiến ở Việt Nam và hiện nay vẫn đang giúp các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam theo kiện bên Mỹ. Bà được nhân dân Việt Nam và bạn bè đồng nghiệp thân mật gọi là “Người yêu Việt Nam hơn cả người Việt Nam”, “Người sẵn sàng làm tất cả vì Việt Nam”…
Năm 1975, quân đội Mỹ chính thức rút khỏi Việt Nam nhưng đó cũng là thời điểm đánh dấu giai đoạn đóng băng trong quan hệ ngoại giao hai nước nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng. Sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia cuối những năm 1970 của thế kỉ 20 và cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài giữa phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa đã càng làm trầm trọng hơn quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.
Tuy nhiên, trong gian đoạn này văn hóa đã thể hiện sức mạnh của nó với tư cách là sứ giả ngoại giao khi cả vũ khí quân sự, kinh tế đều không thể phát huy được tác dụng. Một số hoạt động ngoại giao văn hóa ít ỏi giữa Việt Nam và Mỹ vẫn thể hiện được sức lan tỏa nhất định mặc dù gặp không ít rào cản. Về phía Mỹ, mặc dù thái độ quay lưng của chính phủ nhưng người Mỹ đã tỏ ra quan tâm hơn đến việc tìm hiểu về Việt Nam sau cuộc chiến tranh tàn khốc mà đất nước họ đã gây ra cho Việt Nam trong khi đó các cựu binh Mỹ cũng đã bắt đầu quay trở lại Việt Nam. Giai đoạn này, chính những sứ giả văn hóa này đã khiến người Mỹ hiểu hơn về giá trị nhân văn nền văn hóa Việt Nam, của tâm hồn người Việt yêu chuộng hòa bình. Một trong những sứ giả văn hóa có thể kể đến là Larry Rottman, một giáo sư văn học, một nhà thơ, một cựu binh trong chiến tranh Mỹ tại Việt Nam. Ông đã từng đến Việt Nam tổ chức lễ cưới bạc và đã tổ chức một lớp học đặc biệt về chiến tranh Việt Nam. Nhưng thực chất đó là lớp học về văn hóa và con người Việt Nam. Trong lớp học này, một sinh viên đóng vai một lính. Mỹ và một sinh viên đóng vai một người lính Việt Nam. Cả hai đọc những cuốn nhật ký của những người lính của hai phía mà phía Mỹ thu giữ được trong thời gian chiến tranh. Họ đã ngạc nhiên nhận ra rằng: trong hầu hết những trang nhật ký đó, những người lính Việt Nam chỉ nói về quê hương, về người mẹ, về tình yêu và về giấc
mơ trở về của họ khi chiến tranh kết thúc35. Ở đó, không có sự sợ hãi và tuyệt vọng. Ở đó là một lòng tin bất diệt. Điều đó chỉ có thể được dựng lên bởi tinh thần văn hóa của một dân tộc lâu đời.
Trường hợp của Phillips Caputo cũng là một ví dụ sống động về một cựu binh Mỹ trở lại chiến trường xưa và nỗ lực tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Phillips Caputo là nhà văn nổi tiếng của Mỹ đã từng dành giải quốc gia cho cuốn tiểu thuyết “Dư âm chiến tranh” đã trở lại vùng Thượng Đức, Quảng Nam, nơi ông đã từng đóng quân trong chiến tranh theo lời đề nghị và sựu sắp xếp của tạp chí Khám phá địa cầu với mục đích ghi lại cuộc sống ở nơi đã từng là chiến trường ác liệt. Chuyến đi của Caputo do tạp chí Khám phá địa cầu tổ chức đã phần nào chứng tỏ nhu cầu của người Mỹ đối với việc tìm hiểu sâu hơn về Việt Nam. Trong chuyến đi đó Caputo đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu của những người dân nơi đây và đã có đủ tư liệu để viết về những thay đổi của một địa danh danh đã từng là nỗi ám ảnh của ông những ngày tham chiến.
Bên cạnh những nỗ lực của các cá nhân còn có những tổ chức, các đơn vị tích cực tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy sự hiểu biết giữa hai quốc gia, hai nền văn hóa. Điển hình cho các tổ chức này trong thời kỳ hai quốc gia chưa đặt quan hệ ngoại giao phải kể đến trung tâm William Joiner. Kevin Bowen, một cựu binh Mỹ đồng thời là