Luận án đã trình bày những cơ sở lý thuyết của ngoại giao văn hóa Nhật Bản nói chung, những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á nói riêng. Luận án đã tổng hợp quá trình hình thành và phát triển, các hình thức, tổ chức, kinh phí, mục tiêu và nội dung chính của chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản. Luận án đã trình bày mục tiêu và nội dung triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á qua hai giai đoạn lớn 1977 2001 và 2001 2016, từ đó rút ra những đặc điểm của hai giai đoạn, so sánh hai giai đoạn để thấy được sự chuyển biến trong chính sách, đánh giá những ưu nhược điểm của ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại Đông Nam Á. Luận án tổng hợp các kết quả điều tra dư luận xã hội các nước Đông Nam Á, từ đó đánh giá được tiếp nhận từ phía người dân Đông Nam Á đối với ngoại giao văn hóa Nhật Bản. Từ tình hình chính trị thế giới, mục tiêu của chính phủ Nhật Bản và nhu cầu của người dân Đông Nam Á, luận án suy luận về triển vọng của ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại khu vực này trong tương lai.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
Phạm Lê Dạ Hương
NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN
ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1977 - 2016
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
Phạm Lê Dạ Hương
NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN
ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1977 - 2016
Chuyên ngành: Đông Nam Á học
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS Hoàng Khắc Nam
2 PGS.TS Phạm Thị Thu Giang XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ
GS.TS Hoàng Khắc Nam GS Vũ Dương Ninh
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc Mọi sự giúp đỡ, hướng dẫn khoa học cho luận án đều đã được các tác giả và các cơ sở giáo dục đồng ý cho phép
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Phạm Lê Dạ Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án “Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977 - 2016”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người Những dòng đầu luận án, tôi xin dành để bày tỏ lòng biết ơn của mình
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn những người hướng dẫn khoa học cho tôi, PGS.TS Hoàng Khắc Nam và TS Phạm Thị Thu Giang đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận án này
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo thuộc bộ môn Đông Nam Á học và Nhật Bản học, khoa Đông phương học, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQGHN, đặc biệt là PGS.TS Phan Hải Linh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập tại khoa cũng như để hoàn thiện luận án này Cảm ơn văn phòng Zensho - Đại học Tokyo đã cho tôi cơ hội được có thời gian được học tập và thu thập nguồn tài liệu quý giá để hoàn thiện luận án
Gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia Nhật Bản đã định hướng nghiên cứu và cho tôi những lời khuyên quý báu Cảm ơn ThS Phạm Thị Thanh Huyền và ThS Trần Thị Quỳnh Trang cùng các giáo sư tại Thái Lan, Myanmar đã giúp gửi bảng hỏi điều tra đến bạn bè, sinh viên
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn tạo điều kiện, ủng hộ và
hỗ trợ cho những khó khăn, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên tinh thần trong quá trình tôi thực hiện luận án của mình
Tác giả luận án
Phạm Lê Dạ Hương
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 15
1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài 15
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á 15
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa và ngoại giao
văn hóa Nhật Bản 19
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Đông Nam Á 25
1.2 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết 27
Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TỪ 1945 ĐẾN NAY 30
2.1 Cơ sở hình thành chính sách ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Đông Nam Á 30
2.1.1 Cơ sở lý luận 30
2.1.2 Các nhân tố tác động tới ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á 40
2.2 Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản 53
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngoại giao văn hóa Nhật Bản 53
2.2.2 Mục tiêu và nội dung chính trong chính sách ngoại giao văn hóa
Nhật Bản 56
2.2.3 Các hình thức ngoại giao văn hóa của Nhật Bản 63
2.2.4 Tổ chức và kinh phí cho hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản 65
Tiểu kết 68
Trang 6Chương 3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGOẠI GIAO VĂN HÓA
CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1977 - 2016 69
3.1 Giai đoạn 1977 - 2001 69
3.1.1 Phân đoạn 1977 - 1986 và Học thuyết Fukuda 69
3.1.2 Phân đoạn 1987 - 1991 và Kế hoạch hợp tác quốc tế 74
3.1.3 Phân đoạn 1991 - 2001 và phương châm đẩy mạnh song phương 80
3.2 Giai đoạn 2001 - 2016 86
3.2.1 Phân đoạn 2001 - 2006 và chủ trương xây dựng “một cộng đồng
cùng hành động, cùng phát triển” 86
3.2.2 Phân đoạn 2006 - 2016 với những chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe 91
3.3 Nhận xét và đánh giá 107
Tiểu kết 115
Chương 4 TIẾP NHẬN NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN
TỪ PHÍA NGƯỜI DÂN ĐÔNG NAM Á 116
4.1 Tiếp nhận từ phía người dân các nước Đông Nam Á 116
4.1.1 Giai đoạn 1977 - 2001 116
4.1.2 Giai đoạn 2001 - 2016 124
4.2 Nhận xét và đánh giá 137
Tiểu kết 139
KẾT LUẬN 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHỤ LỤC 166
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á
EAC East Asian Community Cộng đồng Đông Á
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GNC Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân
GHQ General Headquaters Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội
cấp cao của Mỹ
JCC Japan Creative Center Trung tâm sáng tạo Nhật Bản
JF The Japan Foundation Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản
Cooperation Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Trang 8NBI National Brand Index Chỉ số thương hiệu quốc gia
ODA Official Development
Assistance Viện trợ phát triển chính thức
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PKO Peacekeeping Operations Hoạt động gìn giữ hòa bình
của LHQ
Education Organization
Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
USD United States Dollar Đô-la Mỹ
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh ngoại giao truyền thống và ngoại giao phi truyền thống 34
Bảng 2.2 Thống kê sức mạnh mềm nổi bật qua các giai đoạn 38
Bảng 2.3 So sánh giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm 39
Bảng 2.4 So sánh mức độ tình cảm giữa Trung Quốc - Nhật Bản, Hàn Quốc - Nhật Bản 47
Bảng 2.5 “Điều tra về sức ảnh hưởng của các nước” do BBC thực hiện
lần 1 (3/2006) 50
Bảng 2.6 “Điều tra về sức ảnh hưởng của các nước” do BBC thực hiện
lần 2 (3/2007) 51
Bảng 2.7 Đánh giá về tầm ảnh hưởng của Nhật Bản tại các nước châu Á và Úc 52
Bảng 2.8 Danh mục hoạt động và ngân sách của Ban Giao lưu văn hóa -
Truyền thông Bộ Ngoại giao Nhật Bản (năm tài chính 2005) 66
Bảng 3.1 Số lượng các sự kiện văn hóa tổ chức tại JCC Singapore năm 2009, 2010, 2011 94
Bảng 3.2 Hoạt động và triết lý của Trung tâm châu Á 101
Bảng 3.3 Số lượng sự kiện/hoạt động của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tại Đông Nam Á năm 2013 và 2016 103
Bảng 3.4 Số lượng sự kiện/chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật năm 2013 theo phân loại 104
Bảng 3.5 Chi tiết thể loại văn hóa và thể loại hoạt động liên quan tới giao lưu văn hóa - nghệ thuật năm 2013 105
Bảng 3.6 Khóa học tiếng tại các trung tâm văn hóa của các nước 112
Bảng 4.1 Quốc gia đáng tin cậy nhất đối với ASEAN và lý do 125
Bảng 4.2 So sánh sự tiếp nhận của người dân Đông Nam Á về Nhật Bản qua hai giai đoạn 137
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Số người thi năng lực tiếng Hàn - Trung - Nhật
từ 2004 - 2012 113
Biểu đồ 4.1 Hiểu biết về Nhật Bản của người dân Đông Nam Á 117
Biểu đồ 4.2 Lĩnh vực liên quan tới Nhật Bản mà người dân Đông Nam Á
biết đến nhiều nhất 118
Biểu đồ 4.3 Lĩnh vực liên quan đến Nhật Bản mà người dân Đông Nam Á
muốn tìm hiểu nhất 119
Biểu đồ 4.4 Suy nghĩ của người dân Đông Nam Á về Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai 120
Biểu đồ 4.5 Những lĩnh vực người dân Đông Nam Á muốn Nhật Bản cống hiến
tại khu vực ASEAN 120
Biểu đồ 4.6 Suy nghĩ của người dân Đông Nam Á về quan hệ của nước mình
với Nhật Bản 126
Biểu đồ 4.7 Ấn tượng của người dân ASEAN về Nhật Bản 127
Biểu đồ 4.8 Những lĩnh vực người dân ASEAN muốn biết thêm về Nhật Bản 129
Biểu đồ 4.9 Lĩnh vực người dân ASEAN quan tâm trong văn hóa Nhật Bản 129
Biểu đồ 4.10 So sánh mối quan tâm tới văn hóa truyền thống và hiện đại Nhật Bản của người dân ASEAN 130
Biểu đồ 4.11 Loại hình văn hóa Nhật Bản được yêu chuộng nhất 136
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, xu thế chung của các chính phủ - nhà nước là sử dụng sức mạnh mềm, đặc biệt là sức mạnh văn hóa nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về đất nước mình, từ quảng bá văn hóa, ngôn ngữ tiến tới nâng tầm ảnh hưởng về kinh tế, chính trị… của quốc gia trong khu vực và trên thế giới Ngoại giao văn hóa đang được coi là một trong những công cụ quan trọng của sức mạnh mềm - một trong 3 trụ cột chính của nền ngoại giao (bên cạnh ngoại giao kinh tế và an ninh chính trị) của mỗi quốc gia Ngoại giao văn hóa đặc biệt có lợi đối với những quốc gia thiếu hụt sức mạnh cứng như Việt Nam để vẫn có thể tạo dựng được sức ảnh hưởng đối với các quốc gia khác
Một trong những điển hình của quốc gia thiếu hụt sức mạnh cứng nhưng đã triển khai khá thành công ngoại giao văn hóa phải kể tới Nhật Bản Đây là đất nước
có sức ảnh hưởng về kinh tế trên phạm vi toàn cầu nhưng lại có vai trò chính trị tương đối mờ nhạt Ngay tại khu vực Đông Bắc Á, hiện nay, sự lớn mạnh về ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đang được nhắc tới nhiều hơn so với vai trò của Nhật Bản Nguyên nhân sâu xa là bởi vì sau thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị tước bỏ hết quyền lực quân sự Hơn nữa, do mặc cảm về tội lỗi trong chiến tranh nên trong suốt một thời gian dài, Nhật Bản đã né tránh các vấn đề liên quan đến chính trị, quân sự trong khu vực cũng như trên thế giới Tuy nhiên, nhờ vào việc triển khai ngoại giao văn hóa, Nhật Bản được toàn thế giới biết đến với một nền văn hóa phong phú, đặc sắc Theo kết quả điều tra năm 2015 về Chỉ số thương hiệu quốc gia CBI của tổ chức Future Brand1, Nhật Bản đứng ở vị trí hàng
1 Future Brand là một đơn vị tư vấn thương hiệu hàng đầu nằm trong hệ thống Interpublic cung cấp toàn cầu giải pháp Marketing chuyên nghiệp, xuất hiện ở 18 quốc gia với 23 văn phòng đại diện, 48.400 nhân viên ở mọi thị trường toàn cầu Các khách hàng của FutureBrand gồm có ArcelorMittal, P&G, Microsoft, Nakheel, Barclays Premier, Nokia, Nestlé, MasterCard, UPS và Unilever
Future Brand là một trong số những đơn vị tiên phong dùng cách nghiên cứu để giải mã các giả thuyết vì sao
có quốc gia được coi là nổi tiếng và được nhận diện nhiều hơn quốc gia khác
Trang 12đầu2 [68] Có thể nói, thương hiệu quốc gia này của Nhật Bản được tạo lập nhờ những sức mạnh sẵn có về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa… Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thua trận, bị chiếm đóng, Nhật Bản càng kỳ vọng nhiều vào sức mạnh văn hóa, muốn dùng văn hóa để khôi phục hình ảnh của nước Nhật, xác định nước Nhật là một “quốc gia văn hóa” hướng tới “cống hiến cho thế giới” thay vì hình ảnh “quốc gia quân sự” trước đây [213, tr.3]
Mỗi quốc gia khi thực hiện bất cứ một chính sách ngoại giao nào đều hướng tới một đối tượng nhất định Đối với Nhật Bản, một trong những đối tượng có vai trò quan trọng hiện nay chính là khu vực Đông Nam Á Đây là khu vực có vị trí địa lý trọng yếu,
là cửa ngõ liên kết nhiều châu lục trên thế giới Nếu như trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản muốn thâu tóm Đông Nam Á vào “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” với vai trò lãnh đạo của Nhật Bản, thì sau chiến tranh, Đông Nam Á lại trở thành khu vực cung cấp nguyên - nhiên liệu, nguồn lao động cũng như thị trường tiêu thụ hàng hóa quan trọng cho nền kinh tế của Nhật Bản Đặc biệt, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Đông Nam Á là khu vực giúp Nhật Bản thể hiện vai trò chính trị tích cực hơn trong giải quyết các vấn đề quốc tế cũng như các vấn đề an ninh kinh tế và an ninh hàng hải Ngày nay, Đông Nam Á vẫn tiếp tục vừa là điểm đầu tư hấp dẫn, là thị trường lao động và cung cấp nguyên liệu chính cho Nhật Bản, vừa nắm giữ vai trò chính trị trung gian khi quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc không suôn sẻ Nhật Bản ngày nay cần Đông Nam Á là đồng minh cùng phát triển Trong các giai đoạn triển khai quan hệ đối ngoại đối với Đông Nam Á, ngoại giao văn hóa luôn được Nhật Bản coi là công cụ thích hợp và hữu hiệu, nhằm nới lỏng căng thẳng, xây dựng sự thiện cảm và lòng tin đối với các nước trong khu vực
Có một đặc điểm nổi trội là, ngay từ khi bắt đầu thực hiện ngoại giao văn hóa đối với Đông Nam Á, đặc biệt là các nước ASEAN, Nhật Bản thường điều chỉnh hoạt động của mình theo cục diện thế giới cũng như tình hình khu vực Vì
2 Những yếu tố cơ bản của sức mạnh thương hiệu quốc gia bao gồm Hệ thống giá trị (hệ thống chính trị, sự thân thiện với môi trường, môi trường pháp luật ổn định, tự do ngôn luận); Chất lượng cuộc sống (hệ thống giáo dục, hệ thống chăm sóc sức khỏe, tiêu chuẩn cuộc sống, cơ hội việc làm và được nhiều người muốn đến sinh sống); Có thân thiện cho kinh doanh hay không (môi trường đầu tư, kỹ thuật phát triển, môi trường kiểm soát, tay nghề nhân viên); Di sản và văn hóa (lịch sử, nghệ thuật và văn hóa, tính xác thực, vẻ đẹp tự nhiên)
và Du lịch (có đáng đồng tiền hay không, sức hấp dẫn, các khu nghỉ dưỡng và lựa chọn nơi ở, ẩm thực)
Trang 13vậy, việc tìm hiểu quá trình Nhật Bản điều chỉnh và thực hiện ngoại giao văn hóa đối với khu vực Đông Nam Á không thể tách rời khỏi những biến động của tình hình Nhật Bản cũng như của thế giới và khu vực Hơn nữa, nắm được nguyên lý
và nội dung của các chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á sẽ giúp các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam hiểu được vai trò của mình trong chính sách của Nhật Bản, từ đó hoạch định chính sách ngoại giao với Nhật Bản một cách phù hợp Đây chính là lý do khiến nghiên cứu sinh quyết định thực hiện đề tài: “Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977 - 2016”
Với luận án này, tác giả mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu vấn đề từ góc độ khoa học và thực tiễn Trước hết về mặt khoa học, thông qua việc phân tích làm rõ sự thay đổi trong chính sách và các hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á từ 1977 đến 2016, tác giả luận án muốn góp phần lý giải những nỗ lực của Nhật Bản để trở thành “quốc gia văn hóa”, “đóng góp cho thế giới” thông qua văn hóa Ngoài ra, các kết quả của luận án có thể góp phần nghiên cứu nguyên nhân và sự thay đổi trong chính sách văn hóa đối với Đông Nam Á của Nhật Bản từ góc độ ngoại giao văn hóa
Về ý nghĩa thực tiễn, Nhật Bản là cường quốc trong khu vực Đông Á cũng như trên thế giới, là đối tác quan trọng của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt trong đó
có Việt Nam Việc nghiên cứu hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giúp cung cấp thông tin nhằm phân tích và đánh giá về kì vọng mà Nhật Bản muốn đạt được đối với khu vực thông qua triển khai ngoại giao văn hóa,
từ đó đưa ra gợi ý về chính sách đối ngoại đối với Nhật Bản
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích của đề tài là làm rõ chính sách và hoạt động triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á từ năm 1977 đến
2016, đặc điểm của chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam
Á trong giai đoạn nói trên, song song với đó là sự tiếp nhận của người dân Đông Nam Á đối với các hoạt động này
Trang 142.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu này, Luận án đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, làm sáng rõ cơ sở hình thành, khái niệm, mục đích, nội dung của ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
Thứ hai, trình bày một cách có hệ thống quá trình thực hiện ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á từ năm 1977 đến 2016 qua mốc lịch sử quan trọng, từ đó rút ra các đặc điểm và kết quả của những hoạt động này
Thứ ba, đánh giá tác động thực tế của ngoại giao văn hóa Nhật Bản đến khu vực Đông Nam Á cũng như phản ứng của các quốc gia khu vực đối với Nhật Bản - một trong những mục tiêu mà ngoại giao văn hóa Nhật Bản đề ra
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á Điều đó có nghĩa là luận án không chỉ phân tích mục tiêu, đối tượng, phương thức, nội dung và kết quả thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa Nhật Bản trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á, mà còn tập trung nghiên cứu nền tảng hình thành, tiến trình phát triển cũng như những kết quả mà Nhật Bản đạt được trong quá trình xây dựng vị thế và hình tượng tại khu vực này
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Mặc dù ngoại giao văn hóa được nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện, nhưng với phạm vi của Luận án này, tác giả sẽ tập trung phân tích chính sách của Bộ Ngoại giao Nhật Bản và các hoạt động do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản -
cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản thực hiện Đây là hai cơ quan chính thức được chính phủ Nhật Bản giao nhiệm vụ thực hiện ngoại giao văn hóa
Về mặt thời gian, Luận án tập trung vào giai đoạn từ năm 1977 đến năm
2016 Như đã trình bày, luận án chọn năm 1977 vì đây là thời điểm Nhật Bản công
bố “Học thuyết Fukuda”, mốc đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Đông Nam Á, thể hiện sự coi trọng Đông Nam Á và khởi đầu cho
Trang 15hoạt động giao lưu không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả lĩnh vực văn hóa Luận án dừng lại ở thời điểm năm 2016 bởi đây là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ 3 của Thủ tướng Shinzo Abe trước khi kết thúc vào năm 2017
Về phạm vi không gian, luận án giới hạn ở Nhật Bản và Đông Nam Á, trong
đó Đông Nam Á là không gian chính nghiên cứu của luận án Trên thực tế, trong giai đoạn đầu, Nhật Bản chủ yếu thực thi ngoại giao văn hóa với 5 nước ASEAN là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore Đến giai đoạn sau, ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đã mở rộng ra toàn Đông Nam Á với 10 quốc gia Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei, Việt Nam, Myanmar, Lào
và Campuchia Vì vậy, phạm vi không gian nghiên cứu của luận án cũng triển khai theo phạm vi mở rộng chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
4 Phương pháp nghiên cứu
Do Nhật Bản và các nước Đông Nam Á cùng nằm trong khu vực Đông Á, ngoài ra Nhật Bản còn có nhiều chính sách chung hướng tới các nước ASEAN - tổ chức bao gồm hầu hết các nước Đông Nam Á như một khu vực, luận án sử dụng cách tiếp cận khu vực học là cách tiếp cận chính để nghiên cứu Các phương pháp khu vực học được sử dụng gồm phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp so sánh đối chiếu Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi đối với cư dân một số nước Đông Nam Á để rút ra nhận xét về tầm ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản đến các nước này
Ngoại giao văn hóa không đơn thuần là hiện tượng chính trị hay văn hóa riêng rẽ mà là sự kết hợp của cả hai lĩnh vực trên Hơn nữa ngoại giao văn hóa của Nhật Bản còn gắn với các lĩnh vực như kinh tế, xã hội và đem lại những tác động toàn diện tới các nước Đông Nam Á Vì vậy, luận án sử dụng cách tiếp cận đa ngành và liên ngành để phân tích hiện tượng đa diện này
Hơn nữa, Luận án đề cập đến một vấn đề kéo dài trong gần 4 thập kỉ, nên tác giả đã áp dụng cách tiếp cận sử học để phân tích các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn này Phương pháp lịch sử được áp dụng chủ yếu gồm phương pháp lịch đại, đồng đại và phương pháp phân kỳ
Trang 16Đây là đề tài liên quan đến quan hệ giữa các nước, nên Luận án cũng sử dụng cách tiếp cận quan hệ quốc tế, đặc biệt khi phân tích cơ sở lý luận của chính sách đối ngoại nói chung và chính sách ngoại giao văn hóa nói riêng của Nhật Bản đối với Đông Nam Á
5 Nguồn tài liệu
Luận án sử dụng những nguồn tài liệu chính bao gồm:
1 Nguồn tài liệu gốc bằng tiếng Nhật bao gồm các văn bản, tài liệu, tuyên bố, hiệp định chính thức của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, một số quan chức cao cấp của Nhật Bản liên quan đến chính sách ngoại giao và ngoại giao văn hóa của Nhật Bản được công bố trên các trang web chính thức hoặc các tài liệu công bố của các cơ quan chính phủ Nhật Bản
2 Các chuyên khảo, bài viết, công trình nghiên cứu của các học giả Nhật Bản, nước ngoài và Việt Nam
3 Các nguồn tài liệu tham khảo trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Nam Á liên quan đến đề tài
4 Các thông tin thu nhận được qua điều tra bảng hỏi mà tác giả luận án thực hiện
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện đang có sự tranh giành ảnh hưởng
và quyền lợi giữa các cường quốc ở khu vực trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh
Thông qua việc phân tích những nhân tố lịch sử từ phía Đông Nam Á tác động vào quá trình thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản, ảnh hưởng của chính sách này tới nước Nhật và khu vực, trong đó có Việt Nam, Luận
án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu đầu tiên về vấn đề này ở Việt Nam
Trang 17Bên cạnh đó, Luận án sẽ đóng góp về học thuật cho việc nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á và Nhật Bản từ khía cạnh ngoại giao cũng như chính sách ngoại giao của Nhật Bản để thấy được vai trò của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đối với Nhật Bản Từ đó, Luận án gợi ý cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như khu vực đối với Nhật Bản
Kết quả của Luận án còn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quan tâm đến vấn đề này ở Việt Nam
Ngoài ra, thông qua việc thực hiện Luận án, tác giả hy vọng có thể góp phần vào việc thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết của Việt Nam về khu vực Đông Nam Á cũng như về Nhật Bản, từ đó góp phần vào việc xây dựng quan hệ hữu nghị bền chặt hơn nữa giữa các bên
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án bao gồm 4 chương chính sau:
Chương 1 - Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong chương này, luận án khảo cứu những nghiên cứu có liên quan đến ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á ở trong và ngoài nước Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và đánh giá những nghiên cứu này, luận án chỉ ra những thành quả mà những nghiên cứu đi trước đã đạt được, những vấn đề còn chưa được đề cập tới, từ đó xác định vấn đề nghiên cứu để tìm ra điểm mới và đóng góp cho luận án
Chương 2 - Cơ sở hình thành chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á và chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay
Tại đây, luận án trình bày những cơ sở lý thuyết của ngoại giao văn hóa Nhật Bản, đồng thời phân tích những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc Nhật Bản đề ra chính sách và thực hiện hoạt động ngoại giao văn hóa tại Đông Nam Á Chương này cũng trình bày chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ 1945 đến nay để thấy được nền tảng của chính sách ngoại giao văn hóa dành cho Đông Nam Á của nước này
Trang 18Chương 3 - Quá trình thực hiện ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á thời kỳ 1977 - 2016
Chương này tập trung làm rõ quá trình hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Đông Nam Á từ năm 1977 đến năm 2016 qua hai giai đoạn chính lấy mốc chuyển giai đoạn là năm 2001 Quá trình này được xem xét bao gồm cả mục tiêu, nội dung chính sách và việc thực thi chính sách qua các giai đoạn bằng nhiều cách thức, công cụ khác nhau Cuối cùng, chương này rút ra đặc điểm của ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Đông Nam Á
Chương 4 - Tiếp nhận ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ phía người dân Đông Nam Á
Chương 4 tổng kết và phân tích các kết quả từ điều tra dư luận xã hội Đông Nam Á về Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, nội dung các bài báo trên báo tiếng Anh của các nước Đông Nam Á và kết quả điều tra bảng hỏi do tác giả luận án thực hiện để tìm hiểu đánh giá của người dân Đông Nam Á khi tiếp nhận ngoại giao văn hóa Nhật Bản, từ đó rút ra được những triển vọng cho ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại khu vực này trong tương lai
Trang 19CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong Tổng quan tình hình nghiên cứu, các công trình liên quan đến đề tài sẽ được xem xét theo ba nhóm nội dung chính sau:
- Các công trình nghiên cứu chung về quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á Việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này là cần thiết bởi quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á vừa là môi trường, vừa là định hướng và điều kiện cho sự phát triển ngoại giao văn hóa của Nhật Bản với các nước khu vực này
- Các công trình nghiên cứu đề cập đến ngoại giao văn hóa và ngoại giao văn hóa của Nhật Bản nói chung
- Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Đây là nội dung gắn trực tiếp tới chủ đề của luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á
Trước hết, khi xem xét tình hình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á ở trong nước, có thể thấy mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Nam Á được khá nhiều học giả Việt Nam quan tâm Dưới dạng sách có các công trình tiêu biểu
như Nhật Bản trong thế giới Đông Á và Đông Nam Á (2003) của Khoa Đông
phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh, Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam (2007) của Vũ Văn Hà Đây là các công trình đề cập khá toàn
diện về quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong bối cảnh mới Nhìn chung, các công trình này đã phân tích, làm rõ được các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc cả hai bên đều mong muốn thúc đẩy quan hệ với nhau Đặc biệt, các công trình này đã làm rõ được mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong một số lĩnh vực cơ bản mà chủ yếu là kinh tế, cung cấp cơ sở quan trọng để xem xét việc Nhật Bản sử dụng công cụ kinh tế của mình trong quá trình nâng cao vai trò chính trị ở khu vực cũng như tạo điều kiện cho sự
Trang 20phát triển quan hệ giao lưu văn hóa Một điểm nữa cũng đáng lưu ý là trong cuốn
Nhật Bản trong thế giới Đông Á và Đông Nam Á, các liên hệ văn hóa lịch sử và hiện
tại giữa Nhật Bản và Đông Nam Á đã được chỉ ra và đó chính là những cơ sở văn hóa - lịch sử quan trọng cho nền ngoại giao văn hóa của Nhật Bản với các Đông
Nam Á trong thời hiện đại Còn cuốn Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam đã đề cập đến hàng loạt các
nhân tố mới từ bối cảnh quốc tế và khu vực có tác động đến ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á
Đối với các công trình dưới dạng tạp chí có một số bài đề cập từ góc độ chính sách, trong đó có chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực Những nghiên cứu điển hình là “Một số điều chỉnh trong chính sách Đông Nam Á
của Nhật Bản những năm 90” (1997) của Nguyễn Hoàng Giáp trong Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 19, “Chính sách của Nhật Bản đối với Đông Nam Á thời
kỳ hậu chiến tranh lạnh” (2003) của Nguyễn Thu Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 4, “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại châu Á” (2007) của Đỗ Trọng Quang, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 hay “Chính sách đối ngoại
Đông Nam Á của Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đối với 3 nước Đông Dương giai
đoạn sau chiến tranh lạnh” (2008) của Hoàng Thị Minh Hoa đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 6, Các bài viết này nghiên cứu khá sâu về chính
sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á trên nhiều phương diện khác nhau như cơ sở hình thành chính sách, mục tiêu và nội dung cơ bản của chính sách, sự triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong quan hệ với các nước Đông Nam Á cũng như những kết quả đạt được Dù các công trình này tập trung nhiều hơn vào khía cạnh an ninh - chính trị và kinh tế của chính sách nhưng quan hệ giao lưu văn hóa cũng được đề cập đến như một lĩnh vực hợp tác đang có
xu hướng tăng lên giữa Nhật Bản và Đông Nam Á Đồng thời, các công trình này cũng đã bước đầu cho thấy mối liên hệ qua lại giữa các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế với văn hóa
Bên cạnh đó còn có các luận án tiến sỹ Sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với châu Á - Thái Bình Dương từ sau chiến tranh lạnh và vấn đề đặt
Trang 21ra với Việt Nam (1997) của Hồ Châu, Sự chuyển biến vai trò chính trị của Nhật Bản
ở Đông Nam Á giai đoạn 1991 - 2006 của Hoàng Minh Hằng (2011) mà trong đó có
chứa đựng nội dung về những điều chỉnh chính sách của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á và Việt Nam… Tuy giao lưu văn hóa Nhật Bản - Đông Nam Á không phải đối tượng nghiên cứu chính của các luận án này nhưng đây vẫn là nguồn tham khảo quan trọng và có những đóng góp có giá trị khi trong luận án tiến sĩ của Hoàng Minh Hằng đã chỉ ra và phân tích vai trò của văn hóa như một cách thức phát huy sức mạnh mềm để từ đó nâng cao vai trò chính trị của Nhật Bản trong khu vực Trong khi đó, luận án tiến sĩ của Hồ Châu cũng đã đề cập đến những điều chỉnh trong chính sách và quan hệ văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Lạnh trong tổng thể quan hệ của các nước lớn Qua đó, luận án đã giúp làm rõ thêm phần nào vai trò của giao lưu văn hóa và ngoại giao văn hóa trong việc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở khu vực này
Các nghiên cứu kể trên về chính sách của Nhật Bản đối với Đông Nam Á hầu hết tập trung vào giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh, khi xu hướng hòa dịu và hợp tác gia tăng, khi chủ nghĩa khu vực Đông Á nổi lên, Nhật Bản bắt đầu tập trung nâng cao vị thế của mình trong khu vực hơn, có nhiều đóng góp về kinh tế và an ninh - chính trị hơn Tuy không nhắc nhiều đến chính sách ngoại giao văn hóa, nhưng những công trình nói trên là những tài liệu tham khảo quan trọng giúp hiểu
rõ bối cảnh lịch sử sau chiến tranh lạnh, những thay đổi của tình hình thế giới lúc bấy giờ, những điều chỉnh trong chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản, những biến chuyển trong quan hệ Nhật Bản - ASEAN và những nhân tố tác động đến chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản ở Đông Nam Á Qua đó, các công trình này
đã giúp thấy được cơ sở, môi trường và điều kiện cho chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản trong quan hệ với ASEAN là công cụ
Tại nước ngoài, có thể thấy rằng, các công trình có liên quan tới quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á trong phạm vi luận án tiếp cận được chủ yếu đi vào nghiên cứu hai giai đoạn điều chỉnh có tính bước ngoặt trong chính sách đối với khu vực là giai đoạn nửa sau thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980 và giai đoạn sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay
Trang 22Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về chính sách Đông Nam Á của Nhật
Bản trong giai đoạn 1970 - 80 gồm có The Fukuda Doctrine and ASEAN: New Dimensions in Japanese Foreign Policy (Học thuyết Fukuda và ASEAN: Những
biểu hiện mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản) (1992) của Sueo Sudo,
Japan‟s Southeast Asian Policy in the Post-Vietnam Era (1975 - 1985) (Chính sách
Đông Nam Á của Nhật Bản trong kỷ nguyên Hậu Chiến tranh Việt Nam (1975 - 1985)) của Chaiwat Khamchoo (1989) Đây là những công trình hệ thống lại hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Nam Á là môi trường kinh tế và an ninh thay đổi cùng sự năng động trong chính trị của Nhật Bản khi nước này xây dựng và thực hiện những điều chỉnh chính sách đối với khu vực Đông Nam Á Mặc dù trong giai đoạn này ngoại giao văn hóa đã được Nhật Bản đưa vào chính sách ngoại giao của mình, đặc biệt được đề cao trong chủ nghĩa Fukuda song các công trình nghiên cứu này tập trung vào những hành động thể hiện vai trò chính trị của Nhật Bản thông qua việc kết nối Mỹ, Trung Quốc, ASEAN với Việt Nam và rất ít quan tâm tới khía cạnh văn hóa của vấn đề Trong các công trình này, công cụ kinh tế cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn công cụ văn hóa trong việc thúc đẩy quan hệ của Nhật Bản với ASEAN 5 và Việt Nam khi đó
Những nghiên cứu về chính sách đối với Đông Nam Á của Nhật Bản giai đoạn
sau đó như Japan‟s foreign policy in the 1990s: From economic superpower to what
power? (Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1990: Từ siêu cường
kinh tế đến sức mạnh nào?) (1996) của Reinhard Drifte, Japan‟s Asia Policy: Religional security and global interst (Chính sách châu Á của Nhật Bản: An ninh khu vực và lợi ích toàn cầu) (1995) của Wolf Mendl, Japanese foreign policy in Asia and the Pacific: Domestic interests, American pressures, and regional integration (Chính
sách đối ngoại của Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương: Lợi ích trong nước, sức ép
từ Hoa Kỳ và hội nhập khu vực) (2001) do Akitoshi Miyashita và Yoichiro Sato chủ biên… vẫn hầu hết đề cập tới vai trò an ninh, chính trị của Nhật Bản tại khu vực châu
Á, khu vực Đông Nam Á chỉ là một phần trong đó Tuy nhiên bên cạnh đó Drifte (1996) hay công trình 現代日本の東单アジア政策 1950-2005 (Chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản hiện đại) (2007) của các học giả Sumio Hatano và Susumu Sato đã bước đầu nhắc đến chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản Đặc biệt,
Trang 23nhà nghiên cứu Drifte nhận định Nhật Bản đã sử dụng những sức mạnh mềm trong nền văn hóa của mình để thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa tại châu Á, song tác giả cũng bày tỏ lo ngại về bản sắc ngoại giao văn hóa Nhật Bản liệu có đủ sức
để hướng Nhật Bản về châu Á, khiến cho châu Á “bị mê hoặc” bởi Nhật Bản hay ngược lại, cả hai phía đều bị Âu hóa Còn Hatano và Sato (2007) cũng có một công trình tổng quan lớn về chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản trong vòng gần 50 năm, nhưng hầu hết kể đến sự đóng góp của Nhật Bản cho Đông Nam Á về mặt chính trị và kinh tế, còn lĩnh vực văn hóa chỉ được đề cập không nhiều trong quan
hệ này vào khoảng thập niên 1970
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa và ngoại giao văn hóa Nhật Bản
Trong các công trình ở nhóm thứ hai về ngoại giao văn hóa, về chính sách và quan hệ ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á tại Việt Nam, có thể thấy rằng các nghiên cứu tổng quan về ngoại giao văn hóa còn chưa nhiều do đây là mảng nghiên cứu còn khá mới Những công trình có thể kể tên mới chỉ xuất hiện những năm gần đây như một số bài viết trong kỷ yếu Hội thảo quốc
gia Ngoại giao văn hóa - Vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế (2008), Ngoại giao văn hóa - Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng (2012) do Phạm Thái Việt chủ biên, Đối ngoại công chúng - Mô hình hoạt động của một số nước lớn trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam (2016) do Phạm Minh Sơn chủ
biên; một số bài báo như “Ngoại giao văn hóa và vai trò của nó đối với chính trị
Việt Nam từ 1986 đến nay” (2012) của Trần Thị Thu Hà đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 Bên cạnh đó, có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sỹ như Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (2015) của Nguyễn Hải Anh, Ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ hội nhập (2016) của Nguyễn Thị Thùy Yên Các luận văn thạc sĩ có thể kể đến gồm Vai trò của ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới (2012) của Đỗ Lan Phương thuộc Học viện Ngoại giao hay Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngoại giao văn hóa từ năm 1986 đến năm 2011 (2013) của Lê
Thị Duyên thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trang 24Nhìn chung, những công trình này đã góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản về ngoại giao văn hóa như khái niệm về văn hóa, ngoại giao, ngoại giao văn hóa, cơ sở thực tiễn cũng như lý luận của ngoại giao văn hóa, vai trò của ngoại giao
văn hóa đối với Việt Nam… Đặc biệt trong đó có công trình Ngoại giao văn hóa -
Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng (2012) do Phạm Thái Việt chủ biên
có nhắc tới “Nhật Bản” như một trường hợp kinh nghiệm ứng dụng của quốc tế cho ngoại giao văn hóa của Việt Nam Tuy nhiên, lượng thông tin về chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại đây chỉ điểm qua về chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ thời thủ tướng Junichiro Koizumi một cách khái quát nên chưa làm rõ được lịch sử phát triển, nội dung chi tiết cũng như kết quả của chính sách này Hay trong
Đối ngoại công chúng - Mô hình hoạt động của một số nước lớn trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam (2016) do Phạm Minh Sơn chủ biên, các tác giả đã làm rõ
quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, các chính sách chủ yếu của đối ngoại công chúng Nhật Bản mà ngoại giao văn hóa chính là một hình thức thực hiện của đối ngoại công chúng Song cũng bởi Nhật Bản chỉ mới thực hiện đối ngoại công chúng
từ năm 2001 nên tài liệu cũng chỉ đề cập đến ngoại giao văn hóa Nhật Bản từ giai đoạn này, còn các thông tin từ các giai đoạn trước hoàn toàn không được nhắc tới
Một công trình khác cũng phải nhấn mạnh là luận án tiến sĩ Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (2015) của Nguyễn Hải Anh Cuốn luận án
cung cấp một cách hệ thống cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa như quyền lực mềm, văn hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa; quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao văn hóa Đồng thời, luận án cũng phân tích những yếu tố cơ bản tác động đến ngoại giao văn hóa, làm rõ những đặc điểm, vai trò và dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại Luận án này cũng nghiên cứu, phân tích chính sách và thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của của một số quốc gia từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng rất tiếc lại không bàn về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản Nhìn chung, ba công trình này nói trên là nguồn tài liệu quan trọng không chỉ trong việc cung cấp cơ sở lý luận
và còn để đánh giá và xem xét xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trên thế giới, trong đó có ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với các nước ASEAN
Trang 25Đối với các nghiên cứu tại nước ngoài về ngoại giao văn hóa, có thể thấy rằng những nghiên cứu nổi bật cũng chỉ mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây Tiêu biểu có thể kể đến những nghiên cứu như: các bài viết “Public Diplomacy: Taxonomies and Histories” (Ngoại giao công chúng: Phân loại và lịch sử) (2008) của Nicholas J Cull3 và “Moving from Monologue to Dialogue to Collaboration: The Three Layers of Public Diplomacy” (Chuyển dịch từ Một chiều sang Đối thoại rồi tới Hợp tác: 3 tầng lớp của Ngoại giao công chúng) (2008) của Geoffrey Cowan4 và Amelia Arsenault5 đăng trên Tạp chí The Annals of the American Academy of Political and Social Science (Biên niên sử của Học viện
Khoa học Chính trị và Xã hội Hoa Kỳ) số 616…
Điểm chung trong nghiên cứu của các học giả Âu Mỹ là quan tâm tới ngoại giao công chúng hơn là ngoại giao văn hóa với hàm ý ngoại giao văn hóa chỉ là một phần của ngoại giao công chúng Các tác giả này phân loại chính sách ngoại giao công chúng và đưa ra những ví dụ hết sức cụ thể, phong phú Nếu như Cull phân chia ngoại giao công chúng thành 5 yếu tố bao gồm: Lắng nghe (Listening), Quảng bá chính sách (Advocacy), Ngoại giao văn hóa (Cultural Diplomacy), Ngoại giao giao lưu (Exchange Diplomacy) và Truyền thông quốc tế (International News Broadcast) thì Cowan và Arsenault lại chia chính sách này thành 3 tầng lớp là Một chiều - Đối thoại - Hợp tác, sau đó dẫn chứng luận điểm bằng ví dụ từ những hoạt động trong chính sách ngoại giao văn hóa của nhiều nước Âu Mỹ, từ những trường hợp thành công cho tới thất bại Điểm hơi đáng tiếc của những nghiên cứu trường hợp này nói riêng và các nhà nghiên cứu về ngoại giao văn hóa - ngoại giao công chúng Âu - Mỹ nói chung là ít đề cập đến trường hợp các nước châu Á, trừ Trung Quốc Tuy nhiên,
3 Giáo sư chuyên môn Ngoại giao công chúng,Trưởng khoa sau đại học về Ngoại giao công chúng tại Anneberg School for Communication và Khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam California Hội trưởng Hiệp hội Quốc tế về Truyền thông và Lịch sử, thành viên Hội đồng Ngoại giao công chúng Tác giả cuốn The Cold War and the United States Information Agency: US Propaganda and Public Diplomacy, 1945 - 89 (Chiến tranh lạnh và Thông tấn xã Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Chính sách tuyên truyền và Ngoại giao công chúng của Mỹ, 1945 - 89) của NXB Đại học Cambridge
4 Giáo sư về Báo chí và Truyền thông tại Khoa Luật Đại học Nam California Tốt nghiệp Đại học Harvard, đại học Yale 1996 - 2007: Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông Annenberg School Nguyên giám đốc VOA Nhận giải thưởng Emmy với vai trò điều hành sản xuất
5 Phó giáo sư Đại học Nam California Tiến sỹ ngành Báo chí và Truyền thông của Đại học Nam California
Cử nhân ngành Phim ảnh và Sử học Thạc sỹ Truyền thông phương tiện đại chúng Điều phối viên tại
Festival phim quốc tế tại Zimbabwe
Trang 26các công trình này đã đóng góp nhiều cho cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa, đặc biệt khi đặt ngoại giao văn hóa trong mối liên quan với ngoại giao công chúng
Các học giả phương Tây gần đây cũng dành sự quan tâm rất lớn đến chính sách văn hóa của Nhật Bản, tuy nhiên phần nhiều họ chỉ hướng tới chính sách “Cool Japan” - ngành công nghiệp giải trí hiện đại với truyện tranh manga, anime, các sản phẩm từ nhân vật hoạt hình mà chưa chú trọng đến các mảng khác trong chính sách ngoại giao văn hóa của nước này để đánh giá được một cách tổng thể “Cool Japan” trên một phương diện nào đó có thể gọi là thành công và đưa được hình ảnh Nhật Bản ra toàn thế giới, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đặt chính sách này trong tổng thể chung để so sánh sự cân bằng trong việc phân bổ sự quan tâm của Nhật Bản đến các chính sách văn hóa Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu như
Japan‟s culture exchanges policy and East Asia: From “Cool Japan” to “Asia Content Community” (Chính sách giao lưu văn hóa của Nhật Bản và Đông Á: từ
“Cool Japan” đến “Cộng đồng văn hóa phẩm hoạt hình châu Á”) của Kang Tae
Woong (2011), Revisiting Japan‟s Cultural Diplomacy: A Critique of the Level Approach to Japan‟s Soft Power (Xem xét lại chính sách ngoại giao văn hóa
Agent-Nhật Bản: Phê bình cách tiếp cận trung gian về sức mạnh mềm của Agent-Nhật Bản) của
Alexander Bukh (2014), Beyond „kawaii‟ pop culture: Japan‟s normative soft power as global trouble-shooter (Phía bên kia của văn hóa đại chúng “dễ thương”:
sức mạnh mềm quy chuẩn của Nhật Bản như người dàn xếp toàn cầu) của Heng Yee-Kuang (2014) Tuy nhiên, thông qua các công trình này, cũng có một số điểm đáng lưu ý như thấy được sự gắn bó giữa ngoại giao văn hóa với chủ trương xây dựng sức mạnh mềm của Nhật Bản, thấy được những cách thức truyền bá văn hóa
và mở rộng ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản ra châu Á dưới nhiều hình thức và công cụ khác nhau Vì thế, các công trình kể trên cũng thực sự hữu ích để luận án
kế thừa và tham khảo
Bên cạnh việc kế thừa nghiên cứu của Cull và đưa thêm nhiều ví dụ phong phú khác, trong đó có Trung Quốc vào công trình của mình, một số công trình của các học giả Nhật Bản đã đi theo cách tiếp cận về ngoại giao văn hóa trong ngoại giao công chúng như các học giả Âu Mỹ để từ đó áp dụng vào nghiên cứu trường
Trang 27hợp Nhật Bản như 『パブリック・ディプロマシー「世論の時代」の外交戦略』 (Ngoại giao công chúng - Chiến lược ngoại giao “Thời đại Dư luận quốc tế”) (2007)
do Masafumi Kaneko và Mitsuru Kitano chủ biên, 『文化と外交―パブリック・ディプロマシーの時代』 (Ngoại giao và Văn hóa - Thời đại của Ngoại giao công chúng) (2011) của Yasushi Watanabe6 Trong đó, đáng chú ý là công trình『文化と外交―パブリック・ディプロマシーの時代』 (Văn hóa và Ngoại giao - Thời đại của Ngoại giao công chúng) (2011)của Yasushi Watanabe Watanabe không chỉ tóm lược và giới thiệu đầy đủ về lịch sử, sự phát triển cũng như cách phân loại ngoại giao công chúng mà còn đưa ra những phê phán chủ đạo về chính sách này Đồng thời tác giả cũng phân tích một cách sắc nét những vấn đề còn tồn tại trong chính sách ngoại giao công chúng của Nhật Bản như kinh phí dành cho ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa ít hơn so với các nước phát triển khác, phân chia nhiệm vụ hành chính cho chính sách này hoàn toàn không rõ ràng, đặc biệt Nhật Bản vẫn coi chính sách này như cuộc thi “hoa hậu” chứ chưa hoàn toàn hướng tới mục tiêu “chiến thắng con tim và tinh thần” của đối phương Công trình này đã đem lại những lý luận hữu ích cho luận án này về cơ sở lý luận và thực tiễn cho chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản cũng như mặt được và chưa được trong chính sách và thực thi chính sách của Nhật Bản
Cũng cần phải kể đến cuốn 『パブリック・ディプロマシー「世論の時代」の外交戦略』 (Ngoại giao công chúng - Chiến lược ngoại giao thời đại dư luận quốc tế) (2007) của Kaneko và Kitano Cuốn sách này ngoài việc đưa ra kiến thức cơ bản về ngoại giao công chúng với nhiều chiều cạnh khác nhau, đã cung cấp thêm thông tin về chính sách này của các nước lớn như Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, cụ thể hơn nữa là chính sách ngoại giao công chúng của Mỹ với Trung Đông, Anh với Nhật, Trung Quốc với Mỹ, Nhật đối với Trung Quốc và Mỹ, nhưng hoàn toàn thiếu vắng chính sách kể trên đối với Đông Nam Á Tuy nhiên, dù là về ngoại giao công chúng và thiếu vắng thông tin về chính sách này đối với Đông Nam
6 Sinh năm 1967 1997: Tiến sỹ ngành Xã hội nhân chủng học tại Đại học Harvard Giáo sư Đại học Keio Chuyên ngành nghiên cứu châu Mỹ, lý luận về chính sách văn hóa
Trang 28Á, công trình này vẫn khá hữu ích để tìm hiểu về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản nói chung cũng như giúp so sánh để thấy được những tương đồng và khác biệt giữa một số nước lớn trong chính sách này
Đối với chủ đề cụ thể về chính sách ngoại giao văn hóa Nhật Bản, ở nước ngoài cũng có một số công trình nghiên cứu về chủ đề này Có thể kể đến những
công trình tiêu biểu như: Chương 13 「戦後日本外交における<文化>」(<Văn
hóa> trong ngoại giao Nhật Bản thời kỳ hậu chiến) của Kenichiro Hirano trong cuốn 『戦後日本の対外政策』(Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ hậu chiến) (1985) do Akio Watanabe chủ biên; 『国際交流史―近現代日本の広報文化外交と民間交流』(Lịch sử giao lưu quốc tế - Ngoại giao văn hóa truyền thông
và giao lưu nhân dân của Nhật Bản thời cận hiện đại) (2002) của Masayoshi Matsumura hay『日本の文化外交』(Ngoại giao văn hóa Nhật Bản) (2010) của Kazuo Ogura Đây đều là những công trình tổng quan về chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản Cả Hirano, Ogura hay Matsumura đều sử dụng cách tiếp cận lịch
sử để xem xét quá trình vận dụng văn hóa trong chính sách và quan hệ đối ngoại của Nhật Bản Các tác giả đã chia chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản thành các giai đoạn và phân tích chính sách theo các giai đoạn đó dù cách phân chia của mỗi nhà nghiên cứu đều khác nhau Trong các công trình này, nếu như Matsumura hầu hết phân tích các hoạt động giao lưu văn hóa của Nhật Bản từ thời cận đại còn thời hiện đại chỉ xuất hiện rất ngắn thì Hirano và Ogura lại tập trung phân tích chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Hirano đặt ra là tầm quan trọng của “văn hóa” đối với Nhật Bản qua từng thời kỳ và phân tích về các đặc điểm của chính sách ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua các giai đoạn lịch sử Trong khi đó, Matsumura lại tập trung vào việc phân tích quá trình và cách thức thực thi ngoại giao văn hóa của Nhật Bản qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau và trên ngoại giao kênh 2 là phi chính phủ Còn trong công trình 『日本の文化外交』(Ngoại giao văn hóa Nhật Bản) (2010) của Kazuo Ogura đã cung cấp những thông tin và luận giải cả về lý luận lẫn thực tiễn của ngoại giao văn hóa Nhật Bản Công trình này cũng đã bước đầu chỉ ra những mặt được và
Trang 29chưa được của nền ngoại giao văn hóa này Cả ba công trình này là những nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị cho luận án khi cung cấp được nhiều tư liệu và góc nhìn của học giả Nhật Bản Tuy nhiên, đây đều là những công trình nghiên cứu tổng quan
về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản trong những thời kỳ lịch sử nhất định nên hàm lượng nghiên cứu trực tiếp về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á là khá ít Ví dụ, đối tượng “Đông Nam Á” cũng chỉ được Hirano nhắc đến tại một giai đoạn duy nhất là thập niên 70 của thế kỷ XX, còn hầu hết các đối tượng của ngoại giao văn hóa Nhật Bản mà tác giả đề cập tới là Mỹ
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Đông Nam Á
Tại Việt Nam, cũng giống như các công trình tổng quan về ngoại giao văn hóa, vì đề tài này còn khá mới nên các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Nhật Bản cũng còn khá ít, về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á lại càng ít hơn Có thể kể ra một vài công trình tiêu biểu nhất như: “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản qua những chặng đường văn hóa” của Phạm Hồng Thái trong
cuốn Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản - Quá khứ, hiện tại và tương lai (2005) do Ngô
Xuân Bình và Trần Quang Minh chủ biên, bài “Về sự hợp tác văn hóa giữa Nhật
Bản và ASEAN từ những năm 1970 đến nay”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số
12 (2007) và luận án Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 - 2000) (2008) cũng của
Ngô Hồng Điệp cũng có đề cập đến những hợp tác văn hóa của Nhật Bản với ASEAN, “Ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản đến giới trẻ Việt Nam hiện nay” của
Nguyễn Thu Hằng đăng trong kỷ yếu hội thảo Lịch sử, văn hóa và ngoại giao văn hóa: Sức sống của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực (2014) của Đại học Quốc gia Hà Nội, hay “Chính sách ngoại giao văn hóa
của Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến nay và tác động của nó đối với Việt Nam”
của Hạ Thị Lan Phi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 (144/2013) …
Điểm chung của những nghiên cứu này là đã cung cấp được những thông tin về hoạt động giao lưu, viện trợ văn hóa phong phú của Nhật Bản dành cho Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam như các công trình của Phạm Hồng Thái, Hạ Thị Lan Phi, hay dành cho ASEAN như Ngô Hồng Điệp Ngô Hồng Điệp và Hạ
Trang 30Thị Lan Phi cũng đã nêu lên được những thách thức mà Nhật Bản phải đối mặt khi thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa tại Việt Nam cũng như ở các nước ASEAN Về kết quả thực hiện chính sách nói trên, Nguyễn Thu Hằng (2014) đã chỉ ra được những tác động của văn hóa giới trẻ Nhật Bản tới giới trẻ Việt Nam bằng những kết quả điều tra bảng hỏi xác thực Hoàng Minh Hằng (2006) cũng nhắc tới văn hóa như một công cụ để Nhật Bản nâng cao ảnh hưởng chính trị của mình tại khu vực này
Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong những công trình ít ỏi về ngoại giao văn hóa kể trên chỉ có duy nhất nghiên cứu của Ngô Hồng Điệp có liên quan đến hợp tác văn hóa Nhật Bản - ASEAN, tuy nhiên giới hạn đối tượng của tác giả là 5 nước ASEAN gồm 5 thành viên ban đầu Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan nên chưa có một công trình nào nghiên cứu về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với cả khu vực Đông Nam Á Các bài viết cũng thường chỉ liệt kê ra một số hoạt động nổi bật trong chính sách ngoại giao văn hóa Nhật Bản nhưng không đề cập đến nguyên nhân, quá trình hình thành nên chính sách như vậy Các nghiên cứu cũng hầu như không hề nhắc tới kết quả hay tác động của chính sách ngoại giao văn hóa đối với Đông Nam Á hay Việt Nam, tuy có nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng đã chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản tới Việt Nam, nhưng hầu như chỉ gắn với văn hóa giới trẻ nên chưa thể có cái nhìn bao quát về sự ảnh hưởng này hay kết quả của chính sách Hay những phân tích về công cụ văn hóa trong ngoại giao Nhật Bản của Hoàng Minh Hằng cũng không nhiều thông tin
để có thể hiểu sâu sắc hơn về vai trò của chính sách này trong việc giúp Nhật Bản khôi phục vai trò chính trị tại khu vực Đông Nam Á
Liên quan đến những nghiên cứu về chính sách ngoại giao văn hóa Nhật Bản tới trực tiếp đối tượng là Đông Nam Á có thể kể đến một số nghiên cứu như:
「アイデンティティとしての地域―地域文化交流に対する国家的関与の日独比較」(Khu vực bản sắc - So sánh trường hợp Nhật Bản và Đức về sự can thiệp của nhà nước tới giao lưu văn hóa khu vực) và 「地域文化をめぐる文化触変―ASEAN 文化協力に対する域外主体の影響」(Tiếp biến văn hóa xung quanh văn hóa khu vực - Ảnh hưởng từ chủ thể ngoài khu vực tới hợp tác văn hóa
Trang 31ASEAN) đăng trong『戦後日本の国際文化交流』(Giao lưu văn hóa quốc tế của Nhật Bản thời kỳ hậu chiến) (2005) của Hội Nghiên cứu Giao lưu Văn hóa Quốc
tế của Nhật Bản thời kỳ hậu chiến; báo cáo “Perspectives on Japanese Soft Power
in Southeast Asia” (Những viễn cảnh về quyền lực mềm của Nhật Bản ở Đông
Nam Á) của Hendrik Meyer-Ohle tại hội thảo Lịch sử, văn hóa và ngoại giao văn hóa: Sức sống của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới của quốc tế
và khu vực của Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Indonesia, Japanophile: Japanese Soft Power in Indonesia (Những người yêu thích Nhật Bản ở Indonesia:
Sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Indonesia) của Han Seungik (2015) Các nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Đông Nam Á mới chỉ xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây và còn chưa nhiều Bên cạnh đặc điểm về thời gian nghiên cứu thiên về giai đoạn thập niên 1970, không gian nghiên cứu của các nghiên cứu này tập trung nhiều vào 5 nước ASEAN ban đầu (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines) mà còn thiếu những nghiên cứu đối với cả khu vực Đông Nam Á
1.2 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Tóm lại, thông qua việc khảo cứu về các công trình nghiên cứu trong nước
và ngoài nước nói trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, các học giả trong nước và nước ngoài đã có những công trình bàn
về đề tài ngoại giao văn hóa trên phương diện lý luận Nhiều phương diện khác nhau của ngoại giao văn hóa đã được đề cập đến như khái niệm, cơ sở hình thành, điều kiện và nhân tố tác động, mục tiêu chính sách, chủ thể thực hiện, cách thức triển khai, biện pháp thực thi, Một số mối liên hệ khác cũng đã được mổ xẻ, phân tích như mối quan hệ qua lại giữa ngoại giao văn hóa với chính sách đối ngoại, giữa ngoại giao văn hóa với việc phát huy sức mạnh mềm, giữa ngoại giao văn hóa với môi trường quốc tế thời hiện đại, vai trò và tác động của ngoại giao văn hóa với quan hệ đối ngoại, Những kết quả nghiên cứu này sẽ được luận án kế thừa nhiều
và vận dụng vào trong việc xem xét đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á
Trang 32Thứ hai, có một số công trình nghiên cứu trực tiếp về chính sách ngoại giao
văn hóa của Nhật Bản với các nước ASEAN và bước đầu làm rõ được về bối cảnh, nhân tố tác động, động cơ và lợi ích của chính sách, nội dung chủ yếu của chính sách, khái quát được quá trình Nhật Bản triển khai chính sách ngoại giao văn hóa với Đông Nam Á, một số cách thức và biện pháp chủ yếu Nhật Bản sử dụng trong thực thi chính sách này, Một số tư liệu và luận điểm của các công trình này sẽ được luận án kế thừa và phát triển
Thứ ba, thấy rằng các công trình nghiên cứu về ngoại giao Nhật Bản hay
quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á khá nhiều cả trong và ngoài nước, cung cấp nhiều thông tin và luận giải về môi trường, động cơ, mục tiêu, nội dung phương thức và biện pháp của ngoại giao văn hóa Nhật Bản, trong đó có ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á Song nghiên cứu về ngoại giao văn hóa, đặc biệt là ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á còn ít ỏi, và cần nghiên cứu thêm
Thứ tư, cũng có sự khác nhau nhất định trong nghiên cứu chủ đề này giữa
học giả trong nước và nước ngoài Các học giả Việt Nam thường nghiên cứu tập trung vào giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh và phân tích ảnh hưởng của bối cảnh lịch
sử đến chính sách ngoại giao nói chung của Nhật Bản Tuy nhiên, khi nghiên cứu về chính sách ngoại giao văn hóa nói riêng của Nhật Bản, nhất là với Đông Nam Á phải kể đến giai đoạn thập niên 1970, nhưng chưa thấy có công trình nào lựa chọn giai đoạn này làm đối tượng nghiên cứu Trong khi đó, lại không ít công trình của học giả nước ngoài về chủ đề này, phạm vi thời gian của đối tượng nghiên cứu rộng hơn, giúp làm rõ hơn được cơ sở lịch sử và tính tiến trình của quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á Nhưng nhìn chung, phạm vi thời gian nghiên cứu của các công trình
đi trước đều khá nhỏ, nên chưa làm rõ được quá trình thay đổi của ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Đông Nam Á, và cũng chưa so sánh được sự khác biệt giữa các thời kỳ
Thứ năm, các công trình của các học giả nước ngoài ít bàn tổng thể mà
thường đi vào một phương diện nào đó của ngoại giao văn hóa Nhật Bản Các công trình của học giả Nhật Bản thì thường bàn rộng về chính sách ngoại giao văn hóa
Trang 33nói chung của Nhật Bản hoặc trong một thời gian dài, nên mức độ chuyên sâu lại hạn chế Trong khi đó, các công trình của học giả Việt Nam thì còn ít ỏi hơn khi chỉ giới thiệu khái quát về chính sách giao lưu văn hóa hơn là ngoại giao văn hóa của Nhật Bản, thiên về tác động của chính sách ngoại giao văn hóa đối với Việt Nam hoặc một vài nước ASEAN nào đó hơn là nội dung chính sách Hơn nữa, các công trình đi trước cũng chưa tập trung vào chủ thể thực hiện là Bộ Ngoại giao và Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản
Thứ sáu, trong phạm vi nguồn tài liệu đã tiếp cận được, có thể nhận thấy
chưa có tài liệu nào tổng kết và chỉ ra được sự tiếp nhận ngoại giao văn hóa Nhật Bản từ người dân các nước Đông Nam Á Các nhận định về kết quả tác động nếu có thì cũng chỉ là định tính mà ít kết quả nghiên cứu định lượng
Trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu của các công trình trước cũng như nhằm có những đóng góp mới, luận án tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
Một là, làm rõ những khái niệm và lý thuyết về ngoại giao văn hóa mà chính phủ Nhật Bản - mà ở đây là Bộ Ngoại giao sử dụng, phân tích những yếu tố thực tiễn tác động tới việc Nhật Bản thực hiện ngoại giao văn hóa tới khu vực Đông Nam
Á trong giai đoạn 1977 - 2016
Hai là, nghiên cứu một cách cụ thể mục tiêu, nội dung và phương thức triển khai ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977 - 2016 Trên cơ sở đó, đưa ra được những nhận xét về đặc điểm của ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Đông Nam Á, làm rõ những tương đồng và khác biệt của chính sách này giữa hai giai đoạn lớn 1977 - 2001 và 2001 - 2016
Ba là, nghiên cứu những tác động và cách tiếp nhận của người dân Đông Nam Á đối với ngoại giao văn hóa Nhật Bản, từ đó đánh giá được những ưu điểm - hạn chế cũng như triển vọng của ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với khu vực này
Trang 342.1.1.1 Một số khái niệm liên quan tới ngoại giao văn hóa
a Khái niệm về “ngoại giao” và “văn hóa”
Bởi “ngoại giao văn hóa” được tạo thành từ hai từ “ngoại giao” và “văn hóa”, nên cách tiếp cận phổ biến nhất đến khái niệm này là từ hai thành tố của nó
Theo Từ điển Oxford, “Ngoại giao là một nghề, hoạt động, hay kĩ năng quản
lý quan hệ quốc tế, tiêu biểu cho những người đại diện của một đất nước tại nước ngoài”, ngoài ra còn một định nghĩa phụ là “Ngoại giao là nghệ thuật giao thiệp với mọi người một cách nhạy cảm và khéo léo”; còn văn hóa bao gồm “các loại hình nghệ thuật và những hình thức biểu hiện khác của thành tựu tri thức của con người nói chung”, “những ý tưởng, phong tục tập quán, và hành vi xã hội của một nhóm hoặc cộng đồng” [224]
Từ điển tiếng Việt năm 1996 định nghĩa ngoại giao theo danh từ và động từ,
trong đó danh từ ngoại giao “chỉ hoạt động của một nước về mặt quan hệ quốc tế”, còn động từ ngoại giao “là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi cả quốc
gia mình và góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung” Trong khi đó, Từ điển Bách khoa Việt Nam lại định nghĩa ngoại giao “là một ngành khoa học mang
tính tổng hợp, một nghệ thuật của các khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyển thực hiện nhiệm vụ chính sách đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ các quyền lợi và lợi ích của nước mình”
Về phía Nhật Bản, theo từ điển 『三省堂』(Sanseido), “Ngoại giao là sự giao du (hoặc đàm phán) với nước ngoài” [165, tr.199] Trong khi đó, văn hóa được định nghĩa là “(thứ được tạo ra từ) sự vận hành về tinh thần của con người thông
Trang 35qua quá trình tiến bộ - phát triển” và “hành vi - đời sống được lưu truyền lại trong
xã hội đó” [165, tr.1252] Từ điển『広辞苑』(Kojien phiên bản xuất bản lần thứ 6) định nghĩa đây là sự “giao du với nước ngoài” và “xử lý tình hình quốc tế thông qua đàm phán” [185, tr.458] Từ điển này cũng định nghĩa văn hóa là “thành quả vật chất lẫn tinh thần được hình thành tự nhiên do tác động của con người, bao gồm nội dung và dạng thức hình thành nên đời sống như từ ăn - mặc - ở cho đến khoa học kỹ thuật - nghệ thuật - đạo đức - tôn giáo - chính trị Văn hóa nhiều khi được sử dụng đồng nghĩa với văn minh, song tại châu Âu người ta gọi văn hóa là những thứ có liên quan tới đời sống tinh thần của con người, để phân biệt với một văn minh nặng
về sắc thái phát triển kĩ thuật” [185, tr.2506]
Từ những cách giải thích khái niệm về “ngoại giao” và “văn hóa” nói trên, có thể thấy có những điểm chung trong các định nghĩa này như ngoại giao là hoạt động giao thiệp, đàm phán với nước ngoài có mục đích giải quyết các vấn đề quốc tế, bảo
vệ lợi ích quốc gia; còn văn hóa là những hoạt động đời sống do con người tạo ra, nhấn mạnh hoạt động liên quan đến tinh thần Từ đó có thể bước đầu nhận thấy
“ngoại giao văn hóa” là sự giao thiệp, đàm phán với nước ngoài thông qua những hoạt động tinh thần cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế, bảo vệ quyền lợi quốc gia mình
b Khái niệm “ngoại giao văn hóa”
Nhiều học giả và nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa mang tính tổng thể và chức năng về ngoại giao văn hóa
Theo nhà nghiên cứu người Mỹ Milton Cummings - giáo sư Đại học John Hopkins, ngoại giao văn hóa được coi là “sự giao lưu về ý tưởng, thông tin, nghệ thuật và những khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia cũng như giữa người dân của các quốc gia này nhằm nuôi dưỡng sự thấu hiểu chung” [62, tr.1]
Còn Juliet Sablowsky thuộc Đại học Goergetown lại cho rằng, ngoại giao văn hóa là “sự đầu tư mang tính lâu dài, được tiến hành nhằm thúc đẩy quan hệ giữa chúng ta với nhân dân các nước khác, để thúc đẩy hiểu biết hai bên, để nhân dân các nước khác hiểu tốt hơn về lợi ích và chính sách quốc gia của chúng ta” [108, tr.3]
Trang 36Học giả Nhật Bản đồng thời nguyên là Chủ tịch Quỹ Giao lưu Quốc tế - Kazuo Ogura cho rằng: “Ngoại giao văn hóa của một quốc gia là tận dụng văn hóa với mục đích nâng cao sức ảnh hưởng chính trị của quốc gia đó” [103, tr.6]
Về phía chính phủ Nhật Bản, chưa có một định nghĩa thống nhất nào dành cho
ngoại giao văn hóa Theo 『外交青書』(Sách Xanh Ngoại giao) do Bộ Ngoại giao
Nhật Bản công bố hàng năm (1957 - nay) về đường lối, các chính sách ngoại giao của chính phủ Nhật Bản, chỉ từ bản năm 2005 cho đến nay, từ “ngoại giao văn hóa” mới xuất hiện thường niên Còn trong những bản trước đó, tất cả những hoạt động chỉ quan hệ văn hóa của Nhật Bản với nước ngoài đều được sử dụng là “giao lưu văn hóa quốc tế”, “giao lưu quốc tế” hay “giao lưu văn hóa” Tuy nhiên, có hai lần từ “ngoại
giao văn hóa” được nhắc tới trong Sách Xanh, đó là bản năm 1964 và 1977, nhưng
không nêu định nghĩa mà chỉ nhắc tới ý nghĩa và vai trò của ngoại giao văn hóa
Bản 1964 có ghi rằng: “Mục đích của giao lưu văn hóa quốc tế là làm sâu sắc tình hữu nghị và hiểu biết giữa người dân các nước thông qua văn hóa, từ đó cống hiến cho hòa bình và phát triển văn hóa thế giới Cùng với việc làm phong phú tiềm lực sức mạnh quốc gia, nâng cao địa vị quốc gia bằng phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa của Nhật Bản với các nước khác ngày một sôi nổi hơn Bộ Ngoại giao thúc đẩy ngoại giao văn hóa với trọng điểm giới thiệu văn hóa Nhật Bản” [155, 1964] Hay trong bản 1977, tại mục “Thúc đẩy ngoại giao văn hóa”, quan điểm của chính phủ Nhật Bản được nêu lên rằng: “Ngày nay, khi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày một sâu sắc, việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau ngày một quan trọng Chính việc làm sâu sắc hiểu biết lẫn nhau về nền tảng xã hội của các bên như ngôn ngữ, tập quán, truyền thống văn hóa thông qua giao lưu văn hóa là một trong những phương thức quan trọng nhất để xây dựng hòa bình Từ quan điểm này, chính phủ Nhật Bản thúc đẩy tích cực các hoạt động giao lưu văn hóa trên nhiều lĩnh vực” [155, 1977] Cho đến bản mới nhất năm 2017, mục “Ngoại giao văn hóa” nêu ra: “tổ chức nhiều hoạt động đa dạng tại nước ngoài nhằm xây dựng hình tượng tốt đẹp về Nhật Bản trong mắt các nước, nâng cao giá trị thương hiệu Nhật Bản, bên cạnh đó thúc đẩy hiểu biết về Nhật Bản, tạo ra những nhóm thân cận - hiểu biết về Nhật Bản” [155, 2017, tr.220]
Trang 37Dù chỉ đề cập đến mục đích, song thông qua những tuyên bố của chính phủ Nhật Bản - đại diện bởi Bộ Ngoại giao tại Sách Xanh như đã phân tích trên, có thể
đưa ra một hiểu biết chung về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản như sau: Ngoại giao văn hóa là giao lưu trên nhiều khía cạnh của văn hóa nhằm xây dựng hình tượng tốt đẹp về Nhật Bản, từ đó đem lại lợi ích cho Nhật Bản
2.1.1.2 Một số lý thuyết ảnh hưởng tới ngoại giao văn hóa Nhật Bản
Trên trang chủ của Bộ Ngoại giao, Nhật Bản khẳng định việc chính phủ tăng cường ngoại giao văn hóa - truyền thông là bởi nhiều học giả đã chỉ ra tầm quan trọng của “ngoại giao công chúng” và “sức mạnh mềm” Từ đó cho thấy, hai lý thuyết này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngoại giao văn hóa Nhật Bản hiện đại
a Ngoại giao công chúng
Thuật ngữ “Ngoại giao công chúng” (Public Diplomacy) được sử dụng lần đầu tiên năm 1965 tại Mỹ, nhưng cho đến sau Chiến tranh Lạnh, thuật ngữ này mới bắt đầu được dùng nhiều, khi Anh sử dụng từ đó để tạo ra hình ảnh “Cool Britanica” (nước Anh “ngầu”), và Mỹ sử dụng liên tiếp để khôi phục hình ảnh quốc gia bị tổn thất từ chiến tranh Iraq và sau sự kiện 11/9, từ này mới được phổ biến toàn thế giới
Edmund Gullion (Mỹ) là người đưa ra thuật ngữ này: “Ngoại giao công chúng có nhiệm vụ xử lý thái độ của công chúng đối với những ảnh hưởng phát sinh
từ việc hình thành và thực thi chính sách ngoại giao của chính phủ Nó là một cấp
độ của lĩnh vực quan hệ quốc tế vượt ra khỏi phạm vi ngoại giao truyền thống Nó bao gồm sự khai phát và tạo dựng của chính phủ một nước đối với dư luận của các nước khác… Thông qua quá trình nói trên, nó tạo ảnh hưởng đối với hoạt động hoạch định chính sách và hoạt động xử lý công việc đối ngoại” [73]
Nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao công chúng là:
6) Nhân bản giá trị - tái tạo gen văn hóa ở môi trường bên ngoài
7) Gây ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại
Trang 38Ngoại giao công chúng là hoạt động ngoại giao hướng trực tiếp tới người dân
nước khác cũng như dư luận quốc tế thông qua công cụ truyền thông, giao lưu văn
hóa…, do chính phủ thực hiện hoặc liên kết với người dân Ngoại giao công chúng
bao gồm những hoạt động thông tin, truyền thanh, truyền hình, mạng, các hoạt động
giao lưu khoa học, giáo dục, văn hóa… hướng đến công chúng bên ngoài quốc gia
Nó có nhiệm vụ giải thích lập trường, quan điểm của quốc gia bằng cách tạo dựng
sự thấu hiểu và đồng cảm từ phía công chúng nước ngoài; nó nhằm xây dựng hình
ảnh về đất nước, con người trong mắt của cộng đồng quốc tế Mục tiêu cuối cùng
của nó là chiếm được “cảm tình” hay “lòng dân” để trên cơ sở đó thực hiện các mục
tiêu lợi ích quốc gia
Bảng 2.1 So sánh ngoại giao truyền thống và ngoại giao phi truyền thống
Cống hiến cho thế giới, lợi ích chung
có lợi cho quốc gia
Công khai thông tin, quan hệ tin cậy lẫn nhau, xác lập tính xác thực
Trang 39Theo Nicholas J Cull, ngoại giao công chúng được phân loại bởi 5 yếu tố: Lắng nghe, tuyên truyền chính sách, ngoại giao văn hóa, ngoại giao giao lưu và phát sóng quốc tế [61, tr.35] Theo như cách phân loại này, ngoại giao văn hóa là một bộ phận của ngoại giao công chúng Cũng theo cách giải thích của Cull, ngoại giao văn hóa “là nỗ lực của một chủ thể điểu khiển môi trường quốc tế thông qua việc làm cho những nguồn và tài sản văn hóa của nước mình được biết tới rộng rãi tại nước ngoài và/hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá văn hóa ra nước ngoài” [61, tr.33] Tuy nhiên có vẻ định nghĩa này thiếu yếu tố “giao lưu” mà chính phủ Nhật Bản đề cao và thiên về tuyên truyền hơn
Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản có thể được xem xét như một trong những cách thức thực hiện ngoại giao công chứng khi chính sách này hướng tới đối tượng chủ yếu là công chúng Chủ thể tiến hành chính sách này là Bộ Ngoại giao Nhật Bản và chủ yếu là thông qua Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản Mục tiêu của nó là không chỉ nhằm cải thiện hình ảnh mà còn tạo sự cảm tình của nước khác đối với Nhật Bản, Qua đó, Nhật Bản sẽ có thêm những thuận lợi để thực hiện các lợi ích quốc gia hay cùng phối hợp giải quyết các vấn đề quốc tế với các nước đó
b Thuyết “sức mạnh mềm”
Sau Thế chiến II, các nhà nghiên cứu đã đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu sức mạnh quốc gia trên cả hai phương diện: định tính và định lượng Dựa trên thuyết cân bằng sức mạnh của chủ nghĩa tân hiện thực, việc tính toán sức mạnh (power)7 tương quan trong hệ thống quan hệ quốc tế cho phép phỏng đoán các hành
vi tiếp theo của mỗi quốc gia tham dự hệ thống Cũng với nó, người ta dự đoán về khả năng hợp tác hay chiến tranh giữa các nước trong quan hệ quốc tế
Sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh quân sự đã từng là chỗ dựa quan trọng cho
lý thuyết này, dẫn đến làn sóng chạy đua vũ trang và chạy đua hạt nhân rầm rộ ở nửa sau thế kỷ XX
Joseph Nye - Viện trưởng Viện Chính trị Kennedy, Harvard đã đi sâu vào nghiên cứu những yếu tố vô hình của sức mạnh tổng hợp với lý thuyết “sức mạnh
7
Có người sử dụng từ “quyền lực”
Trang 40mềm” (soft power) của mình Ông đã xuất bản hàng loạt ấn phẩm như Power and Interdependence: World Politics in Transition (Sức mạnh và Sự phụ thuộc lẫn nhau: Chính trị thế giới thời kỳ quá độ) (1998); viết chung với Robert O Keohane: Power in the Global Information Age (Sức mạnh trong thời đại thông tin toàn cầu)
(2004)…
Theo ông, người ta có thể vạch ra một sự phân biệt cơ bản giữa sức mạnh ứng xử (tức là năng lực làm sao để có được những gì mình muốn), với sức mạnh về nguồn lực (tức là việc sở hữu các nguồn lực mà thường đi kèm với năng lực đạt được những ảnh hưởng mong muốn) Đến lượt mình, sức mạnh ứng xử lại có thể được chia thành sức mạnh cứng và sức mạnh mềm
Sức mạnh cứng là năng lực bắt buộc người khác phải làm những việc mà họ không mong muốn Theo đó, quân sự và kinh tế đã cấu thành trọng tâm nội dung của sức mạnh cứng [78, tr.81-94] Khi nắm trong tay sức mạnh quân sự hoặc kinh tế vượt trội, người sở hữu sức mạnh có năng lực buộc các chủ thể có ý chí khác phải làm theo ý muốn của anh ta Đối với những chủ thể khác, việc phải tuân thủ là không mong muốn, nhưng để tránh rơi vào tình huống xấu hơn, chẳng hạn như: hoặc phải hứng chịu trừng phạt về thân thể (quân sự); hoặc bị cắt giảm hay xóa bỏ điều kiện vật chất (kinh tế) - các chủ thể (chịu sự chi phối của sức mạnh) buộc phải làm theo mong muốn của chủ thể sở hữu sức mạnh
Sức mạnh mềm là năng lực khiến người khác làm những điều mình muốn, bởi vì bản thân những người khác cũng muốn như vậy Đó là năng lực mang tính lôi cuốn mà không phải ép buộc Một chủ thể có được sức mạnh mềm bằng cách thuyết phục người khác đi theo mình, hoặc khiến họ coi mình là hình mẫu để noi theo (bắt chước, mong muốn trở nên giống như vậy), hoặc làm cho họ đồng ý hành động dựa trên những quy chuẩn/thể chế mà mình đưa ra…; tất cả những cái đó rốt cuộc dẫn đến một kết cục chung là: khiến những chủ thể khác phải hành động như mình đã trù liệu và mong muốn [78, tr.81-94]
Theo quan niệm của J Nye, sức mạnh mềm của một quốc gia bao gồm trong bản thân: năng lực hấp dẫn của văn hóa, của các chuẩn giá trị; năng lực định hướng