1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngoại giao văn hóa của nhật bản tại việt nam từ năm 1992 đến nay

146 210 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

8 nước, chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam và hoạt động ngoại giao văn hóa của họ tại Việt Nam trở thành một trong những trọng tâm trong quan hệ hai nước.. Với m

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*************************************

HOÀNG THỊ HẠNH DƯƠNG

NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TẠI

VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội-2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*************************************

HOÀNG THỊ HẠNH DƯƠNG

NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TẠI

VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 60310206 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Quang Minh

Hà Nội-2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của

riêng

tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Phạm Quang Minh

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS TS Phạm Quang Minh đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo, các cán

bộ văn phòng Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017

Tác giả

Trang 5

1

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 5

MỞ ĐẦU 6

Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH NÊN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM 13

1.1 Những khía cạnh lý luận định hình chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam 13

1.1.1 Cơ sở lý luận 13

1.1.2 Chính sách đối ngoại và định hướng ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam 16

1.2 Cơ sở thực tiễn định hình nên chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam 18

1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực 18

1.2.2 Tình hình mỗi nước 19

1.3 Tổng quan lịch sử quan hệ ngoại giao văn hóa Việt Nam – Nhật Bản 22

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1973 22

1.3.2 Giai đoạn 1973 – 1992 29

Chương 2: NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM TRONG CÁC LĨNH VỰC TỪ 1992 ĐẾN NAY 33

2.1 Ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nhân lực 33

2.1.1 Chính sách ngoại giao văn hóa thông qua việc tiếp nhận lưu học sinh 34 2.1.2 Các chương trình học bổng từ phía Nhật cấp cho phía Việt Nam 39

2.1.3 Hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật và nguồn nhân lực tại Việt Nam 52

_Toc505336190 2.2 Ngoại giao văn hóa trong các lĩnh vực nghệ thuật 57

2.2.1 Các hoạt động ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật của Nhật Bản tại Việt Nam 57 2.2.2 Các hoạt động trao đổi nghệ thuật của hai nước và sự hỗ trợ của

Trang 6

2

chính phủ Nhật Bản dành cho lĩnh vực nghệ thuật Việt Nam 66

2.3 Ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực du lịch 69

2.3.1 Khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản 70

2.3.2 Khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản 74

2.3.3 Các chính sách hỗ trợ và hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam trong lĩnh vực du lịch 79

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM 84

3.1 Kết quả của chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam 84

3.2 Triển vọng của chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam 88

3.2.1 Thuận lợi 88

3.2.2 Khó khăn 89

3.2.3 Dự báo tình hình hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam 91

3.3 Bài học rút ra trong việc nâng cao hiệu quả của ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Việt Nam 93

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 104

Trang 7

3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Ngân hàng phát triển châu Á

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á, Thái Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASEM The Asia – Europe Meeting

Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

JASSO Japan Student Services Organization

Tổ chức phụ trách về dịch vụ cho sinh viên tại Nhật Bản

JATA Japan Association of Travel Agents

Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản

JICA Japan International Cooperation Agency

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JNTO Japan National Tourism Organization

Cơ quan xúc tiến du lịch Nhật Bản

MEXT Ministry of Education, Culture, Sports, Science and

Trang 8

4

Trang 9

5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

từ năm 2004 – 2016……… 31 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ đóng góp vào GDP của ngành du lịch Nhật Bản

từ năm 2007 đến 2017………64 Biểu đồ 2.3: Số việc làm được tạo ra từ ngành du lịch lữ hành Nhật Bản

từ năm 2007 đến 2017……… 65 Biểu đồ 2.4: Số lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản từ

năm 1990 đến 2016……… 68 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ % các quốc tịch của khách nhập cảnh

vào Nhật Bản năm 2016………69 Biểu đồ 2.6: Tổng số lượng người Việt Nam đến Nhật Bản

từ năm 2005 đến 2016………69 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu số lượng người Việt Nam đến Nhật Bản

từ năm 2005 đến 2016 (theo mục đích nhập cảnh)………70

Tên bảng

Bảng 2.1: Thống kê số sinh viên quốc tế ngắn hạn tại Nhật Bản năm 2016……….33 Bảng 2.2: So sánh các học bổng chính phủ Nhật……… 45 Bảng 2.3: Số việc làm được tạo ra năm 2016 từ ngành du lịch

lữ hành các nước trên thế giới……… 65 Bảng 2.4: Top 20 nước có chỉ số cạnh tranh nhất về du lịch và lữ hành năm 2017…… 66 Bảng 2.5: Điểm đánh giá về môi trường phát triển du lịch – lữ hành

ở các nước Đông Á & Thái Bình Dương……… 67

Trang 10

6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo một số nghiên cứu, mối liên hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản có thể

có từ rất sớm vào thời kỳ đồ đá mới Dấu ấn về sự thông thương và giao lưu giữa người dân hai nước thể hiện rất rõ nét ở Hội An khi người Nhật đặt chân đến đây vào thế kỷ XVI Đã có rất nhiều ghi chép lịch sử và cả các công trình đậm chất Nhật Bản ở Hội An ngày nay

Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản Quan hệ hai nước đã từng trải qua thăng trầm nhưng những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác hàng đầu Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng trung bình 13,9%/ năm Nếu như năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Nhật Bản đạt 9,93

tỷ USD thì nay đã đạt đến con số khoảng 30 tỷ USD và dự kiến năm 2020 sẽ đạt tới 60 tỷ USD1 Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA (viện trợ phát triển chính thức) lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm liền Việt Nam đang là quốc gia đứng đầu cả về số lượng và tổng kinh phí trong các quốc gia nhận viện trợ trên thế giới mà JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đang hợp tác hỗ trợ

Bên cạnh đó, hợp tác, giao lưu giữa chính phủ và nhân dân hai nước vẫn tiếp tục diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, du lịch, nghệ thuật, thể thao, v.v Hai nước duy trì thường xuyên các chuyến viếng thăm tiếp xúc của các lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Nhật Bản cũng đã hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương Năm

2009 hai nước đã thiết lập khuôn khổ Quan hệ đối tác chiến lược và đến năm

2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Shinzo Abe đã nhất trí

1

Thanh Thanh, Thương mại, đầu tư Việt Nam – Nhật Bản giữ nhịp độ tăng trưởng cao,

http://baocongthuong.com.vn/thuong-mai-dau-tu-viet-nam-nhat-ban-giu-nhip-do-tang-truong-cao.html, Báo Công thương, truy cập ngày 7/2/2017

Trang 11

“sức mạnh mềm” một cách hiệu quả nhất – đó chính là sự phát huy sức mạnh

của hệ giá trị quốc gia: bao gồm các giá trị về văn hóa, về thể chế xã hội, về chính sách quốc gia (đối nội và đối ngoại),… để cạnh tranh với thế giới.Trong

đó, văn hóa có một sức mạnh to lớn, là một “sức mạnh mềm” được nhiều nước nghiên cứu áp dụng Khái niệm “ngoại giao văn hóa” ngày nay đã trở nên quen thuộc Việc thực hiện “ngoại giao văn hóa” là điều mà tất cả các chính phủ buộc phải quan tâm thực hiện khi xây dựng chính sách đối ngoại

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản đã thực hiện nhiều chủ trương, chương trình ngoại giao văn hóa ở cấp độ thế giới cũng như khu vực Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, vị thế và hình ảnh nước Nhật trên trường quốc tế cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực Các chính sách

và hoạt động ngoại giao văn hóa của chính phủ nước này góp một phần rất lớn vào kết quả đó

Như vậy, khi hợp tác Việt Nam – Nhật Bản ngày càng đa dạng và khăng khít, cộng với sự tác động của tình hình thế giới và khu vực và tình hình mỗi

Trang 12

8

nước, chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam và hoạt động ngoại giao văn hóa của họ tại Việt Nam trở thành một trong những trọng tâm trong quan hệ hai nước Sự quan tâm của chính phủ Nhật đối với vấn đề này có xu ngày càng tăng

Với mong muốn có một cái nhìn tổng quát hơn về quan hệ giữa Việt Nam và một đối tác lớn là Nhật Bản, tác giả lựa chọn đề tài “Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 1992 đến nay”, từ đó dự đoán triển vọng hợp tác của hai nước và đề xuất một số phương pháp nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam, cũng như những gì Việt Nam có thể học hỏi được từ đất nước bạn

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Luận văn được thực hiện với mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân Nhật Bản quan tâm đến chính sách ngoại giao văn hóa đối với Việt Nam, đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả của các hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay và tác động của những hoạt động này đối với quan hệ hai nước Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và phát huy hiệu quả hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản ở Việt Nam

3 Lịch sử nghiên cứu

Từ năm 1971 đến nay, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đều công bố Sách xanh ngoại giao (Diplomatic Bluebook) hàng năm – tài liệu công khai chính thức về các quan điểm và chính sách, chiến lược ngoại giao của chính phủ Tuy nhiên đây chỉ là văn bản mang tính chất đề cương cho chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước nói chung

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973 – 2013), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã xuất bản một tài

Trang 13

9

liệu tóm tắt về hợp tác giữa hai nước trong lịch sử hiện đại Đây cũng chỉ là tài liệu ngắn điểm qua các sự kiện chính và thành tựu nổi bật trong quan hệ hai nước

Số công trình nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam của các học giả người Nhật đã được xuất bản tại Việt Nam là không nhiều, chỉ

có thể kể đến như Những bài học về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản của Kimura Hiroshi, Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam 1951 – 1987 của Shiraishi M Số còn lại

chủ yếu là các bài báo cáo tại các hội thảo chuyên ngành tổ chức tại Việt Nam

và Nhật Bản

Về phía Việt Nam, đã có không ít công trình nghiên cứu của các học giả với chủ đề văn hóa lịch sử và quan hệ đối ngoại của Nhật Bản được công bố trong một số sách và tạp chí chuyên ngành

Trong cuốn “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh

lạnh”, tác giả Ngô Xuân Bình đã giúp độc giả có một cái nhìn toàn cảnh về

chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong một giai đoạn biến động tương đối dài

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai, do Ngô Xuân

Bình và Trần Quang Minh viết đã phân tích quan hệ và hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác nhau, về các bài học trong tiến trình hợp tác, kinh nghiệm hợp tác, cũng như những thời cơ và thách thức cho tương lai

Bài viết Vai trò của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản của tác giả Hoàng

Minh Lợi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5 đã xem xét vị trí và tác động của “công nghiệp văn hóa” trong bối cảnh toàn cầu hóa

Một số suy nghĩ về văn hóa truyền thống và ngoại giao Nhật Bản được

đăng lên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4 (35) Tác giả Nguyễn Đức Dương đã

liên hệ, so sánh văn hóa truyền thống với đường lối chính sách và hoạt động ngoại giao của chính phủ

Như vậy, mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngoại giao cũng như văn hóa Nhật Bản nhưng các sách hay bài nghiên cứu hầu hết đều nhấn mạnh

Trang 14

10

vào việc hợp tác giữa hai nước, gần như chưa đề cập đến ngoại giao văn hóa với

tư cách là một loại “sức mạnh mềm” của quốc gia Trong khi đó, ở thời đại ngày nay, ngoại giao văn hóa ngày càng được sử dụng một cách chủ động và trở thành một loại “sức mạnh mềm” hiệu quả của quốc gia dó Luận văn này sẽ đi theo hướng tiếp cận như vậy

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: các chủ trương chính sách về ngoại giao văn hóa của chính phủ Nhật Bản và các hoạt động ngoại giao văn hóa được thực hiện bởi các cơ quan thuộc chính phủ hoặc được chính phủ Nhật Bản bảo trợ

- Phạm vi:

+ Thời gian: từ năm 1992 đến nay (2016)

+ Không gian: Việt Nam và Nhật Bản

+ Nội dung: ngoại giao văn hóa

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn áp dụng phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa tự do về quan hệ quốc tế, với cấp độ phân tích toàn cầu và trong nước

- Sưu tầm sách, báo, các báo cáo, văn bản quy định, nghị quyết, chiến lược phát triển ngoại giao nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng của Nhật Bản trong các giai đoạn; tìm kiếm thông tin trên các trang web của các cơ quan chính phủ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật Bản

- Sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và tổng hợp dựa trên các dữ liệu tìm được và biểu đồ hóa, sơ đồ hóa các dữ liệu đó

- Áp dụng phương pháp nghiên cứu khu vực, phương pháp phân tích hợp tác quốc tế, phương pháp lịch sử thông qua việc tìm hiểu và so sánh các giai đoạn phát triển lịch sử tương ứng với các khung thời gian nghiên cứu của đề tài

Trang 15

11

6 Cấu trúc luận văn

Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH NÊN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.1 Những khía cạnh lý luận định hình chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam

1.1.1 Cơ sở lý luận

1.1.2 Chính sách đối ngoại và định hướng ngoại giao văn hóa của Nhật Bản 1.2 Cơ sở thực tiễn định hình nên chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam

1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

2.1 Ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nhân lực

2.1.1 Chính sách ngoại giao văn hóa thông qua việc tiếp nhận lưu học sinh 2.1.2 Các chương trình học bổng từ phía Nhật cấp cho phía Việt Nam

2.1.3 Hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật và nguồn nhân lực tại Việt Nam

2.2 Ngoại giao văn hóa trong các lĩnh vực nghệ thuật

2.2.1 Các hoạt động ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật của Nhật Bản

tại Việt Nam

2.2.2 Các hoạt động trao đổi nghệ thuật của hai nước và sự hỗ trợ của chính

phủ Nhật Bản dành cho lĩnh vực nghệ thuật Việt Nam

Trang 17

13

Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH NÊN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.1 Những khía cạnh lý luận định hình chính sách ngoại giao văn hóa

của Nhật Bản tại Việt Nam

1.1.1 Cơ sở lý luận

Là một đảo quốc ở Đông Bắc Á với diện tích không lớn hơn Việt Nam nhiều, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, thảm họa thiên tai luôn rình rập, xuất phát điểm cũng là một nước nông nghiệp lạc hậu, Nhật Bản từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước đã vươn lên hàng siêu cường về kinh tế và có phần ảnh hưởng tương đối trong đời sống văn hóa chính trị, xã hội toàn cầu Mặc dù Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ II, rồi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90, hiện nay lùi sau Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nên uy tín của Nhật Bản cũng bị tác động, nhưng đất nước này đã kiên trì gây dựng, củng

cố tiếng nói của mình thông qua chính sách ngoại giao suốt nhiều năm qua Cũng giống như các cường quốc Mỹ và phương Tây khác, ngoài việc củng

cố vị thế quốc gia bằng kinh tế, khoa học kỹ thuật, Nhật Bản đã sử dụng ngoại giao văn hóa như một “sức mạnh mềm” hiệu quả

“Ngoại giao văn hóa” thực ra không phải là một khái niệm quá mới mẻ nhưng nội hàm của nó lại có khá nhiều ý kiến đa dạng Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu, “Ngoại giao văn hóa” là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa

Theo Nhà nghiên cứu Milton C.Cummings Jr- Trung tâm Nghệ thuật & Văn hóa Mỹ tại Washington, “Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.”

Còn theo nhà nghiên cứu Simeon Adebolu- Hiệp hội các nhà ngoại giao

Trang 18

14

thương mại Anh “Ngoại giao Văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn như là một cơ sở của đối thoại”

Ngoại giao Văn hóa cũng là một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động, trong đó, các thiết chế, hệ giá trị và bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc được quảng bá ở cấp độ song phương và đa phương

Ở góc độ quan hệ quốc tế, có thể khái quát ngoại giao văn hóa như sau:

Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa

để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục

tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng Hiểu

theo nghĩa rộng hơn, ngoại giao văn hóa có thể bao gồm cả việc giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, khoa học xã hội… không chỉ của riêng quốc gia mà còn của các nhóm quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế Tại Hội thảo Quốc gia Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững vào tháng 10/2008, nhiều quan điểm về Ngoại giao Văn hóa của Việt Nam đã được đưa

ra thảo luận Trong đó, nổi bật lên là một số quan điểm: “Ngoại giao văn

hóa là một trong 3 trụ cột của ngoại giao Gắn kết cùng Ngoại giao Chính trị, Ngoại giao Kinh tế, Ngoại giao Văn hóa tạo nên một mặt trận chung, đưa lại kết quả chung của ngoại giao.” Có thể nói, Ngoại giao Văn hóa là

hoạt động ngoại giao làm văn hóa Điều đó thể hiện cả trong đường lối, chủ trương, chính sách lẫn trong hoạt động cụ thể, hay “Đi liền với Ngoại giao Chính trị và Ngoại giao Kinh tế, Ngoại giao Văn hóa là một trong ba trụ cột của hoạt động ngoại giao và không phải là bộ phận của Văn hóa Đối ngoại

Đó là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt mục tiêu chính trị bằng công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa Trong đó, các giá trị văn hóa sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho hoạt động ngoại giao, làm áp lực với các đối tác

để thực hiện có kết quả cao các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc

Trang 19

15

gia Nói một cách khái quát, Ngoại giao Văn hóa là hoạt động ngoại giao vì văn hóa và bằng văn hóa, và là sản phẩm chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại giao”

Trong khi đó, thuật ngữ “sức mạnh mềm” hiện nay không còn là một khái niệm xa lạ Giáo sư Joshef S Nye của đại học Havard (Mỹ) là người đầu tiên đưa ra khái niệm “sức mạnh mềm” hay “quyền lực mềm” (soft power) Theo ông, quyền lực mềm hay sức mạnh mềm là “khi một nước để cho nước khác

tự ý đòi hỏi những điều mà nước đó mong muốn, thì nảy sinh cái gọi là quyền lực thu nạp đồng hóa (cotoptive) hoặc sức mạnh mềm, điều đó hoàn toàn khác với quyền lực cứng hoặc cưỡng chế (command) mệnh lệnh nước khác làm những điều mà mình mong muốn” Như vậy đối với một quốc gia

mà nói, sức mạnh mềm tức là chỉ sự hấp dẫn của nó (attraction), chứ không phải là sự cưỡng chế (coercion), tức năng lực của một nước thông qua sức hấp dẫn của bản thân mình, chứ không phải sức cưỡng chế, thực hiện mục tiêu dự kiến trong công việc quốc tế”.2

Trong khi sức mạnh cứng là năng lực bắt người khác phải làm những việc

mà họ không mong muốn, thì sức mạnh mềm là năng lực khiến người khác làm những gì mà mình muốn bởi vì bản thân những người khác cũng muốn như vậy Đó là năng lực mang tính lôi cuốn, không phải là ép buộc Một quốc gia có thể đồng thời sử dụng một cách hiệu quả cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm

Những thành tố của sức mạnh cứng (tài nguyên cơ bản, lực lượng quân

sự, lực lượng kinh tế) vốn đã được các cường quốc vận dụng từ xa xưa khi muốn áp chế các quốc gia khác hay phô trương sức mạnh Những thành tố của sức mạnh mềm, bao gồm các giá trị văn hóa, chính trị, chính sách ngoại giao thực chất mỗi quốc gia đều có (hoặc có khả năng tự nâng cao) nhưng

2

Wantanabe Yasushi and David L McConnell (2008), Soft Power Superpowers: Cultural

and National Assets of Japan and the United States, M.E.Sharpe, Inc., New York

Trang 20

kể đến “ngoại giao văn hóa” – chính sách ngoại giao cực kì quan trọng, có khả năng tiếp cận sâu rộng đến văn hóa đại chúng và nhiều tầng lớp nhân dân khác nhau

Khi ngày càng có nhiều quốc gia phát triển hơn, nhân loại bước vào những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới và nền kinh tế tri thức, hướng tới đối thoại hợp tác nhiều hơn, thì “ngoại giao văn hóa” với tư cách là một“sức mạnh mềm” càng tỏ ra là một lựa chọn tất yếu, khôn ngoan “Ngoại giao văn hóa” không chỉ là một lựa chọn đường lối ngoại giao khôn khéo để thực hiện những ý muốn của các nguyên thủ quốc gia trên bàn đàm phán mà còn là một cách xây dựng thương hiệu đất nước và là cả một biện pháp đem lại lợi ích kinh tế cho chính quốc gia đó

1.1.2 Chính sách đối ngoại và định hướng ngoại giao văn hóa của Nhật Bản

đối với Việt Nam

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Đông Nam Á là khu vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của Nhật Bản So với các nước Mỹ, châu Âu thì sự gần gũi

về địa lý và phần nào nhiều điểm tương đồng về văn hóa đã là một lợi thế với Nhật Bản Eo biển Malacca thuộc quyền kiểm soát của các nước Đông Nam Á là tuyến vận tải biển duy nhất nếu Nhật muốn qua Trung Quốc Hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật đều phải đi qua vùng biển xung quanh

Trang 21

17

Đông Nam Á Thêm vào đó, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á tuy có xuất phát điểm không cao nhưng tốc độ phát triển tương đối nhanh và ổn định, mối quan hệ hợp tác đa phương giữa các nước trong khu vực cũng ngày càng được củng cố Những thành tựu kinh tế đặc sắc của Nhật Bản sau chiến tranh rất phù hợp với việc hợp tác với các nước đang cần vốn và kỹ thuật trong khu vực này Học thuyết Fukuda công bố tháng 8 năm 1977 đã tuyên bố công khai lần đầu tiên về chiến lược đối ngoại của Nhật Bản với Đông Nam Á

Trong bối cảnh đó, Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á nên Nhật Bản cũng muốn thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia đông dân thứ hai ở Đông Nam Á với dân số tương đối trẻ, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú với đường bờ biển dài, trữ lượng dầu mỏ khá đáng kể Đây là những yếu tố mà một nước nghèo tài nguyên và khan hiếm lao động như Nhật Bản cần khi tìm kiếm thị trường mới

Là một phần của chính sách đối ngoại, ngoại giao văn hóa lấy văn hóa làm đối tượng và phương tiện để tạo ra hình ảnh tốt đẹp của một quốc gia, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia đó tới đông đảo công chúng Thông qua các giá trị và hoạt động văn hóa nghệ thuật, giáo dục, ngoại giao văn hóa cũng đồng thời là một phương tiện để tạo dựng, duy trì và phát triển quan hệ của một nước với các nước khác trên thế giới Ngoại giao văn hóa còn là một hình thức hoạt động đối ngoại chủ động, hướng tới việc phổ biến, nâng cao các thiết chế, bản sắc văn hóa độc đáo của một dân tộc ở cấp độ song phương và đa phương

Cùng nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong lịch sử, cùng có nguồn gốc chủng tộc Môn-gô-lô-it da vàng, song với điều kiện thiên nhiên, vị trí địa chính trị và một số yếu tố tác động khác, nền văn hóa và chính sách ngoại giao của hai nước có nhiều điểm khác biệt Vì thế một mặt

Trang 22

18

Việt Nam nằm trong nhóm chính sách chung của Nhật Bản đối với châu Á hay Đông Nam Á, mặt khác lại là một đối tượng khác biệt với chính sách ngoại giao được cân nhắc riêng

Không phải đến khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao thì chính sách ngoại giao của Nhật Bản với Việt Nam mới được thực thi Cả hai nước đã trải qua những thời kỳ biến động trước đó với nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế, khu vực, tình hình mỗi nước và mối quan hệ giữa hai chính quyền

1.2 Cơ sở thực tiễn định hình nên chính sách ngoại giao văn hóa của

Nhật Bản đối với Việt Nam

1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, bản đồ chính trị thế giới đã có nhiều thay đổi Mỹ vươn lên là cường quốc hàng đầu thế giới, các nước châu Âu dù thuộc phe Phát –xít hay Đồng Minh đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh Sự cạnh tranh giữa phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ “đỡ đầu” và khối các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu ngày một mạnh mẽ Hai cường quốc này đều đã thực hiện những cuộc chạy đua về quân sự cũng như khoa học kỹ thuật, trong đó có vũ khí hạt nhân Những phát minh quan trọng dẫn đến những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, kỉ nguyên thông tin tiến bộ của loài người đã được ra đời rất nhiều trong giai đoạn này Song song với thành quả đạt được, sự cạnh tranh này cũng tiêu tốn của cả hai phe nguồn ngân sách cực kỳ lớn

Thập niên 60 của thế kỉ XX chứng kiến sự cạnh tranh thầm lặng nhưng lại vô cùng khốc liệt trong cuộc Chiến tranh Lạnh Bên cạnh đó, phong trào giải phóng dân tộc, giành lại độc lập của một số nước châu Phi khiến cho bối cảnh toàn cầu biến động

Sang đến đầu những năm 90, sau sự sụp đổ của Liên Xô, kéo theo đó là một loạt các nước xã hội chủ nghĩa là thời kỳ Mỹ trở thành cường quốc số

Trang 23

Sang đến thế kỉ XXI, Trung Quốc và Ấn Độ dần trở thành những người khổng lồ mới trên bản đồ kinh tế thế giới Nhật Bản đã bị đẩy xuống vị trí số

3 trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới bởi sự tham gia của Trung Quốc Các nước công nghiệp mới (NIC) đã có sự góp mặt của các đại diện châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore Các hiệp định hợp tác song phương, đa phương trong mọi lĩnh vực, các tổ chức kinh tế - văn hóa – quân sự cấp toàn cầu và khu vực có vai trò và tác động đáng kể, trong một số trường hợp là cực kỳ quan trọng trong sự thay đổi và phát triển của đại đa số quốc gia Trong khi đó, với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, công nghiệp giải trí và văn hóa đại chúng trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia đều có rất nhiều cơ hội quảng bá hình ảnh và các giá trị văn hóa – tinh thần của mình

Bên cạnh đó, không thể không kể đến “sự trỗi dậy” của Trung Quốc những năm gần đây, đặc biệt là tham vọng biển với những tranh chấp gia tăng trên biển Đông Vấn đề không còn nằm ở an ninh hay quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, ASEAN mà đã trở thành vấn đề nóng liên quan đến các lợi ích kinh tế, chính trị của các nước khác, trong đó

có Nhật Bản

Vì vậy với những giai đoạn đầy biến động của thế giới và khu vực, chính sách ngoại giao của Nhật Bản, bao gồm cả ngoại giao văn hóa đều phải được cân nhắc thận trọng

1.2.2 Tình hình mỗi nước

Trang 24

20

Một nước Nhật Bản thua trận trong Thế chiến II, thất bại với tư tưởng

„Đại Đông Á” và loại bỏ lực lượng quân đội chính quy trong hiến pháp sửa đổi đã lựa chọn đường lối phát triển như thế nào? Trong ba nguồn sức mạnh cứng, kinh tế là thành tố nổi bật nhất của quốc đảo này Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn với “đặc sản” là các trận động đất đương nhiên không thể là một “sức mạnh cứng” Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có tiềm lực và kỹ thuật công nghệ đều thuộc loại mạnh của thế giới, song lại không được coi là quân đội chính thức Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh đã nhanh chóng khởi sắc nhờ đường lối đúng đắn và sự trợ giúp của các cường quốc (đặc biệt là Mỹ) Với sự thành công về mặt kinh tế, bộ mặt xã hội Nhật Bản cũng đã có nhiều thay đổi Công nghiệp Nhật Bản tập trung vào nền sản xuất công nghệ cao, tạo ra những mặt hàng giá trị và có thương hiệu toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất ô tô, thiết bị điện máy, điện tử, mỹ phẩm Những thương hiệu như Mitsubishi, Toyota, Honda, Sony, Panasonic, Shiseido, dẫn trở nên quen thuộc với cả người tiêu dùng châu Á và phương tây, kể cả Mỹ Thương mại dịch vụ trong các ngành như ngân hàng, bảo hiểm, giải trí cũng vươn ra ngoài nước Nhật Tầng lớp giàu có tăng lên nhanh chóng và các thói quen tiêu dùng phương tây xuất hiện ngày một nhiều Số lượng các cửa hàng kinh doanh đồ xa xỉ và doanh thu từ những thương hiệu này ở Nhật thuộc loại lớn nhất thế giới Sự phát triển này dẫn đến nhu cầu mở rộng thị trường của khối doanh nghiệp và truyền thông đại chúng ra nước ngoài Đồng thời, đây cùng là nền tảng để Nhật Bản có đủ tiềm lực quảng bá văn hóa với nhân dân thế giới

Mặt khác, sự tham gia của Nhật Bản vào chính trị, an ninh quốc tế nói chung và Đông Nam Á nói riêng được thể hiện một cách tương đối mềm mỏng

Tuyên bố an ninh chung giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ được đưa ra năm

1996, sau đó nối tiếp bằng “Phương châm hành động mới” năm 1997 Đến

Trang 25

21

tháng 5 năm 1999, tiến trình “định nghĩa lại” liên minh Nhật – Mỹ đã được hoàn tất với 3 đạo luật liên quan do Quốc hội Nhật Bản thông qua Liên minh này đóng vai trò cơ bản nhất trong việc đảm bảo chính sách an ninh của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI

Ngoài ra, đối với các nước trong khu vực cũng được mở rộng và tăng cường Nhật Bản đã can dự vào các vấn đề an ninh khu vực với hoạt động gìn giữ hòa bình tại Cam-pu-chia năm 1993 Năm 2000, Nhật đã chủ trì

“Hội nghị Khu vực Chống Cướp biển và Cướp Vũ trang trên Tàu thủy” với

sự tham gia của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN, Srilanka, Bangladesh Năm 2004, Nhật tham dự vào Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC) tại khu vực Đông Nam Á Năm 2007, Nhật Bản và Australia đã ký kết Hiệp ước an ninh tăng cường và phối hợp chống khủng bố, chia sẻ thông tin tình báo, cứu hộ cứu nạn Việc mở rộng hợp tác với NATO cũng được

Việc Nhật Bản từng chiếm đóng Việt Nam trong một thời gian cũng là một vấn đề nhạy cảm trong lịch sử tuy phía Nhật Bản đã thừa nhận sai nhưng không được nhắc đến nhiều trong nước Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc, chính phủ Nhật đã nhanh chóng “làm thân” với chính quyền miền Nam Việt Nam do Mỹ hậu thuẫn bởi Nhật Bản là một đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á Những năm gần kết thúc và sau chiến tranh, chính phủ Nhật đã có những thay đổi nhất định trong chính sách Tuy nhiên việc Việt Nam lựa chọn là nước xã hội chủ nghĩa dưới lá cờ của Liên Xô, cùng cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979 và

Trang 26

22

những bất đồng với các nước trong khu vực về vấn đề Campuchia đã phần nào ngăn cản sự tiếp xúc ngoại giao mật thiết hơn với Nhật Bản Sự phát triển kinh tế có tiến bộ so với trước chiến tranh nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập cũng trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề viện trợ và đầu tư của Nhật với nước ta Cho đến thời kỳ Đổi mới bắt đầu từ năm 1986, nhiều thay đổi tích cực cả về kinh tế, xã hội và ngoại giao đã tác động rất lớn đến quan hệ của Việt Nam với thế giới, tất nhiên bao gồm cả Nhật Bản Với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các quốc gia khác, nền kinh tế được tự do hóa hơn, các hoạt động ngoại giao đã được thúc đẩy mạnh mẽ Từ những chuyến thăm lẫn nhau của nguyên thủ hai nước Việt Nam – Nhật Bản cho đến những hoạt động hợp tác ở các cấp độ khác nhau

đã dần tăng về cả số lượng lẫn phạm vi và hiệu quả trên mọi lĩnh vực

Bước vào giai đoạn phát triển mới từ vài năm cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, với cơ cấu dân số đông và trẻ, được đánh giá

là khá năng động, Việt Nam bắt đầu thu hút ngày càng nhiều hơn sự chú ý của các nhà ngoại giao và kinh tế Nhật Bản Lúc này, cùng với vị thế trên trường quốc tế và mức sống của nhân dân dần được nâng lên, Việt Nam trở thành một điểm sáng trong mắt các nhà đầu tư thế giới Như một lẽ tất yếu, chính sách ngoại giao của chính quyền Tokyo đối với Hà Nội được mở rộng

và chú trọng hơn nữa, ngoài nằm trong chiến lược chung với các quốc gia ASEAN hay châu Á khác, còn có nhiều điểm và nhiều hoạt động riêng biệt,

cụ thể, gần gũi hơn với tình hình hai nước

1.3 Tổng quan lịch sử quan hệ ngoại giao văn hóa Việt Nam – Nhật Bản

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1973

Những mối liên hệ đầu tiên

Theo Từ điển Bách khoa Nhật Bản thì người Nhật Bản đầu tiên đặt chân

tới Việt Nam là Abe no Nakamaro (698 – 770) Ông vừa là nhà thơ, vừa là

Trang 27

23

quan lại chính thức của Trung Quốc

Vào thời đại “Nara” (Nại Lương Thời Đại) tới “Heian” (Bình An Thời Đại) ở Nhật Bản, Nhật Bản cử các sứ giả sang Trung Quốc học Những người này được gọi là “Kentoshi” (Khiển Đường Sứ) Vì thuyền bị gió bão nhiều người bị chết hay trôi dạt về phương Nam tới miền bắc hoặc trung Việt Nam hiện nay Năm 716, tức thời nhà Đường, ông Nakamaro sang Trung Quốc du học Năm 735, đoàn sứ thần về nước nhưng ông ở lại Trung Quốc và làm quan Năm 761, ông được cử sang An Nam làm Tiết Độ Sứ hay Chấn Nam Đô Hộ, tức người đứng đầu trông coi xứ Việt Nam (lúc bất giờ mới chỉ có nửa phía bắc) và có công trong việc hòa giải tranh chấp giữa các dân tộc thiểu số ở biên giới Vân Nam

Về mối bang giao sớm nhất giữa Việt Nam với Nhật Bản, các tài liệu lịch

sử chỉ ra rằng từ cuối thế kỷ 14, vương quốc Lưu Cầu (Ryukyu, tức quần đảo Okinawa ngày nay) đã có liên hệ với Đại Việt chúng ta Khoảng năm 1480, một vị quan Malacca đã gửi thư đến vương quốc Lưu Cầu, trong đó nhắc đến việc một thương thuyền Lưu Cầu bị dạt vào bờ biển của Đại Việt và một cuộc xung đột đẫm máu đã nổ ra giữa những người bị nạn với cư dân bản địa3 Khoảng ba năm sau đó, quan hệ chính thức giữa hai vương quốc đã được thành lập

Dưới thời Toyotomi Hideyoshi (1563 – 1598) nắm quyền, thường được gọi là thời Momoyama, Nhật Bản đã trải qua nhiều cải cách lớn và xã hội đã thay đổi trên nhiều phương diện, bao gồm những tín hiệu tích cực đối với việc mở cửa thông thương quốc tế Người Nhật đã đến buôn bán ở nhiều nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Năm 1583, tàu Nhật Bản đã đến trao đổi buôn bán tại Đà Nẵng

3

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (2014), “Góc nhìn khu vực về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thế

kỉ XVII”, Lịch sử, văn hóa và ngoại giao văn hóa: Sức sống của quan hệ Việt Nam – Nhật

Bản trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 28

24

Việc buôn bán trở nên thường xuyên hơn vào đầu thế kỷ 17 Sự kiện các tàu buôn Nhật đã đến buôn bán ở Nghệ An năm 1609 – 1610 đã được nhắc đến trong những bức thư của các quan chức chúa Trịnh gửi Mạc phủ Tokugawa Nhật Bản Cũng vào giai đoạn này, triều Minh trở nên suy yếu, sau đó là sự chuyển giao quyền lực triều chính Minh – Thanh năm 1644 và nội chiến kéo dài ở miền nam Trung Quốc diễn ra trong khoảng 4 thập niên tiếp theo Khoảng giữa thập niên 1630, việc thu mua mặt hàng tơ lụa Trung Quốc tại các thị trưởng khu vực dần trở nên cạn kiệt Tơ lụa của Đại Việt trở thành hàng hóa thay thế lý tưởng Đồng thời, sự bất ổn về chính trị tại Trung Quốc lại là một điều kiện thuận lợi để Nhật Bản nổi lên trong thế cục ngoại giao và mậu dịch trên biển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á

Các tàu Nhật Bản đi buôn ở hải ngoại gọi là “Goshuinsen” (Ngự Chu Ấn Thuyền), là các thuyền có giấy phép đóng dấu đỏ (shuin, chu ấn) của

“Shogun” (tức Tướng Quân thời bấy giờ) từ các phố cảng Nagasaki thuộc Kyushu, Sakai thuộc Osaka… thường ghé Ma Cao rồi tới Hà Nội, Hội An, Thanh Hà… buôn bán Hội An khi đó là cảng nằm trên con đường “tơ lụa biển” nối liền đông-tây, nằm trên sông Thu Bồn, gần Cửa Đại, phía Nam Đà Nẵng, thuộc tỉnh Quảng Nam

Dẫn chứng rõ ràng nhất cho sự hiện diện đông đảo của các thương nhân Nhật Bản giai đoạn từ thế kỷ 16 đến 18 là ở Hội An Chùa Cầu (còn gọi là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều), xây dựng năm 1593, cùng với nhiều ngôi

mộ, kiến trúc chùa chiền khác là những di tích còn lại đến ngày nay Bia Phổ

Đà Sơn Linh Trung Phật ở Ngũ Hành Sơn (cách Hội An khoảng 200km) còn ghi tên những gia đình người Nhật đóng góp xây dựng chùa năm 1640 Tuy có một thời kỳ Mạc phủ ban hành chính sách Tỏa quốc (1633 – 1639), dẫn đến việc hạn chế thuyền buôn của Nhật Bản tiến xuống phương Nam, Nhật Bản vẫn duy trì các mối quan hệ với Trung Quốc, Triều Tiên, Ryukyu và nhiều nước Đông Nam Á Mặt khác, thuyền buôn của Hà Lan,

Trang 29

25

Trung Quốc, Triều Tiên, các nước Đông Nam Á… vẫn có thể đến Nhật Bản

Dù cả nhà Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã thu được nhiều lợi ích từ hệ thống mậu dịch với Nhật Bản, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế hàng hóa, chính quyền Đàng Trong được cho là chủ động và thiết lập mối giao hảo tốt hơn với Nhật Bản so với chính quyền Đàng Ngoài

Từ cuối thế kỷ 19 đến Chiến tranh Thế giới lần thứ II

Năm 1854, Nhật ký với Mỹ Hiệp ước Kanagawa, Mỹ đã cử Đại sứ đầu tiên tới Nhật Bản Không lâu sau đó, công cuộc mở cửa về nhiều mặt của Nhật đã diễn ra, ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với phương Tây, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa nước ngoài xâm nhập Nhật Bản Tình hình chính trị, văn hóa, xã hội đã xuất hiện nhiều bất ổn, đặc biệt là việc trật tự đẳng cấp bị đảo lộn, nhiều nguyên tắc đạo đức bị xáo trộn Sau khi sự chuyển giao quyền lực từ Shogun sang Nhật hoàng và bộ phận lãnh đạo cải cách hoàn thành vào năm 1868, Nhật Bản đã thực hiện một cuộc tổng cải cách quy mô lớn – một bước ngoặt trong lịch sử nước này: Cải cách Minh Trị (Meiji), thường được biết đến với cái tên “Minh Trị Duy Tân”

Từ cải cách Meiji cho đến 2 cuộc chiến: chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) và chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) với phần thắng thuộc về Nhật, đất nước này đã chứng tỏ được vị thế và sức mạnh của mình ở châu Á Nhật Bản đã chiếm được Triều Tiên và “có phần” trong việc ăn chia “chiếc bánh” Trung Quốc béo bở Năm 1911, Nhật Bản xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng đã ký với các nước đế quốc trước đó

Sự chuyển mình, độc lập và phú cường của Nhật Bản đã trở thành tấm gương cho các nước châu Á, nhất là các nước có chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Hán như Việt Nam Khẩu hiệu “Học phương Tây, đuổi kịp phương Tây,

Trang 30

26

vượt phương Tây” của đất nước mặt trời mọc là một lý tưởng đầy hấp dẫn Các chí sĩ yêu nước Trung Hoa, Việt Nam muốn tìm đường cứu nước đã tìm cách đến và học hỏi trên đất Nhật

Trong bối cảnh chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đã ký hai hiệp ước

“bán nước” với Pháp là hiệp ước Hác – măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), hàng loạt các cuộc nổi dậy, phong trào đấu tranh giành độc lập đã nổ

ra nhưng đều không thành công và bị đàn áp dã man Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng vào năm 1904 đã tạo nên một tiếng vang lớn trong xã hội và lịch sử Phan Bội Châu đánh giá cao sự cường thịnh của Nhật Bản và ảnh hưởng đối với “các chủng tộc da vàng” ở châu Á Ông mong muốn các sĩ phu yêu nước đến Nhật sẽ được Nhật Bản giúp đỡ đào tạo tri thức tiến bộ, hi vọng chính phủ Nhật sẽ ủng hộ cả về vật chất cho Việt Nam nhằm chuẩn bị cho công cuộc giành lại độc lập từ tay Pháp Mặc dù một thời gian sau (năm 1909), phong trào này đã thất bại do chính phủ Nhật Bản thỏa hiệp với Pháp, trục xuất các học sinh Đông du, cụ Phan Bội Châu bị buộc phải về nước và sau đó bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, nhưng phong trào cũng đã kịp thời xây dựng đào tạo các cán bộ nguồn cho phong trào cách mạng ở Việt Nam, đồng thời thổi lên ngọn lửa tinh thần yêu nước và độc lập

tự cường, ý chí học tập và đấu tranh bền bỉ, rũ bỏ tự ti

Bằng các cải cách và đường lối ngoại giao của mình, Nhật Bản đã tránh khỏi số phận nô lệ dưới cách đô hộ của các nước phương Tây như các quốc gia khác ở châu Á Trái với những ấn tượng tốt đẹp mà nước Nhật để lại đối với các sĩ phu yêu nước Việt Nam, chính phủ Nhật Bản đã dần thể hiện rõ tham vọng thống trị và rồi cuốn theo lá cờ chủ nghĩa quân phiệt

Tháng 7 năm 1937, Nhật phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc Tháng 10 năm 1938, quân Nhật chiếm được Quảng Châu, áp sát biên giới Việt – Trung, chính thức khởi đầu công cuộc xâm lược Đông Dương theo tham vọng bá chủ của giới quân phiệt Nhật

Trang 31

27

Sau đó, Nhật Bản liên tiếp uy hiếp, gây sức ép về chính trị, quân sự và ngoại giao với chính quyền bảo hộ Pháp, buộc Pháp phải ký với mình những hiệp ước bất bình đẳng Chính quyền Nhật đã lựa chọn phương thức cộng tác – cộng trị với thực dân Pháp trên đất Việt Nam, tăng cường bóc lột dân bản

xứ Mặc dù bề ngoài tỏ ra “tôn trọng” quyền lực và sự cai trị của Pháp, nhưng thực chất Nhật luôn muốn loại bỏ Pháp trên đất Đông Dương Từ năm

1943 đến đầu 1945, sự phản công mạnh mẽ của phe Đồng Minh và sau thất bại của Nhật ở Trân Châu Cảng, Miến Điện và vùng biển Philippin, Nhật kiên quyết muốn giữ bằng được Đông Dương – một khu vực có vị trí chiến lược trong kế hoạch chiến tranh Đêm ngày 9/3/1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp

Với phán đoán chính xác và kế hoạch kịp thời, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ thuận lợi, ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” để thực hiện thành công Cách mạng tháng Tám (19/8/1945), tiến tới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập (ngày 2/9/1945)

Từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đến trước năm 1973

Khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới lần thứ II, nước Nhật bại trận đã hứng chịu hậu quả nặng nề Dẫu vậy, với sự ủng hộ của Mỹ, chỉ sau 5 năm (1945 – 1950), Nhật Bản đã tương đối hồi phục và bắt đầu vươn mình Nhờ vào cuộc chiến Triều Tiên (6/1950) do Mỹ phát động, Nhật đã tranh thủ thời cơ nhờ vào các đơn đặt hàng quân sự của

Mỹ để tích lũy vốn phát triển nền công nghiệp

Chính phủ Nhật Bản ở giai đoạn này cố gắng đem tới thế giới hình ảnh một quốc gia yêu chuộng hoà bình và dân chủ thay cho một quốc gia quân sự trước đây Bước đầu tiên thể hiện sự nỗ lực của Nhật Bản là việc nước Nhật tham gia tổ chức UNESCO vào năm 1951 Trong thời gian này, các hoạt

Trang 32

28

động văn hóa ở nước ngoài thường tập trung vào việc quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống nhẹ nhàng như trà đạo, Ikebana, vào hình ảnh yên bình thơ mộng của núi Phú Sĩ hay hoa anh đào, trong khi tránh những gì liên quan tới samurai và tinh thần samurai (là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản), bởi nó có thể gợi đến hình ảnh một nước Nhật quân phiệt Tuy nhiên nói chung, xét trên nhiều khía cạnh, trong những năm 1950 và những năm đầu 1960, nước Nhật không có nhiều vai trò tích cực trên trường chính trị quốc tế

Bắt đầu từ những năm 1960, đặc biệt là sau Thế vận hội Tokyo năm

1964, hoạt động ngoại giao văn hóa Nhật Bản đã chuyển từ việc nhấn mạnh hình ảnh của một Nhật Bản yêu chuộng hòa bình sang hình ảnh một đất nước

có nền kinh tế tiên tiến Ngoại giao của Nhật Bản tích cực xây dựng hình ảnh một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế

Trong cuộc chiến ở Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX, Nhật nhanh chóng thiết lập quan hệ với chính quyền thân Mỹ ở Việt Nam Năm

1964, Nhật Bản đã viện trợ 10 triệu USD cho Nam Việt Nam ¼ số tiền này dành để xây dựng và trả lương cho nhân viên khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy và trang bị cho Bệnh viện Sài Gòn Ngoài ra, các xe cứu thương, thiết bị

và dụng cụ y tế cũng được trang bị cho phía Nam Việt Nam Tiền viện trợ của Nhật còn được dùng để xây nhà ở cho dân tị nạn, cải thiện các cơ sở giáo dục như trường Đại học Cần Thơ và phát triển nông nghiệp Tính đến tháng

10 năm 1970, đã có một số công ty Nhật có cơ sở làm ăn kinh doanh ở miền Nam Việt Nam như Mitsun, Ngân hàng Tokyo, Sumitomo, Nihon Koei, Nichimen,…

Bên cạnh đó, Nhật cũng có những bước đi riêng trong công tác ngoại giao với Việt Nam đặc biệt là mối quan hệ với Bắc Việt Nam, trong đó có việc nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa từ Bắc Việt Nam Tháng 2 năm 1972, một phái đoàn về mậu dịch Nhật Bản đã tới thăm Hà Nội, kết quả là chính

Trang 33

vì mục đích củng cố tình hữu nghị Nhật Bản – ASEAN; cùng nhau giải quyết các vấn đề mà quốc tế đang phải cùng nhau đối mặt Các chuyến viếng thăm liên tục của các Thủ tướng Nhật Bản đến các nước Đông Nam Á từ thời điểm này về sau, đặc biệt là những năm 2000 đã thể hiện điều đó

Với Việt Nam, trong năm tài khóa 1973, theo cam kết với Tổng thống Mỹ Nixon, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp 50 triệu đô la từ ngân sách bổ sung

để tài trợ cho chương trình phục hồi kinh tế miền Nam Việt Nam

Trong khi đó, sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27/2/1973), chính phủ Nhật Bản ngày càng tỏ ra quan tâm tới miền Bắc Việt Nam Trong cuộc họp Quốc hội Nhật Bản tháng 2 năm 1973, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã khẳng định “Chính quyền Sài Gòn không phải là chính phủ hợp pháp duy nhất ngay

cả miền Nam Việt Nam Không có lý do gì để chính phủ Nhật Bản do dự trong việc nối lại quan hệ ngoại giao với Bắc Việt Nam.” Hai chính phủ chính thức mở các cuộc thảo luận về bình thường hóa quan hệ vào tháng 7 năm 1973 tại Paris Ngày 21/9/1973, chính phủ Nhật Bản và Bắc Việt Nam tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao, trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp đại

sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản quyết định ứng xử với hai miền Bắc và Nam Việt Nam như các quốc gia độc lập riêng biệt, như đã thỏa thuận tại Hiệp định Paris Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo

Trang 34

30

chương trình viện trợ nhân đạo thông qua Hội chữ Thập đỏ, và sau đó tăng

số lượng viện trợ phát triển chính thức và các khoản cho vay với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tháng 10/1973, Việt Nam và Nhật Bản đều

đã đặt đại sứ quán ở thủ đô hai nước

Tháng 4/ 1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền Sài Gòn bị xóa sổ, do đó chính sách trợ giúp của Nhật Bản cho chính quyền Sài Gòn cũ chính thức kết thúc, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ với một nước Việt Nam thống nhất Năm 1976 Nhật Bản trở thành bạn hàng đứng thứ hai sau Liên Xô (cũ) trong quan hệ buôn bán với Việt Nam Thông qua các cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật, chính phủ Nhật đã quyết định cung cấp cho Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại là 16 tỉ yên trong

4 năm và các khoản cho vay trị giá khoảng 20 tỉ yên Trong năm đầu tiên thực hiện dự án này (1978), họ đã viện trợ không hoàn lại 4 tỉ yên và cho vay

10 tỉ yên.4

Năm 1977 Thủ tướng Nhật Bản Fukuda đã có sáng kiến đưa ra một giải pháp có tính hai mặt trong lý thuyết được gọi là “Học thuyết Fukuda”, trong

đó có luận điểm “Nhật Bản sẽ là một bạn hàng bình đẳng với ASEAN và các nước thành viên của nó…, trong khi vẫn tiếp tục theo đuổi mục đích duy trì mối quan hệ tốt đẹp trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau với các nước Đông Dương

và vì thế sẽ góp phần vào việc xây dựng nền hòa bình & thịnh vượng trên toàn khu vực Đông Nam Á.”5

Mặc dù vậy, giai đoạn mấy năm sau đó quan hệ hai nước lại rơi vào căng thẳng do vấn đề Campuchia và việc đồng minh Mỹ cùng các nước phương Tây liên kết thực hiện bao vây, cô lập và cấm vận Việt Nam Nhật đã quyết định đình chỉ viện trợ chính thức cho Việt Nam năm 1979 và bắt đầu sử

Trang 35

Năm 1992 là năm đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản Tháng 11/1992 Nhật Bản đã quyết định viện trợ ODA trở lại cho Việt Nam sau 14 năm gián đoạn Cùng với việc này, chính phủ Nhật Bản cũng tích cực trong việc giúp Việt Nam khai thác các nguồn viện trợ khác từ các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế Năm 1992 còn là năm đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 10 nước nhận ODA song phương lớn nhất của Nhật (cụ thể là đứng thứ 6 sau các nước như Indonesia, Trung Quốc, Philpins, Ấn Độ, Thái Lan) Đây cũng là những lý do cơ bản khi luận văn này xem xét chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản kể từ năm 1992

Trang 36

32

khác những năm gần đây, việc chính phủ Nhật Bản sử dụng ngoại giao văn hóa với tư cách là một “sức mạnh mềm” là hướng đi dễ thấy và được quan tâm phát triển Trong quan hệ với Việt Nam – một đất nước cùng thuộc châu Á, có một

số điểm tương đồng về văn hóa nhất định nhưng cũng nhiều khác biệt trên các lĩnh vực khác, cùng sự thay đổi phức tạp xuyên suốt lịch sử phát triển, chính sách ngoại giao (mà nhỏ hơn là ngoại giao văn hóa) của Nhật Bản đối với Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ với những thay đổi rất khác nhau Ngoài sự chi phối của bối cảnh quốc tế và khu vực thì chính tình hình bản thân mỗi nước cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hợp tác của hai nước qua các thời kỳ Sự hợp tác này sẽ được làm rõ hơn trong hai chương sau của luận văn

Trang 37

33

Chương 2: NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM TRONG CÁC LĨNH VỰC TỪ 1992 ĐẾN NAY

2.1 Ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nhân lực

Nếu nói ngoại giao văn hóa là một trụ cột trong “sức mạnh mềm” thì giáo dục chính là điểm nhấn quan trọng trong chính sách ngoại giao văn hóa

Thứ nhất, giáo dục luôn là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng

đầu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia Chắc chắn một đất nước phát triển phải có một nền giáo dục tiên tiến Tỉ lệ ngân sách chi cho giáo dục của mỗi quốc gia đều không hề nhỏ Tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của

Mỹ vào khoảng 13%, Việt Nam ở mức xấp xỉ 20% Tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục trên GDP ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp vào khoảng từ xấp xỉ 5% đến hơn 7% Chính phủ Nhật Bản dành 31.000 tỷ Yen, tương đương 267 tỷ USD, chiếm gần 1/3 ngân sách tài khóa 2016 cho an sinh xã hội để thực hiện các mục tiêu về đảm bảo chăm sóc người cao tuổi, duy trì hệ thống y tế, trả lương hưu và chương trình giáo dục

Ngay ở Việt Nam, Nghị Quyết TW 3, khoá VII năm 1993 khẳng định:

“Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Gần đây hơn, Nghị quyết TW 8, khoá XI một lần nữa cũng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.”

Thứ hai, đây còn là lĩnh vực thu hút sự tham gia và chú ý của cộng đồng

Tiếp cận với giáo dục chính là tiếp cận tới số đông nhân dân Ngoại giao văn hóa thông qua hoạt động giáo dục là phương án thích hợp để lan tỏa các thông điệp ngoại giao tới tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác, giai cấp, thu nhập

Mặt khác, tầng lớp tinh hoa xã hội và những thế hệ tương lai của một đất nước cũng có thể coi là “sản phẩm” của nền giáo dục Từ thời xưa ông cha ta đã

có câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Ngoại giao văn hóa thông qua

Trang 38

2.1.1 Chính sách ngoại giao văn hóa thông qua việc tiếp nhận lưu học sinh

Nhật Bản đã có lịch sử tiếp nhận sinh viên nước ngoài trên 100 năm Với Việt Nam, thực ra việc giao lưu trong ngành giáo dục đã có lịch sử tương đối lâu

Mối liên hệ giữa hai nước Nhật – Việt trong ngoại giao nhân dân thời kỳ cận – hiện đại nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng đã bắt nguồn từ phong trào Đông du cho nhà Nho – chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng Nhóm cách mạng mang tên “Hội Duy tân” gồm 20 người trong đó có Phan Bội Châu

đã chủ trương sang nước ngoài tìm đường cứu viện, xây dựng lực lượng chuẩn

bị bạo động Nhận thấy những nhà yêu nước thời trước tìm sự cứu viện từ các vương triều Trung Quốc đều thất bại, còn ngày nay Nhật Bản tuy là một nước châu Á nhưng có thể đánh bại nước Nga Sa hoàng hùng mạnh, nước Nhật cũng tương đối phát triển so với các nước châu Á khác vào thời điểm đó, cụ Phan Bội Châu đã nhận định sang Nhật là con đường đúng đắn Thông qua bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ về sự thay đổi và phát triển của Nhật Bản từ thời vua Meiji (Minh Trị), cụ Phan Bội Châu đã liên hệ đến 3 trụ cột ảnh hưởng đến mối quan hệ có thể hợp tác giữa hai nước, đó là “Đồng văn, đồng chủng, đồng châu” (tức sự tương đồng về văn hóa, chủng tộc, địa lý) Tháng 2/1905, cụ Phan cùng hai người khác đã lên đường sang Nhật lần đầu tiên với bến đỗ là Yokohama, gặp một số chính khách Nhật đặt vấn đề xin Thiên hoàng và Chính phủ Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp nhưng không thành Hội Duy tân chuyển hướng sang

du học Tháng 10/1905, cụ Phan cùng 3 thanh niên khác sang Nhật, bắt đầu

Trang 39

Tuy phong trào Đông du bị giải tán nhưng đã đặt nền móng đầu tiên cho

sự tiếp thu văn hóa – giáo dục mang tính tích cực của thanh niên Việt Nam đối với Nhật Bản Từ sau sự kiện này cho đến tận giai đoạn chiến tranh Thế giới lần thứ II, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã gần như không xuất hiện điểm sáng nào Mặc dù vậy, nhờ một chế độ đặc biệt của Nhật vào thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ II mang tên “Lưu học sinh đặc biệt phương Nam”, một số thanh niên Việt Nam đã được đến Nhật Chế độ này tuyển chọn các thanh niên ưu tú của Đông Nam Á du học tại Nhật Việt Nam đã có ba đại diện là bác sĩ Đặng Văn Ngữ - người có nhiều đóng góp cho nền y học Việt Nam, đặc biệt là phòng chống bệnh sốt rét Ông bắt đầu học tại Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (nay là Viện Nghiên cứu Y khoa của trường Đại học Tokyo) từ năm 1943, sau

đó về nước vào năm 1949 Ngoài ra còn có tiến sĩ nông học Lương Định Của – người có cống hiến to lớn trong việc cải thiện các loại giống nông nghiệp, đã theo học tại Đại học Kyushu và Đại học Kyoto Một người khác là nhà kinh tế học Nguyễn Xuân Oánh (sinh năm 1921) theo học Đại học Kyoto, sau này trở thành Tổng giám đốc ngân hàng quốc gia của chính quyền Sài Gòn, rồi cố vấn kinh tế cho thủ tướng Võ Văn Kiệt, đại biểu Quốc hội Việt Nam và có nhiều đóng góp cho việc hình thành chính sách Đổi mới

Trong thời kỳ hai miền Bắc – Nam chia cắt, do Nhật là đồng minh của

Mỹ trong vấn đề chống Cộng sản nên đã có khá nhiều du học sinh miền Nam Việt Nam du học tại Nhật, cụ thể là từ những năm 1960 đến 1975, số lượng lưu học sinh tại Nhật đến từ miền Nam Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Đài Loan (năm

1960 mới có gần 100 người thì đến năm 1975 đã lên tới 675 người) Sau khi hai

Trang 40

36

miền thống nhất cho đến đầu những năm 80, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật lại suy giảm trầm trọng do Nhật là đồng minh với Mỹ và cả do vấn đề Campuchia nên quan hệ Nhật Bản – Việt Nam bị đình trệ

Tình hình lại tiếp tục thay đổi trong thập niên 90 Công cuộc Đổi mới bắt đầu được thực hiện, Chiến tranh Lạnh chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết, năm 1992 Nhật Bản đã nối lại viện trợ kinh tế cho Việt Nam Đây cũng

là mốc đánh dấu sự tăng đột biến của số lượng du học sinh đến từ Việt Nam Từ

76 người năm 1992, số lượng đã tăng lên gấp 12,4 lần, tức khoảng 941 người vào năm 2002 Năm 1992 so với năm 2012 thì đã tăng gấp 57,5 lần, tương đương với 4.373 người

Biểu đồ 2.1: Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản từ năm 2004 – 2016

Nguồn: JASSO

So với các quốc gia khác, số lượng sinh viên Việt Nam tại Nhật khá đông đảo và chiếm tỉ lệ ngày một lớn Theo JASSO, năm 2004, sinh viên Việt Nam chỉ chiếm 1,3% tổng số sinh viên nước ngoài tại Nhật Đến năm 2013, con số này đã tăng lên 4,6%; năm 2014 là 14,4% , năm 2015 là 18,7% và đến năm

Ngày đăng: 09/01/2019, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w