TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Mặc dù trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học quan tâm đến ngoại giao văn hóa, tuy nhiên nghiên cứu trực tiếp về ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại chưa thực sự phong phú. Luận án góp phần hệ thống hóa và đưa ra một cái nhìn tổng quan từ góc độ của Việt Nam về vấn đề này. Luận án cung cấp một cách hệ thống cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa như: quyền lực mềm, văn hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa; quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao văn hóa. Luận án phân tích những yếu tố cơ bản tác động đến ngoại giao văn hóa, làm rõ những đặc điểm, vai trò và dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại; nghiên cứu, phân tích chính sách và thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của của một số quốc gia từ sau Chiến tranh Lạnh như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Luận án phân tích quá trình hình thành, đánh giá những thành tựu và hạn chế của ngoại giao văn hóa Việt Nam từ sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt kể từ khi được chính thức nhìn nhận là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam tại Hội nghị ngành Ngoại giao lần thứ 25 vào năm 2006 đến nay. Đồng thời luận án đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao ngoại giao văn hóa Việt Nam thời gian tới. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về ngoại giao văn hóa. Ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định, thực thi chiến lược, chính sách về ngoại giao văn hóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong tương lai..
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ______________________________ NGUYỄN HẢI ANH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ______________________________ NGUYỄN HẢI ANH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Võ Kim Cương 2. PGS.TS Nguyễn Thái Yên Hương Hà Nội - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án “Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hải Anh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến PGS. TS. Võ Kim Cương và PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương. Thầy và cô đã tận tình, hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này. Tôi đặc biệt cảm ơn các thầy cô lãnh đạo, giảng viên Học viện Ngoại giao, Khoa Đào tạo sau Đại học, các khoa, đơn vị thuộc Học viện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về giảng dạy, học tập, nghiên cứu cũng như hỗ trợ, giúp hoàn thành các thủ tục cho nghiên cứu sinh chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn hữu ở Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế, Đại học Văn hóa Hà Nội, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Di sản văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật) đã động viên, khuyến khích, trao đổi, góp ý, tạo điều kiện giúp đỡ về nguồn tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn sự khích lệ, động viên từ đại gia đình nội, ngoại, nhất là từ người vợ yêu thương và các con tôi, đã luôn sát cánh, ủng hộ, giúp đỡ và dành cho tôi sự quan tâm nhất trong suốt quá trình thực hiện luận án! Tác giả luận án Nguyễn Hải Anh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA 15 1.1. Một số khái niệm cơ bản 15 1.1.1. Quyền lực mềm 15 1.1.2. Văn hóa 20 1.1.3. Giao lưu và tiếp biến văn hóa 24 1.1.4. Văn hóa đối ngoại 28 1.1.5. Ngoại giao văn hóa 33 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa 40 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao văn hóa 40 1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa 48 TIỂU KẾT 52 CHƯƠNG 2: NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY 55 2.1. Những nhân tố tác động, vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 55 2.1.1. Những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 57 2.1.1.1. Xu h 57 59 62 64 iv 2.1.2 Vai trò của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 68 2.1.3. Một số đặc điểm của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại 74 2.1.4. Xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 81 2.2. Ngoại giao văn hóa trong chiến lược đối ngoại của một số quốc gia trên thế giới 88 2.2.1. Ngoại giao văn hóa Cộng hòa Pháp 89 2.2.2. Ngoại giao văn hóa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 95 2.2.3. Ngoại giao văn hóa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 100 2.2.4. Ngoại giao văn hóa Đại Hàn Dân Quốc 107 TIỂU KẾT 113 CHƯƠNG 3: NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 115 3.1. Khái quát quá trình hình thành ngoại giao văn hóa Việt Nam 115 3.2. Ngoại giao văn hóa Việt Nam từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay 118 3.2.1. Những kết quả đạt được 118 3.2.2. Một số tồn tại, hạn chế 125 3.3. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa trong thời gian tới 129 3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về ngoại giao văn hóa 130 3.3.2. Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về ngoại giao văn hóa; xây dựng, triển khai các kế hoạch trung hạn, dài hạn về ngoại giao văn hóa 131 3.3.3. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và hình thành mạng lưới ngoại giao văn hóa Việt Nam ở nước ngoài 133 3.3.4. Đẩy mạnh công nghiệp văn hóa và truyền thông đối ngoại 135 3.3.5. Đẩy mạnh xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật của người Việt Nam và môi trường văn hóa lành mạnh 137 v 3.3.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa 138 3.3.7. Chú trọng nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa đa phương, củng cố ngoại giao văn hóa song phương 139 TIỂU KẾT 141 KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt Tiếng nước ngoài Nguyên văn tiếng Việt ACCD Advisory Committee on Cultural Diplomacy Ủy ban tư vấn về ngoại giao văn hóa AFAA Association française d'action artistique Hội Nghệ sĩ Pháp AGPDAMW Advisory Group on Public Diplomacy for Arab and Muslim World Nhóm tư vấn về ngoại giao công chúng cho Thế giới Ảrập và Hồi giáo ASEAN The Asociation of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEF Asia-Europe Foundation Quỹ Á - Âu ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á-Âu APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương BIE Bureau International des Expositions Cơ quan Triển lãm Quốc tế BRICS Brasil, Russia, India, China, South Africa Nhóm các cường quốc mới nổi (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) ECA Bureau of Educational and Cultural Affairs Cơ quan Giáo dục và Văn hóa (Mỹ) EEU Eurasian Economic Union Liên minh Kinh tế Á-Âu EU European Union Liên minh Châu Âu EUROMED European Mediterranean Hợp tác Đối tác Châu Âu- vii Partnership Địa Trung Hải FEALAC Forum for East Asia - Latin America Cooperation Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ La tinh FRANCOPHONIE Organisation internationale de la Francophonie Tổ chức các nước nói tiếng Pháp (OIF) IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế KOTRA Korea Trade Promotion Agency Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc NXB Nhà xuất bản OECD The Organisation for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế SCO The Shanghai Cooperation Organization Tổ chức Hợp tác Thượng Hải UN United Nations Liên hợp quốc UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNWTO United Nations World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới WB World Bank Ngân hàng Thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, bức tranh toàn cảnh về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới có nhiều biến động. Tuy vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên, xung đột sắc tộc và tôn giáo, nhưng xu thế chủ đạo dẫn dắt thế giới thời gian qua và dự báo trong nhiều năm tiếp theo vẫn là hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự thay đổi tương quan giữa các lực lượng và sự hiện diện ngày càng rõ nét của các nhân tố chính trị đặc thù, các chủ thể của quan hệ quốc tế, đặc biệt là các quốc gia, ngày càng chú trọng gia tăng sức mạnh mềm trên trường quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi, phát huy ảnh hưởng, tránh gây đổ vỡ hoặc xung đột, giảm đối đầu, tăng cường hợp tác, đối thoại [72, tr. 17]. Theo Joseph S. Nye, sức mạnh mềm là tổng hợp sức mạnh của giá trị văn hóa, chính trị và chính sách đối ngoại của một quốc gia [174, tr. 256]. Tuy nhiên, sức mạnh mềm của một quốc gia chỉ có thể được thế giới biết đến khi nó được giới thiệu, được quảng bá ra thế giới và được chấp nhận tham gia vào đời sống chính trị quốc tế. Ngoại giao văn hóa - với nội hàm cơ bản là góp phần thực hiện các mục tiêu đối ngoại của một quốc gia, nhất là trong thiết lập, đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với một hoặc nhiều quốc gia khác, gia tăng uy tín và ảnh hưởng trên trường quốc tế qua văn hóa và bằng văn hóa - ngày càng khẳng định tính hiệu quả trong thúc đẩy và gia tăng sức mạnh mềm của quốc gia ra thế giới, trở thành một phương thức hoạt động phổ biến của quan hệ quốc tế hiện đại. Mặc dù đặc thù của mỗi quốc gia khác nhau, nhưng thực tiễn cho thấy không một quốc gia nào đứng ngoài ngoại giao văn hóa, bởi đây là kênh ngoại giao hữu hiệu làm gia tăng sức mạnh mềm, xây dựng lòng tin, quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới, tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu, làm phong phú nền văn hóa đất nước. Các [...]... sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của các nước Như vậy, có thể khẳng định, giữa giao lưu văn hóa có mối quan hệ qua lại với ngoại giao văn hóa Giao lưu văn hóa tác động và ảnh hưởng đến ngoại giao văn hóa và ngược lại Giao lưu văn hóa làm phong phú các hoạt động ngoại giao văn hóa, góp phần hình thành chính sách ngoại giao văn hóa của một quốc gia Ngược lại, chính sách ngoại giao văn hóa chủ động, phù... của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại, dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trên thế giới, làm căn cứ cho định hướng và xây dựng chính sách để triển khai ngoại giao văn hóa ngày càng hiệu quả hơn Với những lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn chủ đề Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại làm đề tài Luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại. .. Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa 14 Chương 2 NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY Nội dung của Chương 2 nhằm nghiên cứu và phân tích thực trạng ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế thông qua nghiên cứu chính sách và thực tiễn ngoại giao văn hóa trong chiến lược đối ngoại của một số nước lớn trong quan hệ quốc tế từ sau... ngoại giao văn hóa trên thế giới trong mối tương quan với quan hệ quốc tế; làm rõ hơn những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về ngoại giao văn hóa; phân tích khoa học về hoạt động ngoại giao văn hóa của một số chủ thể quốc tế tiêu biểu trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay; dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế; đề xuất... động ngoại giao văn hóa của một số chủ thể tiêu biểu trong quan hệ quốc tế, những điểm chung, điểm riêng trong công tác ngoại giao văn hóa của các chủ thể đó; dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong thời gian tới - Nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về ngoại giao văn hóa; thực trạng ngoại giao văn hóa Việt Nam, những đóng góp của ngoại giao. .. trường quốc tế, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam trên thế giới và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Với vai trò và tầm quan trọng ngày càng lớn của ngoại giao văn hóa, việc nghiên cứu những chiều cạnh khác nhau ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại, trong đường lối đối ngoại của Việt Nam và quá trình triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của... LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA Nội dung của Chương 1 nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của luận án làm định hướng cho nghiên cứu thực tế và đề xuất giải pháp ở chương 3, bao gồm nghiên cứu nội hàm của một số thành tố cơ bản có liên quan đến ngoại giao văn hóa, như: quyền lực mềm, văn hóa, giao lưu văn hóa, văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa; mối quan hệ giữa các thành tố đó với ngoại giao văn hóa, sự tác...2 quốc gia coi ngoại giao văn hóa là phương thức hiệu quả để cụ thể hóa các mục tiêu an ninh, phát triển và gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế Như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam xác định ngoại giao văn hóa là một trong 3 trụ cột của nền ngoại giao hiện đại Ngoại giao văn hóa, cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, có nhiệm vụ góp phần “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại. .. động của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt là của một số chủ thể quốc tế tiêu biểu, so sánh tính phổ quát, tính đặc thù và so sánh với ngoại giao văn hóa Việt Nam, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến ngoại giao văn hóa; -... nền văn hóa bản địa giao lưu đồng thời với nhiều nền văn hóa bên ngoài Một nền văn hóa chỉ có thể bị đồng hóa với nền văn hóa khác nếu sức mạnh bên trong của nó không đủ để thực hiện tiếp biến văn hóa, mà chỉ đơn thuần tiếp nhận trong quá trình giao lưu Nhà nghiên cứu Lê Thanh Bình, trong công trình nghiên cứu Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam” đã liệt kê và hệ thống hóa . của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 68 2.1.3. Một số đặc điểm của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại 74 2.1.4. Xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ. đặc điểm và xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 55 2.1.1. Những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 57 2.1.1.1. Xu h. BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ______________________________ NGUYỄN HẢI ANH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC