1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1

120 923 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Những năm gần đây, việc chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí Việt Nam đã xuất hiện nhiều nhưng phần lớn là dành cho kiến thức về sức khoẻ, về cách thức lựa chọn sản phẩm, về hôn nhân gia đình,…

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

BÙI THỊ HỒNG VÂN

VẤN ĐỀ CHỈ DẪN - TƯ VẤN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN TRÊN

BÁO CHÍ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: BÁO CHÍ

TP HỒ CHÍ MINH – 2011

Trang 2

BÁO CHÍ VIỆT NAM

(Trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học

Mã số: 60.32.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ QUANG HÀO

TP HỒ CHÍ MINH - 2011

Trang 3

5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 9

Chương 1:Lý luận chung về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí 16

1.1 Quan niệm về chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí 16

1.2 Nhu cầu chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí trong bối cảnh báo chí truyền thông hiện đại20 1.3 Báo chí với chỉ dẫn - tư vấn 21

1.3.1 Báo in 22

1.3.2 Phát thanh 24

1.3.3 Truyền hình 25

1.4 Đặc trưng của các loại hình báo chí và việc chỉ dẫn – tư vấn 26

1.4.1 Báo in 26

1.4.2 Phát thanh 29

1.4.3 Truyền hình 30

1.5 Đặc điểm và thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam 31

1.6 Sơ lược về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam 34

Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 Thực trạng về vấn đề chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam 37

2.1 Về kết cấu và hình thức 37

2.1.1 Báo Nông nghiệp Việt Nam 37

2.1.2 Chương trình Phát thanh Nông thôn 43

2.1.3 Chuyên mục Chuyện nhà nông 57

2.2 Nội dung chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp 60

2.2.1 Giống cây trồng, vật nuôi 61

2.2.2 Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi 62

2.2.3 Truyền bá kinh nghiệm sản xuất 64

2.2.4 Trả lời thắc mắc 65

2.3 Cách thức chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp 67

2.3.1 Ngắn gọn, đơn giản 67

Trang 4

6

2.3.2 Dễ hiểu, dễ nhớ 68

2.3.3 Chi tiết, cụ thể, dễ làm theo 70

2.3.4 Người tham gia chỉ dẫn, tư vấn 70

2.4 Các thể loại báo chí được dùng để chỉ dẫn, tư vấn KHKT nông nghiệp 74

2.4.1 Tin 74

2.4.2 Phỏng vấn 75

2.4.3 Bài báo 75

2.4.4 Các thể loại khác 76

2.5 Đánh giá 77

2.5.1 Điểm mạnh 77

2.5.1.1 Về nội dung chỉ dẫn - tư vấn 77

2.5.1.2 Về cách thức chỉ dẫn - tư vấn 78

2.5.1.3 Về tổ chức tin bài có nội dung chỉ dẫn - tư vấn 79

2.5.2 Điểm yếu 79

2.5.2.1 Về nội dung chỉ dẫn - tư vấn 79

2.5.2.2 Về cách thức chỉ dẫn - tư vấn 80

2.5.2.3 Về tổ chức tin bài có nội dung chỉ dẫn - tư vấn 82

Tiểu kết chương 2 84

Chương 3 M t số giải pháp tăng hiệu quả việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam 86

3.1 Về cách thức chỉ dẫn - tư vấn 86

3.1.1 Với báo in 86

3.1.2 Với phát thanh 87

3.1.3 Với truyền hình 90

3.2 Về nội dung chỉ dẫn - tư vấn 91

3.2.1 Tính chính xác 91

3.2.2 Tính thiết thực 92

3.2.3 Tính thời vụ 92

3.2.4 Tính thời sự 93

3.2.5 Dễ hiểu và dễ làm theo 93

3.2.6 Tính nhất quán 93

3.3 Một số yếu tố khác 93

Trang 5

7

3.3.1 Chính sách 93

3.3.2 Con người 94

3.3.3 Các cơ quan báo chí 96

Tiểu kết chương 3 98

KẾT LUẬN 99

Danh mục tài liệu tham khảo 102

Phụ lục 103

Trang 6

8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số tin, bài, hình trên ba chuyên trang KHKT, Khuyến nông và Tư vấn – dạy

nghề (trang 36)

Bảng 2.2: Bình quân tin, bài, hình trên chuyên trang (trang 36)

Bảng 2.3: Tỷ suất % bài có chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp trên ba chuyên trang

(trang 37)

Bảng 2.4: Tỷ suất % giữa bài có chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp so với tổng số

bài viết (trang 38)

Bảng 2.5: Bình quân số bài viết chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp trên 1 số báo

(trang 39)

Bảng 2.6: Tỷ suất % các chương trình so với tổng thời lượng của chương trình phát

thanh Nông thôn (trang 43)

Bảng 2.7: Tỷ suất % giữa các nội dung trong chương trình phát thanh Nông thôn

(trang 45)

Bảng 2.8: Bố trí các chương trình có chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp trong

chương trình phát thanh Nông thôn (trang 50)

Bảng 2.9: Tỷ suất % giữa bài có chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp so với tổng số bài viết được khảo sát (trang 54)

Trang 7

9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với hơn 70% dân số sống trên địa bàn nông thôn Những năm qua, dù Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, song nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, nông sản Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới Nguyên nhân phần lớn là do đại đa số nông dân có trình độ học vấn thấp, sản xuất nông nghiệp dựa theo tập quán, thói quen

là chính Việc đưa kiến thức khoa học kỹ thuật (KHKT) nông nghiệp tiên tiến qua hệ thống khuyến nông đến với bà con còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn do lực lượng hạn chế, địa bàn rộng khắp Trong bối cảnh đó, báo chí chính là một trong những kênh bà con nông dân có khả năng tiếp cận dễ dàng thông qua nhiều hình thức khác nhau như báo in, phát thanh, truyền hình

Một trong những chức năng quan trọng của báo chí là chức năng giáo dục, nâng cao dân trí cho công chúng Do vậy, việc báo chí tham gia chỉ dẫn - tư vấn là một việc làm hết sức cần thiết Những năm gần đây, việc chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí Việt Nam

đã xuất hiện nhiều nhưng phần lớn là dành cho kiến thức về sức khoẻ, về cách thức lựa chọn sản phẩm, về hôn nhân gia đình,… Việc chỉ dẫn - tư vấn về phạm trù thông tin KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam những năm qua tuy đã xuất hiện nhưng vẫn còn ít, chỉ rải rác trên một số báo in chuyên ngành nông nghiệp Phát thanh và truyền hình tuy đã dành thời lượng nhiều hơn cho phạm trù thông tin này nhưng thời lượng đó vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của bà con và thực sự chưa mang lại hiệu quả mong muốn

Để góp phần nhận dạng bức tranh chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam thời gian qua, cũng như góp tiếng nói từ góc độ báo chí học để góp phần nâng cao hiệu quả chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông

Trang 8

Chính vì thế, đã đến lúc báo chí học Việt Nam cần có những công trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá và xác lập hướng đi cho xu hướng cân bằng thông tin với chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí Những lý luận căn bản đó, đến lượt mình, sẽ soi sáng và dẫn đường cho tác nghiệp báo chí về chỉ dẫn – tư vấn

Thông qua việc phân tích và hệ thống hóa cứ liệu từ các sản phẩm báo chí có nội dung chỉ dẫn – tư vấn về KHKT nông nghiệp cho nông dân, đề tài luận văn sẽ góp phần lý giải thêm hoặc đề xuất những khía cạnh lý luận mới của xu hướng báo chí đang nói đến

Trên bình diện thực tiễn báo chí, có thể nói rằng, chưa bao giờ báo chí Việt Nam có số lượng sản phẩm báo chí cũng như thời lượng và tần số phát sóng các tin bài

về chỉ dẫn – tư vấn phong phú như hiện nay Tuy nhiên, cũng chính thực tiễn chỉ dẫn –

tư vấn đó trên báo chí đang đặt ra hàng loạt những vấn đề cả về lý thuyết lẫn phương pháp chỉ dẫn – tư vấn Đó có thể là:

a Làm thế nào để gia tăng tính chỉ dẫn – tư vấn mà không làm lu mờ tính báo chí của sản phẩm báo chí

b Nên để xu hướng cân bằng giữa thông tin và chỉ dẫn – tư vấn phát triển đến đâu trong dòng chảy sự kiện, hiện tượng, vấn đề,… của đời sống xã hội

Trang 9

11

c Những phạm trù thông tin nào cần được ưu tiên lựa chọn chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí để một mặt thỏa mãn nhu cầu lợi ích của công chúng, mặt khác không biến tác phẩm báo chí thành quảng cáo hay quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp Nói cách khác, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để quản trị được ranh giới giữa báo chí và PR trong phạm vi đăng tải thông tin chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí

d Phương pháp cũng như kỹ năng chỉ dẫn – tư vấn cho công chúng phải như thế nào để đáp ứng tốt nhất đám đông vốn có trình độ học vấn rất khác nhau và nhu cầu được chỉ dẫn rất ít giống nhau Cụ thể là làm thế nào để một tác phẩm báo chí có nội dung thông tin chỉ dẫn – tư vấn sẽ chỉ dẫn được đúng đối tượng công chúng, chỉ dẫn chính xác, đơn giản, dễ hiểu và dễ làm theo,…

Nếu vấn đề lý luận về chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí ở Việt Nam được nghiên cứu tốt thì thực tiễn báo chí Việt Nam xét về phương diện này cũng sẽ rất khả quan Đến lượt nó, ảnh hưởng tích cực đối với công chúng là đương nhiên

Ở một bình diện khác, công chúng Việt Nam có đến 70% sống ở khu vực nông thôn Nông nghiệp nói chung và KHKT nông nghiệp nói riêng là lĩnh vực hơn lúc nào hết cần được chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí để phục vụ nhu cầu cấp thiết của công chúng là cư dân nông nghiệp Vốn liếng về nông học tự thân của công chúng, cùng với sức mạnh và hiệu quả của các chương trình khuyến nông diễn ra nhiều năm gần đây đã

có ảnh hưởng quan trọng đến thành tựu nông nghiệp Tuy nhiên, do đặc thù của mình, báo chí Việt Nam có cách đi riêng trong chỉ dẫn - tư vấn về KHKT nông nghiệp cho đông đảo bà con nông dân Cách đi đó được thể hiện đa dạng và sinh động trên các trang báo (mà điển hình nhất là 2 trang khuyến nông của tờ Nông nghiệp Việt Nam), trên sóng phát thanh (chẳng hạn chương trình về nông nghiệp, nông thôn của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài tiếng nói nhân dân TPHCM), trên sóng truyền hình (như chuyên mục Chuyện nhà nông trong chương trình Chào buổi sáng của kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam) Một cách gián tiếp, những thông tin chỉ dẫn – tư vấn đó đã góp phần làm nên mùa màng bội thu

Báo chí Việt Nam, dù là in ấn hay phát sóng ngày càng cần tìm cách chỉ dẫn –

tư vấn cho nông dân sao cho hiệu quả hơn nữa Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi đi

Trang 10

12

sâu khảo sát vấn đề này sẽ phần nào hệ thống hóa bước đầu những cách thức cần yếu

đó cho thực tiễn báo chí về chỉ dẫn – tư vấn

Nếu kết quả nghiên cứu được ứng dụng thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tác động của các sản phẩm báo chí liên quan đến việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân

Do tính chất đặc thù của việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân, kết quả nghiên cứu cũng có thể ứng dụng trên báo ngành nông nghiệp và các chương trình phát thanh, truyền hình về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân ở Việt Nam

Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành báo chí và những ai quan tâm đến việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Qua tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, chưa có một luận văn thạc sĩ báo chí nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về vấn đề chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam

Ở cấp độ thấp hơn luận văn thạc sĩ, đã có nghiên cứu khoa học của sinh viên có nội dung nghiên cứu cũng khá công phu và đã thực hiện rất thành công Đó là khóa luận tốt nghiệp (2010) của Hoàng Thị Liễu do PGS TS Vũ Quang Hào hướng dẫn với

đề tài: “Vấn đề chỉ dẫn - tư vấn cho nông dân trên báo in hiện nay” Trong luận văn

của Hoàng Thị Liễu có một số tư liệu chúng tôi có thể tham khảo Trong chương 1: Chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí, tác giả có trình bày khái niệm chỉ dẫn - tư vấn, các quan niệm về chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí Trong chương 2: Vấn đề chỉ dẫn - tư vấn cho nông dân trên báo in hiện nay, khóa luận của Hoàng Thị Liễu đã khảo sát việc chỉ dẫn

- tư vấn trên báo in hiện nay cả về mức độ sử dụng bài viết chỉ dẫn và nội dung chỉ dẫn

- tư vấn cho nông dân, cách thức chỉ dẫn - tư vấn cho nông dân Qua khảo sát, tác giả cũng đã đánh giá sơ bộ về cách chỉ dẫn - tư vấn cho nông dân trên báo in hiện nay và đưa ra khuyến nghị cách thức để chỉ dẫn - tư vấn cho nông dân đạt hiệu quả Tuy nhiên, đề tài khóa luận này còn thể hiện chung chung về chỉ dẫn – tư vấn cho nông

Trang 11

13

dân Trong khi đó, đề tài luận văn chúng tôi đi sâu nghiên cứu về chi tiết chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân Tuy vậy, luận văn của chúng tôi cũng sẽ kế thừa và phát triển một số vấn đề đã được đặt ra từ khóa luận tốt nghiệp này Đặc biệt luận văn của chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên hai loại hình báo chí mà nông dân dễ dàng tiếp cận hơn báo in, đó là phát thanh và truyền hình ở Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ:

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Căn cứ vào kết quả khảo sát việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài TNND TPHCM và chương trình của VTV1, Đài truyền hình Việt Nam, luận văn sẽ tập trung phân tích những mặt ưu và nhược điểm của việc chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp trên từng thể loại báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình) và đề xuất những giải pháp để khắc phục những nhược điểm này, góp phần nâng cao hiệu quả việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam

Cung cấp những luận cứ bước đầu cho việc xây dựng lý luận làm chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí ở nước ta

3.2 Nhiệm vụ:

Để đạt mục đích trên, tác giả sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu một số lý luận liên quan đến việc chỉ dẫn - tư vấn, đặc trưng của các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình

- Khảo sát những sản phẩm liên quan đến chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên báo Nông nghiệp Việt Nam

- Khảo sát những sản phẩm liên quan đến chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trong chương trình Phát thanh Nông thôn trên Đài tiếng nói nhân dân TPHCM

Trang 12

14

- Khảo sát chuyên mục “Chuyện nhà nông” trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam

- Trong quá trình khảo sát, có kết hợp với phân tích, so sánh và tổng hợp để từ đó tìm

ra ưu, nhược điểm của từng loại hình và đề ra giải pháp khắc phục nhược điểm Đồng thời, đề xuất những khía cạnh lý luận của xu hướng làm chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Luận văn nghiên cứu về sự chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trong:

- chương trình Phát thanh Nông thôn, Đài tiếng nói nhân dân TPHCM năm 2010

- 50 số báo Nông nghiệp Việt Nam liên tục từ số 152 (ra ngày 02/08/2010) đến số 201 (ra ngày 08/10/2010)

- 50 Chuyên mục “Chuyện nhà nông” trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam (từ ngày 01/08/2010 đến ngày 19/09/2010)

Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo sát sơ lược vấn đề chỉ dẫn - tư vấn trên một số báo chí khác (thuộc các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình) để gia tăng cứ liệu so sánh

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc các tài liệu tham khảo để hiểu rõ các vấn đề có tính lý luận liên quan đến lĩnh vực báo chí và KHKT nông nghiệp, tìm hiểu các khái niệm,…

- Phương pháp quan sát: đọc, nghe và xem các sản phẩm báo chí liên quan đến lĩnh vực chỉ dẫn - tư vấn trên báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài tiếng nói nhân dân TPHCM

và kênh VTV1-Đài Truyền hình Việt Nam

- Phương pháp thống kê: thống kê những tác phẩm báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình) để có những số liệu cụ thể như số lượng bài viết về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông

Trang 13

15

nghiệp trong 01 số của báo Nông nghiệp Việt Nam, hoặc thống kê thời lượng các chương trình phát thanh có tính chất chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trong tổng thời lượng Phát thanh, số lượng bài viết chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam,…

- Phương pháp phân tích định tính và định lượng: nêu rõ nội dung, hình thức các sản phẩm báo chí mang thông tin chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp

- Phương pháp so sánh và tổng hợp: so sánh, tổng hợp để rút ra nhận xét: cách chỉ dẫn

- tư vấn trên báo chí như vậy đã phù hợp chưa? Nếu chưa được thì làm như thế nào? Loại hình báo chí nào có thế mạnh trong chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp?…

6 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí

Nội dung của chương này tập trung vào làm rõ các khái niệm, đặc trưng của các loại hình báo chí, nhu cầu của công chúng về chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí và khảo sát một số chuyên mục có thông tin chỉ dẫn - tư vấn trên các loại hình báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình

- Chương 2: Thực trạng vấn đề chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam

Nội dung của chương này chủ yếu đi sâu vào khảo sát những sản phẩm báo chí

có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên báo Nông nghiệp Việt Nam, chương trình phát thanh Nông thôn của Đài tiếng nói nhân dân TPHCM và chuyên mục Chuyện nhà nông trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam

- Chương 3: Một số giải pháp tăng hiệu quả việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam

Trang 14

16

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ DẪN, TƯ VẤN KHOA HỌC KỸ THUẬT

NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN

1.1 Quan niệm về chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí:

- Chỉ dẫn: theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Vietlex, xuất bản 2009

thì “chỉ dẫn” là bảo cho biết phương hướng, cách thức tiến hành công việc một cách cặn kẽ

- Tư vấn: cũng theo Từ điển trên, “tư vấn” là đóng góp ý kiến về những vấn đề được

hỏi đến nhưng không có quyền quyết định

- Nông dân: là người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

- Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội., bao gồm trồng trọt, chăn

nuôi và thủy sản

Còn tác giả Đinh Phi Hổ thì cho rằng: “nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên Nông

nghiệp theo nghĩa rộng gồm có trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản” [10, trg 74]

Ở công trình nghiên cứu này, tác giả hiểu theo nghĩa nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất của xã hội, bao gồm trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản

- khoa học kỹ thuật: là các ngành khoa học có quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các

ngành khoa học

Như vậy có thể hiểu khoa học kỹ thuật nông nghiệp là ngành khoa học có quan

hệ trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp

Và theo các khái niệm trên, nói m t cách đơn giản, dễ hiểu thì chỉ dẫn, tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân là việc bảo, góp ý kiến cho nông dân cách thức, phương hướng tiến hành công việc nhà nông một cách cặn kẽ Công việc nhà nông ở đây bao hàm tất cả các lĩnh vực thuộc về sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ dịch hại,…

Trang 15

17

Theo bài giảng của PGS TS Vũ Quang Hào thì: “Những thông tin tư vấn

thường được thể hiện dưới dạng thức các câu hỏi – đáp giữa độc giả với những chuyên gia, những người có hiểu biết về lĩnh vực đó, nhằm cung cấp thông tin về một lĩnh vực

cụ thể, một vấn đề nào đó trong cuộc sống, trong xã hội,… cho nhóm công chúng đối

tượng quan tâm Thông tin chỉ dẫn bao gồm những cách thức, phương pháp để chỉ ra,

hướng dẫn cho công chúng về những lĩnh vực mà họ quan tâm, mong muốn nhưng chưa biết thực hiện như thế nào

Và như vậy, có thể hiểu rằng: việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí có nghĩa là việc giải thích cho nông dân, hướng dẫn cho nông dân cách thức tiến hành công việc nhà nông cũng như chỉ cho họ các kỹ năng, thao tác và các giải pháp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình canh tác, chăn nuôi, bảo quản sau thu hoạch, trồng rừng, đánh bắt thủy hải sản,… Người hướng dẫn này có thể là nhà báo và cũng có thể là nhà khoa học hoặc thậm chí là nông dân hướng dẫn cho nông dân

Muốn chỉ dẫn - tư vấn cho người khác, trước tiên, người chỉ dẫn - tư vấn phải là người có hiểu biết về vấn đề mà mình sẽ chỉ dẫn - tư vấn Bên cạnh đó, muốn chỉ dẫn -

tư vấn có hiệu quả cần phải biết đối tượng mình tư vấn chỉ dẫn là ai Cách tư vấn chỉ dẫn cho mỗi một đối tượng mỗi khác bởi có sự khác biệt rõ ràng trong nhận thức của các đối tượng khác nhau Và sự hiểu biết của các đối tượng về vấn đề đó cũng khác nhau

Tư vấn chỉ dẫn trên báo chí thường do:

- Nhà báo: là người có tìm hiểu về vấn đề, có nghiên cứu tài liệu, hơn nữa lại là

người biết về đối tượng được chỉ dẫn - tư vấn Nhà báo có thêm ưu điểm là biết cách chuyển tải thông tin một cách hiệu quả đến đối tượng được chỉ dẫn - tư vấn Tuy nhiên, nhà báo không thể hiểu vấn đề cặn kẽ, chuyên sâu Khi chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí, việc nhà báo giữ vai trò chỉ dẫn - tư vấn khá quan trọng bởi ngoài những bài viết

do chính nhà báo đi thu thập tư liệu và viết phản ánh lại, thì nhà báo còn là người biên tập bài của cộng tác viên, của các chuyên gia Nếu nhà báo không có hiểu biết về vấn

Trang 16

18

đề được chỉ dẫn - tư vấn thì hiệu quả việc chỉ dẫn - tư vấn không cao, nhiều khi còn có tác dụng ngược

- Nhà chuyên môn: có thể nói đây mới chính là người làm công việc chỉ dẫn -

tư vấn hợp lý nhất bởi lẽ có nghiên cứu, tìm hiểu sâu về vấn đề được chỉ dẫn - tư vấn Nếu nhà chuyên môn ngoài nghiên cứu, ngoài nắm vững lý thuyết còn có thêm kiến thức thực tế thì hiệu quả công việc chỉ dẫn - tư vấn càng cao Tuy nhiên, việc chọn nhà chuyên môn nào để chỉ dẫn - tư vấn cũng hết sức quan trọng bởi nó quyết định hiệu quả chỉ dẫn - tư vấn cao hay thấp Nếu báo chí chọn đúng nhà chuyên môn thì hiệu quả truyền thông càng cao và từ đó uy tín, độ tin cậy của chính báo chí và nhà chuyên môn với công chúng càng tăng lên và ngược lại cũng vậy, nếu chọn nhà chuyên môn không phù hợp thì có thể sẽ dẫn đến hiệu quả của việc chỉ dẫn - tư vấn không cao và uy tín của cơ quan báo chí đó cũng bị giảm sút

- Người thật việc thật: đây là người có kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề sẽ

được chỉ dẫn - tư vấn Nếu dùng đối tượng này chỉ dẫn - tư vấn sẽ dễ đạt hiệu quả cao Tâm lý chung của mọi người là trước một cái mới nào đó nếu có người làm thử trước

mà thành công thì họ sẽ mạnh dạn làm theo Các nhà quảng cáo hay sử dụng đối tượng này trong các sản phẩm quảng cáo của mình Khi chọn đối tượng này để làm người chỉ dẫn - tư vấn cũng phải hết sức chọn lọc Cần chọn các cá nhân thật sự điển hình, có cách thể hiện chân thật, gần gũi (nhất là đối với phát thanh, truyền hình) thì hiệu quả

Trang 17

Bậc thang thấp nhất thể hiện “nhu cầu sinh lý”: bậc thang này rất cơ bản và

rất quan trọng Nhu cầu về thức ăn, quần áo mặc, nơi ăn chốn ở Nếu nhu cầu cơ bản này chưa được đáp ứng đủ thì các nhu cầu khác ít có động cơ thúc đẩy, nhưng nếu nó được đáp ứng thì nhu cầu kế tiếp lại xuất hiện trội hơn và tiếp tục như vậy Khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì con người sẽ hướng về sự an toàn

Trang 18

20

Thứ hai là “nhu cầu được an toàn”: Đây là nhu cầu tự duy trì và chuẩn bị cho

tương lai vững chắc hơn An toàn có nghĩa là an toàn để sống trong một môi trường cho phép sự phát triển của con người được liên tục và lành mạnh

Thứ ba là “nhu cầu xã hội”: bởi vì trong đời sống, mỗi cá nhân đều mong

muốn mình “thuộc về” các nhóm khác nhau và được chấp nhận, được yêu thương, cố gắng có mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp với người khác Nhu cầu xã hội được thể hiện mạnh hơn các nhu cầu khác khi các nhu cầu sinh lý và được an toàn đã được thỏa mãn

Thứ tư là “nhu cầu được tôn trọng”: Khi đã được người khác chấp nhận thì con

người lại muốn được đánh giá cao Việc thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng này giúp con người tự tin, uy tín, quyền lực và sự kềm chế Con người cảm thấy có ích và có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, được sự kính nể của người khác

Và cuối cùng là “nhu cầu được hiện thực hóa bản thân”: khi nhu cầu được tôn

trọng được thỏa mãn thì nhu cầu tự khẳng định mình trở nên mạnh hơn vì con người cảm thấy vẫn chưa được hài lòng Nhu cầu này bao gồm những khát vọng và những nỗ

lực để trở thành cái mà một người có khả năng trở thành Maslow đã nói: “Một con người muốn có thể sẽ là gì, thì anh ta sẽ phải là cái đó” Vì vậy, tự khẳng định mình

là một mong muốn làm cái điều mà người ta có thể đạt được Đó là nhu cầu về phát triển nhân cách – cơ hội cho phát triển bản thân và tự học tập Có cơ hội để phát triển tiềm năng của bản thân và những kỹ năng của một con người tạo cho ta một cảm giác quan trọng về tự hoàn thiện (Theo tài liệu hướng dẫn học tập Khoa học giao tiếp – ThS Nguyễn Ngọc Lâm_Đại học Mở TPHCM_ biên soạn)

Từ tháp Maslow ta có thể thấy, để nội dung thông tin trên báo chí thu hút được công chúng thì những thông tin đó phải đáp ứng được nhu cầu của công chúng, đối tượng chính mà báo chí muốn hướng tới Muốn vậy, nhà báo cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích tâm lý công chúng để xem họ cần gì, muốn gì, họ đang ở nhu cầu nào của bậc thang nhu cầu Maslow để có thể đáp ứng chính xác nhu cầu của họ

Trang 19

21

Đây là một khuynh hướng hợp lý và phù hợp với trào lưu chung của báo chí thế giới Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng tăng cao và vì vậy, họ rất cần được chỉ dẫn - tư vấn để có một cuộc sống tốt đẹp hơn

Từ thực tiễn xã hội, hàng loạt hoạt động mang tính chất chỉ dẫn - tư vấn ra đời Các công ty phát tờ rơi vừa mang tính chất quảng cáo sản phẩm vừa chỉ dẫn - tư vấn khách hàng cách sử dụng sản phẩm của công ty Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có

bộ phận khách hàng luôn túc trực để trả lời khách hàng qua điện thoại, qua thư điện tử (email) Các văn phòng luật sư được mở ra hàng loạt để tư vấn cho khách hàng có nhu cầu Rồi các văn phòng tư vấn tâm sinh lý,… Song, có thể thấy, số lượng hoạt động tư vấn đó chưa đủ cho tất cả các thành viên trong xã hội và mặt khác không phải thành viên nào trong xã hội cũng có điều kiện để được tư vấn (vì chi phí) Nhu cầu có thực này của xã hội đã dẫn đến việc xuất hiện thông tin chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí Thông qua quảng cáo (kết hợp tư vấn chỉ dẫn) trên báo chí, hàng hóa của công ty sẽ giới thiệu được đến số đông công chúng hơn Công chúng tiếp cận được thông tin nhiều chiều hơn Chưa kể, công chúng được tư vấn trên báo chí với chi phí rẻ hơn (chỉ phải bỏ tiền mua 01 tờ báo mà được chỉ dẫn - tư vấn rất nhiều lĩnh vực),… Công chúng có lợi, các doanh nghiệp có lợi và chính bản thân báo chí cũng có lợi (vì thu hút nhiều quảng cáo) Điều này đã dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều thông tin chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí

1.3 Báo chí với chỉ dẫn - tư vấn:

Báo chí muốn có công chúng thì cần phải đáp ứng tốt nhu cầu cần thông tin của công chúng để có thể tồn tại, song không chỉ có vậy, báo chí còn cần phải nắm được

xu hướng phát triển nhu cầu của công chúng để từng bước đặt nền móng, giáo dục và nâng dần kiến thức, nhận thức của công chúng, định hướng nhu cầu cho họ Bởi đây là một chức năng quan trọng của báo chí: chức năng giáo dục

Cũng chính vì vậy mà thời gian qua, khuynh hướng chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí xuất hiện ngày càng nhiều và xuất hiện ở tất cả các loại hình báo chí, tất cả các lĩnh

Trang 20

Trang Cần biết chủ yếu là các thông tin về lịch phát sóng của các kênh truyền

hình như VTV1, VTV2, VTV3, VTV6, VTV9, HTV7, HTV9, SCTV,… bên dưới có

ghi chú: “Chương trình dự kiến, có thể thay đổi vào giờ chót” Thông tin về kết quả

giao dịch chứng khoán của ngày hôm trước, giá vàng và ngoại tệ,…

(*) báo Thanh Niên:

Trang Du lịch có chuyên mục Du khách cần biết, Ẩm thực, Lữ hành,… chủ

yếu là bài quảng bá có lồng ghép nội dung chỉ dẫn - tư vấn

Trang Sức khoẻ Ẩm thực có chuyên mục Vào bếp, Tư vấn sức khoẻ, Xa lộ thông tin sức khoẻ,…

Thông tin về chứng khoán, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ thì đặt ở trang Kinh tế (trang 7) Trang Làm đẹp thì có mục Tư vấn thẩm mỹ,…

Trang 21

23

Riêng việc giới thiệu các chương trình truyền hình thì xuất hiện ở Thông tin giải trí (trang phụ B)

(*) báo Người lao đ ng:

Thông tin chỉ dẫn - tư vấn thường xuất hiện trong các chuyên mục như Sức khoẻ & Dinh dưỡng, Câu lạc b làm đẹp, H i nhập và phát triển,

Thông tin về chứng khoán, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ thì đặt ở trang Kinh tế (trang 12)

Thông tin chương trình truyền hình thì xuất hiện thường xuyên trên trang 9, trang Văn hóa – Nghệ thuật

(*) báo Sài gòn Tiếp thị:

Trang Du lịch - Ẩm thực có mục Chia sẻ

Thông tin chỉ dẫn - tư vấn còn xuất hiện nhiều ở trang Mua sắm tiêu dùng, Thị trường và doanh nghiệp,…

Riêng trang Khoẻ & Vui (trang 28-29) thông tin chỉ dẫn - tư vấn khá đậm đặc

với các mục Sống khoa học, Mẹo thuốc dân gian, Y tế tiện ích, Bác sĩ trò chuyện, Dinh dưỡng, Xài thuốc an toàn,…

(*) báo Phụ nữ:

Thông tin chỉ dẫn - tư vấn chủ yếu dành cho phái đẹp và xuất hiện khá thường

xuyên trên trang Khỏe & Đẹp, Thời trang, Y tế, Gia đình, Tình yêu – Hôn nhân,… với các mục nhỏ được nhiều chị em ưa thích như Tháo gỡ tình huống, Nhỏ to tâm sự (chị Hạnh Dung), Tư vấn, Cẩm nang cuối tuần, Du lịch - thư giãn,…

Điểm qua các mục có thông tin chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí để thấy rằng hầu hết các báo đều có chuyên mục chỉ dẫn - tư vấn cho công chúng Đó là trên những

báo có tính chất thông tin chung, còn trên các báo chuyên ngành thì thông tin chỉ dẫn -

tư vấn còn nhiều hơn Ví dụ như báo Sức khoẻ và đời sống thì nội dung chủ yếu là tư vấn về các bệnh thường gặp trên người, cách phòng trị,… hay báo Pháp luật thì lĩnh

vực tư vấn chủ yếu là pháp luật Riêng các tạp chí thì thông tin chỉ dẫn - tư vấn cũng khá phong phú và tập trung theo định hướng đối tượng của tờ tạp chí Ví dụ tạp chí

Trang 22

Điều này có thể giúp chúng ta khẳng định, việc chỉ dẫn - tư vấn trên báo in rất phong phú, đa dạng và ngày càng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực xã hội

1.3.2 Phát thanh:

Cũng như trên báo in, những năm gần đây do nhu cầu xã hội, trên phát thanh cũng xuất hiện khá nhiều thông tin chỉ dẫn - tư vấn

(*) Đài tiếng nói Việt Nam:

Ngoài những chương trình như quảng cáo, thông tin cần biết, dự báo thời tiết,

Đài Tiếng nói Việt Nam còn có chương trình “Cửa sổ tình yêu” phát sóng từ

10g00-10g45 sáng chủ nhật hàng tuần Đây là chương trình tư vấn trực tiếp về tâm lý và sức khoẻ sinh sản cho các bạn trẻ

Bên cạnh đó, từ 18/05/2009, Đài tiếng nói Việt Nam chính thức phát sóng kênh

Phát thanh VOV giao thông ở tần số 91Mhz, đây là kênh thông tin chỉ dẫn - tư vấn rõ

rệt nhất và có thời lượng nhiều nhất Chủ yếu là thông tin về tình hình giao thông và hướng dẫn, chỉ dẫn cho thính giả những khu vực thông thoáng, những khu vực đang bị

ùn tắt,… bên cạnh đó còn tư vấn cách xử lý các tình huống trên đường qua mục Xe hỏng tìm ai, tìm hiểu luật giao thông,…

(*) Đài tiếng nói nhân dân TPHCM:

Trên sóng AM 610Khz, ngoài chương trình Phát thanh Nông thôn thì nội dung

tư vấn chỉ dẫn còn có trong các chương trình như Tư vấn pháp luật, Tư vấn tiêu dùng, Alo chúng tôi nghe,…

Trang 23

25

Trên sóng FM 99,9Mhz thì có các chương trình như Y khoa ai nghe cũng hiểu, Sức khoẻ cho mọi người, Gõ cửa luật sư, Những bí mật bạn gái,…

Trên sóng FM 95,6Mhz, kênh Giao thông – Đô thị thì ngoài chỉ dẫn - tư vấn về

thông tin giao thông, luật giao thông, còn có các chuyên mục như Cẩm nang hành trình, Phòng mạch radio, Lăng kính kiến trúc,…

(*) Đài phát thanh truyền hình Long An:

Sóng AM 756Khz thì có các chương trình: Thầy thuốc gia đình, Mỗi tuần một chuyện với bác sĩ Lương Lễ Hoàng, An toàn giao thông, Nhà nông cần biết,…

Trên sóng FM 96,9Mhz thì có chuyên mục Giúp người nông dân, Phòng trừ dịch hại trên cây trồng, giao lưu tình yêu hôn nhân gia đình,…

1.3.3 Truyền hình:

Những năm gần đây, các chương trình chỉ dẫn - tư vấn cũng xuất hiện nhiều và nội dung tập trung nhiều cũng là các vấn đề về sức khoẻ, tình yêu hôn nhân gia đình (*) Đài truyền hình Việt Nam: Có nhiều kênh nhưng kênh có nội dung chỉ dẫn - tư vấn nhiều nhất là kênh VTV2 với các chuyên mục như Bếp Việt, Cầu truyền hình sức khoẻ, Sức khoẻ cho mọi người, Kiến thức thương mại, Bổ trợ kiến thức văn hóa, tạp chí KHKT nông nghiệp, Cùng nông dân bàn cách làm giàu,…

(*) Đài truyền hình TPHCM: Trên kênh HTV7 có các chương trình: Món ngon mỗi ngày, Không gian sống, Kiến thức tiêu dùng, Khoa học đời sống, Sức khoẻ mỗi ngày,… Trên kênh HTV9 thì có Chuyện không của riêng ai, Góc luật sư, Sức khoẻ cho mọi người,…

Trang 24

26

Và một số kênh mua bán khác với nội dung chỉ dẫn - tư vấn gắn với việc quảng

bá sản phẩm

Tóm lại, có thể thấy, đến nay, hầu hết các loại hình báo chí đều có nội dung chỉ

dẫn - tư vấn Nội dung chỉ dẫn - tư vấn thường là các vấn đề liên quan đến sức khoẻ,

du lịch, hôn nhân gia đình, ẩm thực,… Sự xuất hiện của thông tin, chỉ dẫn - tư vấn trên báo chí đã phần nào đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển của công chúng

Tuy nhiên, về nội dung chỉ dẫn - tư vấn có lẽ cần phải có sự cân nhắc Không phải muốn chỉ dẫn - tư vấn thế nào cũng được mà phải dựa vào chính đối tượng

sẽ tiếp nhận thông tin chỉ dẫn - tư vấn đó Cách thức và n i dung chỉ dẫn - tư vấn

có phù hợp với đối tượng sẽ tiếp nhận thông tin chỉ dẫn - tư vấn đó hay không,

bởi lẽ trong bất kỳ xã hội nào cũng bao gồm nhiều loại đối tượng khác nhau về tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ văn hóa, tôn giáo, vùng miền,… như nam – nữ, già – trẻ, người giàu – người nghèo, … thì đương nhiên, nhu cầu và nội dung được chỉ dẫn - tư vấn của họ cũng khác nhau

1.4 Đặc trưng của các loại hình báo chí và việc chỉ dẫn – tư vấn:

1.4.1 Báo in

Báo in là loại hình báo chí trình bày tin, bài, hình ảnh trên giấy Còn theo bài giảng của PGS.TS Đinh Văn Hường, thì báo in là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in ấn

Hay một khái niệm khác: Báo in là loại hình chuyển tải thông tin mang tính thời

sự bằng ấn phẩm định kỳ và được phát hành rộng rãi trong xã hội

Báo in có tính định kỳ Định kỳ của báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm báo, có thể là hàng ngày, thưa kỳ (2,3,5 ngày một số), hàng tuần Nếu tính định kỳ của báo in bị phá vỡ có nghĩa là phá vỡ luôn cả thói quen mua (hay nhận) báo in vào giờ đó của công chúng và họ sẽ đi tìm phương tiện khác để thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình

Trang 25

có công chúng tiếp nhận khác nhau và công chúng thực hiện phương thức tiếp nhận theo những hướng khác nhau

Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm: chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ…Toàn bộ các yếu tố thể hiện nội dung thông tin của tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc, ngay trên cùng một trang báo Công chúng đọc một bài báo in có thể do tít và sapo hấp dẫn hay cũng có thể do tranh

ảnh, biểu đồ minh họa gây chú ý cho họ Cũng chính vì vậy mà có thể nói sự đồng hiện thông tin của bài viết trên cùng m t trang báo in là m t trong những lợi thế nhất định của báo in Và đây cũng chính là lợi thế về mặt chỉ dẫn – tư vấn Vừa có

chữ, vừa có hình, công chúng báo in rất dễ hình dung để làm theo sự chỉ dẫn – tư vấn

đó một cách chính xác Công chúng có thể cùng lúc lướt mắt trên toàn bộ bài báo và sau đó có thể tìm những thông tin thú vị hoặc cần thiết cho mình Do phương thức thông tin đặc thù trên, báo in có những đặc trưng sau:

Công chúng tiếp nhận thông tin trên báo in thông qua thị giác , vì vậy họ hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo in Sự chủ động bao gồm từ việc

bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc, tốc độ đọc và cách đọc Buổi sáng người ta

có thể mua một tờ báo in của một cơ quan báo chí nào đó, đọc lướt qua các tin tức, bình luận quan trọng rồi chiều tối về nhà mới đọc tiếp những tờ báo dài và đáng quan tâm… Khi đọc báo in, người ta hoàn toàn có thể đọc lướt nhanh những nội dung quen thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức tạp mà khi đọc lần đầu họ chưa hiểu

cặn kẽ Đặc trưng này tạo cho báo in khả năng thông tin những n i dung sâu sắc, phức tạp Điều này giúp cho việc chỉ dẫn – tư vấn trên báo in trở nên thuận lợi bởi

công chúng báo in có thể đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu cặn kẽ vấn đề Hơn nữa, mục

Trang 26

28

đích của chỉ dẫn – tư vấn chính là để công chúng có thể làm theo, và như vậy, với một

tờ báo in cầm trên tay, công chúng có thể vừa đọc vừa làm theo sự chỉ dẫn – tư vấn đó thật dễ dàng

Sự tiếp nhận thông tin từ báo in của công chúng là quá trình chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não Nhờ

đó, khả năng ghi nhớ thông tin tăng, giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện

Việc lưu trữ báo in rất đơn giản và thuận lợi, phù hợp với thói quen của nhiều người đọc Do đó, báo in trở thành nguồn tư liệu quý giá đối với người đọc Nguồn tư liệu đó có thể được lưu trữ lâu dài Trong lĩnh vực chỉ dẫn – tư vấn thì đặc trưng này giúp báo in có lợi thế đặc biệt so với phát thanh và truyền hình Công chúng có thể lưu giữ bài báo lại để khi gặp tình huống tương tự nêu trên bài báo thì có thể đem ra xem lại Trên thực tiễn, các bài báo chỉ dẫn – tư vấn về sức khỏe, nấu ăn thường được công chúng lưu trữ lại nếu thấy chúng có ích cho mình trong tương lai

Phạm vi tác động của báo in có hạn chế vì chỉ có người biết chữ mới có thể đọc báo và có những vấn đề, chỉ có những người có một trình độ học vấn nhất định mới có thể hiểu được Riêng về mặt này, phát thanh và truyền hình có ưu thế hơn so với báo in khi mà hầu như tất cả các thành viên của xã hội bất kể trình độ văn hoá như thế nào đều có thể tiếp nhận thông tin do phát thanh, truyền hình mang lại

Việc phát hành báo in được thực hiện theo phương thức trao tay, vì thế việc báo

in đến với người đọc sớm hay muộn phụ thuộc vào trình độ phát triển giao thông và các phương tiện chuyên chở, phân phối báo ở khu vực đó Ở nước ta, báo in chủ yếu chỉ được phát hành ở các thành phố, thị trấn đông dân cư, thuận lợi về giao thông đi lại Ở các địa phương xa trung tâm, báo in thường đến muộn, tin tức trở thành lạc hậu

Vì thế ở khu vực này, ảnh hưởng của thông tin từ báo in rất hạn chế

Trang 27

29

1.4.2 Phát thanh:

Phát thanh là âm thanh, kênh tác động là tai người nghe, do vậy, nếu kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý giữa ngôn ngữ, tiếng động, âm nhạc thì phát thanh sẽ đem đến cho thính giả một trải nghiệm thú vị:

Ngôn ngữ trong phát thanh có thể được thực hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau như:

- Lời nói: đó là lời nói của phát thanh viên, lời nói của phóng viên, lời nói của các nhân chứng

- Tiếng động: là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và được phát ra trong các chương trình phát thanh Có 2 loại: là tiếng động tự nhiên (tiếng xe nổ, tiếng chợ búa, tiếng động vật, tiếng vỗ tay, tiếng reo hò, tiếng ồn ào,…) và tiếng động nhân tạo (là tiếng động do con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên)

- Âm nhạc: Âm nhạc chiếm thời lượng khá lớn trong chương trình phát thanh

Có nhiều loại như nhạc hiệu, nhạc mở đầu, nhạc xen, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc đuổi, nhạc kết…

Theo tác giả Đức Dũng, phát thanh có những đặc trưng sau:

Tỏa sóng rộng khắp: Đây là một đặc trưng quan trọng của phát thanh Sự quảng bá này là nhờ việc phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng (xấp xỉ 300.000km/s) Có thể nói, phát thanh không có giới hạn

về khoảng cách, vì thế, mang tính xã hội hóa rất cao Mà thông tin mang tính xã hội hóa sẽ tạo ra hành động xã hội hóa

Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thông tin được truyền qua sóng điện từ

và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu Trong một số trường hợp như phát thanh trực tiếp, cầu truyền thanh, phát thanh có thể ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở chính cái thời điểm mà nó đang diễn ra Khác với báo in, hàng triệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm

Trang 28

Tính tiện dụng, sống động, riêng tư, thân mật: So với báo in, thính giả phát thanh nghe thông tin qua giọng đọc của những con người cụ thể với các yếu tố kỹ năng như cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu… Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sống động và có thể tạo ra sự hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến với chương trình [3, trg 42-46]

Rõ ràng, những đặc trưng riêng có của phát thanh giúp cho loại hình này có một sức hấp dẫn riêng Tuy nhiên, xét về lĩnh vực chỉ dẫn – tư vấn thì phát thanh có những hạn chế nhất định Đối với những nội dung chỉ dẫn – tư vấn mang tính chất riêng tư, thầm kín (như về tình cảm) thì phát thanh khá phù hợp, những lời chỉ dẫn – tư vấn

nghe như “rót vào tai” Song, nếu nội dung chỉ dẫn – tư vấn thiên về hướng “kỹ thuật” thì phát thanh khó có hiệu quả Những nội dung chỉ dẫn – tư vấn này thường

có nhiều con số, cách thức thực hiện đòi hỏi phải có sự chính xác nhất định mà với đặc trưng của phát thanh là “nghe” và phụ thuộc vào qui luật thời gian thì thính giả rất khó nhớ để làm theo Mà nếu không nhớ để làm theo thì xem như việc chỉ dẫn – tư vấn đó không đạt hiệu quả

1.4.3 Truyền hình:

Là loại hình báo chí mà tin tức, hình ảnh được phát qua sóng truyền hình bằng

âm thanh và hình ảnh động Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp Bên cạnh đó truyền hình cũng sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ,…

Ra đời từ đầu thế kỷ XX và suốt từ đó cho tới thập niên 50, truyền hình cũng chỉ được xem như là phương tiện giải trí Trải qua quá trình phát triển không ngừng, dần dần, truyền hình đã có đầy đủ chức năng của báo chí, trở thành một loại hình báo

Trang 29

Chính vì vậy, ưu thế chính của truyền hình chính là truyền tải cả âm thanh và hình ảnh cùng một lúc Nếu như công chúng chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng con đường thị giác đối với báo in, bằng thính giác đối với phát thanh thì đối với truyền hình, khán giả tiếp cận bằng cả thị giác và thính giác Hơn nữa, hình ảnh trên truyền hình còn có tính sinh động, hấp dẫn và tính sát thực bởi là hình ảnh động, trong khi hình ảnh của báo in là hình ảnh tĩnh Các lợi thế trên tạo ra sức hấp dẫn lớn cho truyền hình và cũng làm tăng hiệu quả của việc chỉ dẫn – tư vấn Chính vì “mắt thấy, tai nghe” nên khán giả dễ dàng làm theo những gì truyền hình đang chỉ dẫn – tư vấn Việc chỉ dẫn – tư vấn các vấn đề thiên về kỹ thuật giống như là “cầm tay chỉ việc” và cách thức này bao giờ cũng là cách thức đào tạo hiệu quả nhất Khán giả có thể làm theo rất chính xác Song nếu khán giả không làm theo ngay thời điểm truyền hình đang phát nội dung chỉ dẫn – tư vấn thì cũng như phát thanh (hoặc khá hơn phát thanh một chút), khán giả truyền hình khó mà làm theo một cách chính xác, bởi lẽ truyền hình cũng bị chi phối bởi qui luật thời gian và khán giả phải “nhớ” lại nội dung đã phát Việc làm theo lúc bấy giờ có mức độ chính xác cao hay thấp lại phụ thuộc vào chính khả năng ghi nhớ của từng khán giả truyền hình

Rõ ràng, các đặc trưng của loại hình báo chí đã có sự chi phối nhất định đến hiệu quả của việc chỉ dẫn – tư vấn

1.5 Đặc điểm và thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam:

Theo tác giả Đặng Kim Sơn: ở nước ta, nông nghiệp hiện chỉ chiếm khoảng 20,25% GDP nhưng là nguồn thu nhập chủ yếu của gần 68% các hộ nông thôn và cư

Trang 30

32

dân nông thôn Trong nước đã hình thành một số vùng tập trung sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản,… ở Đồng bằng sông Cửu Long; cà phê và cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên; cao su, mía, lạc, hạt điều ở miền đông Nam bộ; lúa, rau ở đồng bằng sông Hồng; chè, rừng sản xuất ở trung du và miền núi phía Bắc; chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản ở duyên hải miền Trung Chính các vùng sản xuất tập trung này đang tạo ra lượng nông sản hàng hóa lớn cho đất nước Khoảng 90% lượng lúa gạo xuất khẩu được sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long, 80% lượng cà phê được sản xuất tại Tây Nguyên, 85% lượng cao su được sản xuất và xuất khẩu là của vùng Đông Nam bộ,…[17, trg 330-331]

Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn mang tính chất tiểu nông, manh mún, trên 80% hộ gia đình vẫn canh tác với diện tích dưới 1 ha; sản xuất nông nghiệp thủ công với các công cụ thô sơ, lấy sức lao động gia đình làm chính nên phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng là sản phẩm thô, sức cạnh tranh thấp

Số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam công bố: năm 2009, dân cư nông thôn Việt Nam chiếm 72,6% số dân cả nước, chủ yếu là những hộ thuần nông Phần lớn các

hộ gia đình nông dân vẫn sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự hợp tác Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, thu nhập và khả năng tích lũy để tái đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thấp… Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn (theo chuẩn 200.000đ/người/tháng) vẫn còn ở mức 14,8% (ở nhiều vùng sâu, vùng xa như khu vực trung du và miền núi phía bắc, tỷ lệ nghèo tới 23,5%)

Riêng về lĩnh vực giáo dục, theo số liệu được đưa ra tại Hội thảo về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển nông thôn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 10/04/2010 thì: trong số 21 triệu 200 ngàn lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động trên toàn quốc, có tới 20 triệu 700 ngàn người (98%) chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ chuyên môn Và cũng theo số liệu tại hội thảo này thì cả nước có trên 60 triệu nông dân mà lực lượng cán bộ khuyến nông chuyên trách chỉ có 4.800 người, đây là lực lượng được hưởng lương nhà nước Bên cạnh đó, cả nước cũng có khoảng 10.500 cán bộ khuyến nông không chuyên trách và trên 15.700 cộng tác viên

Trang 31

Nghị quyết Trung ương 26 nêu rõ: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp

Đảng ta cũng khẳng định:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước

Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt

Trang 32

34

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà

nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân

1.6 Sơ lược về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam:

Nông dân là lực lượng chiếm số đông trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên do sống

ở khu vực nông thôn, việc phân phối báo in gặp nhiều trở ngại nên số lượng nông dân được tiếp cận với báo in khá hạn chế Cũng vì ít độc giả là nông dân nên các nội dung trên báo in cũng không quan tâm nhiều đến đối tượng này Chỉ có những báo chuyên dành cho nông thôn, nông dân mới có chỉ dẫn - tư vấn về KHKT nông nghiệp Cả

nước ta hiện có 2 tờ báo liên quan chính đến lĩnh vực tam nông là báo Nông nghiệp Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) và báo Nông thôn ngày nay (cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội nông dân Việt Nam) thì

trên báo Nông nghiệp Việt Nam còn có chuyên trang khuyến nông, báo Nông thôn ngày nay thì hiện nay chưa có chuyên trang riêng về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân Trên hệ thống phát thanh truyền hình thì vấn đề có khả quan hơn Hầu hết các Đài phát thanh truyền hình đều có các chương trình liên quan đến chỉ

Trang 33

35 dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân nhưng thời lượng và tần suất chưa cao trừ kênh VTC16, kênh chuyên về tam nông, ra đời năm 2010

Trang 34

36

Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, với nội dung: Lý luận về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí, chúng tôi đã phân tích rõ nhu cầu chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí Những đặc trưng của loại hình báo chí và việc chỉ dẫn – tư vấn cũng được làm rõ Chúng tôi cũng đã sơ lược khảo sát một số chuyên mục có nội dung chỉ dẫn - tư vấn trên cả ba loại hình báo chí là báo in, phát thanh và truyền hình Trong chương 1, vấn

đề thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân cũng được đề cập tới để từ đó chúng tôi đi đến việc phân tích, làm rõ xem cách thức chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên các loại hình báo chí như hiện nay phù hợp, hay chưa phù hợp với đối tượng tiếp nhận chính là nông dân Nội dung này chúng tôi sẽ phân tích rõ trong chương 2

Từ những vấn đề được nêu ra trong chương 1, có thể thấy, nông dân Việt Nam đang ở trình độ dân trí thấp, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu, điều kiện canh tác khó khăn

và chưa được tiếp cận nhiều với KHKT nông nghiệp Họ vẫn còn canh tác theo truyền thống, theo kinh nghiệm là chính Bên cạnh đó, lực lượng được đào tạo căn bản về KHKT nông nghiệp ở nước ta chưa nhiều nên việc phổ biến KHKT nông nghiệp đến với nông dân vô cùng hạn chế Nhờ lợi thế của truyền thông, việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên các loại hình báo chí Việt Nam hiện nay như là cánh tay nối dài, là bộ phận trung chuyển góp phần khắc phục sự thiếu hụt của đội ngũ cán bộ KHKT nông nghiệp, góp phần đưa KHKT nông nghiệp đến với nông dân, giúp

họ có thêm kiến thức để sản xuất nông nghiệp ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn,

để họ có thể vượt qua đói nghèo

Vậy báo chí Việt Nam đang chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân như thế nào? Vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích chi tiết trong chương 2

Trang 35

37

Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHỈ DẪN, TƯ VẤN KHOA HỌC KỸ THUẬT

NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM

2.1 Về kết cấu và hình thức:

2.1.1 Báo Nông nghiệp Việt Nam:

Báo Nông nghiệp Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Báo ra đời ngày 30/05/1987 theo quyết định số 89NN-CNTP/QĐ của

Bộ Nông nghiệp và thực phẩm Tiền thân của Báo Nông nghiệp Việt Nam là báo Tấc đất xuất bản từ năm 1945, sau đó được đổi tên thành Toàn dân canh tác, rồi Tạp chí

KHKT nông nghiệp, sau đó là Nông gia Việt Nam và chính thức lấy tên Nông nghiệp

Việt Nam vào năm 1987

Lúc mới thành lập, báo Nông nghiệp Việt Nam chỉ vẻn vẹn 8 trang phát hành 1 kỳ/tuần, đến nay, Nông nghiệp Việt Nam đã trở thành tờ báo hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn, với 4 ấn phẩm:

Báo Nông nghiệp Việt Nam phát hành 5 kỳ/tuần từ thứ 2 đến thứ 6;

Phụ san Kiến thức gia đình ra hàng tuần;

Bán nguyệt san Nhịp sống trẻ phát hành 02 kỳ/tháng

Chuyên đề Dân t c thiểu số và Miền núi phát hành 2 kỳ/ tháng

Ngày 10/10/2007, Nông nghiệp Việt Nam ra mắt trang điện tử tại địa chỉ là

http://www.nongnghiep.vn

2.1.1.1 Cách thức tổ chức của tờ báo Nông nghiệp Việt Nam:

Báo Nông nghiệp Việt Nam có giá bán 3.200đ/tờ Báo có khổ A3, chất lượng giấy trung bình, chủ yếu là in trắng đen, riêng hai trang là trang 4 (quảng cáo) và trang

13 (mục Hỏi gì đáp nấy) là có hình màu Cở chữ 12

Báo Nông nghiệp Việt Nam có các chuyên mục chính (chuyên trang) khá

phong phú, đa dạng như: Thời sự (trang 2, trang 3, trang 12, 15), Phóng sự (trang 5), Kinh tế (trang 6), Bạn đọc (trang 7), Văn hóa – thế thao – giải trí (trang 8-9), Thị

Trang 36

38

trường & dự báo (trang 10), KHKT (trang 11), Sức khoẻ & Đời sống (trang 13), Gia đình (trang 14), Thời sự quốc tế (trang 16), Khuyến nông (trang 17-18), Nông thôn mới (trang 19), Tư vấn dạy nghề (trang 20)

Trước đây, báo chỉ có 18 trang, trong đó 2 trang chuyên mục Khuyến nông

(trang 17,18) là trang rời, trong khi các trang còn lại là trang đôi nên trang Khuyến nông rất dễ rớt ra khỏi tờ báo Từ 01/09/2010, báo Nông nghiệp Việt Nam ra thêm 2

trang mới là trang Nông thôn mới (trang 19) và trang Tư vấn - dạy nghề (trang 20),

hai trang này hợp cùng với trang 17, 18 tạo thành một đôi giấy Như vậy, báo Nông nghiệp Việt Nam hiện có 20 trang với 5 đôi giấy nhưng đôi 17-18-19-20 nằm rời riêng, độc giả có thể cất giữ làm tư liệu mà không cần phải giữ toàn bộ tờ báo

Qua khảo sát cho thấy, các chuyên mục chính (chuyên trang) được bố trí ở

trang cố định theo suốt các ngày trong tuần, riêng trang Quảng cáo (trang 4), nếu số

nào không có quảng cáo thì được dùng để thông tin thời sự Số báo nào có nhiều quảng

cáo thì các trang Thời sự khác (trang 12, 15) được dùng để đăng quảng cáo

Trong các chuyên mục còn có những chuyên mục nhỏ, ví dụ như trang Gia đình thì có chuyên mục Gia đình cười, Tư vấn gia đình Trang Sức khoẻ đời sống thì có Hỏi

gì đáp nấy Trang Bạn đọc thì có Luật sư của bạn,…

Ba trang có nhiều bài viết về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp là trang KHKT (trang 11), trang Khuyến nông (trang 17-18) và trang Tư vấn – dạy nghề (trang 20)

2.1.1.2 Về các chuyên trang có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp:

(*) Chuyên trang KHKT (trang 11): Chuyên trang này thường có 01 bài khoảng

1000-1200 chữ bố trí 2/3 phần trên trang báo, 1/3 trang báo còn lại thường là 1 – 2 tin, hoặc cũng có thể là bài ngắn 500 chữ Chỉ có 1-2 hình, nhưng là hình trắng đen, kích

cỡ nhỏ, chỉ khoảng 5x7, thỉnh thoảng mới có cỡ hình 10x7 Bài trong chuyên trang này thường là giới thiệu những tiến bộ KHKT nông nghiệp mới ở trong nước và thế giới

Thỉnh thoảng có chuyên mục nhỏ như Nông nghiệp trả lời, Nhà nông cần biết, Nông nghiệp nước ngoài Các chuyên mục nhỏ này không cố định, có vẻ như khi nào có sản

phẩm thì bố trí, còn không có sản phẩm thì thôi Trước đây, chuyên trang KHKT còn

Trang 37

39

có mục cố định là VietGap, nhưng từ khi báo ra thêm trang Tư vấn dạy nghề thì

VietGap được chuyển về cố định trên trang này

(*) Chuyên trang Khuyến nông (trang 17 – 18): Chuyên trang này có sự phối hợp của

Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia Trên trang Khuyến nông ngoài các bài viết và tin liên quan tam nông còn có các chuyên mục nhỏ:

- Mỗi tuần m t giống: đều đặn thứ hai hàng tuần đều có giới thiệu chủ yếu là

giới thiệu các giống vật nuôi, cây trồng đang được khuyến khích sản xuất hoặc những giống mới chất lượng cao, hay cũng là những giống vật nuôi, cây trồng mà nông dân đang quan tâm

- Mẹo nhà nông (công ty Bayer tài trợ): xuất hiện thứ ba, thứ tư, thứ năm, vị trí

cố định là trang 17

- Mô hình (công ty Syngenta tài trợ): xuất hiện ở trang 18, khuyến nông, vào

thứ ba, thứ tư, thứ năm hàng tuần không định kỳ

- Nhà nông tài ba (công ty phân bón Cò bay tài trợ): xuất hiện định kỳ vào

khuyến nông thứ sáu, trang 18

Bài trên trang Khuyến nông thường có số chữ ít, bình quân chỉ khoảng 400 đến 600

chữ, thường mỗi bài có 1 hình minh họa Riêng nếu là tin về giống mới thì thường mỗi tin có 01 hình minh họa Hình minh họa cũng chỉ là hình trắng đen, cỡ hình nhỏ Cỡ chữ 12, thường bố trí 4-5 cột/trang

(*) Chuyên trang Tư vấn – Dạy nghề (trang 20): Chủ yếu là bài và tin, một số hình

ảnh minh họa, cũng là hình đen trắng, cỡ nhỏ, cỡ ảnh lớn nhất cũng chỉ khoảng 9x11 Một số chuyên mục nhỏ xuất hiện đều đặn trên trang Tư vấn – Dạy nghề là:

- VietGAP (do nhiều công ty đồng tài trợ): chuyên mục này xuất hiện đều đặn

vào thứ hai, thứ tư hàng tuần

- Cùng Đầu Trâu làm giàu (do cty phân bón Bình Điền phối hợp thực hiện):

xuất hiện vào thứ năm nhưng không đều, không mang tính định kỳ

- Bác sĩ cây trồng lưu đ ng (do công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài gòn tài

trợ) xuất hiện định kỳ vào thứ ba hàng tuần

Trang 38

40

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đây là giai đoạn báo Nông nghiệp Việt Nam

đang tổ chức sắp xếp lại các trang theo hướng chuyên biệt về nội dung, các chuyên mục nhỏ mang tính định kỳ, thường là mỗi tuần 1 lần, song cũng có chuyên mục 2-3 lần/tuần Tuy vậy, có những bài viết có thể xuất hiện ở trang nào trong 3 trang trên cũng được Về tin cũng vậy, tính chất và nội dung tin trên 03 trang gần như nhau Các chuyên mục nhỏ có tài trợ thường lồng ghép nội dung quảng cáo của đơn vị tài trợ vào

nội dung của bài Thể hiện rõ nhất là chuyên mục Cùng Đầu Trâu làm giàu (do cty phân bón Bình Điền phối hợp thực hiện) và Chuyên mục Bác sĩ cây trồng lưu đ ng

(do công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài gòn tài trợ)

2.1.1.3 Mức độ sử dụng các bài viết chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp:

Khảo sát trên ba chuyên trang: KHKT (trang 11), Khuyến nông (trang 17-18) và trang

Tư vấn – dạy nghề (trang 20)

Bảng 2.1: Số tin, bài, hình trên ba chuyên trang KHKT, Khuyến nông và Tư vấn – dạy nghề:

Trang KHKT Trang Khuyến nông Trang Tư vấn Dạy nghề Tổng khảo sát

(*) riêng trang Tư vấn – Dạy nghề: số chuyên trang được khảo sát là 22 (vì từ số báo

177 ra ngày thứ hai, 06/09/2010 mới xuất hiện số đầu tiên)

Trang 39

41

Qua bảng 2.1 và bảng 2.2 có thể rút ra kết luận: trên 03 trang này, tin tức rất ít, chỉ chưa đầy 1 tin/trang báo Bài và hình ảnh được sử dụng nhiều hơn Bình quân là 2 bài và 2 hình/trang báo

Mặc dù bảng 2.2 cho thấy số liệu của chuyên trang Khuyến nông gấp hai lần số liệu chuyên trang KHKT và chuyên trang Tư vấn Dạy nghề Song trên thực tế, chuyên trang KHKT chiếm hết trang 11, chuyên trang Tư vấn Dạy nghề là trang 20, còn chuyên trang Khuyến Nông là 02 trang 17 và 18 Do vậy có thể khẳng định, cách bố trí bài vở trên 03 chuyên trang này là như nhau, khoảng 2 bài, 2 hình và 1 tin

Tuy số lượng bài và hình ngang nhau song trên thực tế diện tích trang báo mà hai loại này chiếm không tương xứng Thường bài chiếm 70%, hình chiếm 20%, còn lại 10% là tin Cách bố cục trang báo nhìn đậm đặc những chữ Đây là cách trình bày

cổ điển, nhìn vào không bắt mắt, không tạo sự thích thú cho độc giả Trong khi đối tượng chính là nông dân, vốn phần đông trình độ học vấn thấp, nếu sử dụng hình ảnh nhiều và bắt mắt, dùng hình màu và tiết giảm bớt chữ nghĩa thì hiệu quả sẽ cao hơn bởi lẽ báo in chuyển tải nội dung thông tin không chỉ qua chữ in mà còn qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ…

Bảng 2.3: Tỷ suất % bài có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên ba chuyên trang:

Trang KHKT Trang Khuyến nông Trang Tư vấn Dạy

nghề Bài có chỉ dẫn -

Trang 40

42

Qua số liệu bảng 2.3 chúng ta có thể thấy trang KHKT có số bài liên quan đến chỉ dẫn - tư vấn KHKT nhiều nhất với 76,9%, xếp thứ hai là trang Khuyến nông với 60,1%, còn ít nhất là trang Tư vấn Dạy nghề với chỉ 36,4%

Điều này cũng khá hợp lý bởi báo Nông nghiệp Việt Nam đang sắp xếp, tổ chức tin bài theo hướng chuyên biệt hóa nên những bài về chỉ dẫn - tư vấn KHKT xuất hiện trên trang KHKT với mật độ dày hơn Còn trang Khuyến nông, ngoài những bài về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp, số bài còn lại thường đề cập đến các chính sách của nhà nước hoặc các vấn đề liên quan đến tam nông nhưng không có thông tin về chỉ dẫn

- tư vấn KHKT nông nghiệp Riêng trang Tư vấn – Dạy nghề, các bài có liên quan đến chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp thường là bài trong các chuyên mục nhỏ do các doanh nghiệp tài trợ, nội dung bài mang tính chất thông tin, quảng bá về sản phẩm của nhà tài trợ là chính Như trên số báo 200 (ra ngày thứ năm 07/10/2010) chuyên mục

Cùng Đầu trâu làm giàu (do công ty phân bón Bình Điền tài trợ) có giới thiệu bài viết Bón phân sao cho rau quả ngon và lành Đây thực chất là chỉ cách bón phân

Đầu Trâu (do Bình Điền sản xuất) cho rau và quả Hay như trên số báo 193 (ra ngày

thứ ba 28/09/2010), chuyên mục Bác sĩ cây trồng lưu đ ng (do công ty cổ phần BVTV Sài gòn tài trợ) có bài Thuốc trừ cỏ lúa Venus 300EC và Pyanchor 3EC

Đây là hai loại thuốc bảo vệ thực vật do công ty cổ phần BVTV Sài gòn sản xuất

Bảng 2.4: Tỷ suất % giữa bài có chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp so với tổng số bài viết:

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w