Báo Nông nghiệp Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo ra đời ngày 30/05/1987 theo quyết định số 89NN-CNTP/QĐ của Bộ Nông nghiệp và thực phẩm. Tiền thân của Báo Nông nghiệp Việt Nam là báo Tấc đất xuất bản từ năm 1945, sau đó được đổi tên thành Toàn dân canh tác, rồi Tạp chí
KHKT nông nghiệp, sau đó là Nông gia Việt Nam và chính thức lấy tên Nông nghiệp
Việt Nam vào năm 1987.
Lúc mới thành lập, báo Nông nghiệp Việt Nam chỉ vẻn vẹn 8 trang phát hành 1 kỳ/tuần, đến nay, Nông nghiệp Việt Nam đã trở thành tờ báo hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn, với 4 ấn phẩm:
Báo Nông nghiệp Việt Nam phát hành 5 kỳ/tuần từ thứ 2 đến thứ 6; Phụ san Kiến thức gia đình ra hàng tuần;
Bán nguyệt san Nhịp sống trẻ phát hành 02 kỳ/tháng
Chuyên đề Dân t c thiểu số và Miền núi phát hành 2 kỳ/ tháng.
Ngày 10/10/2007, Nông nghiệp Việt Nam ra mắt trang điện tử tại địa chỉ là
http://www.nongnghiep.vn
2.1.1.1 Cách thức tổ chức của tờ báo Nông nghiệp Việt Nam:
Báo Nông nghiệp Việt Nam có giá bán 3.200đ/tờ. Báo có khổ A3, chất lượng giấy trung bình, chủ yếu là in trắng đen, riêng hai trang là trang 4 (quảng cáo) và trang 13 (mục Hỏi gì đáp nấy) là có hình màu. Cở chữ 12.
Báo Nông nghiệp Việt Nam có các chuyên mục chính (chuyên trang) khá phong phú, đa dạng như: Thời sự (trang 2, trang 3, trang 12, 15), Phóng sự (trang 5),
38
trường & dự báo (trang 10), KHKT (trang 11), Sức khoẻ & Đời sống (trang 13), Gia đình (trang 14), Thời sự quốc tế (trang 16), Khuyến nông (trang 17-18), Nông thôn mới (trang 19), Tư vấn dạy nghề (trang 20).
Trước đây, báo chỉ có 18 trang, trong đó 2 trang chuyên mục Khuyến nông
(trang 17,18) là trang rời, trong khi các trang còn lại là trang đôi nên trang Khuyến nông rất dễ rớt ra khỏi tờ báo. Từ 01/09/2010, báo Nông nghiệp Việt Nam ra thêm 2 trang mới là trang Nông thôn mới (trang 19) và trang Tư vấn - dạy nghề (trang 20),
hai trang này hợp cùng với trang 17, 18 tạo thành một đôi giấy. Như vậy, báo Nông nghiệp Việt Nam hiện có 20 trang với 5 đôi giấy nhưng đôi 17-18-19-20 nằm rời riêng, độc giả có thể cất giữ làm tư liệu mà không cần phải giữ toàn bộ tờ báo.
Qua khảo sát cho thấy, các chuyên mục chính (chuyên trang) được bố trí ở trang cố định theo suốt các ngày trong tuần, riêng trang Quảng cáo (trang 4), nếu số nào không có quảng cáo thì được dùng để thông tin thời sự. Số báo nào có nhiều quảng cáo thì các trang Thời sự khác (trang 12, 15) được dùng để đăng quảng cáo.
Trong các chuyên mục còn có những chuyên mục nhỏ, ví dụ như trang Gia đình thì có chuyên mục Gia đình cười, Tư vấn gia đình. Trang Sức khoẻ đời sống thì có Hỏi gì đáp nấy. Trang Bạn đọc thì có Luật sư của bạn,…
Ba trang có nhiều bài viết về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp là trang KHKT (trang 11), trang Khuyến nông (trang 17-18) và trang Tư vấn – dạy nghề (trang 20)
2.1.1.2 Về các chuyên trang có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp:
(*) Chuyên trang KHKT (trang 11): Chuyên trang này thường có 01 bài khoảng 1000-1200 chữ bố trí 2/3 phần trên trang báo, 1/3 trang báo còn lại thường là 1 – 2 tin, hoặc cũng có thể là bài ngắn 500 chữ. Chỉ có 1-2 hình, nhưng là hình trắng đen, kích cỡ nhỏ, chỉ khoảng 5x7, thỉnh thoảng mới có cỡ hình 10x7. Bài trong chuyên trang này thường là giới thiệu những tiến bộ KHKT nông nghiệp mới ở trong nước và thế giới. Thỉnh thoảng có chuyên mục nhỏ như Nông nghiệp trả lời, Nhà nông cần biết, Nông
nghiệp nước ngoài. Các chuyên mục nhỏ này không cố định, có vẻ như khi nào có sản
39 có mục cố định là VietGap, nhưng từ khi báo ra thêm trang Tư vấn dạy nghề thì
VietGap được chuyển về cố định trên trang này.
(*) Chuyên trang Khuyến nông (trang 17 – 18): Chuyên trang này có sự phối hợp của Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia. Trên trang Khuyến nông ngoài các bài viết và tin liên quan tam nông còn có các chuyên mục nhỏ:
- Mỗi tuần m t giống: đều đặn thứ hai hàng tuần đều có giới thiệu. chủ yếu là giới thiệu các giống vật nuôi, cây trồng đang được khuyến khích sản xuất hoặc những giống mới chất lượng cao, hay cũng là những giống vật nuôi, cây trồng mà nông dân đang quan tâm.
- Mẹo nhà nông (công ty Bayer tài trợ): xuất hiện thứ ba, thứ tư, thứ năm, vị trí cố định là trang 17.
- Mô hình (công ty Syngenta tài trợ): xuất hiện ở trang 18, khuyến nông, vào
thứ ba, thứ tư, thứ năm hàng tuần không định kỳ.
- Nhà nông tài ba (công ty phân bón Cò bay tài trợ): xuất hiện định kỳ vào
khuyến nông thứ sáu, trang 18.
Bài trên trang Khuyến nông thường có số chữ ít, bình quân chỉ khoảng 400 đến 600 chữ, thường mỗi bài có 1 hình minh họa. Riêng nếu là tin về giống mới thì thường mỗi tin có 01 hình minh họa. Hình minh họa cũng chỉ là hình trắng đen, cỡ hình nhỏ. Cỡ chữ 12, thường bố trí 4-5 cột/trang.
(*) Chuyên trang Tư vấn – Dạy nghề (trang 20): Chủ yếu là bài và tin, một số hình ảnh minh họa, cũng là hình đen trắng, cỡ nhỏ, cỡ ảnh lớn nhất cũng chỉ khoảng 9x11. Một số chuyên mục nhỏ xuất hiện đều đặn trên trang Tư vấn – Dạy nghề là:
- VietGAP (do nhiều công ty đồng tài trợ): chuyên mục này xuất hiện đều đặn vào thứ hai, thứ tư hàng tuần.
- Cùng Đầu Trâu làm giàu (do cty phân bón Bình Điền phối hợp thực hiện): xuất hiện vào thứ năm nhưng không đều, không mang tính định kỳ.
- Bác sĩ cây trồng lưu đ ng (do công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài gòn tài trợ) xuất hiện định kỳ vào thứ ba hàng tuần.
40 Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đây là giai đoạn báo Nông nghiệp Việt Nam đang tổ chức sắp xếp lại các trang theo hướng chuyên biệt về nội dung, các chuyên mục nhỏ mang tính định kỳ, thường là mỗi tuần 1 lần, song cũng có chuyên mục 2-3 lần/tuần. Tuy vậy, có những bài viết có thể xuất hiện ở trang nào trong 3 trang trên cũng được. Về tin cũng vậy, tính chất và nội dung tin trên 03 trang gần như nhau. Các chuyên mục nhỏ có tài trợ thường lồng ghép nội dung quảng cáo của đơn vị tài trợ vào nội dung của bài. Thể hiện rõ nhất là chuyên mục Cùng Đầu Trâu làm giàu (do cty phân bón Bình Điền phối hợp thực hiện) và Chuyên mục Bác sĩ cây trồng lưu đ ng (do công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài gòn tài trợ).
2.1.1.3 Mức độ sử dụng các bài viết chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp:
Khảo sát trên ba chuyên trang: KHKT (trang 11), Khuyến nông (trang 17-18) và trang Tư vấn – dạy nghề (trang 20).
Bảng 2.1: Số tin, bài, hình trên ba chuyên trang KHKT, Khuyến nông và Tư vấn – dạy nghề:
Trang KHKT Trang Khuyến nông Trang Tư vấn Dạy nghề Tổng khảo sát
Tin 37 78 14 129
Bài 91 173 55 319
Hình 108 156 52 316
Bảng 2.2: Bình quân tin, bài, hình trên chuyên trang: (tổng số lượng/số chuyên trang khảo sát)
Trang KHKT (trang 11)
Trang Khuyến nông (trang 17-18)
Trang Tư vấn Dạy nghề (trang 20) Số chuyên trang khảo sát Tin 0,74 1,56 0,63 50 Bài 1,82 3,46 2,5 50 Hình 2,16 3,12 2,4 50
(*) riêng trang Tư vấn – Dạy nghề: số chuyên trang được khảo sát là 22 (vì từ số báo 177 ra ngày thứ hai, 06/09/2010 mới xuất hiện số đầu tiên)
41 Qua bảng 2.1 và bảng 2.2 có thể rút ra kết luận: trên 03 trang này, tin tức rất ít, chỉ chưa đầy 1 tin/trang báo. Bài và hình ảnh được sử dụng nhiều hơn. Bình quân là 2 bài và 2 hình/trang báo.
Mặc dù bảng 2.2 cho thấy số liệu của chuyên trang Khuyến nông gấp hai lần số liệu chuyên trang KHKT và chuyên trang Tư vấn Dạy nghề. Song trên thực tế, chuyên trang KHKT chiếm hết trang 11, chuyên trang Tư vấn Dạy nghề là trang 20, còn chuyên trang Khuyến Nông là 02 trang 17 và 18. Do vậy có thể khẳng định, cách bố trí bài vở trên 03 chuyên trang này là như nhau, khoảng 2 bài, 2 hình và 1 tin.
Tuy số lượng bài và hình ngang nhau song trên thực tế diện tích trang báo mà hai loại này chiếm không tương xứng. Thường bài chiếm 70%, hình chiếm 20%, còn lại 10% là tin. Cách bố cục trang báo nhìn đậm đặc những chữ. Đây là cách trình bày cổ điển, nhìn vào không bắt mắt, không tạo sự thích thú cho độc giả. Trong khi đối tượng chính là nông dân, vốn phần đông trình độ học vấn thấp, nếu sử dụng hình ảnh nhiều và bắt mắt, dùng hình màu và tiết giảm bớt chữ nghĩa thì hiệu quả sẽ cao hơn bởi lẽ báo in chuyển tải nội dung thông tin không chỉ qua chữ in mà còn qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ…
Bảng 2.3: Tỷ suất % bài có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên ba chuyên trang:
Trang KHKT Trang Khuyến nông Trang Tư vấn Dạy nghề Bài có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp 70 104 20 Tổng số bài của trang 91 173 55 Tỷ suất % 76,9% 60,1% 36,4%
42 Qua số liệu bảng 2.3 chúng ta có thể thấy trang KHKT có số bài liên quan đến chỉ dẫn - tư vấn KHKT nhiều nhất với 76,9%, xếp thứ hai là trang Khuyến nông với 60,1%, còn ít nhất là trang Tư vấn Dạy nghề với chỉ 36,4%.
Điều này cũng khá hợp lý bởi báo Nông nghiệp Việt Nam đang sắp xếp, tổ chức tin bài theo hướng chuyên biệt hóa nên những bài về chỉ dẫn - tư vấn KHKT xuất hiện trên trang KHKT với mật độ dày hơn. Còn trang Khuyến nông, ngoài những bài về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp, số bài còn lại thường đề cập đến các chính sách của nhà nước hoặc các vấn đề liên quan đến tam nông nhưng không có thông tin về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp. Riêng trang Tư vấn – Dạy nghề, các bài có liên quan đến chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp thường là bài trong các chuyên mục nhỏ do các doanh nghiệp tài trợ, nội dung bài mang tính chất thông tin, quảng bá về sản phẩm của nhà tài trợ là chính. Như trên số báo 200 (ra ngày thứ năm 07/10/2010) chuyên mục
Cùng Đầu trâu làm giàu (do công ty phân bón Bình Điền tài trợ) có giới thiệu bài
viết Bón phân sao cho rau quả ngon và lành. Đây thực chất là chỉ cách bón phân
Đầu Trâu (do Bình Điền sản xuất) cho rau và quả. Hay như trên số báo 193 (ra ngày thứ ba 28/09/2010), chuyên mục Bác sĩ cây trồng lưu đ ng (do công ty cổ phần
BVTV Sài gòn tài trợ) có bài Thuốc trừ cỏ lúa Venus 300EC và Pyanchor 3EC.
Đây là hai loại thuốc bảo vệ thực vật do công ty cổ phần BVTV Sài gòn sản xuất.
Bảng 2.4: Tỷ suất % giữa bài có chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp so với tổng số bài viết:
Tổng số bài khảo sát (50 số báo)
Số bài viết có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp
Tỷ suất %
43 Bảng 2.5: Bình quân số bài viết chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên 01 số báo:
Tổng số báo khảo sát
Số bài viết có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp
Tỷ suất %
50 194 3,9%
Từ bảng 2.4 và bảng 2.5 có thể rút ra được những nhận xét về mức độ sử dụng bài viết về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp như sau:
Số lượng bài có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên báo Nông nghiệp Việt Nam khá hạn chế, chỉ chiếm 18,4% so với tổng số bài viết, chỉ chưa tới 04 bài/số báo. Trong khi bình quân số bài/số báo là 21 bài (1056 bài/50 số báo = 21,12). Điều này cho thấy, tỷ lệ bình quân mà báo Nông nghiệp Việt Nam dành cho việc hướng dẫn kỹ thuật làm nông còn khá ít, phần lớn là dành cho những thông tin khác thuộc lĩnh vực nông thôn, thời sự chính trị,…
Trong khi đó, nhu cầu của nông dân về kiến thức KHKT nông nghiệp là rất lớn. Mức độ sử dụng bài viết chỉ dẫn KHKT nông nghiệp ít như vậy mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của nông dân.