Chuyên mục Chuyện nhà nông

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 55)

Chuyên mục Chuyện nhà nông: tên gọi trước đây là chuyên mục “Nhà nông

làm giàu”. Chuyên mục “Nhà nông làm giàu” ra đời năm 2006 phát sóng hàng ngày trong chương trình Chào buổi sáng, kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam. Chương trình Chào buổi sáng phát trực tiếp từ 6g00 đến 7g00 với các nội dung như tin trong

nước, tin quốc tế, dự báo thời tiết, chuyên mục An toàn giao thông, chuyên mục Chuyện nhà nông, Bản tin thể thao buổi sáng, chuyên mục Gõ cửa ngày mới, Mỗi ngày m t cuốn sách.

Chuyên mục Chuyện nhà nông được phát trong khung giờ từ 6g30-6g40 phút hàng ngày, ngay sau chuyên mục An toàn giao thông và trước Bản tin thể thao buổi sáng. Chuyên mục Chuyện nhà nông có thời lượng trung bình 7-10 phút/chuyên mục.

58

2.1.3.1 Kết cấu chuyên mục:

Với các chương trình Chào buổi sáng từ thứ hai tới thứ sáu, chuyên mục Chuyện nhà

nông có kết cấu gồm tin, phóng sự và chuyên mục Mách nhỏ. Chuyên mục Mách nhỏ

dành cho chuyên gia chỉ dẫn - tư vấn về KHKT nông nghiệp. Riêng Chuyện nhà nông thứ bảy là 2 phóng sự theo chuyên đề hàng tuần, một phóng sự về nông nghiệp

trên thế giới, một phóng sự về vấn đề có liên quan ở Việt Nam. Đặc biệt trong ngày chủ nhật hàng tuần, chuyên mục Chuyện nhà nông dành toàn bộ thời lượng chương

trình để chuyên gia Nguyễn Lân Hùng trả lời thư nông dân gửi về. Như vậy, tính bình quân, mỗi chuyên mục Chuyện nhà nông có 2 bài và từ 2 - 4 tin ngắn.

Bảng 2.9: Tỷ suất % giữa bài có chỉ dẫn -tư vấn KHKT nông nghiệp so với tổng số bài viết được khảo sát:

Tổng số bài khảo sát Số bài viết có chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp

Tỷ suất %

82 65 79,3%

Số chuyên mục có bài: 42 chuyên mục

Riêng 8 chuyên mục phát vào chủ nhật: chuyên gia trả lời thư của thính giả về KHKT nông nghiệp.

2.1.3.2 Hình thức chuyên mục:

(*) Thể hiện:

Chuyên mục được làm theo hình thức trực tiếp, hay nói chính xác hơn là đọc thẳng. Hai biên tập viên giới thiệu chuyên mục, đọc tin. Bài phóng sự và mục Mách nhỏ là làm trước. Riêng chủ nhật, chuyên gia tư vấn sẽ trả lời thư trực tiếp cho nông dân song là trả lời một chiều, trong studio. Nhìn chung việc thể hiện của biên tập viên dẫn chương trình và chuyên gia khá tốt, cách thể hiện tự nhiên, thân thiện. Cách thể hiện này tạo sự hấp dẫn cho chương trình. Tuy nhiên, chuyên mục chỉ phát 01 lần/ngày, không có phát lại. Điều này làm giảm hiệu quả của chương trình bởi lẽ đặc trưng của truyền hình là theo trình tự thời gian, nghe qua một lần thì sẽ rất khó nhớ hết, đặc biệt là những chi tiết cụ thể như số lượng phân bón, bón thời điểm nào,…

59 Biên tập viên chương trình có giọng đọc và ngoại hình tốt, song kiến thức chuyên môn về nông nghiệp còn khá hạn chế làm ảnh hưởng đến nội dung chương trình. Phóng viên phụ trách nông nghiệp cũng cần trau dồi thêm về kiến thức KHKT nông nghiệp. Vấn đề này tuy nhỏ, nhưng nếu không cẩn thận sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín chung của Đài truyền hình quốc gia. Ví dụ: trong chuyên mục phát ngày 18/08/2010, biên tập viên đọc là “bệnh ve vàng lá trên cây cà phê” là hoàn toàn sai. Thực chất của vấn đề là gì? ở đây là cây cà phê bị ấu trùng của ve sống dưới rễ chích hút làm cây mất dinh dưỡng dẫn đến vàng lá, tên gọi đúng là bệnh vàng lá trên cây cà phê. Muốn trị tận gốc căn nguyên của bệnh thì phải diệt hết ấu trùng của ve sầu dưới vùng rễ cây cà phê, khi đó cây sẽ hút dinh dưỡng tốt và xanh trở lại. Chính vì không hiểu rõ nên trong phóng sự phóng viên đã so sánh với nghĩa là nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật mà trị không hết bệnh ve vàng lá, trong khi sử dụng chế phẩm sinh học này cây xanh tốt trở lại. Sự thật chế phẩm sinh học trên là một loại phân bón qua lá, khi được phun phân bón, cây xanh tốt trở lại là đương nhiên, nhưng chế phẩm này không diệt trừ được ấu trùng ve sầu ở dưới gốc cà phê, nghĩa là chỉ chữa phần ngọn chứ không diệt tận gốc. Phóng sự này vô hình trung có thể làm nông dân hiểu nhầm là chế phẩm trên có thể trừ được ấu trùng ve sầu. Sai lầm này vô cùng tai hại.

Hoặc như chương trình phát ngày 09/09/2010, biên tập viên đã nói “bệnh rầy nâu” cũng là hoàn toàn sai, rầy nâu là côn trùng, không phải là một loại bệnh. Nếu cứ sai sót nhỏ như vậy hoài, nông dân sẽ không còn tin tưởng chương trình, uy tín chương trình sẽ giảm sút. Chưa kể còn có trường hợp thỉnh thoảng, biên tập viên còn không kiểm tra trước nội dung của Mách nhỏ, dẫn tới việc giới thiệu một đường, nội dung một nẻo. Đơn cử cũng chuyên mục phát ngày 18/08/2010 biên tập viên giới thiệu “tập tính của dế”, trong khi chính xác là “dê”, Mách nhỏ suốt tuần theo chủ đề về “nuôi

dê” mà biên tập viên còn nhầm lẫn, dù rằng chỉ một dấu “sắc” cũng làm khán giả thấy sự thiếu cẩn trọng của biên tập viên. Cũng biên tập viên này, trong chuyên mục phát ngày 27/08, khi giới thiệu nội dung mục Mách nhỏ về cây thức ăn xanh trong chăn

60 chương trình đọc trực tiếp nên biên tập viên phải hết sức cẩn trọng, lời nói ra không thể rút lại được. Rõ ràng, làm trực tiếp mang lại sức hấp dẫn cho chương trình, song, một khi việc chuẩn bị thiếu chu đáo sẽ gây ra nhiều hạt sạn không đáng có, làm ảnh hưởng đến uy tín của phóng viên, biên tập riêng và trên hết là uy tín của Đài.

(*) Dàn dựng:

Nội dung chương trình Chuyện nhà nông khá tốt nhưng dàn dựng chưa được

chăm chút, nhất là phần hình ảnh. Phần tin: đa phần là hình ảnh tĩnh (ảnh chụp) chứ không phải ảnh quay. Phần phóng sự: hình ảnh tốt, tả thực, người xem dễ dàng hình dung ra vấn đề, như đang có mặt tại hiện trường. Mục Mách nhỏ: dàn dựng chưa khéo léo. Mặc dù quay hình chuyên gia tại hiện trường nhưng hiện trường chỉ được dùng làm phông nền, hình ảnh chưa mang tính minh họa thêm cho nội dung. Ví dụ khi nói về heo bệnh thì không có hình ảnh về heo bệnh mà chỉ là hình ảnh chuyên gia đang nói, đang khua tay. Hay như khi chuyên gia đang nói về lượng phân bón cho cây trồng thì cũng không hề có hình ảnh hay thêm cửa sổ minh họa số lượng, loại phân. Cách dàn dựng như vậy đã lãng phí thế mạnh của truyền hình. Cũng tương tự như vậy

là phần trả lời thư vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Chuyên gia ngồi trong studio đọc câu hỏi và trả lời bằng cách nhìn văn bản, không có hình ảnh minh họa, trừ những khi nông dân hỏi về địa chỉ nơi cung cấp giống vật nuôi, cây trồng thì chuyên gia giơ bản viết tay tên và số điện thoại của người cung cấp giống lên cho khán giả xem. Ngôn ngữ của truyền hình ngoài âm thanh còn là hình ảnh và hình ảnh phải là phần then chốt, nhưng rất tiếc những người làm chuyên mục Chuyện nhà nông lại chưa chăm chút cho khâu này.

2.2 N i dung chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp:

Như chúng tôi đã phân tích, chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân là việc bảo, góp ý kiến cho nông dân cách thức, phương hướng tiến hành công việc nhà nông một cách cặn kẽ. Công việc nhà nông ở đây bao hàm tất cả các lĩnh vực thuộc về sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ dịch hại,…

61 Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, trên 70% nội dung chỉ dẫn - tư vấn là về trồng trọt, khoảng 20% là về chăn nuôi, còn thủy sản khoảng 10%. Điều này cũng khá hợp lý trong tình hình hiện nay vì phần đông nông dân gắn với trồng trọt và chăn nuôi, số nông dân nuôi thủy sản không nhiều. Sau đây là những nội dung chỉ dẫn - tư vấn xuất hiện nhiều trên báo chí.

2.2.1 Giống cây trồng, vật nuôi:

Đây là vấn đề nông dân rất quan tâm bởi giống là khâu quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Nếu như trước trước đây, ông cha ta có đúc kết kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, thì với sản xuất nông nghiệp hiện nay “giống” đã đứng ở vị trí đầu tiên, là tiền đề cho các khâu chăm sóc khác. Ví dụ đối với cây lúa, nông dân sẽ chọn lựa giữa trồng giống lúa thơm đặc sản (chất lượng cao, năng suất thấp nhưng giá bán cao) hay trồng giống lúa thường (năng suất cao, chất lượng thấp giá bán thấp) hoặc cũng có thể chọn giống chất lượng vừa vừa, năng suất vừa vừa và giá bán cũng vừa vừa. Tương tự như vậy là giống vật nuôi, nông dân có thể lựa chọn giống nuôi hướng thịt hay nuôi hướng sữa (bò), hay nuôi hướng trứng (đối với gia cầm),…

Cũng vì vậy, việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên báo chí luôn chú ý nhiều đến nội dung này.

Trên Báo Nông nghiệp Việt Nam, chuyên trang Khuyến nông thứ hai hàng tuần có chuyên mục Mỗi tuần m t giống. Ví dụ số báo 192 ra ngày thứ hai, 27/09/2010 có giới thiệu giống lúa TBR45 (Bài: TBR45-Gạo thơm dẻo, năng suất cao), số báo 182 ra ngày thứ hai, 13/09/2010 có giới thiệu giống sulơ (Bài: Su lơ trắng Kiều Tuyết 1861), số báo 157 ra ngày thứ hai 09/08/2010 giới thiệu giống quýt Cai Lậy (Bài: Nghệ An di thực thành công giống quýt Cai Lậy) hay như số báo 152 ra ngày 02/08/2010 có giới thiệu giống bắp cải (Bài: Giống bắp cải Green Nova)

Trong Chương trình Phát thanh Nông thôn, những chuyên mục thường giới thiệu giống như Khuyến Nông, Bạn nhà nông, Cùng Nông dân ra đồng, Chăn nuôi thú y. Ví dụ như chuyên đề khuyến nông 05/08/2010 có giới thiệu giống mít nghệ cao

62

sản, giao lưu trực tiếp Bạn nhà nông 02/08/2010 có giới thiệu các giống cà chua mới,

Cùng Nông dân ra đồng 11/08/2010 giới thiệu các giống lúa mới cho vụ hè thu,

khuyến nông thứ bảy 14/08/2010 có giới thiệu về cá dứa, loại thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao và thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở Nhà Bè, Cần Giờ TPHCM,… Đối với chuyên mục Chuyện nhà nông (VTV1), giống cây trồng, vật nuôi cũng được giới thiệu khá thường xuyên. Ví dụ như chuyên mục thứ ba, 10/08 có giới thiệu

giống cá rô đầu vuông. Thứ ba 17/08 có giới thiệu các giống dê. Cũng trong chuyên

mục 17/08 còn có bài giới thiệu về giống ngô lai mới đang trồng thử nghiệm ở Sơn La mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các giống ngô địa phương. Chương trình 06/09 giới thiệu về giống gà sao, một giống vật nuôi mới đang được thị trường tiêu dùng ưa chuộng, dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao,…

2.2.2 Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi:

Đây là nội dung xuất hiện nhiều nhất trong số những sản phẩm báo chí về chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp. Điều này là hiển nhiên bởi nông dân đang rất quan tâm đến vấn đề này. Trồng bất kỳ cây trồng nào cũng phải tìm hiểu xem cây trồng đó thích hợp trồng ở vùng đất, điều kiện thời tiết khí hậu như thế nào, qui trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh và các kỹ thuật canh tác ra sao,… Nếu đã chọn được giống tốt mà kỹ thuật chăm sóc không phù hợp thì cũng không đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản cũng vậy, qui trình chăm sóc, phòng ngừa bệnh hại luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nông dân.

Trên báo Nông nghiệp Việt Nam, dạng bài này vô cùng phong phú, với nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Bài “Nuôi nhông ở Cẩm Xuyên” (trang Khuyến nông, NNVN ra ngày 02/08/2010): Nhông thích ăn các loại rau như rau muống, rau khoai, giá đỗ. Chúng sinh sản, phát triển rất nhanh và ít bệnh tật. Chuồng nuôi nhông đơn giản, che chắn bằng những tấm fibro xi măng, chôn sâu xuống đất từ 50-60cm, phía trên có độ cao từ 08-1,2m, luôn có cây xanh, ánh nắng để tạo môi trường tự nhiên. Hay bài “Ốc bươu vàng-thiệt hại và cách phòng trị” (trang Tư vấn Dạy nghề, NNVN ra ngày 05/10/2010): ốc bươu vàng gây hại bằng cách cắn đứt mạ từ khi sạ

63

đến 20 ngày sau. Ruộng sạ hại nặng hơn ruộng cấy… hiện nay trên thị trường có nhiều hoạt chất trừ ốc khác nhau… Một trong những loại thuốc trừ ốc phổ biến trên thị trường hiện nay là thuốc Dioto.

Trong chương trình Phát thanh Nông thôn cũng vậy. Đây cũng là nội dung chiếm khá nhiều thời lượng phát thanh của các chuyên mục có nội dung chỉ dẫn - tư vấn. Chuyên mục Khuyến nông thường giới thiệu qui trình cụ thể, chi tiết và để có thể chuyển tải hết qui trình thường phải kéo tới 2-3 tuần (thứ năm hàng tuần). Ví dụ như trong hai chuyên đề Khuyến nông thứ năm 04/11/2010, 11/11/2010: hướng dẫn qui trình kỹ thuật trồng bắp lai V118. Trong tiết mục Bác sĩ cây trồng các ngày 01/08,

08/08 thì hướng dẫn phòng trị bệnh trên cây cao su. Tiết mục Cùng Nông dân ra

đồng tuy cũng có chỉ dẫn - tư vấn về kỹ thuật chăm sóc nhưng không đi theo một qui trình tuần tự mà vấn đề nào được hướng dẫn là tùy vào tình hình sinh trưởng và tình hình dịch hại của cây lúa ở thời điểm đó trên đồng ruộng. Ví dụ, chương trình ngày 04/08 là hướng dẫn cách phòng ngừa lúa bị ng đ c hữu cơ, hay chương trình ngày thứ sáu 06/08 hướng dẫn cách phòng trị bệnh đạo ôn trên lúa, chương trình thứ tư

11/08 thì hướng dẫn cách phòng trị rầy nâu (vì sắp có đợt rầy nâu mới nở trên ruộng lúa),….

Việc chia nhỏ qui trình làm nhiều buổi phát sóng cũng được chuyên mục Chuyện nhà nông, Đài truyền hình VTV1 áp dụng. Ví dụ về chăm sóc lúa, được

chuyển tải trên 4 chuyên mục từ thứ hai 09/08 tới thứ năm 12/08/2010. Hay qui trình

chăn nuôi dê được chuyển tải trên 6 chương trình suốt từ từ thứ hai 16/08 tới thứ hai

23/08 (trừ thứ bảy, chủ nhật). Nội dung được chia nhỏ như chương trình đầu tiên thì nói về triển vọng của nghề nuôi dê, chương trình thứ hai nói về các giống dê,

chương trình thứ ba nói về tập tính của dê, chương trình thứ tư nói về thức ăn cho dê, chương trình thứ năm nói về cách chọn dê hậu bị sau cai sữa, chương trình thứ

sáu nói về cách chăm sóc dê đực.

Việc chia nội dung qui trình ra nhiều phần nhỏ sẽ giúp cho thông tin được chuyển tải đến nông dân chi tiết và dễ nhớ, dễ hiểu hơn và thường được sử dụng trên phát thanh, truyền hình vì đây là hai loại hình báo chí có đặc trưng tuyến tính, phát

64 theo thời gian, không quay ngược lại được (trừ khi được phát lại ở khung thời gian khác). Riêng với báo in, việc này ít khi được thực hiện bởi nông dân có thể đọc đi đọc lại và lưu trữ dễ dàng.

2.2.3 Truyền bá kinh nghiệm sản xuất:

Đây cũng là một nội dung mà hầu như loại hình báo chí nào cũng sử dụng trong chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp. Đơn giản bởi vì nông dân vốn khá thận trọng khi đưa kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất, nhất là khi phải thay đổi từ cây trồng này sang cây trồng khác, vật nuôi này sang vật nuôi khác. Trước tiên, trồng cây gì, nuôi con gì đã quen, đã rành, người mua đã có thì vẫn dễ hơn là trồng cây khác, nuôi con khác mọi thứ lại phải bắt tay từ đầu. Mà điều lo lắng nhất của nông dân khi chuyển đổi vật nuôi cây trồng là liệu có hiệu quả kinh tế không? Sản xuất ra thì bán cho ai?...

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)