Các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 94)

nhau. Đó là vì nghe giọng nói dễ dàng, sử dụng từ địa phương hợp lý và nhà khoa học đó hiểu được điều kiện đất đai thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu và cả bản tính của nông dân trong vùng,… nên sẽ có cách chỉ dẫn - tư vấn phù hợp. Và khi đó, nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu. Họ hiểu vấn đề và việc làm theo trở nên thuận lợi. Có như vậy, hiệu quả của công tác chỉ dẫn – tư vấn mới được nâng cao.

3.3.3 Các cơ quan báo chí: (có tham gia chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân) nông dân)

Cần đầu tư nhiều hơn về cả trang thiết bị làm việc và và tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các phóng viên, biên tập viên thực hiện việc chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân hiệu quả hơn. Đây là lĩnh vực mà ít có phóng viên mới vào nghề chủ động lựa chọn. Nguyên nhân chính là phải đi xa, phải làm việc ngoài trời nhiều và vấn đề khai thác cũng khá phức tạp, phải có sự yêu thích, ham học hỏi mới có thể gắn bó lâu dài.

Bên cạnh đó, dù là báo in, phát thanh hay truyền hình cũng đều có những mặt mạnh, mặt yếu riêng. Cần khai thác tối đa thế mạnh của loại hình và hạn chế thấp nhất điểm yếu.

Cần thiết phải xây dựng trang tin điện tử. Đây là “cánh tay nối dài” cho các loại hình báo chí. Dù rằng ở thời điểm hiện nay, chưa có nhiều nông dân có điều kiện tiếp xúc với mạng lưới Internet, nhưng có thể thấy, trong tương lai không xa, cùng với sự

97 phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc các thiết bị cá nhân (máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động,…) ngày càng phổ biến, việc ngày càng nhiều nông dân tìm đến với Internet, tra thông tin trên mạng,… là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.

98

Tiểu kết chương 3:

Trong chương 3 với tiêu đề: “M t số giải pháp tăng hiệu quả việc chỉ dẫn -

tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam”, chúng tôi đã đề

xuất ý kiến cá nhân về các mặt, cả về cách thức chỉ dẫn - tư vấn; nội dung chỉ dẫn - tư vấn và vài yếu tố khác.

Về cách thức chỉ dẫn - tư vấn: do mỗi loại hình báo chí có đặc trưng riêng nên chúng tôi đề xuất ý kiến riêng đối với từng loại hình để qua đó từng loại hình có thể khai thác tốt nhất thế mạnh của mình, từ đó, hiệu quả chỉ dẫn - tư vấn sẽ cao.

Về nội dung chỉ dẫn - tư vấn: chúng tôi đã đề xuất nội dung chỉ dẫn - tư vấn cần phải đạt các yêu cầu là chính xác, thiết thực, tính thời vụ, tính thời sự, dễ hiểu dễ làm theo và tính nhất quán. Đây là những điều kiện cần phải có để việc chỉ dẫn - tư vấn đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, chúng tôi còn có đề xuất về mặt chính sách của Nhà nước và đội ngũ thực hiện việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân. Nông nghiệp là tiền đề để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do vậy, để đạt được mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra là đến năm 2020, nước ta trở thành m t nước công nghiệp theo hướng

hiện đại thì chúng ta cần thiết phải đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp mà việc đầu tư

cho công tác chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp là không thể thiếu. Lâu nay Nhà nước ta chỉ tập trung đầu tư cho ngành nông nghiệp mà chưa chú trọng đầu tư cho các cơ quan báo chí làm nhiệm vụ chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp. Nhà nước cần ưu tiên cho các nghiên cứu khoa học lĩnh vực nông nghiệp, cần có chính sách hỗ trợ cho các nhà khoa học khi tham gia chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp trên các cơ quan thông tin đại chúng. Yếu tố con người cũng là điều mà chúng tôi quan tâm. Chọn được những người phù hợp thì việc chỉ dẫn - tư vấn sẽ đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị các cơ quan báo chí cần tạo điều kiện thuận lợi cả về phương tiện làm việc và chế độ để các phóng viên, biên tập viên phụ trách mảng gắn bó hơn với nghề. Đồng thời, phải xây dựng trang tin điện tử song song với ấn bản chính để vừa phát triển kịp với thời đại vừa khắc phục phần nào những hạn chế của loại hình báo chí.

99 KẾT LUẬN

Từ kết quả khảo sát và phân tích các tác phẩm báo chí trên Báo Nông nghiệp Việt Nam, chương trình Phát thanh Nông thôn (Đài tiếng nói nhân dân TPHCM), chuyên mục Chuyện Nhà Nông (kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam, có thể rút ra

những kết luận về vấn đề chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam như sau:

1. Thông tin chỉ dẫn - tư vấn là một hình thức thông tin mới đang ngày càng phát triển cùng với tiến trình phát triển của xã hội. Các loại hình thông tin đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình) đã bắt đầu chú trọng đến việc sử dụng hình thức thông tin này để định hướng, chỉ dẫn cho công chúng. Lĩnh vực đang được báo chí tập trung chỉ dẫn tư vấn chủ yếu là quảng bá sản phẩm, chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, tư vấn tình yêu, hôn nhân, già đình,…

2. Với đối tượng là nông dân, việc được chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay số bài báo, thời lượng dành cho lĩnh vực này vẫn còn rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Hơn nữa, với báo in, nội dung chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp chỉ xuất hiện trên các báo chuyên ngành như báo Nông nghiệp Việt Nam và báo Nông thôn ngày nay, trên các tờ báo chính trị xã hội khác hầu như không thấy đề cập tới lĩnh vực này. Trên phát thanh và truyền hình thì có khả quan hơn vì hầu như mỗi tỉnh, thành ở nước ta đều có Đài phát thanh truyền hình địa phương và trên các Đài này đều có chương trình Nông nghiệp, trong đó có nội dung chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân.

3. Với lợi thế là vừa có hình, vừa có tiếng nên truyền hình là loại hình báo chí đảm đương tốt nhất việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp. Song hiện nay thời lượng chương trình truyền hình dành cho nội dung này không nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

4. Nội dung chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam khá phong phú như giới thiệu các loại giống cây trồng vật nuôi, các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới, cách chăm sóc, phòng trừ dịch hại, qui trình kỹ

100 thuật tiên tiến, kinh nghiệm của nhà nông, hộp thư trả lời thắc mắc của nông dân,.. Những nội dung này được chuyển tải bằng hình thức phù hợp: ngắn gọn, ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu, dễ làm theo.

5. Cách thức chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân còn một số điểm cần khắc phục. Người viết đã phân tích, chỉ rõ mặt mạnh và yếu của từng loại hình báo chí. Bên cạnh đó, người viết cũng đã đề xuất một số giải pháp để có thể hạn chế những điểm yếu này trên từng loại hình cũng như gợi ý một số điểm mà các tác phẩm báo chí chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân cần chú ý. Đó là phải có tính chính xác, tính thiết thực, tính thời vụ, tính thời sự, dễ hiểu dễ làm theo và tính nhất quán. Đây là những điều kiện cần phải có để việc chỉ dẫn - tư vấn đạt hiệu quả cao. Phẩm chất, trình độ của người tham gia vào chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp (nhà báo, nhà khoa học) cũng được người viết quan tâm, đó phải là những người hiểu nông nghiệp và hiểu nông dân, có sự thân thiện, gần gũi với nông dân. Các cơ quan báo chí cần thiết phải xây dựng trang tin điện tử song song với ấn bản chính (báo in, phát thanh, truyền hình) vì có thể sử dụng lợi thế của trang tin điện tử, để vừa giảm thiểu hạn chế của loại hình, vừa theo kịp với tiến trình phát triển của thời đại. Ngoài những vấn đề có tính chất chuyên môn nghiệp vụ, người viết còn đề xuất Nhà Nước cần có các chính sách hỗ trợ cho các đơn vị truyền thông đại chúng cũng như là các nhà khoa học kinh phí để nâng cao chất lượng chỉ dẫn - tư vấn. Nhà nước cũng cần trang bị radio, tivi, báo nông nghiệp cho nông dân các vùng nông thôn nghèo để nông dân có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với kiến thức KHKT nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm tiền đề để nông dân vượt nghèo.

Những năm qua, Đảng và Nhà Nước ta đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Điển hình là Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X (ngày 05/08/2008) dành riêng cho lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nghị quyết cũng đã nêu rõ: “Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công

101 nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp”. Và một trong những nội dung giải pháp Nghị quyết đưa ra là Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến

thức KHKT sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân. Đây cũng

chính là mục tiêu mà các tác phẩm báo chí chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp nhắm tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam là vô cùng cần thiết.

Mong rằng qua Luận văn này, những phân tích, đề xuất của chúng tôi sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả chỉ dẫn - tư vấn trong lĩnh vực KHKT nông nghiệp trên các loại hình báo chí Việt Nam. Song, đây là một vấn đề thiết thực cho đại đa số dân nghèo Việt Nam, thiết nghĩ cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam đạt hiệu quả ngày một cao hơn.

102 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên Giáo Trung ương (2009), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, NXB Sự thật.

2. Brigitte Besse và Didier Desormeaux (2003), Phóng sự truyền hình, NXB Thông Tấn. 3. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB. Văn hóa thông tin.

4. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm Báo chí tập hai, NXB Lý luận Chính trị. 5. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan (2010), Kinh tế Việt Nam ba năm gia nhập tổ chức

thương mại thế giới (2007-2009), NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ Báo chí, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB Lý luận chính trị Hà Nội. 8. Đinh Thu Hiền (2010), Dòng tạp chí giải trí-chỉ dẫn ở Việt Nam: Hiệu quả và bất cập, Luận

văn Thạc sĩ Báo chí, trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội). 9. Vũ Văn Hiền, Đức Dũng (2007), Phát thanh trực tiếp, NXB Lý luận chính trị. 10. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học Nông nghiệp bền vững, NXB. Phương Đông

11. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Hoàng Thị Liễu (2010), Vấn đề chỉ dẫn - tư vấn cho nông dân trên báo in hiện nay, Khóa luận

tốt nghiệp báo chí, trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) 13. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, NXB Đại học Quốc gia TPHCM. 14. Philippe Gaillard (2003), Nghề làm báo, NXB Thông Tấn

15. Trần Thế Phiệt (1997), Tác phẩm báo chí tập III, NXB Giáo dục.

16. Đặng Kim Sơn (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn: kinh nghiệm Việt Nam,

kinh nghiệm Trung Quốc, NXB. Chính trị quốc gia.

17. Dương Xuân Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang (2003), Cơ sở lý luận báo chí truyền

thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (1997), Tác phẩm báo chí tập I, NXB Giáo dục.

20. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.

21.Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển (2009), Kinh tế Việt Nam ba năm gia nhập tổ chức

thương mại thế giới, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân.

103

PHỤ LỤC

1. Một số bài báo chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp trên báo Nông nghiệp Việt Nam

2. Văn bản một số tác phẩm Chương trình phát thanh Nông thôn được khảo sát 3. Hình ảnh một số chương trình Chuyện nhà nông được khảo sát

104

CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN THỨ 5 NGÀY 11-11-2010

Nhạc: chương trình Nông thôn Bà con nông dân và các bạn nghe Đài thân mến!

Trong chương trình Nông thôn hôm nay, đầu tiên Ths Trương Vĩnh Hải – Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam sẽ giới thiệu tiếp đến bà con về đặc tính và kỹ thuật trồng giống bắp lai V118; tiếp theo như thường lệ sẽ là Câu chuyện Nhà nông, cùng kinh nghiệm sản xuất mô hình VAC đạt hiệu quả của một nông dân ở tỉnh Đồng Nai. Cuối chương trình là tiết mục “Liên kết làm giàu”, chuyên đề Sức khỏe cây trồng và phần cuối chương trình là tiết mục Sát cánh cùng nhà nông.

Mở đầu chương trình mời bà con và các bạn cùng đến với chuyên đề Khuyến nông được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh.

(Nhạc hiệu Khuyến nông: không lời) Thưa bà con và các bạn!

Như đã hẹn với bà con ở chuyên đề lần trước, trong chuyên đề Khuyến nông hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tiếp đến bà con về đặc tính và kỹ thuật trồng giống bắp lai đơn V118 qua phần trình bày của Ths Trương Vĩnh Hải – Phó GĐ Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam. Mời bà con và các bạn cùng nghe: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Băng: 3’26’’)

(Vì giống này là…...chúng ta hiện nay)

Bà con và các bạn vừa nghe phần nội dung còn lại của kỹ thuật trồng giống bắp lai đơn V118 do Ths Trương Vĩnh Hải trình bày.

105

Băng: (Nhã Kha viết)

Bà con và các bạn đang nghe Chuyên đề Khuyến nông của Đài Tiếng nói nhân dân TpHCM phát trên sóng AM 610 KHz.

Nhạc cắt

Thưa bà con và các bạn!

Tham gia Tiết mục kinh nghiệm nhà nông hôm nay là bài viết của phóng viên Thi Giang có tựa đề: “Đi lên từ hai bàn tay trắng”.

(Đọc bài)

Bà con và các bạn vừa nghe bài viết của phóng viên Thi Giang có tựa đề: “Đi lên từ hai bàn tay trắng”.

Bà con và các bạn vừa nghe Chuyên đề Khuyến nông được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh.

QUẢNG CÁO:(Bây giờ chúng ta sẽ dành vài phút cho quảng cáo)

Tiếp nối chương trình, mời bà con và các bạn cùng đến với tiết mục “Liên kết làm giàu” do Công ty phân bón Bình Điền tài trợ.

Đọc Nhắc lại

Và bây giờ sẽ là chuyên đề Sức khỏe cây trồng do Công ty Hóa nông Hợp trí tài trợ Kim Chi thực hiện

Phần cuối chương trình mời bà con và các bạn cùng đến với tiết mục Sát cánh cùng nhà nông Kim Chi thực hiện

Chào hết: Chương trình Phát thanh nông thôn hôm nay đến đây là hết, cám ơn bà con và các bạn đã quan tâm theo dõi.

106

BÀI: ĐI LÊN TỪ HAI BÀN TAY TRẮNG (Kinh nghiệm nhà nông 11/11/2010)

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 94)