Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (xuất thân từ Đài phát thanh Giải phóng tiếp quản Đài phát thanh Sài Gòn) phát sóng chương trình đầu tiên ngày 01/05/1975. Cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân TPHCM. Tên gọi lúc đầu là Đài phát thanh Sài gòn giải phóng. Đến 27/07/1976, Đài được đổi tên thành Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM (theo quyết định số 55/QD-UB của Ủy ban nhân dân TPHCM). Hiện nay Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM phát sóng trên 03 kênh:
- Kênh AM 610Khz: là kênh Thời sự tổng hợp, tổng thời lượng phát sóng là 20 giờ/ngày. Bắt đầu lúc 04g00 sáng và kết thúc lúc 24g00.
44 - Kênh FM 95,6 Mhz: là kênh Giao thông – Đô thị, phát sóng 18 giờ/ngày. Bắt đầu lúc 5g00 và kết thúc lúc 23g00.
Ngày 02/04/2003, Đài ra mắt trang tin điện tử tại địa chỉ www.voh.com.vn. Trang tin điện tử này, ngoài việc cập nhật tin, bài, chương trình đã phát sóng còn có chức năng phát sóng trực tuyến 02 kênh AM 610Khz và FM 99,9Mhz để những thính giả không có radio hoặc ở xa vẫn có thể nghe được các chương trình phát thanh trên kênh AM 610Khz và FM 99,9Mhz gần như đồng thời với nội dung đang phát sóng.
Chương trình Phát thanh Nông thôn được phát trên làn sóng AM 610Khz.
Tên gọi từ ngày 01/05/1975 là chương trình phát thanh Nông nghiệp. Ở giai đoạn đầu, mỗi ngày thời lượng phát sóng là 20 phút/chương trình, phát sáng sớm và phát lại vào buổi tối cùng ngày. Từ năm 1994, thời lượng là 30 phút/chương trình. Năm 1995, thời lượng là 45 phút/chương trình. Năm 1997 chính thức đổi tên thành Chương trình phát thanh Nông thôn, phát lúc 4g30 và phát lại lúc 20g00 cùng ngày, thời lượng là 60 phút/chương trình.
2.1.2.1 Kết cấu chương trình Phát thanh Nông thôn:
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, tuy tên chung của chương trình là Chương trình Phát thanh Nông thôn, có nhạc hiệu chung, song mỗi ngày, nội dung chương trình mỗi khác, kết cấu gồm nhiều chuyên đề, chuyên mục, tiết mục nhỏ. Sau đây là kết cấu chương trình Phát thanh Nông thôn trong năm 2010:
- chương trình phát thanh nông thôn thứ hai gồm: + giao lưu trực tiếp Bạn nhà nông (35’)
+ câu chuyện truyền thanh Chuyện nhà Ba Nông (20’) + tiết mục Cùng nông dân ra đồng (5’)
- chương trình phát thanh nông thôn thứ ba gồm: + cuộc thi: Chuyện ai biết chỉ dùm (18’) + chuyên mục Diễn đàn nông dân (20’) + tiết mục: Chuyện vui nông thôn (7’)
45 + tiết mục Chăn nuôi thú y (10’)
+ tiết mục Sát cánh cùng nhà nông (5’) - chương trình phát thanh nông thôn thứ tư gồm:
+ chuyên đề Nông thôn Việt (20’) + dự báo thời tiết nông vụ (5’) + tấu vui Nhà nông đua tài (10’) + chuyên đề Nông dược (20’)
+ tiết mục Cùng nông dân ra đồng (5’) - chương trình phát thanh nông thôn thứ năm gồm:
+ chuyên đề Khuyến nông (20’) + tiết mục Liên kết làm giàu (18’) + tiết mục Sức khoẻ cây trồng (18’) + tiết mục Sát cánh cùng nhà nông (5’) - chương trình phát thanh nông thôn thứ sáu gồm:
+ chuyên đề Phát triển nông thôn (20’)
+ Câu chuyện truyền thanh Chuyện nhà Ba Nông (20’) + tiết mục Cùng nhau vượt nghèo (10’)
+ tiết mục Cùng nông dân ra đồng (5’) - chương trình phát thanh nông thôn thứ bảy gồm:
+ chuyên đề Khuyến nông (20’) + tiết mục: chuyện vui nông thôn (7’) + tiết mục Nông nghiệp hội nhập (20’) + tiết mục Sát cánh cùng nhà nông (5’) - chương trình phát thanh nông thôn chủ nhật gồm:
+ chuyên mục Nông nghiệp đó đây (20’) + dự báo sâu bệnh hàng tuần (5’)
46 + tấu vui Nhà nông đua tài (10’)
+ tiết mục Bác sĩ cây trồng (20’)
Ngoài những chuyên mục cố định này, chương trình còn có quảng cáo, bình quân 3 phút/chương trình 60 phút. Bên cạnh đó còn có nhạc hiệu, nhạc tiết mục, chuyên mục, nhạc cắt, bài hát, nhạc kết,… Thời lượng các chuyên đề, chuyên mục, tiết mục là không cố định, thường có sai số 1-2 phút, tuy nhiên vẫn đảm bảo thời lượng chương trình Phát thanh Nông thôn chính xác là 60 phút. Cách cơ cấu nhiều tiết mục,
chuyên đề trong m t Chương trình Nông thôn 60’ như vậy mang lại sự phong phú
về nội dung cho chương trình. Điều này có ưu điểm là giúp cho thính giả (ở đây chủ yếu là nông dân) khi theo dõi chương trình có thể tìm thấy điều mình cần, điều mình đang quan tâm. Như một bàn tiệc có nhiều món ăn nên thực khách dễ dàng tìm thấy món ăn mình thích.
Trên đây chỉ là cơ cấu của chương trình phát thanh Nông thôn 60’. Mỗi tiết mục, chuyên đề riêng còn có kết cấu riêng biệt. Một số ví dụ:
- Chuyên đề khuyến nông thứ năm:
+ băng hướng dẫn KHKT trồng trọt của nhà khoa học (4-6’) + câu chuyện nhà nông (kịch phát thanh) (6-8’)
+ mẫu chuyện: kinh nghiệm nhà nông trong sản xuất nông nghiệp (4-6’) - Chuyên đề khuyến nông thứ bảy:
+ băng hướng dẫn về thủy sản, cơ giới hóa nông nghiệp,… (4-6’)
+ Bản tin khuyến nông: các tin về tiến bộ mới của KHKT nông nghiệp (4-6’) + hộp thư khuyến nông: trả lời các thắc mắc của nông dân (8-10’)
- Chuyên mục Diễn đàn nông dân:
+ bài, băng phỏng vấn về hoạt động của các cấp Hội nông dân (4-6’)
+ Diễn đàn: là trích thư của nông dân hoặc ý kiến của nông dân (băng) trao đổi về một vấn đề gì đó theo chủ đề chương trình đề ra hàng tháng (8-10’)
47 + tiểu phẩm: Hai Nông hội kể chuyện xóm làng, phê phán những thói hư, tật xấu, những chủ trương, chính sách chưa phù hợp,… (3-5’)
- tiết mục Liên kết làm giàu:
+ bài, băng phỏng vấn về cách thức tổ chức thực hiện tổ hợp tác, Hợp tác xã, những kinh nghiệm hoạt động hiệu quả của các tổ hợp tác, Hợp tác xã, mối liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông), (6-8’)
+ trang tin giá cả thị trường nông sản (3-5’) + bài, băng tư vấn về chính sách (4-6’)
+ tiết mục Mua đâu bán đâu, giới thiệu những sản phẩm nông dân cần bán và những gì nông dân cần mua, như dạng sàn giao dịch (4-6’)
Qua kết cấu chương trình Phát thanh Nông thôn có thể thấy chương trình đã đi vào hướng chuyên biệt hóa, cả về nội dung và hình thức thể hiện. Kết cấu các chuyên mục phong phú, đa dạng.
Có những chuyên mục phát 01 lần/tuần như Diễn đàn nông dân, Nông dược, Bác sĩ cây trồng, Nông nghiệp đó đây, cuộc thi Chuyện ai biết chỉ dùm,... Bên cạnh đó cũng có những chuyên mục phát 2 lần/tuần như cuộc thi tấu vui Nhà nông đua tài, Câu chuyện truyền thanh Chuyện nhà Ba Nông, cuộc thi Chuyện vui Nông thôn,... Song song đó cũng có những chuyên mục phát sóng 3 lần/tuần (định kỳ vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu hoặc thứ ba, thứ năm, thứ bảy), ví dụ như tiết mục Cùng Nông dân ra đồng (định kỳ thứ hai, thứ tư, thứ sáu), tiết mục Sát cánh cùng nhà nông (định kỳ thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Bảng 2.6: Tỷ suất % các chương trình so với tổng thời lượng của chương trình Phát thanh Nông thôn (*)
STT Tên chương trình thời lượng
(phút) số lần/năm tổng thời lượng (phút) tỷ suất (%) 1 Bạn Nhà Nông 35 52 1820 8.31 2 Chuyện Nhà Ba Nông 20 105 2100 9.59 3 Cùng Nông dân ra đồng 5 157 785 3.58
48
4 Chuyện ai biết chỉ dùm 18 52 936 4.27
5 Diễn đàn Nông dân 20 52 1040 4.75
6 Chuyện vui nông thôn 7 104 728 3.32
7 Chăn nuôi thú y 10 52 520 2.37
8 Sát cánh cùng nhà nông 5 156 780 3.56
9 Nông thôn Việt 20 52 1040 4.75
10 Thời tiết Nông vụ 5 52 260 1.19
11 Nhà nông đua tài 10 104 1040 4.75
12 Nông dược 20 52 1040 4.75
13 Khuyến nông 20 104 2080 9.50
14 Liên kết làm giàu 18 52 936 4.27
15 Sức khoẻ cây trồng 18 52 936 4.27
16 Phát triển Nông thôn 20 53 1060 4.84
17 Cùng nhau vượt nghèo 10 53 530 2.42
18 Nông nghiệp Hội nhập 20 52 1040 4.75
19 Dự báo sâu bệnh 5 52 260 1.19
20 Nông nghiệp đó đây 20 52 1040 4.75
21 Bác sĩ cây trồng 20 52 1040 4.75
22 Quảng cáo 3 52 156 0.05
23 Nhạc hiệu, nhạc cắt,(**) 52 4.01
Tổng: 100%
(*) tổng thời lượng chương trình Phát thanh Nông thôn trong năm 2010 là: 60 phút/chương trình x 365 ngày = 21.900 phút (không tính phát lại) (**) thời lượng nhiều ít tùy chương trình, chủ yếu để lấp đầy 60 phút.
49 Bảng 2.7: Tỷ suất % giữa các nội dung trong chương trình Phát thanh Nông thôn:
Nhạc hiệu, nhạc cắt, bài hát,… KHKT nông nghiệp Nông thôn, nông dân
Giải trí Quảng cáo
4,01% 62,09% 25,78% 8,07% 0,05%
Từ bảng 2.6 và bảng 2.7 nhận thấy: các chương trình có nội dung chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp chiếm thời lượng khá lớn, đến 62,09 % trong khi nội dung về các vấn đề khác liên quan đến tam nông như về các chính sách dành cho nông nghiệp, nông thôn,… khá thấp, chỉ khoảng 25,78 %. Còn lại là các nội dung khác. Điều nay cho thấy chương trình Phát thanh Nông thôn chú trọng nhiều đến chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân. Và vì đặc trưng của Phát thanh là chỉ nghe nên thính giả khó nhớ, để khắc phục, chương trình Phát thanh Nông thôn được bố trí phát lại vào buổi tối cùng ngày. Việc phát lại cùng ngày sẽ giúp cho thính giả dễ dàng sắp xếp thời gian để theo dõi chương trình mình yêu thích, nếu không nghe buổi sáng được hoặc nghe có điểm nào chưa rõ thì có thể nghe lại vào buổi tối cùng ngày.
Thêm vào đó, các chương trình được đặt tên và có cơ cấu chi tiết khá phong phú, đi dần vào hướng chuyên biệt từng vấn đề. Tùy vào tên gọi mà nội dung chương trình chuyển tải bám sát theo tên gọi đó. Ví dụ: chuyên đề Nông dược sẽ tập trung nói về thuốc bảo vệ thực vật; tiết mục Chăn nuôi thú y sẽ nói về những vấn đề liên quan đến chăn nuôi và phòng trị bệnh cho vật nuôi; tiết mục Liên kết làm giàu sẽ là những vấn đề liên quan đến tổ hợp tác, Hợp tác xã, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân, liên kết 4 nhà,…; hay tiết mục Nông nghiệp hội nhập sẽ hướng bà con nông dân đến việc sản xuất nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, EurepGAP, HACCP,…; tiết mục Cùng nông dân ra đồng luôn đáp ứng kịp thời thông tin cho bà con về các vấn đề sâu bệnh đang và sắp diễn ra trên đồng ruộng để nông dân kịp thời xử lý, bảo vệ mùa màng,…; hay chuyên đề Phát triển nông thôn sẽ tập trung vào việc xây dựng nông thôn mới, hướng nông dân đến việc sản xuất đi đôi với bảo vệ
50 môi trường, tình làng nghĩa xóm,…; Chuyên mục Nông nghiệp đó đây sẽ đề cập những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp khắp nơi, hay chuyên mục
Diễn đàn nông dân sẽ là nơi để bà con nông dân bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề nóng bỏng liên quan đến lĩnh vực tam nông, đó có thể là việc nông dân nghĩ gì về vấn đề biến đổi khí hậu, về giao thông nông thôn, về tình trạng bài bạc, rượu chè ở nông thôn, về giáo dục cho con em nông dân,..
Bên cạnh đó, trong Chương trình Phát thanh Nông thôn còn bố trí một số tiết mục giải trí nhưng những tiết mục này có gắn với tam nông. Đó là tấu vui Nhà Nông đua tài và Chuyện vui Nông thôn.
Tóm lại, với kết cấu chương trình phát thanh Nông thôn, có thể thấy chương
trình 60 phút được bố trí nhiều chuyên mục mang tính chuyên biệt, nội dung phong phú. Nếu cách thể hiện hấp dẫn thì đây là một chương trình thu hút thính giả.
2.1.2.2 Các chương trình có nội dung chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp:
(*) Bạn nhà nông: Là chương trình giao lưu trực tiếp phát vào tối thứ hai hàng tuần, lúc 20g00-20g35 và phát lại vào sáng thứ hai tuần sau. Mỗi tuần có chủ đề giao lưu riêng, phù hợp với tình hình thực tiễn trên đồng ruộng. Chủ yếu xoay quanh lĩnh vực trồng trọt. Chủ đề được thông báo trước 01 tuần để nông dân có nhu cầu đăng ký tham gia. Mỗi chương trình ngoài biên tập viên kiêm dẫn chương trình còn có 02 chuyên gia là nhà khoa học, thường 01 người phụ trách chăm sóc, bón phân, 01 người chuyên về bảo vệ thực vật.
Với lĩnh vực chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp, theo chúng tôi, đây là hình thức phát thanh đạt hiệu quả cao nhất. Tham gia chương trình, nông dân sẽ được trao đổi trực tiếp với nhà khoa học về những vấn đề mình cần tìm hiểu, thường khi hiểu ngọn ngành mới thôi. Tuy nhiên, thực hiện những chương trình này chi phí tốn kém, công tác chuẩn bị phức tạp và chỉ đáp ứng cho vài nông dân, thường mỗi chương trình chỉ có 5 – 6 nông dân được tham gia và vấn đề nông dân hỏi là vấn đề cá nhân họ gặp, không có tính đại trà.
51 (*) Chuyện nhà Ba Nông: Là kịch truyền thanh nhiều tập, nội dung về cuộc sống nông thôn, có lồng ghép chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp một cách khéo léo. Luôn chú ý tính thời sự của vấn đề. Bối cảnh diễn ra nội dung kịch thường khớp với thực tế sản xuất nông nghiệp của nông dân, đặc biệt là mùa vụ sản xuất lúa. Kịch phát định kỳ tuần 2 lần vào thứ hai và thứ sáu. Vì là thể loại kịch nên khá hấp dẫn, lôi cuốn thính giả. Tuy nhiên, do nội dung kịch phải đưa đẩy nhiều vấn đề khác nên thời lượng dành cho chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp không nhiều.
(*) Cùng nông dân ra đồng: Chuyên mục nhỏ này cập nhật kịp thời tình hình dịch hại trên cây lúa. Chuyên mục phát tuần 3 lần nên đáp ứng kịp thời tính thời sự trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài thông tin tình hình dịch hại trên lúa tại các địa phương còn có chỉ dẫn - tư vấn cách xử lý với dịch hại đó. Chương trình có tính chất dự báo cao. Cảnh báo cho nông dân biết trước vài ngày tới sẽ có khả năng dịch hại nào xuất hiện, phòng ngừa như thế nào,… Nhờ được thông tin trước, nông dân chủ động chuẩn bị đối phó. Đây cũng là hình thức chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp rất hiệu quả.
(*) Chuyện ai biết chỉ dùm: Cũng là dạng kịch truyền thanh nhưng mang tính chất thi đố, kiểm tra kiến thức nông dân. Trong vở kịch thường đặt ra tình huống trên đồng ruộng. Sau đó sẽ đặt câu hỏi cho nông dân trả lời theo nguyên tắc đúng - sai, vì sao? Vở kịch tuần ngay sau đó sẽ giải đáp vấn đề thông qua tình huống trong kịch. Nông dân tham gia trả lời đúng sẽ được thưởng. Mỗi tuần có 3 giải A và 3 giải B. Vì thực hiện với hình thức thi đố nên đây là một trong những cách để nhà Đài kiểm tra kiến thức KHKT nông nghiệp của nông dân. Nông dân cũng thông qua đó mà biết được kiến thức của mình như thế nào. Cách làm này giúp tăng tính tương tác giữa Đài và nông dân, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho chương trình. Tuy nhiên thời lượng toàn chương trình thì nhiều mà dành cho nội dung KHKT nông nghiệp không nhiều, chỉ là một vấn đề rất cụ thể trong cả qui trình canh tác, nên kiến thức KHKT nông nghiệp chuyển giao đến nông dân không nhiều.
(*) Chăn nuôi thú y: Đây là chương trình chuyên chỉ dẫn - tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi các loại vật nuôi như dế, giun đất, heo, bò, thỏ, gà,… Chương trình phát định kỳ vào thứ ba hàng tuần, giúp nông dân quan tâm đến lĩnh vực này dễ theo dõi.
52 (*) Sát cánh cùng nhà nông: Chuyên mục nhỏ này hướng dẫn nông dân cách xử lý nhanh với dịch hại, ngoài lúa còn chú ý rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp. Mỗi một chương trình là một vấn đề nhỏ, khi thì phòng trừ bệnh đạo ôn lúa, khi thì phòng