Dễ hiểu, dễ nhớ

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 66)

Các sản phẩm chỉ dẫn - tư vấn thường dùng ngôn từ dễ hiểu. Câu cú ngắn gọn, rõ ý để nông dân dễ nhớ. Mặc dù là chỉ dẫn - tư vấn về KHKT nông nghiệp phải dùng từ chuyên môn, nhưng các chuyên gia, nhà báo khi có thể đã chuyển nghĩa sang ngôn ngữ đại chúng để nông dân dễ hiểu và dễ nhớ từ đó sẽ dễ làm theo đúng hướng dẫn. Ví dụ, khi tư vấn về kỹ thuật bón phân, trong chuyên môn hay dùng N, P2O5, K2O để chỉ (đạm nguyên chất, lân nguyên chất và kali nguyên chất) song khi chỉ dẫn - tư vấn cho nông dân, phần lớn các nhà khoa học đã chuyển sang thành các dạng phân nông dân hay sử dụng trong canh tác như ure, lân nung chảy, lân super, kali muối ớt,… Muốn chuyển từ nguyên chất sang dạng phân bón thông thường thì phải qua các khâu tính

69 toán hàm lượng nguyên chất trong các loại phân. Do đó, nếu để cho nông dân tính toán thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa có nông dân còn hiểu lầm đạm nguyên chất

thành phân đạm, nghĩa là ure (theo cách gọi thông thường của nông dân), trong khi ure chỉ có 46% là đạm, từ đó dẫn đến việc bón phân không đúng hướng dẫn.

Ngoài yếu tố dễ hiểu, các sản phẩm báo chí chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông

nghiệp còn cần phải dễ nhớ, nhất là trên phát thanh, truyền hình vốn “gió thoảng mây bay”.

Yếu tố dễ nhớ đã được các Đài chú ý sử dụng. Trong chương trình Phát thanh Nông thôn, ví dụ chuyên đề Khuyến nông thứ năm, phần đầu là băng phát biểu của nhà khoa học giới thiệu về đặc tính giống lúa chẳng hạn thì ngay trong Câu chuyện nhà nông tiếp sau đó, các đặc tính giống lúa lại được nhắc đến qua ngữ cảnh của kịch. Nhờ hình thức kịch hóa này mà nông dân rất dễ nhớ. Hay như khi nói đến tên giống hoặc tên thuốc bảo vệ thực vật, nhà khoa học thường đánh vần từng từ. Ví dụ thuốc Actara, sau khi nói tên thuốc nhà khoa học sẽ đánh vần A-C-T-A-R-A. Cách làm này là để cho nông dân có thể ghi chép lại, mua đúng loại thuốc cần thiết. Một cách thức để nông dân dễ nhớ nữa thường được sử dụng trong chương trình Phát thanh Nông thôn là “lặp lại”. Ví dụ khi nói địa chỉ bán giống, giới thiệu địa chỉ, số điện thoại thì người viết, người nói lặp lại lần nữa “xin nhắc lại cùng bà con…”. Những cách làm này của chương trình Phát thanh Nông thôn đã phần nào hạn chế bớt điểm yếu của phát thanh là “thoáng qua, khó nhớ”.

Trên chuyên mục Chuyện nhà nông (VTV1) cũng có một cách làm hầu giảm nhược điểm của việc thoáng qua, đó là giơ bảng. Ví dụ khi chuyên gia giới thiệu điện thoại của người bán giống cây trồng, vật nuôi mà nông dân có thể liên lạc, chuyên gia vừa đọc vừa giơ bảng có ghi tên, số điện thoại của người đó. Cách làm này vừa giúp giảm nhược điểm của lời nói, vừa tăng hiệu quả của truyền hình. Đây mới đúng là làm truyền hình. Tuy nhiên, rất tiếc là Chuyện nhà nông ít sử dụng thế mạnh về hình ảnh. Khi chuyên gia hướng dẫn (trong Mách nhỏ), toàn quay hình chuyên gia chiếm trọn khung ảnh, trong khi ảnh minh họa không có, chuyên gia lại không biết sử dụng “thủ thuật” như phát thanh (lặp lại, đánh vần) nên nhiều khi nghe mà không biết chính xác

70 tên thuốc đó là gì. Hơn nữa, trong khi diễn tả dấu hiệu bệnh của cây trồng, vật nuôi trên phát thanh rất khó khăn thì truyền hình không cần nói gì nhiều, chỉ cần dùng hình ảnh là nông dân có thể hiểu ngay, thế nhưng Chuyện nhà nông chưa làm được điều này. Chuyên gia vẫn còn nói rất nhiều mà hình thì không có bao nhiêu!

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 66)