Tính chính xác

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 89)

Đây là điều kiện tiên quyết khi chỉ dẫn - tư vấn. Có chỉ dẫn - tư vấn chính xác thì nông dân làm theo mới thu được kết quả tốt và như vậy thì việc chỉ dẫn - tư vấn mới có hiệu quả. Thông tin không chính xác, đó chỉ là tai nạn nghề nghiệp, nhưng đối với bà con nông dân, một khi áp dụng thông tin không chính xác gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng, vật nuôi, họ sẽ lãnh hậu quả nặng nề bởi đó là miếng cơm manh áo của bà con. Một vụ sản xuất thất bại cũng đồng nghĩa nợ nần chồng chất và hậu quả kéo dài đến cả vụ sau vì lấy gì làm vốn để tiếp tục sản xuất. Do vậy, nhà báo cần phải hết

92 sức kỹ lưỡng với thông tin chuyển giao cho bà con. Nếu như báo in bà con nông dân có thể đọc lại được thì với phát thanh và truyền hình, do đặc tính lời nói gió bay, cần áp dụng các thủ thuật để nông dân nắm bắt thông tin chính xác, không bị “nhiễu”. Với phát thanh, đó là cách “đánh vần” tên giống, tên thuốc, là lặp lại các con số,… còn với truyền hình thì ngoài thủ thuật như phát thanh, cần có hình ảnh minh họa.

3.2.2 Tính thiết thực:

Điều này có nghĩa là nội dung chỉ dẫn - tư vấn phải phù hợp với bà con nông dân theo vùng miền. Miền Tây sông nước không thể khuyến khích trồng cà phê hoặc miền Đông Nam bộ sỏi đá không thể khuyến khích trồng lúa. “Đất nào cây đó” là điều không thể không chú ý khi chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp. Không chỉ nhà báo chủ động về tính thiết thực này mà nhà báo còn có trách nhiệm “nhắc nhở” bà con nông dân. Đừng thấy nơi khác, vùng khác người ta trồng cây đó thành công mà mình bắt chước. Ví dụ miền Tây sông nước thì phải trồng những loại cây trồng chịu được khả năng ngập úng, nhất là 3 tháng mùa lũ. Miền Đông nắng hạn thì phải trồng cây chịu hạn tốt như các loại cây công nghiệp: bông vải, điều, cao su,… miền Tây Bắc lạnh lẽo không thể trồng những loại cây thích nắng nóng của phương Nam,… Hay như thực tế đã có trường hợp đem cây mai ra trồng ở miền Bắc, đem cây đào vào Nam trồng,… Bởi vậy, việc chọn lựa giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng là vô cùng quan trọng và nhà báo phải là người “hiểu” điều này, tránh chỉ dẫn – tư vấn không phù hợp.

3.2.3 Tính thời vụ:

“Mùa nào thức nấy” là đặc điểm của nông nghiệp. Nội dung chỉ dẫn - tư vấn dù hay đến mấy mà không đúng lúc, không kịp thời thì đều không có giá trị. Ví dụ đang mùa mưa mà tư vấn trồng rau trong mùa nắng thì hoàn toàn không giúp ích gì cho nông dân được vì đây không phải là vấn đề nông dân đang quan tâm. Tính thời vụ càng cần chú ý khi chỉ dẫn – tư vấn trồng lúa. Ở Đồng bằng sông Cửu long, một năm bà con có thể trồng 3 vụ lúa: Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông. Đặc điểm thời tiết khí hậu mỗi vụ mỗi khác, giống lúa và kỹ thuật trồng cũng có những khác biệt nhất định.

93 Không thể lấy qui trình trồng lúa Đông Xuân áp dụng cho vụ lúa Hè Thu và ngược lại. Bởi vậy, nhà báo cần phải có kiến thức nông nghiệp nhất định.

3.2.4 Tính thời sự:

Có nghĩa là việc chỉ dẫn - tư vấn phải sát với thực tế đồng ruộng. Đặc biệt là những khi dịch bệnh phát sinh thì số lượng bài viết liên quan phải nhiều hơn và chi tiết, cụ thể hơn. Tốt nhất là chỉ dẫn - tư vấn trước thời điểm nông dân có thể ứng dụng kiến thức KHKT đó, nhất là trong vấn đề phòng trừ sâu bệnh, vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

3.2.5 Dễ hiểu và dễ làm theo:

Đây là thuộc tính của bài chỉ dẫn - tư vấn. Mục đích của việc chỉ dẫn - tư vấn là muốn nông dân làm theo. Và chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp là phải để cho đại đa số nông dân có thể thực hiện được, chứ không phải dành cho một bộ phận nhỏ nông dân nào đó.

3.2.6 Tính nhất quán:

Đây là một vấn đề quan trọng. Không thể nào cùng một vấn đề mà “nay nói thế này mai nói thế khác”, nội dung phải thống nhất từ đầu đến cuối. Đặc biệt là khi đề tài trùng lắp. Tránh để nông dân hoang mang không biết làm thế nào mới đúng. Việc chỉ dẫn - tư vấn không nhất quán dễ làm cho nông dân phải tự “chọn một trong hai” hoặc phải nhờ người thứ ba phân xử.

3.3 M t số yếu tố khác:

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 89)