Truyền bá kinh nghiệm sản xuất

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 62)

Đây cũng là một nội dung mà hầu như loại hình báo chí nào cũng sử dụng trong chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp. Đơn giản bởi vì nông dân vốn khá thận trọng khi đưa kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất, nhất là khi phải thay đổi từ cây trồng này sang cây trồng khác, vật nuôi này sang vật nuôi khác. Trước tiên, trồng cây gì, nuôi con gì đã quen, đã rành, người mua đã có thì vẫn dễ hơn là trồng cây khác, nuôi con khác mọi thứ lại phải bắt tay từ đầu. Mà điều lo lắng nhất của nông dân khi chuyển đổi vật nuôi cây trồng là liệu có hiệu quả kinh tế không? Sản xuất ra thì bán cho ai?... Chính vì vậy loại bài viết truyền bá kinh nghiệm sản xuất có hiệu quả rất tốt trong việc khuyến khích động viên nông dân chuyển đổi bằng việc dẫn chứng cho nông dân thấy người thật, việc thật, có địa chỉ cụ thể, rõ ràng. Nội dung các bài viết này thường là giới thiệu những nông dân điển hình, biết áp dụng KHKT nông nghiệp vào thực tiễn sản xuất nên đạt năng suất, chất lượng cao từ đó hiệu quả kinh tế cao. Yếu tố hiệu quả kinh tế là điều kiện tiên quyết phải có trong dạng bài này. Nếu hiệu quả kinh tế không cao, nông dân sẽ không làm theo. Do vậy, muốn nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hoặc áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp thì phải chứng thực cho họ thấy là vật nuôi, cây trồng đó hoặc kỹ thuật mới đó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn vật nuôi, cây trồng hoặc kỹ thuật mà họ đang sử dụng (thông qua tổng thu nhập, qua năng suất, giá bán,….)

Trên báo Nông nghiệp Việt Nam, dạng bài này thường xuất hiện trên trang Khuyến nông và Tư vấn Dạy nghề. Ví dụ: Bài Tỷ phú xoài VietGAP (trang Khuyến

nông, NNVN 27/08/2010): ông Nguyễn Thế Bảo, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai…bình thường giá xoài chỉ từ 5000-7000đ/kg, bị ép giá thì 2.000-3.000đ/kg cũng phải bán…. Nhưng khi đã có chứng chỉ VietGAP thì giá bán là 15.000đ/kg. Hay như bài Cách trồng nấm rơm mới (trang Khuyến nông, NNVN 20/09/2010): ông

65

Dương Văn Trung, nông dân ở ấp Hòa Thọ, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang… năng suất nấm tăng từ 2-4 lần so với cách sản xuất truyền thống của nông dân.

Trong chương trình Phát thanh Nông thôn, loại bài này thường xuất hiện nhiều trong chuyên đề Khuyến nông (mục Kinh nghiệm nhà nông), Nông nghiệp hội nhập. Ví dụ như Khuyến nông 05/08 có bài Trồng chanh giấy làm giàu: nhờ trồng chanh giấy đúng qui trình kỹ thuật mà anh Tô Thanh Vân, nhà ờ tổ 2, ấp Minh Lomg, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã tạo được nguồn sống sung túc cho gia đình. Chỉ với diện tích 1ha, anh đạt sản lượng 30 tấn/năm, giá bán 6000đ/kg, thu được 100 triệu đồng. Khuyến nông 12/08 có bài Vươn lên từ xoài Đài Loan: nông dân Nguyễn Văn Nhiều, ấp Lương Tri, xã Mỹ Lương, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang… năng suất 4 tấn/vụ, giá bán 18.000-20.000đ/kg. sau khi trừ đi chi phí, ông thu lời ít nhất 100 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, chuyên mục Chuyện nhà nông (VTV1) cũng xuất hiện loại bài này tuy không nhiều, chủ yếu lồng ghép trong bài phóng sự, có thu ý kiến của nông dân. Ví dụ: Phóng sự Thừa thiên Huế nuôi nhím bờm (Chuyện nhà nông

17/09/2010) bà Nguyễn Thị Nương, xã Hương Lộc, Nam Đông, TTH… sau hai tháng nuôi nhím đẻ 1 cặp, bán được 12-13 triệutheo tính toán của phòng Nông nghiệp huyện, một hộ nuôi 1 cặp, có thể đạt doanh thu 300 triệu đồng/năm. Hay như Phóng sự Trồng ngô lai C919 (Chuyện nhà nông 25/08/2010): nông dân Hoàng Dư Thanh, thị trấn Thanh Sơn, Phú Thọ… giống này chịu được hạn, năng suất cao, một sào thu được trên 2 tạ hạt.

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)