0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Người tham gia chỉ dẫn, tư vấn

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHỈ DẪN - TƯ VẤN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM (TRÊN CỨ LIỆU BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN TPHCM, VTV1 (Trang 68 -68 )

Đây là đối tượng vô cùng quan trọng, nhất là trên phát thanh, truyền hình vì phải tiếp xúc với công chúng qua cách thể hiện giọng nói và cử chỉ, ngữ điệu khuôn mặt trên màn hình (truyền hình). Người tham gia chỉ dẫn tư vấn có thể là nhà khoa học, nhà báo và nhà nông.

Nhà khoa học được các báo, Đài lựa chọn đặt bài chủ yếu là những người đang

công tác tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và đội ngũ khuyến nông của Nhà nước, bên cạnh đó còn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các công ty đang hoạt động

71 trong lĩnh vực cung ứng vật tư nông nghiệp (sản xuất kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,..)

Trên báo Nông nghiệp Việt Nam có những cái tên quen thuộc như Kỹ sư Phương Thanh, Thạc sĩ Trần Kim Ngọc, Kỹ sư Cận, Nguyên Khê,…

Trong chương trình Phát thanh nông thôn, thường thấy xuất hiện là PGS TS Mai Thành Phụng (Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư quốc gia), là đội ngũ giảng viên trường Đại học Cần Thơ như PGS TS Nguyễn Bảo Vệ, PGS TS Phạm Văn Kim, TS Trần Thị Ba; trường Đại học Nông Lâm TPHCM thì có PGS TS Lê Quang Hưng, TS Phạm Hồng Đức Phước,… cán bộ khuyến nông thì có Thạc sĩ Nguyễn Thành, Kỹ sư Lý Vĩnh Phước, bác sĩ thú y Trần Thị Thu Nga,… còn đội ngũ các cán bộ kỹ thuật từ các công ty thì khá đông đúc: KS Tiêu Minh Tâm, Thạc sĩ Huỳnh Trí Đức, Thạc sĩ Huỳnh Kim Ngọc, Kỹ sư Nguyễn Mạnh Chinh,…Quan điểm chọn nhà khoa học chỉ dẫn - tư vấn của Phát thanh là chọn theo chuyên môn, ai rành lĩnh vực nào thì chỉ dẫn - tư vấn lĩnh vực đó, đặc biệt đó phải là người hiểu thực tế chứ không chỉ nghiên cứu lý thuyết suông, phải có giọng nói ấm áp, dễ nghe, có phong thái diễn đạt chậm rãi, gần gũi, thân thiện và hơi vui tính. Đặc biệt là nhà khoa học tham gia chương trình giao lưu trực tiếp Bạn Nhà Nông, phải thực sự là người “hiểu” nông dân và hiểu lĩnh vực mình sẽ chỉ dẫn - tư vấn. Thực tiễn công tác tại đây hơn 10 năm qua, tác giả thấy rằng có một vài lần, do nhu cầu đổi mới, chương trình đã thử mời nhà khoa học ít tên tuổi và ngay lập tức nhà khoa học này thể hiện sự lúng túng khi bị nông dân vặn vẹo, hỏi cắc cớ, bởi đây là giao lưu 2 chiều, không thể nói suông, nói sao cũng được.

Trong Chuyện nhà nông (VTV1) thì nhân vật quen thuộc nhất chính là GSTS Nguyễn Lân Hùng. Hầu như ngày nào ông cũng xuất hiện trong chương trình (trừ thứ bảy). Ông chỉ dẫn - tư vấn tất cả mọi thứ từ trồng trọt, chăn nuôi, từ giống đến chăm sóc,… Phải thừa nhận chuyên gia Nguyễn Lân Hùng rất giỏi, song ông bị khuyết ở giọng nói. Giọng nói khàn và như thiếu “hơi” khiến nhiều lúc không nghe rõ ông nói gì, đặc biệt là khi ông đọc tên giống hoặc tên thuốc, lại không có hình minh họa thì người nghe không biết chính xác tên giống đó hoặc thuốc đó là gì. Việc VTV1 chọn ông là người tư vấn chính cũng có điểm hay là tạo sự gần gũi với khán giả bởi sự thân

72 quen, song lại có những hạn chế nhất định bởi không phải lĩnh vực nào ông cũng rành, cũng hiểu thấu đáo. Với trình độ của ông, đọc sách, nghe kể lại, đi xem thực tế thì ông cũng đủ hiểu, nắm vấn đề, song không thể nào hiểu thấu đáo bằng những nhà khoa học chuyên ngành có gắn với thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Nên cùng một vấn đề, nếu ông chỉ dẫn thì sẽ không sâu sắc bằng nhà khoa học chuyên ngành. Do đó, ông chỉ phù hợp để giới thiệu những tiến bộ mới, kỹ thuật mới để tạo sự chú ý của nông dân còn những vấn đề sâu hơn thì nông dân phải hỏi người nắm vững chuyên môn đó.

Ngoài nhà khoa học thì như chúng tôi đã phân tích ở chương 1, với các tác phẩm báo chí có nội dung chỉ dẫn – tư vấn, vai trò của nhà báo cũng không thể xem nhẹ. Nhà báo là người gắn với trang báo, gắn với chương trình phát thanh, truyền hình, hơn ai hết họ hiểu rõ mục tiêu mà trang báo hoặc chương trình phát thanh, truyền hình hướng tới. Hơn nữa, qua quá trình tác nghiệp, họ cũng hiểu hơn về nông dân, đối tượng họ sẽ chỉ dẫn - tư vấn. Do vậy nhà báo là nhà chỉ dẫn - tư vấn cũng là một điều đương nhiên.

Trên báo Nông nghiệp Việt Nam, vai trò của nhà báo thể hiện rõ nét, bởi dù nhà khoa học viết bài thì cũng phải thông qua sự biên tập của nhà báo mới lên trang xuất hiện trước công chúng. Ở loại hình phát thanh và truyền hình thì nhà khoa học được giữ nguyên nội dung lời nói (trừ khi bị vấp mới bị cắt xén). Nhà báo can thiệp chủ yếu là ở việc chọn nhà khoa học, chọn đúng thì việc chỉ dẫn - tư vấn sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại. Song với những chương trình trực tiếp, vai trò của nhà báo (là biên tập viên, dẫn chương trình) lại khá quan trọng bởi họ đồng hành cùng với chương trình, họ phải là cầu nối, dẫn dắt chương trình, thậm chí khi giữa nhà khoa học và nông dân hiểu sai ý nhau thì chính nhà báo là người trung gian để điều chỉnh sự lệch pha này, hoặc có khi nhà báo sẽ là người gợi mở thêm vấn đề để nhà khoa học trả lời trọn vẹn câu hỏi của nông dân. Do vậy, nhà báo trong trường hợp này rất cần có kiến thức về KHKT nông nghiệp.

Và một đối tượng cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong việc chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân chính là nông dân. Nông dân nói – nông dân nghe là cách tuyên truyền rất hiệu quả cho đối tượng là nông dân. Dù gì đi

73 nữa, nhà khoa học nói hay nhà báo phát thanh thì cũng không thuyết phục bằng chính nông dân nói. Bởi đó là đối tượng được xem như bằng vai phải lứa, người ta làm được mình cũng làm được. Do vậy việc chọn điển hình nông dân cũng phải cẩn thận. Trong bài viết, chọn những nông dân đã từng thất bại rồi sau đó thành công khi ứng dụng kỹ thuật mới thì hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn là chọn gương nông dân trước giờ làm cái gì cũng thành công. Cách chọn lựa này đã được báo Nông nghiệp Việt Nam, chương trình Phát thanh nông thôn, chuyên mục Chuyện nhà nông áp dụng thông qua các bài viết về kinh nghiệm làm giàu của nông dân.

Trên báo Nông nghiệp Việt Nam, có thể minh họa cho luận điểm trên qua bài “Khâm phục ông Bảy Nhị” (trang Khuyến nông, NNVN ra ngày 16/08/2010): với số tiền không nhiều, họ mua 1000m2 đất trồng ngô, sắn để kiếm sống qua ngày. Rồi ông bắt đầu khai hoang vùng đất hoang hóa để trồng thêm các loại cây xoài, quýt,… sản phẩm làm ra nhưng tiêu thụ rất khó khăn, không có lãi bao nhiêu, vì vậy cái khó vẫn đeo bám gia đình ông. Bao đêm suy nghĩ, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng để có thu nhập cao và thoát cảnh nghèo, thấy đu đủ là cây dễ trồng, dễ bán, ông nảy sinh ý định trồng đu đủ. Sau hơn 1 năm, ông Nhị tính, cả vườn 3000 cây đu đủ ông sẽ thu lãi được 300 triệu đồng. Hay như bài “Vua giống dừa xiêm dây” (trang khuyến nông, NNVN ra ngày 30/08/2010): xuất thân từ nông dân, sau khi lập gia đình, anh Dũng nối nghiệp cha mẹ làm nghề kinh doanh cây giống và hoa kiểng. Chặng đường rất thăng trầm tưởng chừng thất bại phải bỏ nghề. Anh chuyển sang làm dừa giống và bước đầu đã thành công.

Trong chương trình Nông thôn, mục Kinh nghiệm nhà nông (Khuyến nông, 11/11/2010), bài: Đi lên từ hai bàn tay trắng: bài viết giới thiệu anh Đỗ Văn Hoàng ở ấp Bàu Trâm, xã Bàu Trâm, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã vươn lên thoát nghèo qua mô hình VAC. Qua bài viết, tác giải đã khắc họa được hình ảnh anh nông dân nghèo gần như tay trắng, được đưa vào diện xóa đói giảm nghèo và được vay từ quỹ này 7 triệu đồng. Nhờ chịu học hỏi kinh nghiệm từ những nông dân đi trước về kỹ thuật chăm sóc, chuồng trại, nên đàn dê của vợ chồng anh phát triển nhanh chóng. Từ đó, thu nhập gia đình anh bắt đầu tăng dần gần 100 triệu đồng.

74 Rõ ràng, khi giới thiệu một nông dân nghèo do sản xuất theo tư duy cũ, trở nên thoát nghèo làm giàu từ việc chuyển đổi mô hình sản xuất, từ việc ứng dụng KHKT nông nghiệp mới sẽ có tác động rất lớn đến một bộ phận nông dân cũng đang nghèo, cũng có hoàn cảnh tương tự như vậy nhưng lại chưa mạnh dạn đổi mới tư duy. Từ tấm gương đó, họ dễ dàng bắt tay vào làm theo. Đây là hình thức khuyến nông rất tốt và cần được phát huy nhiều hơn.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHỈ DẪN - TƯ VẤN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM (TRÊN CỨ LIỆU BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN TPHCM, VTV1 (Trang 68 -68 )

×