Đây là loại hình báo chí có khả năng chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất bởi ngoài yếu tố âm thanh như phát thanh, truyền hình còn có “hình”, “trăm nghe không bằng một thấy”. Điều này là sự thật hiển nhiên.
Bởi vậy, đối với truyền hình, muốn chỉ dẫn - tư vấn đạt hiệu quả cao, nhất thiết phải tận dụng triệt để yếu tố “hình”. Báo in cũng có hình, nhưng là “hình tĩnh”, còn hình của truyền hình là “hình động”, có giá trị hiện thực rất lớn. Do vậy, cần hạn chế hình tĩnh và tăng cường hình động để minh họa cho các vấn đề chỉ dẫn - tư vấn. Nếu
91 sử dụng ngôn ngữ hình ảnh khéo léo nhiều khi phần lời bình có thể giảm thiểu mà khán giả vẫn hiểu cặn kẽ.
Kỹ thuật làm truyền hình hiện nay rất phát triển. Đặc biệt là xu thế nhiều cửa sổ (many dimension). Trong chỉ dẫn - tư vấn KHKT cho nông dân, việc áp dụng xu thế này một cách hợp lý sẽ góp phần tăng hiệu quả của việc chỉ dẫn - tư vấn. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, sử dụng nhiều cửa sổ sẽ làm rối mắt khán giả. Tốt nhất, chỉ cần 2 hoặc 3 cửa sổ. Một cửa sổ là hình chuyên gia đang chỉ dẫn - tư vấn, một cửa sổ là hình ảnh minh họa chi tiết nội dung, một cửa sổ tóm tắt các ý chính mà nông dân cần nhớ (giống hộp dữ liệu trên báo in). Tùy thời điểm, tuỳ nội dung mà chọn cửa sổ nào làm cửa sổ chính.
Có thể khẳng định, trong 3 loại hình báo chí gồm báo in, phát thanh và truyền hình thì truyền hình là loại hình báo chí có ưu thế nhất trong việc chỉ dẫn – tư vấn bởi phù hợp với yếu tố trực quan sinh đ ng. Ông bà ta đã có đúc kết: trăm nghe không bằng một thấy. Chính cái “thấy” đó giúp cho việc làm theo vô cùng dễ dàng, nhất là với đối tượng là nông dân, phần đông trình độ học vấn còn thấp, cách thức “cầm tay chỉ việc” sẽ giúp họ dễ tiếp cận hơn.
3.2 Về n i dung chỉ dẫn - tư vấn:
Để việc chỉ dẫn - tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân đạt hiệu quả cao, nhất thiết nội dung chỉ dẫn phải đáp ứng các yêu cầu sau: