Với phát thanh

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 85)

Phát thanh có lợi thế chính là khi tiếp nhận thông tin, thính giả có thể đồng thời làm việc khác chứ không như báo in hoặc truyền hình. Với một chiếc radio bên mình, bất cứ lúc nào thính giả cũng có thể đón nhận được thông tin từ phát thanh. Và với nông dân, những người luôn dành nhiều thời gian trên đồng ruộng thì việc tiếp nhận thông tin qua radio là hết sức thuận lợi. Với một chiếc radio bỏ túi, nông dân có thể vừa lao động vừa tiếp nhận thông tin. Đây là một lợi thế mà các loại hình báo chí khác không có được. Tuy nhiên, phát thanh lại có nhược điểm là nghe qua một lần, rất khó nhớ chi tiết, mà không nhớ chi tiết thì không thể làm theo được và như vậy thì việc chỉ dẫn - tư vấn không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, điều cần lưu ý trước hết là phải làm sao cho nông dân nhớ được những gì cần nhớ. Muốn vậy cách thức chỉ dẫn - tư vấn phải chú ý đến việc lặp lại thông tin, nhấn mạnh điểm cần chú ý, và tốt nhất vẫn là trao đổi trực tiếp với nông dân.

Song song đó, cần sử dụng nhiều thể loại báo chí và cả văn hóa văn nghệ như thơ ca, hò vè để chương trình phát thanh hấp dẫn nhẹ nhàng và dễ nhớ dù là nội dung chuyển tải vấn đề khá khô khan như KHKT nông nghiệp. Đó là cách mà ông bà ta xưa kia đã từng sử dụng: “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì

88

râm” hay như “ nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”,… những cách đúc kết kinh nghiệm sản xuất như thế này sẽ dễ dàng được lưu truyền và nông dân rất dễ tiếp thu. Đây là ví dụ sản phẩm do chính nông dân sáng tác gửi về chương trình Phát thanh Nông thôn, Đài tiếng nói nhân dân TPHCM:

Rầy nâu, bọ trĩ tấn công

Bởi anh lơ đễnh không phòng từ xa Cruiser trộn giống cho ta

Ruộng đồng xanh tốt cả nhà yên vui

(nông dân Huỳnh Thị Điểm, huyện Châu Thành, tỉnh Long An)

Hay như bài vè sau đây của nông dân Lê Văn Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre:

Nghe vẻ nghe ve, nghe vè tôi kể Chuyện đời dâu bể, cô bác nhà nông Chăm sóc vun trồng, mất nhiều sức khỏe Từ khi còn trẻ cho đến tuổi cao

Khổ tướng lao tâm bởi loài cỏ dại

Chúng làm thiệt hại năng suất ruộng đồng Liên tiếp tấn công tranh phân với lúa Cánh đồng vàng úa năng suất bấp bênh Cuộc sống lênh đênh nông dân gánh chịu Gần như thấu hiểu cảnh khổ nhà nông Kỹ sư ra đồng tìm nguồn tiêu diệt So sánh hơn thiệt Sofit thuốc trừ Diệt cỏ dễ như xe đi đường nhựa Ruộng nhà mỗi thửa tôi xịt hai lần Cắt lúa về sân tiến hành cày ải

89

Phơi phải hai tuần tôi cho bừa trục Rơm rạ hoai mục lẫn lộn với bùn

Tiến hành chia khung, khoanh ô làm luống Giống tôi ưa chuộng: sạch bệnh kháng rầy Hôm sớm nghe đài gieo cho đúng vụ Trong khi giống ủ cần kiểm tra ngay Chớ để mầm dài, nửa phân đem sạ Phòng tránh dịch lạ, diệt ốc bươu vàng Không cho lây lan ở trên đồng lúa Để diệt cỏ lúa, lấy sofit ra

Của Syngenta 50 mi li lít

Pha vào bình xịt mười sáu lít tròn Trộn một hecta, 25 bình là được Ruộng còn ít nước, xịt thuốc lần hai Sau ba bốn ngày, đem phun sofit Không nhiều không ít, bốn chục xê xê Pha với một bình, loại mười sáu lít Phải xịt cho kỹ, 25 bình mỗi ha Nếu gặp mưa sa, cần nên bí nước Mầm mạ xanh mướt, cỏ dại tiêu đời Lúa sạ gặp thời ăn phân hút nước Ruộng đồng cạn nước chớ để đất khô Bơm nước ngoài vô năm phân là đủ Bón phân đúng vụ, chắc chắn trúng to Nhân dân ấm no, cảm ơn lãnh đạo.

90 Một điểm mà phát thanh cần lưu ý nữa là việc dàn dựng chương trình sao cho nghe không nhàm chán, muốn vậy, cần có nhiều đổi mới, sáng tạo trong cách thể hiện và phải thật sự chăm chút từng âm thanh, tiếng động cho chương trình. Đối với phát thanh, giọng cực kỳ quan trọng. Giọng nói của biên tập viên, nhà khoa học,… cần được lựa chọn kỹ: phát âm rõ không bị ngọng, chất giọng ấm, truyền cảm và nhất là cách trình bày phải thật gần gũi, thân mật, bởi lẽ phát thanh vốn dĩ có đặc trưng là sự thân thiện, riêng tư. Hơn thế nữa, bản chất nông dân vốn chân chất, hiền lành, họ không thích sự khoa trương sáo ngữ và cũng không thích cách xử sự trịch thượng, do vậy nếu nhà khoa học khi chỉ dẫn - tư vấn dùng lời lẽ không phù hợp, hơi xa cách là sẽ bị tác động ngược.

Đặc biệt, khi làm chương trình phát thanh, chúng ta cần lưu ý: các chương

trình nhỏ tạo nên tổng thể đều phải đạt chất lượng tốt, đều phải hấp dẫn. Không

thể 15 phút đầu chăm chút, sau đó thì vừa phải và để dành 15 phút cuối thật hay. Bởi lẽ một khi đang nghe mà thấy không cuốn hút, cảm thấy nhàm chán là thính giả ngay lập tức chuyển kênh hoặc tắt radio, họ không biết trước “món ăn” sắp tới mình sẽ dọn là “cao lương mỹ vị” để mà chờ đợi. Một khi thính giả đã nhàm chán, chuyển kênh hoặc tắt radio thì sẽ rất khó để thu hút họ quay trở lại với chương trình của mình. Chính vì vậy, cách sắp xếp nội dung và dàn dựng chương trình cần hết sức tinh tế. Đây cũng là điều mà chương trình truyền hình cần chú ý.

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)