Đặc điểm và thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 29)

Theo tác giả Đặng Kim Sơn: ở nước ta, nông nghiệp hiện chỉ chiếm khoảng 20,25% GDP nhưng là nguồn thu nhập chủ yếu của gần 68% các hộ nông thôn và cư

32

dân nông thôn. Trong nước đã hình thành một số vùng tập trung sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản,… ở Đồng bằng sông Cửu Long; cà phê và cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên; cao su, mía, lạc, hạt điều ở miền đông Nam bộ; lúa, rau ở đồng bằng sông Hồng; chè, rừng sản xuất ở trung du và miền núi phía Bắc; chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản ở duyên hải miền Trung. Chính các vùng sản xuất tập trung này đang tạo ra lượng nông sản hàng hóa lớn cho đất nước. Khoảng 90% lượng lúa gạo xuất khẩu được sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long, 80% lượng cà phê được sản xuất tại Tây Nguyên, 85% lượng cao su được sản xuất và xuất khẩu là của vùng Đông Nam bộ,…[17, trg 330-331].

Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn mang tính chất tiểu nông, manh mún, trên 80% hộ gia đình vẫn canh tác với diện tích dưới 1 ha; sản xuất nông nghiệp thủ công với các công cụ thô sơ, lấy sức lao động gia đình làm chính nên phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng là sản phẩm thô, sức cạnh tranh thấp.

Số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam công bố: năm 2009, dân cư nông thôn Việt Nam chiếm 72,6% số dân cả nước, chủ yếu là những hộ thuần nông. Phần lớn các hộ gia đình nông dân vẫn sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự hợp tác. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, thu nhập và khả năng tích lũy để tái đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thấp…. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn (theo chuẩn 200.000đ/người/tháng) vẫn còn ở mức 14,8% (ở nhiều vùng sâu, vùng xa như khu vực trung du và miền núi phía bắc, tỷ lệ nghèo tới 23,5%).

Riêng về lĩnh vực giáo dục, theo số liệu được đưa ra tại Hội thảo về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển nông thôn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 10/04/2010 thì: trong số 21 triệu 200 ngàn lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động trên toàn quốc, có tới 20 triệu 700 ngàn người (98%) chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ chuyên môn. Và cũng theo số liệu tại hội thảo này thì cả nước có trên 60 triệu nông dân mà lực lượng cán bộ khuyến nông chuyên trách chỉ có 4.800 người, đây là lực lượng được hưởng lương nhà nước. Bên cạnh đó, cả nước cũng có khoảng 10.500 cán bộ khuyến nông không chuyên trách và trên 15.700 cộng tác viên

33 khuyến nông. Tính bình quân phải trên 12.500 nông dân thì mới có 1 khuyến nông chuyên trách, con số này là quá thấp!

Có thể thấy, nông dân là lực lượng nghèo nhất nước, trình độ học vấn thấp và chiếm tỷ lệ cao trong dân số Việt Nam.

Thực trạng trên cho thấy vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta hiện nay là rất bức xúc, cần có những giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Chính vì vậy mà năm 2008, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết 26/TW về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Nghị quyết Trung ương 26 nêu rõ: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp.

Đảng ta cũng khẳng định:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

34 Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho

nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề chỉ dẫn - Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (trên cứ liệu báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, VTV1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)