1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX.PDF

120 581 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Phong trào Thiện đàn Việt Nam những năm này, một mặt như là sự tiếp nối của các hoạt động trong Hội Hướng thiện – Hội của những người trong hàng khoa giáp, thờ Văn Xương đế quân khi xưa,

Trang 1

Môc lôc

MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined

Chương 1: GIÁNG BÚT VÀ KINH GIÁNG BÚT CỦA PHONG TRÀO

THIỆN ĐÀN ĐẦU THẾ KỶ XX Error! Bookmark not defined

1.1 Thiện đàn và tổ chức của Thiện đàn Error! Bookmark not defined

1.1.1 Thiện đàn Error! Bookmark not defined

1.1.2 Cách thức tổ chức của Thiện đàn Error! Bookmark not defined

1.2 Giáng bút và vấn đề in kinh giáng bút Error! Bookmark not defined

1.2.1 Giáng bút Error! Bookmark not defined

1.2.2 Công cụ cho một cuộc giáng bút Error! Bookmark not defined

1.2.3 Trình tự một cuộc giáng bút Error! Bookmark not defined

1.2.4 Thời gian giáng bút, in kinh Error! Bookmark not defined

1.3 Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế

kỷ XX Error! Bookmark not defined

1.3.1 Đơn vị số lượng Error! Bookmark not defined

1.3.2 Nhận xét về đơn vị số lượng, ngôn ngữ văn tự, hình thức cố địnhError! Bookmark not defined 1.3.3 Nhận xét về phương diện nội dung Error! Bookmark not defined

1.3.4 Ba chân kinh đại diện Error! Bookmark not defined

1.3.4.1 Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh (1904)Error! Bookmark not defined

1.3.4.2 Tam Bảo quốc âm chân kinh (1906)Error! Bookmark not defined

1.3.4.3 Hồi xuân Nam âm chân kinh (1910)Error! Bookmark not defined

Chương 2: SỰ TƯƠNG ỨNG NÔM – HÁN TRONG QUỐC VĂN NÔM

KINH GIÁNG BÚT Error! Bookmark not defined

2.1 Tương ứng Nôm và Hán trong “Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân

kinh” (1904) Error! Bookmark not defined

2.2 Tương ứng Nôm và Hán trong “Tam Bảo quốc âm chân kinh” (1906)Error! Bookmark not defined 2.3 Tương ứng Nôm và Hán trong “Hồi xuân Nam âm chân kinh” (1910)Error! Bookmark not defined

Trang 2

Chương 3: CHỦ THỂ GIÁNG BÚT – QUẦN CHÂN VÀ SỰ TƯƠNG

ỨNG GIỮA CHỦ THỂ VÀ THỂ LOẠI Error! Bookmark not defined

3.1 Quần chân – chủ thể của thơ văn giáng bút Error! Bookmark not defined

3.2 Sự tương ứng giữa chủ thể giáng bút và thể loạiError! Bookmark not defined

3.2.1 Quần chân và sự tương ứng thể loại, ngôn ngữ giáng bút ở “Tăng

quảng Minh Thiện quốc âm” (1904) Error! Bookmark not defined

3.2.2 Quần chân và sự tương ứng thể loại, ngôn ngữ giáng ở “Tam Bảo

quốc âm chân kinh” (1906) Error! Bookmark not defined

3.2.3 Quần chân và sự tương ứng thể loại, ngôn ngữ giáng bút ở “ Hồi

xuân Nam âm chân kinh” (1910) Error! Bookmark not defined

3.3 Lược điểm về giá trị nội dung của quốc văn Nôm trong kinh giáng bútError! Bookmark not defined 3.3.1.Thúc giục lòng yêu nước Error! Bookmark not defined

3.3.2 Khuyên con người ta hướng thiện, yêu thương đùm bọc lẫn nhauError! Bookmark not defined 3.3.3 Vãn hồi đạo cương thường Error! Bookmark not defined

3.3.4 Đề cao vị thế người phụ nữ Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Chữ Nôm với tư cách là một hệ thống văn tự cho tiếng Việt trong lịch sử

đã cùng với tiếng Việt tạo nên một truyền thống ngôn ngữ viết cho Việt ngữ- truyền thống quốc văn Nôm, đa dạng và phong phú về phương diện thể loại cũng như về chức năng và phong cách

Do nhiều nguyên nhân của lịch sử - xã hội và văn hóa, truyền thống quốc văn Nôm ấy đã nhường chỗ cho nền quốc văn mới - quốc văn viết bằng văn tự chữ cái alphabet - chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX Việc chuyển từ quốc văn Nôm sang quốc văn chữ cái là cả một quãng thời gian khá dài, khoảng vài chục năm của những thập niên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Trong thời gian quá

độ ấy, quốc văn Nôm, một mặt vẫn tiếp tục đảm nhận những chức năng của quốc văn Nôm truyền thống, mặt khác, lại đảm nhận những nhiệm vụ mà công cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân, bảo tồn giống nòi, hiện đại hóa dân tộc và văn hóa đòi hỏi Các nhóm người, các giáo phái, nhất là những nhà nho

có lòng yêu nước đã sử dụng và phát triển quốc văn Nôm trong những chức năng và nhiệm vụ mà công cuộc bảo tồn giống nòi đòi hỏi Quốc văn Nôm vẫn

là một trong những công cụ ngôn ngữ văn tự chủ yếu nhằm tuyên truyền yêu nước, cứu giống cứu nòi Một trong những lĩnh vực và xu hướng đã vận dụng quốc văn Nôm trong các chức năng như thế là hoạt động của phong trào Thiện đàn những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Phong trào Thiện đàn Việt Nam những năm này, một mặt như là sự tiếp nối của các hoạt động trong Hội Hướng thiện – Hội của những người trong hàng khoa giáp, thờ Văn Xương đế quân khi xưa, mặt khác lại có những kết hợp và đổi mới, nhất là kết hợp với tín ngưỡng dân gian thờ Thánh Mẫu, thờ Quan đế, thờ Đức thánh Trần…tỏa ra các địa phương, hình thành vài chục Thiện đàn ở khắp các tỉnh, phổ biến nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, soạn được vài chục bộ kinh bằng chữ Nôm hiện còn được đăng ký trong bộ “Di sản Hán Nôm

Trang 4

Việt Nam - Thư mục đề yếu” cũng như được lưu giữ trong Kho Văn tịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Với các đơn vị số lượng và chất lượng khá lớn như trên, quốc văn Nôm Thiện đàn thực sự như là một trong những chứng tích về đời sống quốc văn Nôm Việt Nam những thập niên giáp lai giữa hai thế kỷ Quốc văn Nôm trong bước chuyển ấy có đời sống như thế nào? Các nhà ngữ văn Nôm truyền thống

đã làm gì cho quốc văn Nôm trong những thời điểm có liên quan đến vận mệnh của cả một truyền thống quốc văn dân tộc, phần nào có thể thấy và được phản ánh trong các tư liệu nêu trên

Theo cách đặt vấn đề trên đây, trong luận văn thạc sĩ Hán Nôm của mình, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nào đó cho sự tìm hiểu quốc văn Nôm – quốc văn truyền thống trong buổi giao thời Âu - Á đầu thế kỷ

XX về mặt tư liệu cũng như nhận thức

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều buổi hội thảo cũng như có một số công trình nghiên cứu về

văn Thiện đàn hay còn gọi là kinh giáng bút ở Việt Nam nhằm giới thiệu trữ

lượng văn bản, đề cập đến loại hình văn bản này về các phương diện tư liệu, chữ

Nôm cũng như giá trị văn học của chúng như: Thơ ca giáng bút và Hồi thuần

chân kinh hạ tập [17, 85-90] của Phạm Đức Duật, Đôi nét về văn Thiện đàn (kinh giáng bút) [27, 210-218] của Mai Hồng, Tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam [31,

210-218] của Nguyễn Văn Huyên, bài tham luận của TS Nguyễn Xuân Diện

Văn thơ Nôm giáng bút với việc kêu gọi lòng yêu nước và chấn hưng văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX [15, 218-230] Công trình Kinh Đạo Nam- thơ văn giáng bút của Vân Hương đệ nhất thánh mẫu (Liễu Hạnh) và các vị thánh

nữ [3] do GS Đào Duy Anh khảo chứng và Nguyễn Thị Thanh Xuân phiên âm

chú thích ấn hành năm 2007 đã giới thiệu khá đầy đủ về tác phẩm Kinh Đạo Nam

Kinh giáng bút là vấn đề nghiên cứu được thực hiện trong một số khóa

luật tốt nghiệp cử nhân Hán Nôm như: Văn bản Tăng quảng Minh thiện quốc

âm chân kinh của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX [59] của Hồ Cẩm Vân,

Trang 5

Tam Bảo quốc âm chân kinh trong phong trào Thiện đàn nửa đầu thế kỷ XX [9]

của Nguyễn Đức Bá và Phổ Thiện đường và văn bản Hồi xuân Nam âm bảo

kinh ngoại tập [30] của Trần Quang Huy

Kinh giáng bút còn được một học giả người Mỹ trình bày trong một tọa đàm khoa học tại Khoa Văn học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2008

Như vậy, kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đã được tiếp cận từ các góc độ như: sưu tập tư liệu, phiên Nôm, nghiên cứu chữ Nôm hay phân tích chúng nhằm nêu lên giá trị nội dung (nội dung yêu nước, giá trị văn hóa)

Tuy vậy, kinh giáng bút từ góc nhìn quốc văn Nôm Việt Nam của một thời đoạn có tính bước ngoặt của quốc văn Việt Nam nói chung, quốc văn Nôm nói riêng vẫn là vấn đề còn bị bỏ trống

Luận văn với đề tài “Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào

Thiện đàn đầu thế kỷ XX” của chúng tôi sẽ đề cập đến quốc văn Nôm trong

kinh giáng bút của các Thiện đàn đầu thế kỷ XX không chỉ về mặt tư liệu (lập danh mục, phiên Nôm) mà còn tiến hành phân tích những đặc trưng chủ yếu của hình thái quốc văn Nôm này trên các phương diện chủ yếu như: tính chất quốc văn Nôm về mặt ngôn ngữ - văn tự; chủ thể sáng tạo của quốc văn Nôm kinh giáng bút Thiện đàn, các thể loại văn học được sử dụng, sự tương ứng giữa chủ thể sáng tạo và thể loại văn học được sử dụng cũng như lược điểm một số giá trị về phương diện nội dung

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quốc văn Nôm trong kinh giáng

bút của phong trào Thiện Đàn đầu thế kỷ XX hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng như qua tư liệu mà chúng tôi thu thập được trên thực địa

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở các phương diện sau đây:

- Nghiên cứu tư liệu và văn bản học loại hình văn bản quốc văn Nôm kinh giáng bút (lập danh mục văn bản, phiên Nôm các đại diện tiêu biểu )

Trang 6

- Phân tích chúng theo các tiêu chí về chức năng - phong cách - thể loại trong mối liên hệ với truyền thống quốc văn Nôm nói chung theo một số số đo

áp dụng cho một ngôn ngữ viết để góp phần lý giải đời sống quốc văn Nôm ở một giai đoạn có tính bản lề và bước chuyển những năm đầu thế kỷ XX

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành làm luận văn, chúng tôi sẽ vận dụng một số những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Các phương pháp và thao tác của khoa văn bản học Hán Nôm

- Các nguyên tắc và thao tác của phương pháp nghiên cứu trường hợp và đại diện

- Các phương pháp và thao tác phân tích ngôn ngữ viết theo các đặc trưng cấu trúc - chức năng - thể loại - phong cách để xác định giá trị của loại hình văn bản quốc văn Nôm trong các mối liên hệ và quan hệ

5 Cái mới của luận văn

Qua nghiên cứu quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX, luận văn góp phần mô tả đời sống cũng như một số đặc trưng chủ yếu của loại quốc văn này vào những thập niên cuối thế kỷ XIX

và đầu thế kỷ XX

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với các nội dung chủ yếu của từng chương như sau:

Chương 1: Giáng bút và kinh giáng bút của phong trào Thiện

đàn đầu thế kỷ XX nhằm giới thiệu về Thiện đàn, phong trào Thiện đàn,

giáng bút và vấn đề in kinh giáng bút đầu thế kỷ XX cũng như quốc văn Nôm trong kinh giáng bút từ góc nhìn số lượng, giới thiệu đại diện để từ đó làm nền tảng cho các bước nghiên cứu tiếp theo

Chương 2: Sự tương ứng Nôm – Hán trong Quốc văn Nôm

kinh giáng bút (Qua nghiên cứu đại diện) với mục đích qua nghiên cứu

3 tập kinh giáng bút (Tăng quảng Minh thiện Quốc âm chân kinh

Trang 7

曾廣明善國音真經 (1904); Tam bảo Quốc âm chân kinh 三寳國音真經 (1906) và Hồi xuân Nam âm chân kinh 回春南音真經 (1910)) để đề cập đến

một số đặc trưng của quốc văn Nôm trong kinh giáng bút trên phương diện:

Tính chất quốc văn trên phương diện đối lập Nôm – Hán…

Chương 3: Chủ thể giáng bút – Quần chân và sự tương ứng

giữa chủ thể và thể loại trong chương này, chúng tôi sẽ nói tới những đặc

trưng chủ yếu có liên quan đến: Quần chân – chủ thể của quốc văn Nôm kinh

giáng bút; Quần chân và sự tương ứng thể loại trong kinh giáng bút cũng như

điểm qua một số khía cạnh về giá trị nội dung của quốc văn Nôm trong kinh

giáng bút

Kèm theo luận văn này là Phụ lục gồm:

Phụ lục 1: Bảng thống kê tên 98 Thiện đàn1

Phụ lục 2: Danh mục các tập kinh giáng bút đầu thế kỷ XX2

Phụ lục 3: Tập kinh Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh (1904)

Do T.S Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cung cấp

2 Được lập từ bộ “Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu” do GS Trần Nghĩa và GS.F.Gros đồng chủ biên (1993), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 3 tập

3 Do cử nhân Hán Nôm, Hồ Cẩm Vân - K49, Trường Đại hoc KHXH và NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) cung cấp

4 Do cử nhân Hán Nôm, Nguyễn Đức Bá – K49, Trường Đại học KHXH và NV (Đại học Quốc gia Hà nội) cung cấp

Trang 8

Chương 1: GIÁNG BÚT VÀ KINH GIÁNG BÚT CỦA PHONG

Chương này chúng tôi sẽ giới thiệu về Thiện đàn, phong trào Thiện đàn, giáng bút và các vấn đề có liên quan đến in kinh giáng bút, nguồn quốc văn Nôm kinh giáng bút qua danh mục kinh giáng bút Nôm, giới thiệu các tập kinh được coi là đại diện để từ đó làm nền tảng cho chương nghiên cứu tiếp theo

1.1 Thiện đàn và tổ chức của Thiện đàn

1.1.1 Thiện đàn

Thiện đàn – Đàn Khuyến thiện, với tên gọi của mình, đây là loại hình đàn trong sinh hoạt tín ngưỡng thoạt đầu gắn liền với nhà Nho, những người trong khoa giáp nhằm khuyến khích con người làm việc thiện, răn dặn không làm điều ác Theo quan niệm xưa, việc đỗ hay trượt của sĩ tử chỉ dựa vào âm đức Đền Ngọc Sơn được Hội Hướng Thiện - Hội của những người trong khoa giáp được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX, thờ Văn Xương đế quân - vị thần ở phủ Văn Xương, chuyên coi về bổng lộc mà việc học hành thi cử xưa kia là nhằm cầu bổng lộc Muốn cầu được bổng lộc trước hết phải cầu Văn Xương đế quân Phải có “phận” đã rồi mới hy vọng đỗ Câu nói của người xưa “học tài thi

phận” là thế Nhiều câu đối ở đền Ngọc Sơn thể hiện tinh thần này: “Thiên

thượng chủ tư hữu nhãn đan khán tâm điền Nhân gian văn tự vô quyền toàn bằng âm đức” “Luận sự thường tồn trung hậu tâm, mạc đại phân hắc bạch Vi văn bất tác khinh bạc ngữ, đồ tự sính thư hoàng” Nhưng đến đầu thế kỷ XX,

bên cạnh những quan niệm vốn có đó, sách của Thiện đàn (Thiện thư) vẫn khuyến thiện như xưa nhưng giờ đây còn là khuyên yêu nước, yêu nhà “Non nước”, “Nước non” là một trong những từ rất phổ dụng trong các sách của Thiện đàn

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, đã có nhiều tên gọi khác nhau

về Thiện đàn như: Chính tâm đàn, Lạc đạo đàn, Hội thiện đồng, Phổ thiện

Trang 9

đường, Khuyến thiện đàn, Thất diệu đàn, Vi thiện đàn, Lạc thiện đường, Công thiện đường, Lê hoa đường…5

Cầu cơ giáng bút luôn gắn liền với các hoạt động khuyến thiện, hướng

thiện Nó lúc đầu được diễn ra ở các đền Đạo giáo nhằm xin những lời răn dạy

của thánh thần về vận hạn, may rủi Tại các cung quán thờ cúng của Đạo giáo (Quán Trấn Vũ, đền Ngọc Sơn, Quán Linh Tiên, Lạc thiện đường, Tam thánh

điện …) ở thời nhà Nguyễn, có những bản kinh của Đạo giáo (Kinh Âm chất,

Kinh Văn xương đế quân, Kinh Quan Thánh đế quân, Dược sơn kỷ tích toàn biên…) đọc giảng cho mọi thiện nam, tín nữ Lúc đầu kinh cũng chủ yếu viết

bằng Hán văn, song càng theo thời gian, số tác phẩm kinh giáng bút được viết bằng quốc âm đã có chiều hướng gia tăng đáng kể Vào cuối thế kỷ XIX, các cuộc giáng bút, giảng thiện không còn giới hạn ở các đền của Đạo giáo nữa mà

nó được mở ở nhiều nơi Ngoài Hà Nội – một trong những điểm xuất hiện nhiều Thiện đàn với lượng kinh giáng bút được khắc in chiếm một phần không nhỏ trong kho tàng kinh giáng bút hiện còn lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thiện đàn còn xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác nhau như: Nam Định, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ…Tựu trung, Thiện đàn tập trung chủ yếu ở Bắc Kỳ

Kể từ cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, khai thác

thuộc địa, vơ vét của cải, tài nguyên, đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn, thuốc phiện, ra sức đàn áp tàn bạo phong trào đấu tranh của dân tộc ta, triều đình thì hèn nhát, cung phụng, làm tay sai cho giặc, thế nên thuần phong mỹ tục, giá trị cương thường của ta ít nhiều đã bị ảnh hưởng, đảo lộn Đây cũng là một trong những nhân tố khiến một bộ phận nhà nho có lòng yêu nước bất đắc chí về quê

mở trường dạy học hoặc dựng Thiện đàn để mong làm được điều gì đó cho dân tộc ta “Từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, lại có các vị nhà nho bất đắc chí, hoặc về quê mở trường dạy học, hoặc lập Thiện đàn để mong mượn Thiện

đàn để bảo vệ cương thường” được đề cập đến Tìm hiểu phong trào Thiện đàn

đối với cuộc vận động ái quốc – Kinh đạo Nam [3, tr21] do Nguyễn Thị Thanh

5 Xem danh sách 98 thiện đàn ở phần phụ lục 1 của Phụ lục đi kèm với luận văn

Trang 10

Xuân phiên âm và chú thích Mặt khác, một trong những ví dụ điển hình nhất

đã được ghi lại trong Đào Duy Anh (1989), Nhớ nghĩ chiều hôm, Hồi ký, Nxb

trẻ, tp HCM [5, tr217-218] đó là việc Đặng Xuân Bảng, Tiến sĩ quê ở làng

Hành Thiện, tỉnh Nam Định, vốn là tuần phủ tỉnh Hải Dương, song sau khi tỉnh Hải Dương bị quân Pháp chiếm mất, rồi vua Tự Đức cách chức, ông đã trở về quê cùng với Đặng Ngọc Toản nguyên làm giáo thụ Kiến Xương cho xây cất

Thiện đàn ở đền Văn Xương trong làng Kế đó cho dịch Kinh Âm chất 音貭 ra

tiếng Việt, soạn bài Thái thượng cảm ứng thiên quốc âm ca 太上感應天國音歌,

tu chỉnh bài Huấn tử quốc âm ca 訓子國音歌 của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị…

Ở quê nhà, các nhà nho đã tổ chức hình thức Thiện đàn, thông qua các cuộc cầu cơ, giáng bút để tiếp tục tuyên truyền những tư tưởng ái quốc; khuyến thiện, phục dựng đạo lý luân thường đang bị đảo lộn; gắn chặt tinh thần đoàn kết dân tộc…Phong trào này mỗi lúc một rầm rộ ở Bắc Kỳ cho đến vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh cũng như tầm ảnh hưởng của nội dung các bản kinh giáng bút qua phong trào Thiện đàn đã khiến thực dân Pháp thời kỳ này bắt đầu bất an

Nói vậy cũng bởi, trong bài “Tìm hiểu phong trào Thiện đàn đối với cuộc vận

động ái quốc” – Kinh đạo Nam in trong tập hồi ký “Nhớ nghĩ chiều hôm”

(Nxb trẻ, tp Hồ Chí Minh, 1989) và được in thành tác phẩm “Kinh đạo Nam”

(Nxb Lao động, 2007) có thuật lại lời của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh như sau:

“Ông Nguyễn Ngọc Tỉnh kể lại rằng, trong thời gian giáng bút và ấn

hành bản kinh này thì lý trưởng và Phó lý xã Hạc Châu sợ liên lụy nên đã báo cáo cho quan lại sở tại Chính quyền thực dân giao cho Bùi Bằng Đoàn bấy giờ

là Tri phủ Xuân Trường điều tra Bùi Bằng Đoàn có vợ có sai nha đi heo đến đàn để thử, viết một tờ sớ cho vào phong bì kín Hàng ngày khách thập phương qua lại để lễ và xin kinh rất đông, nhiều người sang trọng, cho nên chẳng ai để

ý đến đó là bà phủ Xuân Trường Theo lệ thì người đến lễ đặt phong bì lên bàn thờ Thánh phải giáng bút chỉ tên người ấy, có đúng thì người ta mới tin Thánh bèn giáng bút cho ngay một câu thơ rằng:

Côn dược thiên trùng thương hải ngoại, Bằng Đoàn vạn lý tử tiêu gian

Trang 11

Thế là chỉ rõ tên Bùi Bằng Đoàn ra bằng một câu thơ, mà các nhà nho học giỏi đều nhận là rất hay, bình thường khó có người tức tịch làm ra được, huống chi là người cầm kê đấy sức học cũng tầm thường

Bùi Bằng Đoàn do đó cũng tin là có tiên thánh giáng bút thực, báo cáo lên tỉnh đó là việc tôn giáo thật chứ không phải là hoạt động chính trị như hương lý báo Sau đó Án sát Nam Định là Mai Toàn Xuân cũng cho vợ đến lễ để đặt phong

bì kín và thử như thế Bùi Bằng Đoàn là người nho học có tiếng cho nên được giáng bút một câu thơ chữ Mai Toàn Xuân xuất thân là bồi Tây nên ít học, chỉ được giáng bút một câu thơ Nôm, nhưng cũng được vạch ra cả ba chữ họ tên như

Thiện đàn được thiết lập là do một nhóm người đứng lên Thành phần tham gia bao gồm nhiều tầng lớp từ thân hào, nông dân cho đến các tầng lớp nho sĩ, trí thức Tất cả tham gia cuộc giáng bút đều có chung một mục đích đó chính là để xem, nghe quần chân giáng bút với những nội dung hướng thiện, những điều nên làm và những điều không nên làm Với mục đích phục vụ nhiều tầng lớp thế nên ngôn ngữ trong kinh giáng bút theo đó được sử dụng chủ yếu

là Quốc âm, Nam âm Tuy nhiên cũng không loại trừ một số tác phẩm có sử dụng xen kẽ Quốc âm và Hán tự

1.1.2 Cách thức tổ chức của Thiện đàn

Về cách thức tổ chức Thiện đàn, theo Thiên thu kim giám chân kinh

天秋金鍳真經 của Hướng Lạc Hợp Thiện đường, phố Phù Liên, tỉnh Thái Nguyên (bản kinh này được in năm Duy Tân thứ 5 (1911), hiện đang lưu trữ ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có độ dài 90 trang, khổ 25cm x 15cm

Trang 12

gồm 2 tựa, 1 dẫn, 1 bạt, 1 mục lục mang ký hiệu AB.250) thì Văn Xương đế quân có chỉ thị về cách tổ chức đàn như sau:

 Phía trên hết chính giữa (chính giữa cao trên hết) đặt tôn vị Ngọc Hoàng

 Ngoài cấm môn đặt hương án thờ các vị thần ở điện Thống Minh và các bộ Tam cung phối theo

 Bên tả: Ở ban trên thờ Trần Hưng Đạo đại vương (Trần vương), Phù Đổng thiên vương (Đổng vương); Ban giữa thờ Tản Viên thần, Lý Tôn thần (hay còn gọi là Lý Phục Man); Ban dưới thờ Nhị thập bát tú

 Bên hữu: Ở ban trên thờ Dao Trì Vương Mẫu; Ban giữa thờ Quan âm

bồ tát và Vân Hương thánh mẫu (Liễu Hạnh); Ban dưới thờ các công chúa nước Nam (các nữ thần phối theo Thánh mẫu trời Nam)

 Ngoài sân có bày một hương án thờ các thần trung nghĩa âm dương (cả nam lẫn nữ)

 Kê bút: dùng một cành đào mọc ở phương Đông dài 3 thước, chu vi 7 tấc, đầu lấy 3 vuông vải sô màu vàng bọc lại Phía trên có xuyên một lỗ, lấy tơ ngũ sắc bện dây, xâu qua đầu ra 2 bên Mỗi bên tả hữu cho một tiểu đồng cầm đầu dây Ở dưới kê bút đặt cái long kỷ cao 3 thước Trên kỷ đặt bàn gỗ bọc vải

đỏ, duy trước mặt chừa một lỗ nhỏ

+ Bên kê bút, có Quan Thánh đế cầm thanh long đao đứng hầu để nhận chữ (chữ được viết trên gạo hoặc trên cát đặt trên mâm – bàn gỗ đào)

+ Văn, Lã nhị vị đứng hầu hai bên tả và hữu

+ Bên hữu cấm môn có sự xuất hiện của Đổng Vương cầm gươm dài đứng hầu

Cách thức tổ chức Thiện đàn Hướng Lạc Hợp Thiện đường được trình bày như sau (vị trí từ trong đàn nhìn ra):

Trang 13

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

CẤM MÔN

THỐNG MINH CHƯ THẦN

DAO TRÌ VƯƠNG MẪU

QUAN ÂM BỒ TÁT VÂN HƯƠNG THÁNH

Trang 14

Trên đây chỉ cách bài trí của một Thiện đàn tiêu biểu Vào thời điểm bấy giờ - khi phong trào Thiện đàn phát triển, việc bài trí tại một số Thiện đàn tuy cũng có những đặc điểm chung cố hữu song vẫn có những nét khác biệt nhất định Tại Phổ Thiện đường (vốn nằm ở thôn Trôi, xã Xuân Kỳ, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên) – một trong những nơi mà phong trào Thiện đàn hoạt

động và phát triển mạnh mẽ, thường xuyên ấn loát các tác phẩm kinh giáng bút

tọa lạc ở thôn Bến, miền Xuân Kỳ, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vẫn còn những câu đối hoành phi, cấu trúc giữ lại hình ảnh của Phổ Thiện đường xưa Theo đó, bên trong Phổ Thiện đường có 6 pho tượng thờ (chưa rõ là thờ đức thánh thần nào ngoại trừ một tượng mẫu Địa) và 7 đôi câu đối (1 đôi nằm ngoài Phổ Thiện đường), 2 bức hoành phi (một trong hai bức có đề Phổ Thiện đường)

SƠ ĐỒ VỀ SỰ BÀI TRÍ TRONG PHỔ THIỆN ĐƯỜNG

Tam th¸nh

MÉu §Þa Th¸nh

mÉu

T-îng th¸nh

Trang 15

Khung cảnh bên trong Phổ Thiện đường

Trang 16

Nhìn vào cách thức tổ chức 2 Thiện đàn tiêu biểu trên, có thể thấy rằng

sự ảnh hưởng không nhỏ của Đạo giáo tới các Thiện đàn Nói vậy là vì tại các Thiện đàn đều có sự xuất hiện của các vị thần Đạo giáo, thần thánh Việt Nam Tuy giữa các Thiện đàn có sự bố trí khác biệt nhau, song xét về cốt lõi của nó thì đây quả thực là sinh hoạt tôn giáo đơn thuần đã được văn nhân chí sĩ ái quốc

sử dụng với mục đích tuyên truyền tư tưởng yêu nước, tinh thần quật khởi của dân tộc thông qua hoạt động cầu cơ giáng bút

1.2 Giáng bút và vấn đề in kinh giáng bút

1.2.1 Giáng bút

Giáng bút 降筆 vốn xuất phát là một hoạt động có tính chất thần bí gắn

liền với Đạo giáo 道教, được gọi là phù cơ 扶箕, phù loan 扶鸞, phù tiên

扶仙, phù kê 扶乩 Theo như 中華道教大辭典 Trung Hoa đạo giáo đại từ

điển [62, tr832] thì phù kê được nói đến như sau: “Phù kê 扶乩 là một loại

hình chiêm bốc thời cổ đại, còn gọi là phù loan 扶鸞, giáng bút bắt đầu xuất

hiện rộng ở thời nhà Đường 唐 Đến triều Minh Thanh 明清 thì rất được thịnh hành trong giới sĩ đại phu Như vậy ta thấy rằng hiện tượng giáng bút xuất hiện phổ biến từ thời Đường còn niên đại của nó thì hiện vẫn chưa ai xác định được

cả Cầu cơ 求箕 xuất phát từ một truyền thuyết vào thời Nam Triều 南朝 ở Trung Quốc, có một cô gái tên là Tử Cô 紫姑 làm thiếp trong một gia đình, bị

bà vợ cả đố kỵ ghen ghét thường bắt cô phải làm những việc nặng nhọc liên quan đến thứ nhơ nhớp, bẩn thỉu Vì quá uất ức, ngày rằm tháng giêng Tử Cô quyết định tìm đến cái chết để tự giải phóng mình Cho nên về sau cứ vào ngày này (tức 15 tháng giêng), người trong dân gian thường nặn tượng có dáng dấp của cô đặt ở bên cạnh chuồng lợn, nhà vệ sinh để mong muốn cô nhập vào tượng đó rồi cho hay những điều dữ lành Lúc chuẩn bị thỉnh cô về nhập vào tượng, hoa quả rượu ngon được những người cầu cơ sắp xếp bày biện một cách chỉnh tề Khi cô giáng trần nhập vào tượng thì cũng là lúc tượng nặn đó sẽ lung lay không ngừng Và theo ghi chép của học giả Lưu Kính Uyển 劉敬宛 trong

Trang 17

quyển thứ 5 của bộ sách “宛异 ( Uyển dị )” thì vào thời đại trước đời Đường, dân gian không dùng đến cơ mà chỉ dùng đến tượng nặn để khấn xin nữ thần

Tử Cô giáng nhập mà thôi

Sau khi bị ảnh hưởng bởi trào lưu cầu cơ giáng bút của thời nhà Đường, chuyện cầu cơ dưới thời đại nhà Tống 宋 trị vì cũng được lưu hành rộng khắp trong dân gian, song vào giai đoạn này việc cầu cơ giáng bút không nhất định

cứ phải diễn ra đúng ngày rằm tháng giêng như các thời đại trước cả, mà vào các ngày khác người dân cũng vẫn tiến hành việc giáng bút Và thần được người dân thỉnh về không chỉ duy nhất là nữ thần Tử Cô mà còn bao gồm tất cả

các vị thần tiên, quỷ thần như: Ngọc Hư chân nhân 玉虚真人, Thái Thượng

lão quân 太上老君, Quan Vũ 關羽, Văn Xương đế quân 文昌帝君 v.v Rồi từ

đó những lời giảng dụ của các thần tiền thông qua phù kê sẽ được tập hợp lại

thành Đạo thư 道書 truyền thụ cho Đạo giáo Nội dung các tác phẩm phù kê trong Đạo giáo thường là những vấn đề xoay quanh thuốc men, sự nghi hoặc, vấn đề cát hung v.v

Ngày nay phù kê (giáng bút) còn xuất hiện ở Đài Loan, Hồng Kông và

việc tiến hành giáng bút hiện thời ở Trung Quốc thường là nhằm hỏi các bậc tiên thánh về hôn nhân, buôn bán, cát hung, thậm chí còn hỏi về sự vận động

của xã hội

1.2.2 Công cụ cho một cuộc giáng bút

Theo như 中華道教大辭典 (Trung Hoa đạo giáo đại từ điển) [58, 832] thì công cụ của phép bốc tức giáng bút này chủ yếu gồm có kê giá 乩架 được làm bằng gỗ, kê bút 乩笔 được làm từ cây gỗ thẳng dùng để treo lên kê giá nhằm viết chữ, kê bàn 乩盘 là một mâm cát để kê bút viết chữ lên trên

- Kê bút 乩笔:là dụng cụ để các đồng nhân cầm viết chữ lên trên mâm

gạo (mâm cát) sau khi đã được nhập thần Kê bút thường được làm từ cành đào

mọc ở phía đông Việc những buổi giáng bút thường dùng cành đào mọc ở phía Đông làm kê bút là vì người dân trong dân gian quan niệm rằng cây đào là loại

Trang 18

cây được trồng trong các vườn tiên Cho nên người ta coi việc sử dụng cành đào làm kê bút để giúp cho việc cầu tiên diễn ra thuận tiện và linh ứng hơn

Kê bút đa phần dài 3 thước, chu vi 3 tấc, đầu được vót nhọn tựa như đầu

ngòi bút chì bây giờ Có kê bút thì được sơn son thếp vàng ở thân, phía cuối kê được đục một lỗ để luồn đầu dây qua cho 2 đồng tử mỗi người cầm một đầu, cũng có kê bút ở đầu đẽo hình giống như mỏ con hạc- biểu tượng của sự trường

sinh cho nên cũng có lúc người ta gọi kê bút là hạc bút Phía cuối của kê bút

cũng có lỗ nhưng là để luồn dây treo lên cột xà của nhà hoặc treo lên kê giá Cũng có buổi giáng bút, kê bút được dùng một cành đào mọc ở phương đông, ở dưới bút đặt cái long kỳ cao 3 thước, trên kỳ đặt bàn gỗ đào được bọc vải có màu đỏ đồng thời có khoét một lỗ nhỏ

Tuy nhiên ngoài 2 loại kê bút ở trên ra thì cụ Đào Văn Cốt (người lưu cất tác bộ ván khắc Hồi xuân Nam âm bảo kinh ngoại tập 回春南音寶經外集 và

trông giữ Phổ Thiện đường ở thôn Bến, miền Xuân Kỳ, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) trước đây cũng có được một kê bút do chính ông nội mình để lại Chiếc kê bút này có chất liệu làm từ gỗ đào, hình dáng tựa như chiếc bút chì, đầu vót nhọn, thân tròn với chiều dài độ 1m Đáng chú ý, phía đầu cuối cũng xuất hiện một lỗ nhỏ

- Kê bàn 乩盘: hay còn gọi là mâm kê, một dụng cụ để đựng cát hoặc

gạo giúp cho chữ mà người cầm kê viết ra sẽ được hình thành, để từ đó người thị độc đọc cho người thị tả chép lại Trước khi cho gạo (cát) vào, mâm kê này thường được phủ một lớp vải đỏ ở dưới đáy, và khi bắt đầu cầu cơ, mâm kê này luôn đặt trước một án thờ có khói hương trầm nghi ngút

- Kê giá 乩架: là một dụng cụ có hình chữ Y được làm từ thân cây liễu dùng để treo kê bút, giúp cho người cầm kê được thoải mái viết chữ hơn Song chỉ có một số nơi là dùng đến kê giá, còn đâu những buổi cầu cơ giáng bút ở Việt Nam kê giá thường được thay bằng 2 đồng tử giữ hai đầu dây, hoặc đầu dây buộc kê bút sẽ treo trực tiếp lên xà nhà

Trang 19

- Đồng nhân 僮人: Trước tiên ta phải kể đến đồng nhân- là người ngồi

đồng trùm khăn che kín mặt, trực tiếp cầm kê để thánh thần nhập vào giáng bút

Vị đồng nhân này không phân biệt nam hay nữ, trẻ hay già Tuy nhiên trong các buổi giáng bút, vị đồng nhân này thường là người có trình độ học vấn

không phải cao, song không phải là người không biết chữ Theo cuốn Nhớ nghĩ

chiều hôm, Hồi ký [5] GS Đào Duy Anh khi kể về ông Nguyễn Ngọc Tỉnh-

người chủ trì thiện đàn Hạc Châu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã nói như sau: “…Lúc đầu, cho một người thanh niên nông dân không biết chữ ngồi cầm kê thì không viết ra chữ gì cả, sau cho cháu ngoại ông Đô là cậu học sinh

Nguyễn Ngọc Tỉnh ngồi thì viết thành câu thơ: “Triệu Bích Thủy, mộ Thương

Ngô Đi về có thánh Khổng lồ giao du””

Ngoài những công cụ, dụng cụ ở trên ra, trong các cuộc giáng bút luôn

có sự xuất hiện của án hương đốt hương trầm nghi ngút khói cùng điệu văn cầu

du dương Đáng chú ý, một mâm hũ quả được bày biện chỉnh chu không thể không có được trong các cuộc giáng bút này

1.2.3 Trình tự một cuộc giáng bút

Trước tiên, những người tham gia tiến hành buổi giáng bút sẽ cho xếp

đặt kê bút 乩笔, kê bàn 乩盘, kê giá 乩架vào các vị trí cố định của mình Kế đó

sẽ chọn 2 loan sinh (2 đứa trẻ) đứng hầu giữ hai đầu dây kê giá Việc đứng giữ hai đầu kê giá này nhằm góp phần giúp người cầm kê viết được chữ lên mâm cát (mâm gạo) không bị rung, bị hỏng nét chữ Sau khi đã xếp đặt được các

dụng cụ như: kê bút, kê bàn và kê giá vào đúng vị trí đã định rồi, người được chọn làm người cầm kê sẽ tiến lại gần chỗ treo kê bút đồng thời ngồi trước kê

bàn Người cầm kê này sẽ được phủ một lớp khăn (thường có màu đỏ) lên đầu

Kế đến, người tham gia cuộc giáng bút sẽ đốt hương trầm, niệm thần chú để mời thần về giáng bút Chưa hết, để hòa thêm không khí tôn kính, những người

tổ chức cuộc giáng bút còn bài trí đội ngũ đờn ca Khi thần đã nhập vào người

cầm kê để giáng bút rồi thì kê bút bắt đầu chuyển động viết thành chữ trên mâm

cát

Trang 20

Lúc này, hai người ngồi hai bên người cầm kê, hay còn gọi là người hầu

bút sẽ bắt đầu làm công việc của mình Người thị độc – tức người nhìn vào nét

chữ in trên mâm gạo (mâm cát) do người cầm kê vạch ra sẽ đọc to chữ đó cho người hầu bút còn lại hay còn gọi là thị tả nghe và ghi lại từng câu, từng chữ đó lên trên nền giấy dó Chưa hết, sau công đoạn này, người chính tả - người

chuyên về sửa chữa lỗi chính tả Khi đã thấy đúng chữ, đúng ngữ nghĩa rồi thì

sẽ hoàn tất khâu viết rõ chữ đồng thời chuyển sang cho đám thợ khắc in ngay

Tuy nhiên, trong trường hợp, nếu người chính tả thấy chữ, câu do thị tả đọc chưa đúng, chưa phù hợp, người cầm kê sẽ gõ nhẹ vào mâm gạo (mâm cát) nhằm

mục đích xin thần giáng lại câu, chữ đó rồi mới cho khắc in

Sau khi thần lui, điệu văn du dương hết, lúc này kê bút trên tay người cầm kê sẽ ngừng chuyển động Mọi người tham gia cuộc giáng bút thu dọn

dụng cụ, chờ các bản kinh hoàn tất công đoạn khắc – in

1.2.4 Thời gian giáng bút, in kinh

Sau khi đã tổ chức Thiện đàn cũng như chuẩn bị đầy đủ các công cụ cho

cuộc giáng bút 降筆, các bản kinh đã được giáng và được hoàn tất sau buổi

giáng bút cầu cơ Mặc dù, Thiện đàn khuyến khích việc tuyên truyền chấn

hưng văn hóa dân tộc, mở rộng kinh giáng bút, thế nhưng trong các cuộc giáng

bút nó vẫn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt từ thời gian, địa điểm cho đến

người thụ kinh

- Về thời gian: Khác với các hoạt động tuyên truyền, hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo thông thường, các buổi giáng bút cầu cơ luôn được tiến

hành vào quãng thời gian đêm tối, thời điểm tĩnh lặng vốn được coi là tôn

nghiêm nhất trong ngày Đáng chú ý, các buổi giáng bút này còn được tổ chức

đúng vào các ngày sóc, vọng (tức ngày mùng một, ngày rằm của tháng) Theo

như những người tiến hành cầu cơ giáng bút cho biết thì nguyên nhân của việc chọn thời điểm trên để tổ chức giáng bút, in ấn các bản kinh là do lúc này các

vị nữ thần tiên thánh (Quần chân) sẽ dễ hiển linh, theo tiếng nhạc, hương trầm

nghi ngút khói mà nhập vào đồng nhân cầm kê để giáng bút Nhưng nói thế

Trang 21

không phải các bản kinh giáng bút lúc nào cũng được các vị nữ thần tiên thánh

giáng trong một đêm, vào đúng thời điểm ngày sóc, vọng, vì trong kho tàng

kinh giáng bút hiện còn cho thấy vẫn có những bản kinh hoàn thiện sau nhiều

ngày, nhiều giờ khác nhau Đơn cử như bản kinh Hồi xuân Nam âm bảo kinh

ngoại tập 回春南音寶經外集 ở Phổ Thiện đường cho thấy, bản kinh này được

tiến hành trong các buổi khác nhau với quãng thời gian trong khoảng 1 tuần

(văn bản được giáng là từ giờ tí 子 ngày 14-3 đến giờ ngọ 午 ngày 21-3), hay

bản kinh Tam Bảo Quốc âm chân kinh 三寳國音真經 (VNv.529) nếu không

tính liên tục thì thời gian hoàn tất bản kinh cũng kéo dài tới 70 ngày, đồng thời được giáng gần như tất cả các giờ trong ngày (ngoại trừ giờ Thân và giờ Dậu)

- Về địa điểm: Do đặc thù muốn mời chư vị tiên nữ thánh thần hiển linh

để nhập thần vào đồng nhân cầm kê, nên ngoài thời gian là các ngày sóc, vọng;

giờ đẹp trong ngày ra, các buổi giáng bút luôn được tổ chức, tiến hành tại các

chốn đình, đền, miếu mạo – nơi vốn được coi là linh thiêng, tôn kính sau khi

Thiện đàn đã được lập nên Từ đó, sau các buổi giáng bút, bản kinh sẽ được

khắc in và ấn loát, phân phát cho các thiện nam, tín nữ ngay tại nơi này Bên

cạnh đó, trước thời điểm diễn ra giáng bút, người trông coi đình, đền, miếu

mạo phải hương khói nghi ngút, sắp xếp, bày biện, sửa soạn các vật dụng bày trong đền, miếu theo như cách trang trí hàng ngày Đền thờ riêng một vị thần, nhưng khi cầu thì cầu chung tất cả

- Về quá trình thụ kinh: Đối với những người thụ kinh – nhận kinh giáng

bút phải là các trường hợp một lòng kiền tụng, một lòng thành kính, thiện nam

tín nữ mới được in phát kinh Nếu như vì tư lợi, không một lòng kính cẩn, các

thành viên tổ chức buổi giáng bút sau khi đã cho in khắc bản kinh do các vị nữ

thần tiên thánh sẽ không phát, tặng, đồng thời yêu cầu những người này rời

khỏi Thiện đàn Chúng tôi xin dẫn ra ở đây quy định cho việc ấn tống kinh

giáng bút trong bản kinh Tam vị Thánh mẫu Cảnh thế chân kinh

三位聖母景世真經 (A.2412) là ví dụ minh họa Những quy định (lệ) đọc kinh

Trang 22

được in khá đầy đủ trong bản kinh này Theo đó đối với lệ giáng kinh của Đệ nhất Thánh mẫu được nêu rõ như sau:

Kinh này do Quan Thánh đế chuẩn ban Bảo cáo 寳告 và Kinh mục

經目 Người đọc khi đó phải hết sức cẩn thận, không được chớt chát, cẩu thả

 Kinh này từ trước đến giờ chưa có Vốn nhân các đấng chư tôn loan

giá xuống cõi trần, đã giáng các kinh Minh Thiện 明善, Lạc Thiện 樂善 nên

mệnh cho giáng tiếp

 Kinh này, nơi nào phụng sự, lập đàn tuyên giáng thì chỉ có những ai

mà thành tâm kính đọc thì mới được in phát

 Kinh này người nào khi đọc phải tĩnh tâm tĩnh khẩu, chỉnh đốn áo khăn, lau sách án đọc, một lòng thành kính mới cầu được phúc

Kinh này, những lúc nào gặp các chữ chỉ ta (các chữ ngô 吾, ngã

我), khi đọc nên cải thành các chữ “Thánh Mẫu”, ta bảo cho để biết phép

Với những chữ tả tòng mộc 左從木, hữu tòng mão 右從卯, chữ

thượng tòng mộc 上從木, hạ tòng khẩu 下從口, khi nào đọc đến thì phải đọc

chệch âm đi để tỏ sự kính cẩn

Qua thể lệ giáng kinh trên, dễ dàng thấy được sự cẩn trọng trong việc ấn

tống kinh giáng bút được quán triệt nghiêm túc đến mức độ cao

1.3 Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX

1.3.1 Đơn vị số lượng

Số lượng kinh giáng bút của các Thiện đàn đầu thế kỷ XX còn được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm là rất lớn Kinh giáng bút ấy chỉ xuất hiện trong giai đoạn này mà thôi

Chúng tôi đã thống kê các tập kinh giáng bút có ghi niên đại từ năm

1880 đến năm 1936 Chúng lập được từ bộ “Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư

mục đề yếu” do GS Trần Nghĩa và GS.F.Gros đồng chủ biên (1993), Nxb

Trang 23

Khoa học xã hội, Hà Nội, 3 tập Danh mục các kinh giáng bút đó được xếp theo thứ tự thời gian Chúng tôi đã đưa vào phần phụ lục 2 kèm với luận văn này

Các kinh giáng bút đó vừa được viết bằng Hán văn, vừa được viết bằng

Nam âm, trong đó Nam âm là chủ yếu, là xu thế Đồng thời nó được ra đời vào những thập niên đầu thế kỷ XX có ghi niên đại, được viết bằng chữ Nôm (hay chủ yếu là chữ Nôm) mà thôi

Qua danh mục thống kê các tập kinh giáng bút từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên ta có thể nhận thấy số lượng các tập kinh giáng bút ứng với sự biến đổi ngôn ngữ trong từng giai đoạn cụ thể Chúng tôi xin đưa ra biểu mẫu

có tính chất so sánh khái quát như sau:

Giai đoạn Số lượng

Từ danh mục các kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ

XX mà chúng tôi lập được, có thể rút ra một số nhận xét dưới đây

1.3.2 Nhận xét về đơn vị số lượng, ngôn ngữ văn tự, hình thức cố định

Ở giai đoạn này, còn lưu giữ được 60 tập kinh giáng bút với tổng lượng 5.181 trang in

Tập kinh mỏng nhất là Tỉnh mê phú 醒迷賦 (1905) với 14 trang Còn Kê

bút văn sao tập 乩筆文捎集 (1889-1907) với 402 trang là tập kinh dày nhất

trong giai đoạn này

Trang 24

Ngôn ngữ văn bản được thể hiện chủ yếu bằng quốc văn Nôm, quốc văn Nôm xen lẫn Hán văn Chỉ có 2 tập kinh giáng bút được thể hiện bằng Hán văn (chiếm con số 3,3% trên tổng số 60 tập kinh có trong giai đoạn này) Qua đó có thể thấy được, sự phát triển và chuyển đổi vị trí từ Hán sang Nôm diễn ra theo tiến trình thời gian, nó cũng thể hiện vị thế của quốc văn Nôm trong các sáng tác – kinh giáng bút của thời kỳ này là rất quan trọng Mặt khác, kinh giáng bút Thiện đàn đều được in, lượng xuất bản lớn, mức độ phổ biến rộng Quy trình in kinh đã cho phép nó như thế Các thể loại văn học được sử dụng đều mang tính

truyền thống như: thi 詩, ca 歌, dụ 諭, thoại 話, ngâm 吟, tự 序…

1.3.3 Nhận xét về phương diện nội dung

Nội dung kinh giáng bút bao hàm nhiều vấn đề, như: khuyên người đời phải biết giữ đạo trung hiếu, luân thường, người phụ nữ phải giữ đạo tam tòng,

tứ đức như tập kinh Lương tâm Quốc âm chân kinh良心國音真經; khuyên giữ đạo cương thường, thận trọng trong lời nói (tập kinh Thanh tâm đồ 聲心塗); khuyên sống hiếu đễ, trung tín, khoan hòa, tránh bạc ác…(tập kinh Nguyên Từ

quốc mẫu lập mệnh Quốc âm chân kinh 元慈國母立命國音真經); khuyên

người đời hiếu nghĩa tiết hạnh, giữ luân thường đạo lý, làm điều thiện (tập kinh

Linh tâm quốc âm chân kinh 灵心國音真經); khuyên người đời nên làm điều

lành bỏ điều ác (tập kinh Thiên trường cung huấn 千長宮訓); khuyên người đời tỉnh cơn mơ, bỏ thói xấu, làm điều lành, sửa mình cho tốt (tập kinh Tỉnh

mộng chân kinh hạ tập 醒夢真經下集) v.v

Từ phương diện số lượng, ngôn ngữ văn tự, hình thức cố định và nội dung cho phép nói rằng: Các văn bản kinh giáng bút đầu thế kỷ XX đã đi vào lịch sử ngữ văn Việt Nam như một bộ phận đáng chú ý Đó là một thực thể văn bản làm giàu thêm truyền thống ngữ văn Nôm, nhất là ngữ văn Nôm trước buổi lụi tàn Trước sự phong phú về số lượng của các tập kinh giáng bút hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về chúng là điều khó có thể thực hiện được trong phạm vi của một đề

Trang 25

tài luận văn Thế nên, chúng tôi chỉ chọn 3 tập kinh giáng bút trong thời kỳ này theo một tiến trình thời gian nhất định gồm Tăng quảng Minh thiện Quốc âm

chân kinh 曾廣明善國音真經 (1904)và Tam bảo Quốc âm chân kinh

三寳國音真經 (1906) và Hồi xuân Nam âm chân kinh 回春南音真經 (1910)

làm nghiên cứu đại diện Chúng mang tính đại diện cả về đơn vị số lượng, chất lượng và thời gian; về độ dày, chủ thể giáng bút – Quần chân, thể loại, ngôn ngữ…

1.3.4 Ba chân kinh đại diện

1.3.4.1 Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh (1904)

Văn bản Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh 曾廣明善國音真經

được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AB.143 Văn bản này có

độ cao 27cm; rộng: 15 cm và dày 228 trang Toàn bộ nội dung của văn bản được in trên nền giấy dó mỏng loại tốt Sách còn khá đẹp, bìa cứng được gập đôi, đã rách gáy tuy nhiên nó được khâu bằng chỉ thừng tương đối chắc chắn Ngay tờ đầu tiên, tên sách được nhà chế bản cho in bằng nét mực đen Năm tờ

kế tiếp thì được sử dụng mực đỏ để làm nổi lên hình ảnh 4 bức ảnh của Quan

Âm 觀音 và Thánh Mẫu 聖母 khá đẹp Những trang còn lại của văn bản thì đều

sử dụng một màu mực đen bình thường

+ Mặt 1 của văn bản được trang trí hoa văn với con chim phượng đang uốn lượn ngậm phong thư Xung quanh là đám mây uốn lượn

Thân giữa có đề dòng chữ Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân

kinh曾廣明善國音真經

Trang 26

-

+ Mặt 2 được chia làm 3 ô:

Ô giữa đề: Hoàng triều Thành Thái Giáp thìn niên tứ nguyệt vọng

trùng san 皇朝成泰甲辰年四月望重刊 [Trùng san vào ngày rằm tháng 4 năm Giáp

thìn niên hiệu Thành Thái]

Ô phải đề: Nam Định Đồng Lạc Khuyến Thiện đàn tàng nguyên bản

南定同樂勸善壇藏原本 [Nguyên bản lưu giữ tại đàn Khuyến Thiện, Đồng Lạc, tỉnh

Nam Định]

Ô trái đề: Mộc ân tín nữ Phan thị cẩn phụng thuyên khắc

沐恩信女潘氏謹奉鐫刻 [Tín nữ họ Phan đội ơn kính cẩn phụng khắc]

Trang 27

Kế đó là 4 bức tranh Quán Thế Âm Bồ Tát 觀世音菩薩(1), Vân Hương

đệ nhất Thánh Mẫu 雲鄉第一聖母(2), đệ nhị Thánh Mẫu 第二聖母(3), đệ tam

Thánh Mẫu 第三聖母(4)

1

2

Trang 28

3 4

Văn bản Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh 曾廣明善國音真經

đã được biên tập vào năm Canh Tý niên hiệu Thành Thái (tức năm 1900) do các tín chủ phụng san Đó là tập hợp thi văn giáng bút của Đệ nhất công chúa Liễu Hạnh cũng như của Đệ nhị, Đệ tam Thánh Mẫu, khuyên mọi người lấy thiện làm gốc, vợ kính chồng, trẻ giúp già, con kính thờ cha mẹ, em tôn trọng anh, trong nhà ngoài làng phải đối xứ theo đúng đạo lý Bản kinh được Đàn

Khuyến Thiện Đồng Lạc (Nam Định) in, dày 144 trang Bản kinh Minh Thiện

này hiện đang được lưu giữ tại Pháp mà theo DI SẢN HÁN NÔM VIỆT NAM

- THƯ MỤC ĐỀ YẾU, Nxb Khoa học Xã hội, 1993, có ghi ký hiệu là Paris SA.PD 2343 Còn văn bản mà Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang giữ là

bộ kinh Minh Thiện 明善 đã được tăng quảng, có ký hiệu AB.143, có niên đại

Hoàng triều Thành Thái Giáp thìn niên tứ nguyệt vọng trùng san

皇朝成泰甲辰年四月望重刊 [Trùng san vào ngày rằm tháng tư năm Giáp Thìn niên hiệu Thành Thái triều ta (1904)] cũng do Đàn Khuyến Thiện Đồng Lạc (Nam Định)

in nhưng độ dày lên tới 228tr Đáng chú ý trong Việt Nam Hán Nôm văn hiến

mục lục đề yếu, chủ biên là Lưu Xuân Ngân, Vương Tiểu Thuẫn và Trần

Trang 29

biên ấn Có ký hiệu Ht 00109 có ghi “3021 Minh Thiện Quốc âm chân kinh,

kim tồn ấn bản nhất chủng, Nam Định tỉnh, Đồng Lạc Khuyến Thiện đàn ấn ư Thành Thái, Canh tý niên (1900), hiện tàng ba li 144 hạng, cao 26, 7 công phân, khoan 14 công phân Giáng bút văn, mục lục Đệ nhất Công chúa Liễu Hạnh, Đệ nhị, Đệ tam Thánh Mẫu đích Giáng bút văn Nội dung vi khuyến nhân dĩ thiện vi bản, thê tu kính phu, ấu tu trợ lão, tử tu hiếu thân, đệ tu tôn huynh, đối gia nhân đối ngoại nhân giai tu thủ đạo.Nguyên mục biên vi 2182 hiệu Hán văn thư

明善國音真經,今存印版一種,南定省,同樂勸善壇印於成泰,庚子年(1900),現藏板巴丽144巷,高26,7公分,寬14公分.降筆文,目籙第一公主柳杏,第二,第三聖母的降筆文.内容为勸人以善爲本,妻修敬夫,幼修助老,子修孝親,

Minh Thiện Quốc âm chân kinh Hiện còn 1 bản, đàn khuyến thiện Đồng Lạc, tỉnh Nam Định in năm Canh tý niên hiệu Thành Thái (1900) 144 trang; cao 26,7 cm và rộng 14 cm Đây là văn giáng bút ghi lại lời giáng của Đệ nhất công chúa Liễu Hạnh, Đệ nhị và Đệ tam Thánh Mẫu Nó bao hàm nội dung xoay quanh việc khuyên con người ta phải lấy thiện làm gốc, vợ phải kính chồng, trẻ nên giúp đỡ người già, con nếu có hiếu với cha mẹ, em tôn trọng anh, đối với người nhà và người ngoài đều phải giữ đạo Số hiệu của sách vốn là 2182 Sách hán văn]

1.3.4.2 Tam Bảo quốc âm chân kinh (1906)

Văn bản Tam Bảo quốc âm chân kinh 三宝國音真經 hiện đang được lưu

trữ tại Viên nghiên cứu Hán Nôm, nó có ký hiệu VNv 529 Văn bản gồm 72

tờ, in hai mặt khổ 28x16 Mỗi trang gồm 7 dòng, mỗi dòng có 221 chữ xuất hiện Qua thống kê thủ công bằng phương pháp đếm thấy được trong văn bản xuất hiện 21.462 lượt chữ Toàn bộ chữ được khắc in theo lối chân phương khá

rõ nét

Ở trang bìa của văn bản được chia làm 3 ô rõ rệt

Ô giữa đề: Tam Bảo quốc âm 三寳國音真經

Trang 30

Ô bên phải đề: Thành Thái, bính ngọ niên, trọng đông, thượng hoán

tân thuyên 成泰,丙午年,仲冬,上浣新鐫 [San khắc mới vào tiết thượng nguyên (thượng tuần) tháng trọng đông (tháng một) năm Bính Ngọ niên hiệu Thành Thái (1906)]

Ô bên trái đề: Đông Đồ xã Thiên Hoa đường tàng bản 東塗社天花堂藏板 [Bản cất giữ ở Thiên Hoa Đường, xã Đông Đồ (nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội)]

Văn bản Tam Bảo quốc âm chân kinh 三寳國音真經 không có kết cấu

các chương mục một cách rõ ràng Nó được thể hiện theo lối chữ viết có kiêng

húy và viết đài Điều này được thể hiện ở chữ kiêng húy thời 時 thành Thìn 辰

Và tên của các quần chân giáng bút đều được viết cao hơn so với những chữ

thể hiện nội dung thông thường khác Ngay tại lời tựa: Tam Cung thánh cứu,

Tam Chúa tiên thương 三宮聖救,三主仙愴 để có mừng nay Tam Bảo nên kinh, lời in cẩm tú, rót trước tam tào yêu chỉ, thể rõ chương tương

Trang 31

明呢三寳年經唎印錦繡,捽著三曹腰只体爐章襄…rồi đến Tam giáo dạy

khuyên đà thống thiết 三敎敎勸它痛設 đã cho thấy phần nào hoàn cảnh ra đời

cũng như mục đích của văn bản Tam Bảo quốc âm chân kinh 三寳國音真經

Và sau khi đã khái lược qua nội dung và ý nghĩa cơ bản của kinh, Tam Bảo quốc

âm chân kinh 三寳國音真經 đề cập ngay đến quần chân giáng bút Hình thức đan xen giữa thời gian, thể loại và chủ thể giáng Đáng lưu ý, tất cả quần chân giáng

bút đều sử dụng các thể loại thi 詩, ca 歌, ngâm 吟…bằng ngôn ngữ đó là quốc

âm Song đối với riêng lời thị 示 của Tháp Sơn công chúa và Vân Hương đệ nhất

1.3.4.3 Hồi xuân Nam âm chân kinh (1910)

Là một bộ kinh giáng bút tàng bản tại đàn Phổ Thiện đường, xã Xuân Kỳ huyện Kim Anh tỉnh Phúc Yên (nay là miền Xuân Kỳ xã Đông Xuân huyện

Sóc Sơn thành phố Hà Nội) Hồi Xuân nam âm chân kinh 回春南音真經 gồm

“nội tập” và “ngoại tập” Nội tập của bộ kinh này hiện nay còn được ông Đào

Văn Cốt lưu giữ ở dạng ván khắc (không đủ cả bộ) tại Phổ Thiện đường trên khuôn viên mảnh đất nhà ông ở xã Đông Xuân - Sóc Sơn - Hà Nội Văn bản mà chúng tôi

mô tả ở đây là bản “Ngoại tập” hiện đang được lưu giữ ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, có ký hiệu là AB.237, dày 107 trang Bộ kinh giáng bút này được giáng

trước vào ngày tốt tháng ba năm Canh Tuất (1910)

Trang 32

+ Mặt 1: cú trán được trang trí họa tiết hoa văn (giống hình thức trang trí của

một tấm bia), bên dưới trán là hình chữ nhật chia làm 3 ô Ở giữa có dòng chữ Hồi

xuân Nam âm chân kinh 回春南音真經 Ở 2 bên có in hình con rồng đang uốn

lượn Bốn góc của hình chữ nhật là biểu tượng 4 bông hoa giống nhau

+ Mặt 2: trán trên có hình hoa văn giống như mặt 1, phía bên dưới cũng

là hình chữ nhật và được chia làm 3 ô

Ô bên phải đề dòng chữ Phúc Yên, Kim Anh, Xuân Kỳ 福安金英春棋 [

Miền Xuân Kỳ, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên]

Ô giữa đề Canh tuất niên, tam nguyệt, cát nhật giáng trứ

庚戌年三月吉日降著 [Ngày lành, tháng ba năm Canh Tuất giáng bút]

Ô bên trái đề Phổ Thiện đàn tàng bản 普善壇藏板 [Bản lưu trữ tại đàn Phổ Thiện]

Trong phần nội dung, trang đầy kín chữ nhất thì gồm có 7 hàng (hàng dọc), mỗi một hàng có 19 số lượt chữ Còn trang ít chữ nhất thì chỉ có 37 số lượt chữ xuất hiện Để có thể thống kê một cách chính xác nhất về số lượt chữ

Trang 33

có trong văn bản Chúng tôi đã tiến hành phương pháp thống kê thủ công tức là đếm lần lượt số lượt chữ các trang rồi sau đó tiến hành cộng gộp lại với nhau và

kết quả thu được gồm có 1.443 số lượt chữ Hán và 13.249 số lượt chữ Nôm đã

xuất hiện trong văn bản Đặc biệt, trong số lượt chữ này thì có 23 số lượt chữ còn tồn nghi và chỉ sau này khi đối chiếu với 2 bản lưu giữ ở nhà ông Đào Văn Cốt chúng tôi mới làm sáng tỏ được

Văn bản được chia ra làm hai phần chính:

+ Phần đầu: Gồm từ trang bìa đến trang (2b) Trong phần này nói đến

địa điểm, thời gian và nơi cất giữ văn bản Đồng thời gồm có một bài tựa do

Phật tổ Quán Thế Âm động Hương Sơn giáng 佛祖觀世音洞香山

+ Phần thứ hai: Là phần nội dung của văn bản bao gồm các bài thơ ca,

phú, dụ v.v do các vị tiên nữ liệt thánh giáng bút

Về niên đại: Được ấn hành vào năm Duy Tân 1910, tức ngày vào ngày lành, tháng 3 năm 1910 (Duy Tân 4)

Vào thời đoạn trước kỷ XX, các tập kinh giáng bút được thể hiện bằng Hán văn chiếm một số lượng đáng kể, thế nhưng vào quãng thời gian đầu thế

kỷ XX, các tập kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn chủ yếu được trước tác bằng quốc văn Nôm – tiếng mẹ đẻ

Các tập kinh giáng bút này đều ra đời tại các Thiện đàn – Hội Hướng thiện (tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây (cũ), Thái Nguyên v.v )

Nội dung của nó bao hàm việc khuyên con người ta hướng thiện, bài trừ cái ác, giữ gìn đạo lý cương thường, tu thân dưỡng đức, không bán rẻ lương tâm của mình cho danh lợi

Các nội dung ấy lại được thể hiện qua các thể loại văn học truyền thống

như thi 詩, ca 歌, ngâm 吟, vịnh 咏, thị 示

Chủ thể giáng bút là Quần Chân (Quan Thế Âm Bồ tát, Vân Hương Thánh Mẫu, các nhân vật lịch sử )

Trang 34

Tiểu kết chương 1:

Quốc văn Nôm kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX với sự phong phú về đơn vị số lượng với 60 tập kinh giáng bút (tổng lượng 5.181 trang in) được lưu giữ cùng các đặc trưng chất lượng đi kèm là một trong những minh chứng cho đời sống quốc văn Nôm trong buổi giao thời Âu – Á nói riêng, quốc văn Việt ngữ nói chung Chương dưới đây sẽ đề cập đến một số đặc trưng quốc văn Nôm ấy trong loại hình văn bản kinh giáng bút này

Trang 35

Chương 2: SỰ TƯƠNG ỨNG NÔM – HÁN TRONG QUỐC VĂN

NÔM KINH GIÁNG BÚT

(QUA NGHIÊN CỨU ĐẠI DIỆN)

Trong chương trên, chúng tôi đã có sự khái quát về quốc văn Nôm trong kinh giáng bút từ góc nhìn tổng thể và số lượng Chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số đặc trưng của quốc văn Nôm trong kinh giáng bút trên phương

diện: Tính chất quốc văn trên phương diện đối lập Nôm – Hán…

Điểm chung đầu tiên nếu xét từ góc độ ngôn ngữ chính là sự xác định quốc

âm của các kinh giáng bút Điều này thể hiện ở ngay tên của các văn bản kinh này

Cả ba bản kinh đều có bộ phận xác định ngôn ngữ là QUỐC ÂM/ NAM ÂM Quốc

âm được cố định văn tự nên tự nhiên nó chính là Quốc văn Dù rằng khi đi tìm hiểu sâu từng tập kinh đó vẫn còn thấy có Hán văn và có mức độ khác biệt giữa phần Hán văn trong mỗi bản kinh Chúng tôi xét sự tương ứng này thông qua việc thống

kê bằng bảng biểu đối với từng tập kinh Trong bảng biểu này chúng tôi có áp ký tự viết tắt, các ký tự viết tắt đó có ý nghĩa như sau:

 QA – Quốc âm;

 HV – Hán văn;

 QA+HV – Nôm xen lẫn Hán (Quốc âm xen lẫn Hán văn)

Mỗi một bộ kinh lại bao gồm trong mình nhiều đơn vị văn bản Đơn vị văn bản được xác lập nhờ vào chủ thể cũng như thể loại văn bản mà chủ thể văn bản đó

sử dụng Các thể loại văn bản là: Thi 詩, ca 歌, ngâm 吟, vịnh 咏, thị 示, tự 序,

thoại 話, bạt 跋, sớ 疏, dụ 諭, huấn 訓, tán 贊, phú 賦…

2.1 Tương ứng Nôm và Hán trong “Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh” (1904)

Trang 36

BẢNG 2.1: SỰ TƯƠNG ỨNG QUỐC ÂM VÀ HÁN VĂN TRONG “ TĂNG QUẢNG MINH THIỆN QUỐC ÂM

CHÂN KINH” (1904)

Stt Quần chân giáng bút Thời gian

Thể loại văn học và Ngôn ngữ

Ca, Huấn 歌,訓

Trang 38

13 Liên Hoa công chúa

Trang 39

20 Thủy Tinh công chúa

Trang 40

27 Cúc Hoa công chúa

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Henri Maspero, Lê Diên (dịch) (2000), Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc, Nxb KHXH, Hà Nội, 834 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc
Tác giả: Henri Maspero, Lê Diên (dịch)
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2000
[2]. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm- Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb KHXH, Hà Nội, 224 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Nôm- Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1975
[3]. Đào Duy Anh (khảo chứng), Nguyễn Thị Thanh Xuân (phiên âm và chú thích) (2007), Kinh Đạo Nam- Thơ văn giáng bút của Vân Hương đệ nhất thánh mẫu (Liễu Hạnh) và các vị thánh nữ. Nxb Lao động, Hà Nội, 390 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Đạo Nam- Thơ văn giáng bút của Vân Hương đệ nhất thánh mẫu (Liễu Hạnh) và các vị thánh nữ
Tác giả: Đào Duy Anh (khảo chứng), Nguyễn Thị Thanh Xuân (phiên âm và chú thích)
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2007
[4]. Đào Duy Anh (1955), Lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1862-1930, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 154 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1862-1930
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1955
[5]. Đào Duy Anh (1989), Nhớ nghĩ chiều hôm, Hồi ký, Nxb trẻ, tp Hồ Chí Minh, tr.217-218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhớ nghĩ chiều hôm
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 1989
[6]. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VHTT, Hà Nội, 410 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 2002
[7]. Triều Anh (1999), Những trang sử cuối cùng của chữ Hán Nôm, Nxb tổng hợp, Đồng Nai, 82 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trang sử cuối cùng của chữ Hán Nôm
Tác giả: Triều Anh
Nhà XB: Nxb tổng hợp
Năm: 1999
[8]. Toan Ánh (1997), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Nxb tp Hồ Chí Minh, 420 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb tp Hồ Chí Minh
Năm: 1997
[9]. Nguyễn Đức Bá (2008), Tam Bảo quốc âm chân kinh trong phong trào Thiện đàn nửa đầu thế kỷ XX, Khóa luận tốt nghiệp, khóa 49, Hà Nội, 72 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tam Bảo quốc âm chân kinh trong phong trào Thiện đàn nửa đầu thế kỷ XX
Tác giả: Nguyễn Đức Bá
Năm: 2008
[10]. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, 228 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chữ Nôm
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb ĐH&THCN
Năm: 1985
[11]. Võ Ngọc Châu (dịch) (1994), Điển cố Trung Hoa, Nxb trẻ, tp Hồ Chí Minh, 419 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điển cố Trung Hoa
Tác giả: Võ Ngọc Châu (dịch)
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 1994
[12]. Huình Tịnh Paulus Của (1998) (tái bản), Đại Nam Quốc âm tự vị, Nxb trẻ, tp Hồ Chí Minh, 1212 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam Quốc âm tự vị
Nhà XB: Nxb trẻ
[13]. Nguyễn Tuấn Cường (2003), Bước đầu khảo sát cấu trúc chữ Nôm trong bản “Kim vân Kiều tân truyện”- Liễu Văn Đường 1871, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 99 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu khảo sát cấu trúc chữ Nôm trong bản “Kim vân Kiều tân truyện”- Liễu Văn Đường 1871
Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường
Năm: 2003
[14]. Nguyễn Xuân Diện (1999), Tìm hiểu về Tô Hiến Thành và Văn Hiến đường qua các nguồn thư tịch xưa, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Danh nhân Tô Hiến Thành cuộc đời và sự nghiệp, Sở VHTT xuất bản, Hà Tây (cũ), tr. 148- 162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về Tô Hiến Thành và Văn Hiến đường qua các nguồn thư tịch xưa
Tác giả: Nguyễn Xuân Diện
Năm: 1999
[16]. Nguyễn Xuân Diện (2001), Về các tác phẩm thơ văn giáng bút hiện lưu giữ tại viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học 2000, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 96-104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các tác phẩm thơ văn giáng bút hiện lưu giữ tại viện Nghiên cứu Hán Nôm
Tác giả: Nguyễn Xuân Diện
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2001
[17]. Phạm Đức Duật (1998), Thơ ca giáng bút và Hồi thuần chân kinh hạ tập, Thông báo Hán Nôm học 1997, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 85-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ca giáng bút và Hồi thuần chân kinh hạ tập
Tác giả: Phạm Đức Duật
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1998
[18]. Dương Ngọc Dũng, Lê Minh Anh (2003), Triết giáo đông phương, Nxb ĐHQG, tp HCM, 850 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết giáo đông phương
Tác giả: Dương Ngọc Dũng, Lê Minh Anh
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2003
[19]. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội, 495 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 2001
[20]. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội, 502 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo giáo với văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2001
[21]. Nguyễn Thạch Giang (2002), Điển nghĩa văn học Nôm Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 502 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điển nghĩa văn học Nôm Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thạch Giang
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w