1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

158 3,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 4,58 MB

Nội dung

Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý báo điện tử ở Việt Nam hiện nay trong khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội .... Do đó, ngày càng nhiều báo điện tử đã và đang chọn cách

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HẰNG

BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG

NGUỒN TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HẰNG

BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG

NGUỒN TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI

(Khảo sát VnExprees.net và Vietnamnet.vn năm 2013)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hường

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng đẫn khoa học của PGS.TS Đinh Văn Hường Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận này là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

Học viên

Nguyễn Thị Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Văn Hường, người

đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Với lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn của thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên của Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia

Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa

Tôi xin chân thành cảm ơn các phóng viên, biên tập viên tại hai cơ quan báo điện tử VnExpress.net và Vietnamnet.vn đã hỗ trợ thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp để giúp tôi có được những kết quả khảo sát thực tế trong luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn đến gia đình, các anh chị và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTV: Biên tập viên

CNTT: Công nghệ Thông tin

ĐHKHXH&NV: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn HĐQT: Hội đồng quản trị

WWW: World Wide Web

PGS.TS: Phó Giáo sư.Tiến sĩ

PV: Phóng viên

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang

Hình 1.1: Giao diện VnExpress.net cập nhật ngày 22/1/2014 20

Hình 1.2: Giao diện Trang chủ Vietnamnet.vn cập nhật ngày 22/1/2014 22

Hình 1.3: Giao diện mạng xã hội Facebook 26

Hình 1.4: Bản đồ thế giới mạng xã hội tính đến tháng 12/2013 27

Hình 1.5: Giao diện tiếng việt của Youtube 29

Hình 1.6: Giao diện mạng xã hội ZingMe 32

Hình 1.7: Hình ảnh minh họa cho bảng số liệu “Điều gì xảy ra trên Internet trong 1 phút” 35

Hình 1.8: Biểu đồ các mạng xã hội lớn nhất hành tinh, xếp theo số lượng người dùng tích cực hàng tháng - Nguồn: Business Insider 36

Hình 2.1: “10 câu chuyện lan truyền trên Facebook năm 2013” được đăng trên mục Số hóa VnExpress vào thứ bảy, 28/12/2013 49

Hình 2.2: Bài viết trên mục Văn hóa của Vietnamnet.vn khai thác thông tin từ Facebook của những người nổi tiếng, ngày 11/12/2013 50

Hình 2.3: Trích một phần bài phỏng vấn do phóng viên Linh Phạm thực hiện đăng trên mục Văn hóa, ngày 26/11/2013 53

Hình 2.4: Hình ảnh được đăng trên chuyên trang Ione của VnExpress ngày 19/12/2013 57

Hình 2.5: Thông tin trên báo VnExpress được thành viên mạng xã hội chia sẻ trên trang Facebook cá nhân 67

Hình 2.6 : Trang Facebook của Vnexpress.net cập nhật ngày 19/1/2014 67

Hình 2.7: Trang Facebook của Vietnamnet.vn cập nhận giao diện ngày 19/1/2014 68

Trang 7

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10

7 Kết cấu của luận văn 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ, MẠNG XÃ HỘI 12

1.1 Lý luận chung về báo điện tử và mạng xã hội 12

1.1.1 Báo điện tử 12

1.1.2 Mạng xã hội 15

1.1.3 Phân biệt giữa thông tin trên báo điện tử và thông tin trên mạng xã hội 17

1.2.Vài nét về báo điện tử VnExpress.net, Vietnamnet.vn và một số trang mạng xã hội phổ biến hiện nay 20

1.2.1 Báo điện tử VnExpress.net 20

1.2.2 Báo điện tử Vietnamnet.vn 21

1.2.3 Facebook 24

1.2.4 Youtube 27

1.2.5 Các trang mạng xã hội khác hiện nay 30

1.3.Thực tiễn và vai trò của nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử 34

1.3.1.Thực tiễn phát triển của báo điện tử và mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay 34

1.3.2 Báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 40

1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử 42

Tiểu kết chương 1 44

Trang 8

2

Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS.NET VÀ

VIETNAMNET.VN 46

2.1 Phương thức khai thác nguồn tin từ mạng xã hội 46

2.2 Quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội 51

2.3 Cách thức sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 56

2.4 Hiệu quả của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 63

2.5 Khó khăn, hạn chế của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 68

2.6 Những bài học kinh nghiệm với báo điện tử trong việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 76

Tiểu kết chương 2 83

Chương 3: XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI 85

3.1 Xu hướng khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 85

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý báo điện tử ở Việt Nam hiện nay trong khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 87

3.3 Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tin từ mạng xã hội 92

3.3.1.Giải pháp về luật pháp, chính sách quản lý 92

3.3.2.Giải pháp về đào tạo phóng viên, biên tập viên báo điện tử 95

3.3.3.Giải pháp về tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo điện tử 97

3.3.4.Giải pháp đạo đức nghề nghiệp của nhà báo 98

3.3.5.Giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại 100

3.3.6.Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng internet 102 Tiểu kết chương 3 104

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 9

Tiếp đó, sự nở rộ của các mạng xã hội (Social Network) thời gian gần

đây ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới, một cơn sốt mới kích thích sự phát triển của truyền thông Thời đại mới, con người có nhiều chọn lựa cho việc giao tiếp, trong đó có mạng xã hội Mạng xã hội ngày càng đi sâu và có ảnh hưởng mạnh mẽ vào cuộc sống của con người Mạng xã hội nơi mà mọi thành viên có thể tự do bình luận, chia sẻ, cung cấp thông tin, truyền tải thông tin tới các thành viên ở cùng 1 cộng đồng mạng Thông tin trên mạng xã hội cập nhật từng giây, từng phút mà hầu như không phải chịu bất cứ sự kiểm duyệt nào Và thông tin trên mạng xã hội đa dạng về mọi lĩnh vực trong đời sống, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính đại chúng

và quyền truy cập, tiếp cận thông tin không bị giới hạn Vì vậy mà một lượng lớn công chúng hang ngày theo dõi thông tin trên mạng xã hội nhiều hơn cả các phương tiện truyền thông đại chúng như báo viết, báo nói, báo hình và thậm chí là cả báo điện tử

Hiện nay, cả nước có trên 60 báo điện tử, gần 200 trang tin của cơ quan báo chí và trên 280 trang thông tin điện tử tổng hợp; 63/63 tỉnh, thành phố, 22/22

bộ, ngành đã có cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử; gần 20 nhà đăng

Trang 10

4

ký tên miền Việt Nam, trên 100 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 25 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại Việt Nam” [54]

Con số thống kê nêu trên cho thấy sự phát triển nhanh chóng của internet

và các phương tiện truyền thông mà cụ thể là báo điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội… đang tạo ra một kỷ nguyên truyền thông mới Internet với những ứng dụng hiện đại, tính năng vượt trội mà lĩnh vực công nghệ thông tin mang lại đã làm thay đổi thói quen nghe, xem, đọc, viết của công chúng Các ứng dụng mới của công nghệ thông tin cho phép con người có thể giao tiếp, trao đổi và thoả sức thể hiện những nhu cầu của mình trong cuộc sống trên mạng một cách tự tin và thoải mái - những điều trước đây không thể thực hiện được một cách đơn giản như vậy Nhờ internet mà bất cứ ai cũng có thể nói lên được những suy nghĩ, quan điểm và chính kiến của mình về những vấn đề

họ quan tâm trong cuộc sống trên cộng đồng mạng Chỉ với thiết bị kết nối mạng internet mọi cá nhân có thể đăng tải thông tin hay bất cứ điều gì họ muốn lên mạng Điều đó cho thấy công chúng hiện nay đã thay đổi thói quen, cách thức tiếp cận thông tin và phương tiện tiếp cận thông tin Do vậy nhà báo cũng cần phải thay đổi cách thức tiếp cận nguồn tin để phục vụ nhu cầu công chúng ngày càng nhanh nhạy và hấp dẫn hơn Trước tốc độ phát triển và truyền tải thông tin của mạng xã hội đã hình thành nên những “nhà báo công dân”, họ có mặt ở khắp mọi nơi và thông tin về mọi vấn đề, sự kiện Và thông tin này đã và đang trở thành một trong những nguồn tin “mới” cho báo chí đặc biệt là báo điện tử tiếp cận khai thác và sử dụng Mặc dù cho đến nay nguồn tin trên các trang mạng xã hội vẫn chưa được coi là nguồn tin chính thống, nhưng nó vẫn đang được coi là nguồn tin đáng để báo chí lưu ý, tham khảo và có hướng khai thác, sử dụng phù hợp

Ở Việt Nam, trong khoảng10 năm trở lại đây mạng xã hội trực tuyến đã không còn là khái niệm quá mới mẻ Sự phát triển, tiện ích và sức mạnh lan toả rộng lớn mạng xã hội đã và đang là một trong những kênh thông tin thu

Trang 11

5

hút sự quan tâm lớn của nhiều đối tượng công chúng khác nhau, tham gia vào quá trình thông tin truyền thông Chính vì vậy mà mạng xã hội đã và đang tác động đáng kể tới việc khai thác và sử dụng nguồn tin trên báo chí Đặc biệt loại hình điện tử đòi hỏi cập nhật thông tin nhanh thì vấn đề khai thác nguồn tin là rất cần thiết Do đó, ngày càng nhiều báo điện tử đã và đang chọn cách coi mạng xã hội là một nơi cung cấp, khai thác và sử dụng nguồn tin để đăng tải thành các thông tin chính thống trên báo

Thực tế những gần đây các báo điện tử ở nước ta đã khai thác và sử dụng một lượng lớn thông tin từ mạng xã hội Cách thức này đã và mang lại những hiệu quả thiết thực, đưa tới cho công chúng những luồng thông tin đa sắc, nhiều chiều hơn Nhưng điều này cũng đã và đang đặt ra những thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại đối với các báo điện tử Làm sao để khai thác nguồn tin và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội hợp lý để không bị sa đà quá, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tin này Nhận thấy đây là vấn đề còn khá mới mẻ, cần thiết phải được xem xét, nghiên cứu, đánh giá bước đầu từ góc

độ báo chí học nên tôi chọn đề tài:“Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội” (Khảo sát báo điện tử VnExpress.net, Vietnamnet.vn năm 2013) làm đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên thế giới vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội ở các báo điện tử đã được các nhà báo, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí và truyền thông phân tích, tìm hiểu khá chi tiết trên nhiều khía cạnh khác nhau

Ở Việt Nam từ khi báo điện tử, mạng xã hội xuất hiện trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đến những vấn đề liên quan đến báo điện tử và mạng xã hội Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở

Trang 12

6

mức độ khái quát chưa có sự liên hệ chặt chẽ giữa báo điện tử và mạng xã hội Cho đến nay đã có một số khoá luận, luận văn đề cập đến mối liên hệ giữa báo điện tử và mạng xã hội Ví dụ: Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên

Lê Thu Quỳnh, khóa QH - 2003 - X, Khoa Báo chí và Truyền Thông, Trường

ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Trào lưu mạng xã hội

tại Việt Nam” (Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam:

VietSpace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!3600) Khóa luận này chủ yếu mới nghiên cứu việc tham gia vào mạng xã hội của giới trẻ và những người sử dụng Internet thường xuyên tại Việt Nam qua 3 mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam VietSpace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!3600 Khóa luận mới đã đánh giá được những vấn đề hệ quả và hệ lụy của mạng xã hội, đề xuất giải pháp phát triển, mô hình lý tưởng cho 1 mạng xã hội ở Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Lan Hương, khóa QH - 2006 -

X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải

thông tin trong lĩnh vực văn hóa - giải trí” Khóa luận này tập trung vào việc

nghiên cứu quá trình đưa - tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các trang mạng xã hội nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay trong phạm vi 2 trang mạng xã hội chủ yếu: Facebook, Twiter Kết quả khóa luận đã đưa ra những đánh giá và kết luận mang tính định hướng trong việc phát triển mạng xã hội nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong việc lan truyền thông tin trên lĩnh vực văn hóa - giải trí

Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Oanh, khóa QH - 2009 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia

Hà Nội, đề tài “Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thông tin trên mạng xã

hội” Khóa luận đã hệ thống được những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã

hội và báo chí trực tuyến

Trang 13

7

Luận văn của học viên Lê Minh Thanh, (2010), Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội

với đề tài “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay”

Luận văn này đã tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay Kết quả của luận văn đã hệ thống những vấn đề liên quan đến truyền thông cá nhân, đưa ra những nhận xét về xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân trong tương lai; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đưa truyền thông cá nhân trên mạng internet đặc biệt là blog và mạng xã hội trở thành những trang thông tin

cá nhân lành mạnh và hiệu quả

Luận văn của học viên Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Khoa Báo chí và

Truyền thông Trường ĐHKHXH&NV, đề tài “Trao đổi thông tin trên mạng

xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 - thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, ZingMe và Go.vn)” Luận văn đã làm rõ

những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang Mạng xã hội Facebook, Zing Me

và Go.vn Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội Trình bày kinh nghiệm, giải pháp và mô hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội

Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Minh Hạnh, (2013), Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, đề tài “Báo mạng điện tử với việc khai thác và

sử dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội” Khóa luận đã có những khảo

sát, phân tích bước đầu về việc báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội Tuy nhiên khóa luận chưa có những phân tích cụ thể, sâu sắc về tác động của mạng xã hội đối với báo mạng điện tử

Trang 14

8

Luận văn của học viên Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2011), Học viện Báo

chí và Tuyên truyền với đề tài “Tác động của mạng xã hội đối với báo điện tử

ở nước ta hiện nay” Luận văn này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những

tác động của mạng xã hội đến báo điện tử nói chung trên một số khía cạnh: thu thập thông tin, nội dung thông tin, xu hướng tương tác đối với báo mạng điện tử

Luận văn của học viên Dương Nam Hoàng, (2013), Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, đề tài “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của

báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” Luận văn này đã phân tích, làm rõ

những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử Luận văn tập trung nhiều vào việc khảo sát, thống

kê chưa khái quát được nhiều vấn đề lý luận chung

Đoàn Phạm Hà Trang, (tháng 11/2011), bài báo “Mạng xã hội và báo

chí”, Tạp chí Cộng sản (http://www.tapchicongsan.org.vn)

TS Nguyễn Thị Trường Giang, (tháng 10/2013), Khoa Phát thanh Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bài viết “Tác động của truyền thông xã hội đối với báo chí” trong kỷ yếu hội thảo khoa học “ Truyền thông xã hội – truyền thông cổ điển và dư luận xã hội”

TS Nguyễn Thành Lợi, (tháng 12/2013), Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, bài viết “Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông - Kỳ 3: Sử dụng truyền thông xã hội cho báo chí hiện đại” đăng trên Tạp chí Người làm báo (www.nguoilambao.vn)

Có thể thấy các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên hầu hết mới chỉ khai thác đề tài báo điện tử và mạng xã hội dưới dạng riêng

lẻ, tách rời nhau và ở các khía cạnh khác nhau Bởi vậy, tôi thực hiện đề tài

nghiên cứu: “Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng

xã hội” (Khảo sát trên báo điện tử VnExpress.net, Vietnamnet.vn năm 2013)

là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu toàn diện hệ thống về mối liên

Trang 15

9

hệ giữa báo điện tử và mạng xã hội ở khía cạnh khai thác và sử dụng nguồn tin Đây là đề tài không trùng lặp và khá mới mẻ ở Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

*Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu, đánh giá, nhận xét bước đầu về những ưu điểm và hạn chế của báo điện tử trong việc khai thác và sử dụng nguồn tin trên các trang mạng

xã hội, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó Trên

cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để các báo điện tử khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tin từ mạng xã hội một cách đúng đắn, hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, phong phú của công chúng

*Nhiệm vụ nghiên cứu:

Làm rõ những vấn đề lý thuyết về mạng xã hội và báo điện tử trong việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Khảo sát, phân tích đánh giá, nhận xét bước đầu thực trạng của báo điện

tử trong việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Chỉ ra xu hướng khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội của báo điện tử từ đó đề xuất các giải pháp để khai thác và sử dụng hiệu quả tích cực, chất lượng nguồn tin từ mạng xã hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu về báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

*Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát ở 2 tờ báo điện tử tiêu biểu

là VnExpress.net, Vietnamnet.vn trong năm 2013 Tuy nhiên để so sánh, đối chiếu thêm tác giả sẽ tham khảo một số tờ báo điện tử khai thác trong điều kiện có thể

Trang 16

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, làm giàu có và phong phú hơn

về lý luận báo chí truyền thông hiện đại;

Góp một góc nhìn mới về bức tranh đa dạng, sinh động của loại hình báo điện tử hiện nay, đặc biệt về vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng

xã hội;

Cung cấp thêm luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ hơn trong quan điểm,

tƣ duy, nhận thức về cách thức tiếp cận khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Trang 17

11

*Ý nghĩa thực tiễn:

Các phóng viên, biên tập viên báo điện tử cũng như người thực hiện luận văn này (và những ai quan tâm) sẽ tham khảo, vận dụng để có thể khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội hiệu quả Kết quả nghiên cứu cũng

có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, giám sát và quản lý báo điện tử trong xu thế bùng nổ thông tin cùng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo điện tử, mạng xã hội

Chương 2: Thực trạng khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội của báo điện tử VnExpress.net và Vietnamnet.vn

Chương 3: Xu hướng và giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tin từ mạng xã hội

Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương mục trên

Trang 18

12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ,

MẠNG XÃ HỘI 1.1 Lý luận chung về báo điện tử và mạng xã hội

1.1.1 Báo điện tử

Trước khi làm rõ khái niệm báo điện tử là loại hình báo chí có ngôn ngữ báo chí đặc thù và sự phát triển của báo điện tử tại Việt Nam chúng tôi xin

được khái quát một vài nét về sự ra đời của báo điện tử:

Khởi nguồn của internet là các máy tính IBM dùng chung vào những năm 1960 tại Mỹ J.C.K Licklider được coi là người sinh ra khái niệm toàn cầu, với khái niệm “Mạng Thiên Hà” (Galatic Network) được công báo năm

1962 Ông tham gia vào quá trình kiến thiết mạng ARPNET - tiền thân của internet ngày nay Năm 1990, Tim Berners - Lee là người sáng tạo ra cụm từ

“World Wide Web” cụm từ này được viết tắt là www, cụm từ này luôn đi kèm với địa chỉ website Kể từ đó Internet thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ Nếu như Radio mất 38 năm để đạt đến con số 50 triệu người dùng,

13 năm cho Tivi và chỉ 5 năm cho Internet Theo ước tính của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) 40% dân số thế giới tương đương khoảng 2,7 tỷ người được sử dụng Internet vào cuối năm 2013 Mức truy cập Internet được dự báo

sẽ vẫn còn tăng cao [55]

Khi mạng internet ra đời thế giới cũng bắt đầu chứng kiến sự ra đời của báo điện tử vào những năm 1990 Một trong những hãng truyền thông lớn nhất thế giới là CNN của Mỹ đã chạy thử phiên bản báo mạng từ năm 1993 Tiếp đến BBC online của Anh ra đời vào 13/9/1994 Đó là sự khởi đầu, là nền tảng cho báo điện tử Tuy nhiên thời gian này website tin tức chủ yếu là phiên bản điện tử của báo giấy hoặc truyền hình

Đến tháng 10/1993, Khoa Báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra tờ báo điện tử đầu tiên Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở

Trang 19

13

website “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video) Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet, báo điện tử

ra đời đã, đang và sẽ phát triển nhanh chóng Thực tế tên gọi về loại hình báo điện tử đến nay vẫn chưa thống nhất và có nhiều tên gọi khác nhau: báo trực tuyến, báo online, báo chí Internet…Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi báo điện tử, báo trực tuyến Trong luận văn này tôi xin phép được sử dụng thuật ngữ báo điện tử vì lý do như sau: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 do Quốc hội ban hành trong đó Điều 3, Chương I của

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định rõ: “Báo chí nói

trong luật này là báo chí Việt Nam bao gồm: Báo in (báo, tạp chí, bản tin thời

sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính), bằng Tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”

[ 19] Tiếp đó Nghị định số 51/2002/ NĐ – CP, Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí cũng đã nêu rất rõ tại “Điều 1 Giải thích từ ngữ: “Mục 1 Báo chí là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử”; “Mục 5 Báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet)” [20]

Sau khi báo điện tử được chính thức công nhận là một loại hình báo chí cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của internet hàng loạt các tờ báo điện

tử, các website thông tin ra đời Việt Nam chính thức hòa mạng internet vào

Trang 20

14

ngày 19/11/1997 và ngay sau đó tạp chí Quê hương lần đầu ra mắt bạn đọc trên mạng internet đây được coi như là mốc son đánh dấu những bước đi đầu tiên trong lịch sử của báo điện tử Việt Nam Tiếp đó lần lượt các tờ: Nhân dân, Lao động rồi đến Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các trang web như VnExpress, VDC Media, VASC (Sau này là VietNamnet)… ra đời Giai đoạn 1997 - 2001, "báo điện tử" Việt Nam chỉ dừng ở phiên bản điện tử của báo in Công việc của người làm báo điện tử thời bấy giờ đơn thuần chỉ là thực hiện quy trình đưa tin lên mạng bằng cách thực hiện hai thao tác đơn giản đó là: "copy - paste" (cắt - dán) Mãi sau đó, hàng loạt các trang bắt đầu nở rộ giai đoạn 2001 - 2003 như TintucVietnam (tiền thân của trang Dân trí); 24h.com.vn; VnExpress hay Vietnamnet Đặc biệt VietNamnet và VnExpress được công nhận như là một trong những báo điện tử ra đời sớm nhất tại Việt Nam và hiện ngày càng phát triển

Trong báo cáo tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện truyền thông, nghe nhìn do Bộ Thông tin - Truyền thông tiến hành, tỷ lệ người dùng Internet vượt độc giả đọc báo, nghe đài và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42% Thông qua kết quả nghiên cứu cộng với thực tế đời sống báo chí Việt Nam hiện nay, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy báo điện tử đang chiếm ưu thế sau khi vượt mặt báo nói, báo hình và đặc biệt là báo in Ngay từ khi ra đời báo điện tử đã nhanh chóng trở thành một trong những phương tiện truyền thông hiện đại, có nhiều ưu thế hơn so với các loại hình báo chí truyền thống về khả năng truyền tải thông tin Hiện nay báo điện tử đang ngày càng phát triển mạnh, có một vị thế nhất định trong hệ thống các phương tiện truyền thông,

có ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội Đồng thời báo điện tử có số lượng độc giả truy cập ngày càng tăng nhanh chóng Trong khuôn khổ đề tài luận văn này, đối tượng khảo sát của chúng tôi là hai báo điện tử VnExpress

Trang 21

15

và Vietnamnet là những báo điện tử ra đời sớm nhất tại Việt Nam, đang ngày càng phát triển mạnh mẽ chứng tỏ là những tờ báo điện tử chuyên nghiệp, chính thống

1.1.2 Mạng xã hội

Mạng xã hội tên gọi trong tiếng Anh là Social Network hay Vittual Network Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù mới ra mắt gần đây khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện nền tảng cơ sở nhưng thực chất "tổ tiên" của mạng xã hội đã xuất hiện từ khá lâu Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra vào những năm 70 thế kỉ trước Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi giữa hai chiếc máy tính nằm cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy kí tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím chuẩn hiện nay

“QWERTYUIOP”

Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng Hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động Ngoài ra, những trình duyệt sơ khai thời đầu cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua USENET, một trong số những nền tảng BBS đầu tiên

Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình thành những mạng xã hội đầu tiên Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm

1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn theo sở thích

Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên

Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm,

Trang 22

Có rất nhiều tranh luận dẫn đến những quan điểm khác nhau về khái niệm mạng xã hội:

Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường

đại học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá

nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội ”[58] Theo cách định

nghĩa đơn giản này thì mạng xã hội được hiểu là một tập hợp người hoặc các

tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng máy tính Như vậy trái với cách hiểu của nhiều người mạng xã hội là mạng máy tính lớn, nhiều thành viên hay đơn giản là hệ thống của những mối quan

hệ con người với con người Nếu xét trên bình diện đó, bản thân Facebook hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội

Và một ý kiến được nhiều người biết đến khi nói về khái niệm mạng xã hội đó là ý kiến của ông Vũ Kiêm Văn - Giám đốc công ty truyền thông

VSMC (công ty sáng lập mạng xã hội thehetre.vn): “Mạng xã hội như một đồ

thị trong đó các nút có thể là một cá thể, tổ chức, còn các liên kết là mô phỏng các quan hệ trong xã hội thực Quan điểm này khẳng định mạng xã hội khác rất nhiều so với blog, đó là một khái niệm rộng lớn hơn trong khi blog chỉ đơn thuần là một dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong mạng xã hội do đó

sẽ có mạng xã hội được xây dựng trên nền tảng chính là blog, nhưng cũng có những mạng xã hội không có dịch vụ này.” [58]

Trang 23

17

Trong chương 1 Nghị định 97/2008/NĐ - CP, điều 3 - khoản 14: “Dịch

vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi, người

sử dụng khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác” [23]

Tổng hợp, xâu chuỗi lại các các ý kiến về mạng xã hội tác giả xin đưa

ra một cách hiểu chung về mạng xã hội như sau: “Mạng xã hội là một xã hội

ảo với hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó Mạng xã hội là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, vocie chat…nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mạng và mang lại những giá trị xã hội nhất định.”

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội là một hiện tượng có tầm ảnh hưởng cũng như tác động tới các cá nhân, cộng đồng cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa chiều không phân biệt thời gian và không gian Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

1.1.3 Phân biệt giữa thông tin trên báo điện tử và thông tin trên mạng xã hội

Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội Để xã hội loài người tồn tại và phát triển, con người cần nhiều hoạt động như sản xuất của cải vật chất để duy trì sự sống, sáng tạo nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu tinh thần… Một phần của hoạt động đó là hoạt động báo chí nhằm cung cấp cho công chúng những thông tin tức là thông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiện tượng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội Nội dung của những thông báo đó gọi là thông tin Nhưng thông tin báo chí là những thông tin chính trị - xã hội Nghĩa là thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng những giá trị xã hội hay chính trị [29, tr 51]

Trang 24

18

Khác với thông tin báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng thông tin trên mạng xã hội chủ yếu mang ý nghĩa cá nhân Ví dụ: một người gửi, nhắn tin, viết một status cho một người khác cũng được coi là hoạt động thông tin nhưng thông tin đó lại không mang tính xã hội và nó có thể không được tiếp nhận bởi nhiều người và ảnh hưởng đến nhiều người như thông tin trên báo chí Tuy nhiên một thông tin cũng có khi có ý nghĩa chính trị - xã hội khi thông tin đó tác động, thu hút sự quan tâm của nhiều người và được công bố trên báo chí

Vì vậy ta có thể phân biệt giữa thông tin trên báo chí và thông tin trên mạng xã hội khác nhau cơ bản đó là: thông tin báo chí luôn luôn chứa đựng ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định Còn thông tin trên mạng xã hội thường mang ý nghĩa cá nhân Đôi khi thông tin trên mạng xã hội cũng chứa đựng ý nghĩa chính trị - xã hội khi nó tác động đến nhiều người và được báo chí công

bố Và lúc này thông tin trên mạng xã hội đã được khai thác, sử dụng thành thông tin báo chí Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng mang tính báo chí và báo chí vẫn không bao giờ mất đi vai trò "người gác cổng thông tin" Thông tin trên mạng xã hội chỉ có ý nghĩa đối với báo chí khi được báo chí xác minh, đưa vào bối cảnh cụ thể Giá trị thông tin của báo chí luôn nằm ở sự khách quan và độ tin cậy cao Ví dụ vụ clip ghi lại cảnh hôi bia xuất hiện trên mạng Youtube tháng 11 năm 2013 đã nhanh chóng bùng nổ và gây tranh cãi trong cộng đồng Ngay sau đó, báo chí đã xác minh vụ việc diễn ra ở Đồng Nai Tiếp đó, báo chí đã khai thác chi tiết, cụ thể về căn nguyên, diễn biến cũng như những hệ lụy từ sự việc đó

Xét về mặt nội dung báo chí thường bao quát nhiều chủ đề, nhiều lĩnh vực còn trên mạng xã hội thường tập trung vào những chủ đề nhất định mà các thành viên trong cộng đồng mạng xã hội đó quan tâm Và thông tin trên báo chí thường được thẩm định, chọn lọc, kiểm duyệt theo định hướng của cơ

Trang 25

tế là họ không nên cạnh tranh hay chạy đua với thông tin từ mạng xã hội mà cần có sự hợp tác để khai thác, kiểm chứng và sử dụng chúng một cách hợp

lý Họ có thể tham khảo các mạng xã hội mỗi khi phát hiện một sự kiện lớn, liên tục theo dõi cập nhật kể cả chiều sâu của những cảm xúc, rồi xây dựng một lộ trình tiếp cận để viết thành bài

Trước sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội báo chí đặc biệt là báo điện tử có thể không còn đi đầu hay nhanh nhất về tốc độ cung cấp thông tin nhưng khi phối hợp khai thác, kiểm chứng với các thông tin trên mạng xã hội Nhờ đó nhiều báo điện tử có thể có được những bài viết rộng hơn, sâu hơn, hoàn thiện hơn, đủ khả năng phân tích và tổng hợp để làm sáng

tỏ sự kiện, vấn đề và cũng để làm nguồn xác minh tính chân thực của các tin nhanh xuất hiện trước đó trên mạng xã hội

Để cạnh tranh và tồn tại thông tin trên báo chí ngày nay phải khai thác,

sử dụng thông tin trên mạng xã hội nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn hơn với công chúng Nhưng có điều chắc chắn rằng báo chí vẫn là loại hình truyền thông chính thống và mạng xã hội vẫn chỉ được coi là loại hình truyền thông phi chính thống Thông tin trên báo chí vẫn luôn được coi là những thông tin chính thống; thông tin trên mạng xã hội vẫn được coi là những thông tin phi chính thống Thông tin trên mạng xã hội chỉ được công nhận là thông tin

Trang 26

1.2.1 Báo điện tử VnExpress.net

VnExpress là tờ báo của công ty FPT được chính thức đưa lên mạng từ ngày 26/1/2001 có địa chỉ truy cập là: http://vnexpress.net Ngày 25/11/2002,

tờ báo này đã chính thức được cấp giấy phép hoạt động báo chí và là tờ báo đầu tiên trên mạng internet chính thức được cấp phép hoạt động Sáu tháng sau khi ra mắt tờ báo đã lên vị trí hàng đầu trong số các website tiếng Việt hàng đầu trên toàn cầu

Ngày 26/2/2001, VnExpress ra mắt trên internet Báo cập nhật mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với các chuyên mục: Xã hội, Thế giới, Kinh doanh, Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Khoa học - Sức khỏe, Đời sống, Vi tính, Ôtô -

Xe máy, Rao vặt, Bạn đọc viết, Tâm sự, Cười

Hình 1.1: Giao diện VnExpress.net cập nhật ngày 22/1/2014

Trang 27

21

Ngày 25/11/2002, với Giấy phép hoạt động báo điện tử số BVHTT, VnExpress trở thành tờ báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên hoạt động trên internet Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ Tháng 7/2005, VnExpress lọt vào danh sách 500 website được nhiều người đọc nhất thế giới, theo Bảng xếp hạng của Alexa.com - công cụ theo dõi lưu lượng truy cập thuộc Tập đoàn thương mại trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon.com

511/GP-Tháng 6/2006, Báo tiếp tục lọt vào top 300 website toàn cầu Sau đó 4 tháng, VnExpress đã lọt vào top 200 website thế giới So sánh với không nhiều trang web báo chí trong danh sách thời điểm đó, VnExpress đứng rất gần với các hãng thông tấn thế giới danh tiếng như CNN, BBC

Đặc biệt vào tháng 6/2007, VnExpress trở thành tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên góp mặt vào top 100 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất thế giới của Alexa, ghi lại một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nội dung trực tuyến tại Việt Nam

Con số thống kê năm 2012 cho thấy 11 năm qua, VnExpress luôn giữ vững vị trí báo điện tử tiếng Việt có lượng độc giả truy cập lớn nhất tại Việt Nam Con số báo này dẫn từ Google Analytics, khi VnExpress hiện có hơn 17 triệu độc giả thường xuyên (unique visitors), với khoảng 34 triệu lượt truy cập (pageviews) mỗi ngày (độc giả trong nước chiếm hơn 80%, 7% ở Mỹ, 13% từ các nơi khác) hẳn nhiều tờ mới ra hiện nay phải mất một thời gian dài mới có thể đạt được Để có ngôi vị ấy, trung bình mỗi ngàyVnExpress cập nhật khoảng 170 đầu mục tin bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên thực hiện Tòa soạn hiện có hơn 150 phóng viên, biên tập viên, tuổi đời trung bình là 28 Họ đều tốt nghiệp ít nhất một trường đại học

1.2.2 Báo điện tử Vietnamnet.vn

Ngày 02/9/2001, trang chủ http://wwww.vnn.vn lần đầu tiên ra mắt công chúng mang tên Vá Ỏrient (hiện nay là Vietnamnet) Ban đầu tòa soạn có 6

Trang 28

22

người, trong đó có 3 phóng viên chuyên thực hiện các bài viết độc lập cùng với đó là lấy tin từ các báo khác Đến năm 2003 khoảng 70% lượng tin, bài được các phóng viên và cộng tác viên thường xuyên cập nhật

VietNamnet được cấp giấy phép hoạt động mới nhất vào ngày 23/01/2003 (số giấy phép: 27/GP-BVHTT) Tờ báo có các chuyên mục như: quốc tế, công nghệ thông tin, thể thao, âm nhạc, thời trang và trực tuyến phỏng vấn, nghe nhạc

Hình 1.2: Giao diện Trang chủ Vietnamnet.vn cập nhật ngày 22/1/2014

Ngày 8-6-2003, VietNamnet cho ra trang tiếng Anh gọi là Vietnamnet Brigde tại địa chỉ: http://english.vietnamnet.vn và đây cũng là một trong những tờ báo mạng tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam Vietnamnet Brigde nằm trong sự phát triển của Vietnamnet.vn nhưng lại không phải là phiên bản của

tờ tiếng việt mà có phong cách đưa tin riêng giúp cho người nước ngoài có thể tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/03/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý tách các báo điện tử VietNamNet thành Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) theo đề nghị của VNPT Ngày 15 tháng 5 năm 2008, Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị với VNPT tách VietNamnet ra khỏi VNPT về trực thuộc Bộ

Trang 29

23

Thông tin & Truyền thông Trụ sở Báo VietnamNet: Tòa nhà C’Land – 156

Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa, Hà Nội

Để đáp ứng nhu cầu của công chúng, Vietnamnet đã tạo dựng nên một đội ngũ cộng tác viên rộng khắp để có thể đưa thông tin từ khắp mọi nơi và đưa tin một cách nhanh nhất Ngoài trụ sở tại Hà Nội, Vietnamnet còn mở rộng văn phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, Vietnamnet có 16 chuyên trang bao gồm tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học, thị trường, thể thao, bạn đọc…và các trang con chuyên sâu như tuanvietnamnet, tintuconline, E-chip, 2sao, VEF.VN…cho nên Vietnamnet có thể đưa thông tin một cách

đa dạng về mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu thông tin rộng rãi của công chúng Chính điều này đã mang lại cho Vietnamnet một lượng độc giả lớn Là một trang báo điện tử, Vietnamnet tích hợp đầy đủ các tính năng đa phương tiện như văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video…Đặc biệt, Vietnamnet phát triển rất mạnh về truyền hình Ngày 19 - 12- 2004, Vietnamnet thành lập trung tâm VietNamNet TV, các chương trình VietNamNet TV phát chính thức trên clip, Vietnamnet.vn và phát lại trên truyền hình cáp Hà Nội Độc giả có thể xem video, clip, các chương trình một cách chủ động theo sự lựa chọn của mình Hơn nữa, các chương trình không chỉ có ca nhạc, giải trí mà còn cung cấp những thông tin về kinh tế, xã hội, thể thao, quốc tế… Với đặc điểm này, Vietnamnet được coi là tờ báo mạng đầu tiên tích hợp ứng dụng này

Không chỉ có vậy, Vietnamnet còn là trang báo điện tử có giao diện thân thiện với công chúng Ngày 20 - 7 - 2009, Vietnamnet lại thay đổi giao diện mới và đây là lần thứ 4 Vietnamnet thay đổi giao diện Với hình ảnh trình chiếu slide về những thông tin mới nhất ngay phần đầu tiên của trang đã là cho công chúng cảm thấy hấp dẫn, bắt mắt hơn và thu hút công chúng đông hơn

Trang 30

24

Hiện tại lượng truy cập Vietnamnet đã đạt gần 2 tỷ pageviews/tháng, lượng visitor đạt trên 2,7 - 2,8 triệu visitor/ngày VietnamNet không ngừng làm mới các chuyên trang, chuyên mục mới Hiện nay, VietnamNet có Tạp chí Echip chuyên về CNTT - Viễn thông, tăng lượng phát hành dự kiến 6000 bản/kỳ với Chip thứ 6 và 12.000 bản/kỳ đối với Chip thứ Ba; Tuần eChip Mobile, ấn phẩm chuyên về điện thoại di động; VietnamNet TV, một kênh truyền hình online không thể bỏ qua với các video clip vui, các thông tin thời

sự, xã hội đặc trưng, các phim truyện nổi tiếng… được phục vụ 24/24 giờ và được lựa chọn theo ý muốn

1.2.3 Facebook

Ngày 5/2/2004: Mark Zuckerberg, Dustin: Moskovitz, Chris Hughes và Eduardo Saverin chính thức khởi động Facebook tại phòng ký túc xá Đại học Harvard Ban đầu, Facebook chỉ được sử dụng trong nội bộ sinh viên Harvard, tuy nhiên đến tháng 03/2004, mạng xã hội này được mở rộng tới các trường khác như Stanford, Columbia và Yale Tháng 06/2004: Facebook chuyển trụ sở đến Palo Alto, California Tháng 9/2004: Facebook có thêm 2 tính năng Wall (Tường cá nhân) và Groups (Nhóm)

Dù mới chỉ được sử dụng trong phạm vi sinh viên và có rất nhiều khuyết điểm nếu như so sánh với mạng xã hội Facebook hiện nay Nhưng ý tưởng cốt lõi ngay từ đầu của Mark Zuckerberg thật sự là bước đột phá và là mục tiêu phát triển của Facebook trong suốt chặng đường vừa qua: khả năng kết nối và trao đổi thông tin nhóm

Tháng 12/2004, 10 tháng sau khi thành lập 5,5 triệu người đã dùng Facebook Phạm vi của Facebook không còn giới hạn trong các trường đại học mà mở rộng ra cả nhóm trường trung học, nhân viên của Apple, Microsoft cũng như bất kỳ ai có địa chỉ email hợp pháp

Tháng 10/2005, Facebook đẩy mạnh các tính năng phục cho người dùng, cụ thể thêm tính năng chia sẻ hình ảnh

Trang 31

25

Tháng 6/2005, phiên bản Facebook Mobile được đưa vào hoạt động

Tháng 10/2007, số lượng người sử dụng Facebook vượt con số 50 triệu Facebook không ngừng cải tiến tính năng, tùy chỉnh tính năng riêng tư cho người sử dụng

Tháng 4/2008, Facebook hoạt động với 21 ngôn ngữ khác nhau Số thành viên vượt 100 triệu

Tháng 10/2008, Facebook ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft; Facebook Ads được đưa vào hoạt động

Tháng 10/2008, Facebook thông báo thành lập trụ sở quốc tế tại Dublin – Ireland, nơi thuế doanh nghiệp thuộc loại thấp nhất ở châu Âu

Tháng 9/2009, Facebook công bố có lãi lần đầu tiên

Tháng 4 và tháng 10/2009, số lượng người dùng lần lượt vượt 300 và 400 triệu người

Tháng 10/2010, số lượng người dùng chạm mức 500 triệu người

Tháng 11/2010, theo số liệu từ Second Market, Facebook có giá trị 41 tỷ USD

và trở thành công ty web lớn thứ 3 tại Mỹ sử dụng Facebook và Amazon Tháng 1/2011, hơn 600 triệu người trên thế giới có tài khoản Facebook Và đến năm 2012 con số người dùng đã lên tới: 845 triệu người

Facebook là trang web được truy cập nhiều thứ hai chỉ sau Google và có hơn 400 triệu người sử dụng tích cực (thống kê vào tháng 2 năm 2010) Hơn 20% trong số 1,7 tỷ người trên mạng Internet dùng Facebook thường xuyên Giờ đây trên khắp thế giới dành khoảng 8 tỷ phút hàng ngày trên Facebook (một người dùng trung bình dành gần một tiếng mỗi ngày trên trang web này)

Trang 32

26

Hình 1.3: Giao diện mạng xã hội Facebook

Facebook giờ đây đã được dịch ra 75 ngôn ngữ, với khoảng 75% số người dùng thường xuyên không phải người Mỹ Theo Facebook Global Monitor do Inside Facebook.com công bố, khoảng 108 triệu người Mỹ đang dùng facebook, tức là 35,3% dân số Số lượng người dùng Facebook lớn nhất vẫn là ở Mỹ, nhưng 10 nước tiếp theo lại rải rác trên khắp thế giới Theo thứ

tự đó là Anh, Thổ Nhĩ Kì, Indonesia, Pháp, Canada, Italia, Philippines, Tây Ban Nha, Australia và Colombia Cũng theo Facebook Global Monitor đến cuối năm tài chính vào tháng 2/2010 Facebook phát triển nhanh nhất tại 10 nước là Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Bồ Đào Nha, Thái Lan, Brazil, Rumani, Litva và Cộng hòa Séc [34]

Trong báo cáo tài chính Quý I/2012 được công bố gần đây nhất vào ngày 23/04/2012, Facebook cho biết số lượng 901 thành viên ghé thăm website mỗi tháng ít nhất 1 lần Ngoài ra, Facebook đang sở hữu 526 triệu thành viên tích cực (truy cập mỗi ngày), khoảng 488 triệu thành viên sử dụng facebook thông qua thiết bị di động Mỗi ngày nhà mạng ghi nhận 3,2 tỷ bình luận và like,

300 triệu hình ảnh mới được tải lên [34]

Nếu mạng Facebook là một quốc gia thì nó sẽ có số dân đứng thứ tư trên thế giới: (1) Trung Quốc, (2) Ấn Độ, (3) Hoa Kỳ, (4) Facebook, (5) Indonesia, (6) Bazil, (7) Pakistan, (8) Banglades…

Trang 33

27

Hình 1.4: Bản đồ thế giới mạng xã hội tính đến tháng 12/2013 (Nguồn: http://vincos.it/world-map-of-social-networks/ minh họa dựa trên số liệu của Alexa)

Nhìn vào bản đồ thế giới mạng xã hội tính đến tháng 12/2013 có thể thấy mạng xã hội facebook vẫn là một trong những mạng xã hội phổ biến, được sử dụng nhiều nhất Theo số lượng thống kê trên trang http://vincos.it/world-map-of-social-networks/ tính đến quý 3/2013, Facebook hiện có 1.189 tỷ người sử dụng hàng tháng hoạt động, nhưng nó đang phát triển nhanh chóng hơn so với trước đây (nó đã được thêm vào chỉ 34 triệu người dùng hoạt động trong 6 tháng) 351 triệu người sử dụng ở châu Á, 276 triệu ở châu Âu, 199 triệu ở Mỹ và Canada, 362 triệu ở các nước còn lại

1.2.4 Youtube

Youtube được thành lập vào năm 2005 bởi Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim Trước khi hợp tác với nhau, họ đã từng là đồng nghiệp tại PayPal Sự thật là logo của PayPal được Chad Hurley thiết kế, sau khi anh đọc được một bài báo viết về một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực thanh toán qua mạng Và Chad đã quyết định gửi e-mail cho họ để xin việc Sau này với việc eBay mua lại PayPal, nhóm 3 người đã chính thức có vốn để phát triển

Trang 34

Vào tháng Chín năm 2005, Youtube có được video đầu tiên đạt 1 triệu lượt xem Đó là video quảng cáo của Nike quay cảnh siêu sao bóng đá Ronaldinho nhận giải thưởng Đôi giày vàng Nike cũng là thương hiệu lớn đầu tiên nhận ra tiềm năng quảng cáo của Youtube

Tháng 7/2006, Youtube có được một phi vụ hợp tác cùng NBC, giúp công ty truyền thông có tính truyền thống này bước vào kỷ nguyên số Vào tháng 2 năm 2006, NBC đề nghị Youtube tải lên một đoạn video cắt ra từ chương trình truyền hình Saturday Night Live có tên "Lazy Sunday" Video này sau đó thu hút được rất nhiều sự chú ý

Tháng 10 năm 2007, Youtube chính thức chạy dự án "Content Verification Program" để giúp các chủ sở hữu nội dung như NBC định vị và xóa bỏ các video vi phạm quyền sở hữu Youtube sau đó quảng bá cho một vài chương trình của NBC, đánh dấu sự bắt đầu của việc hợp tác sâu rộng về sau giữa Youtbe và các nhà cung cấp nội dung khác

Google bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của Youtube và thâu tóm trang chia

sẻ video này vào tháng 10/2006 với giá 1,65 tỉ USD Vào thời điểm đó, Google gọi Youtube là "bước tiến tiếp theo trang quá trình phát triển của Internet" Lúc này, Youtube có 65 nhân viên

Tháng 05/2007, Youtube ra mắt chương trình Partner Program để trả phí cho các thành viên có nội dung thú vị được lan truyền Đây là lần đầu tiên Youtube biến sở thích của mọi người thành một hình thức kinh doanh Khoảng một năm sau, những người dùng thành công nhất đã có thu nhập lên

Trang 35

29

đến 6 chữ số từ Youtube Tháng 7/2007, Youtube hợp tác cùng CNN chủ trì buổi tranh cử tổng thống nhiệm kì 2008

Tháng 11/2009, Quốc hội Hoa Kỳ cho ra đời kênh Youtube chính thức giúp công dân được tiếp xúc với những thông tin chưa từng được công

bố Một tháng sau, Tòa Thánh Vatican cũng có một kênh cho riêng mình

Hình 1.5: Giao diện tiếng việt của Youtube

Youtube bắt đầu các chương trình trực tiếp vào tháng 4/2011 Đây là thời điểm Youtube bước chân thực sự vào ngành công nghiệp phát thanh và truyền thông Youtube Live cho phép phát sóng các chương trình trực tiếp từ các buổi hòa nhạc cho đến đám cưới hoàng gia hay Olympics

Lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2012, cả thế giới có thể xem trực tiếp Olympics qua Internet Thế vận hội năm đó, Youtube đã hợp tác cùng NBC nâng trải nghiệm video online của người dùng lên một tầm cao mới Bạn có thể truy cập các nội dung này từ bất cứ thiết bị nào: máy tính, điện thoại hay máy tính bảng

Tháng 8/2012, Youtube trở thành điểm đến cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì Không những truyền tải các bài diễn văn của các ứng viên, Youtube còn tổng hợp nội dung từ 8 đài truyền hình bao gồm: ABC News, Al Jazeera

Trang 36

30

English, BuzzFeed, Larry King, The New York Times, Phil DeFranco, Univision, và The Wall Street Journal

Tháng 12/2012, sau 5 tháng, Gangnam Style đạt 1 tỷ lượt xem Năm

2012 cũng là một năm thành công với Youtube khi họ đạt thành tích 4 tỉ giờ xem video mỗi tháng

1.2.5 Các trang mạng xã hội khác hiện nay

Mạng Google +

Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng “Gã khổng lồ Internet” Google vừa chính thức giới thiệu mạng xã hội mới mang tên Google + (hay Google Plus) với kỳ vọng tạo ra cách thức chia sẻ mới mẻ cho giới trẻ trong thế giới web Về căn bản, Google + hoạt động dưới hình thức của mạng xã hội tương tác, cho phép giao tiếp với bạn bè thông qua môi trường web và chia sẻ thông tin Mạng Google + (hay chính là Google plus) mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2011 Đến đầu năm 2012 Google+ đã có 90 triệu khách truy cập Có lẽ do mới hoạt động nên 71% người sử dụng của Google+ là nam giới và nghề nghiệp của những người dùng Google+ chủ yếu là kỹ sư và 44% người dùng Google còn đang “độc thân”

Trước kia, Google cũng thử sức với mạng xã hội bằng việc ra mắt Buzz, tuy nhiên mạng xã hội đầu tiên này của Google không gặt hái được nhiều thành công, trong khi Facebook và Twitter có tiềm lực quá mạnh Điểm qua những tính năng nổi bật nhất của mạng xã hội Google +, cũng là sự khác biệt với các mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay như Facebook, Twitter và MySpace

Google nhấn mạnh vào bốn tính năng của Google +, gồm Circles, Sparks, Hangouts và Mobile Instant Upload Trước tiên, Circles được Google quan tâm hơn cả Tính năng Circles giúp người sử dụng phân nhóm bạn bè và

dễ dàng giới hạn chia sẻ Ví dụ như: nhóm bạn bè cùng cơ quan, nhóm người thân hay nhóm cùng sở thích âm nhạc… Mỗi nhóm sẽ được quản lý trong

Trang 37

31

những “vòng tròn” riêng biệt Vì vậy, khi người dùng muốn chia sẻ nội dung nhất định, họ có thể chọn nhóm muốn chia sẻ để kết nối Sparks là nơi bạn có thể chia sẻ nội dung web nhanh và dễ dàng hơn Sparks cũng có thể hiểu đơn giản là tính năng cập nhật thông tin tự động Nó sẽ tìm kiếm những tin tức, video, blog mà bạn quan tâm rồi lưu trữ lại trong khu vực nhất định Hoặc mỗi khi tìm kiếm một thông tin nào đó trên Google thì cũng đồng thời bạn có thể lưu kết quả, sau đó chia sẻ, truy cập lại một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc phải mở lại bookmarks.Trong khi đó, tính năng Hangouts được ví như những cuộc dạo chơi rồi tình cờ gặp bạn bè, sau đó có thể trò chuyện thoải mái Hangouts là không gian người sử dụng có thể chat video cùng lúc với 10 thành viên khác nhau Tính năng này tương tự chat nhóm của Skype hay MSN Messenger, tuy nhiên điểm khác biệt là việc cập nhật tin nhắn thời gian thực

Tính năng nổi bật cuối cùng của Google + là Mobile Instant Upload, cho phép người dùng chia sẻ nhanh hình ảnh được chụp từ điện thoại trên mạng xã hội Các thành viên Google Plus ngoài việc trao đổi, chia sẻ thông tin, chat văn bản, chat video (Hang out) và kết nối, tạo cộng đồng thì chia sẻ ảnh là nhiều nhất

 Mạng xã hội ZingMe

Là mạng xã hội của công ty Vinagame ra mắt từ tháng 6/2009 Kể từ khi

ra mắt ZingMe nhanh chóng trở thành ngôi nhà chung của đông đảo giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9x Sau một năm thử nghiệm ngày 3/8/2010 ZingMe chính thức ra mắt người dùng Năm 2010, ZingMe là mạng xã hội đông thành viên nhất Việt Nam với 5,1 triệu thành viên và lượt truy cập trung bình trên 450 triệu/tháng Năm 2011 Zing Me đạt 6,8 triệu thành viên hoạt động Zing Me chú trọng các tính năng đặc trưng của một mạng xã hội như kết bạn, chát trực tuyến, viết blog, lập câu lạc bộ Bên cạnh đó các thành viên còn có thể

Trang 38

32

tham gia diễn đàn, nghe nhạc, xem phim, chia sẻ hình ảnh và tham gia các trò chơi trực tuyến

Hình 1.6: Giao diện mạng xã hội ZingMe

ZingMe là một mạng xã hội được cung cấp bởi một nhà phát triển đến từ Việt Nam Nhờ đó, ZingMe rất gần gũi và thân thiện hơn so với các trang mạng xã hội đến từ nước ngoài khác Nhìn thoáng qua thì chúng ta sẽ rất dễ nhầm giao diện của ZingMe so với Facebook vì cả hai có khá nhiều nét tương đồng Tuy nhiên, điểm mạnh của ZingMe đó là sự liên kết của nó với nhiều trang mạng được ưa chuộng khác trong hệ thống của Zing như Zing News, Zing MP3,… trong đó Zing Mp3 còn được đánh giá là trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam Nhờ vậy, các thông tin và chia sẻ liên quan đến các

ca sĩ được ưa thích trong nước được cập nhật tới người sử dụng vô cùng dễ dàng trên ZingMe, họ được theo sát thần tượng của mình mọi lúc mọi nơi trong một môi trường mạng xã hội không hề thua kém gì Facebook

Mạng xã hội Pinterest

Pinterest là mạng xã hội chia sẻ hình ảnh yêu thích Ra đời vào tháng 12/2009, Pinterest chính thức chạy bản dùng thử mở rộng vào tháng 3/2010 (hiện nay vẫn chưa cho đăng ký đại trà mà chỉ thông qua lời mời (Invite) Pinterest là một trong những dịch vụ mạng xã hội phát triển nhanh nhất thế

Trang 39

33

giới trong lịch sử internet hiện tại Đầu năm 2012 Pinterest đã có 21 triệu khách truy nhập Mối quan tâm hàng đầu của người sử dụng Pinterest là đồ thủ công mỹ nghệ, các sở thích riêng, thiết kế nội thất và thời trang Đầu năm

2012, 82%người sử dụng Pinterest là phụ nữ và trung bình mỗi lần truy cập Pinteres kéo dài 17 phút

Mạng xã hội LinkedIn

LinkedIn là một mạng xã hội dành cho những người chuyên nghiệp về

hệ thống mạng Được thành lập vào tháng 12 năm 2002 và ra mắt vào ngày 5 tháng 5 năm 2003, website chủ yếu được dùng cho mạng lưới chuyên nghiệp Tính đến tháng 6 năm 2012, LinkedIn báo cáo có hơn 175 triệu người đăng ký

sử dụng ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ

Website này hiện có bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển, Rumani, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hàn Quốc, Bahasa Indonesia, Bahasa Malaysia Theo Quantcast, LinkedIn có 21,4 triệu khách truy cập hàng tháng tại Mỹ và 47,6 triệu trên toàn cầu

Ngày 19/5/2010 VTC chính thức ra mắt phiên bản thử nghiệm mạng xã hội Go Online tại địa chỉ www.goonline.vn Go.vn định vị là mạng Việt Nam, mạng chính thức riêng biệt “thuần việt”, mạng xã hội này hướng tới các tổ chức, đối tượng người dùng như: Chính phủ, các hãng kinh doanh, các nhóm phát triển ứng dụng web mạng xã hội đến các nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên…Trong đó đối tượng chính là người Việt ở độ tuổi từ 13 – 27 tuổi

Mạng Twitter

Twitter là mạng blog siêu ngắn (micro - blogging) ra đời năm 2006 Các trang micro-blog được hiểu là trang mạng có khả năng làm mới đơn giản vì hàm lượng kí tự thường trong giới hạn trên mỗi tin nhắn Đây chính là một chức năng rất phổ biến trên Mạng những người sử dụng Facebook, và được

Trang 40

34

biết tới rất cao với Twitter Trong khi Twitter dần dần với tư cách một trang web micro-blog, qua thời gian nó đã trở thành công cụ hữu ích và khá nhanh gọn Đó là lý do người ta vẫn có nói Twitter vừa là micro-blog vừa là trang nhắn tin

Vào đầu năm 2012 Twitter có khoảng 127 triệu thành viên tích cực, chiếm 13% số người sử dụng internet, trong đó 59% là phụ nữ và 41% là nam giới Lượng người dùng Twitter có độ tuổi trên 45 chiếm 33% Và có khoảng 54% người dùng Twitter truy cập Twitter từ thiết bị di động của họ (điện thoại di động, máy tính bảng) 36% người dùng cập nhật trạng thái trên Twitter của họ ít nhất một lần mỗi ngày và trung bình mỗi lần vào Twitter của người dùng kéo dài khoảng 14 phút.[45]

Ngoài ra một số mạng xã hội khác phổ biến tại Việt Nam còn có Yume, Tamtay, Yobanbe, MySpace, CyWorld…

Trên thế giới còn có hàng trăm, hàng ngàn mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facbook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại Châu Á và các đào quốc Thái Bình Dương, Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản… Qua đó cho thấy mạng xã hội đang trên đà phát triển nhanh chóng với ưu thế hơn hẳn so với các phương tiện truyền thông đó là độ tương tác, kết nối, trò chuyện cao hơn

1.3.Thực tiễn và vai trò của nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử

1.3.1.Thực tiễn phát triển của báo điện tử và mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Ngày 5/3/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban điều phối quốc gian mạng internet ở Việt Nam để điều hòa, phối hợp việc quản lý, phát triển dịch vụ internet tại Việt Nam Ngày 19/11/1997, Việt Nam

chính thức hòa mạng internet Trong cuốn sách: “Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết

yếu cho truyền thông mới và Digital Marketing” của tác giả Kent Wertime và

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Thanh Bình (1989), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và phát triển báo chí xuất bản
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1989
4. Nguyễn Việt Dũng - Chủ biên (2000), Thiết kế thực hành trang web M.Front page, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế thực hành trang web M.Front page
Tác giả: Nguyễn Việt Dũng - Chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
5. Đỗ Anh Đức (2005), Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web, Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 6, tr 78 – 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Anh Đức
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
6. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Cẩn, Hoàng Phương (1996), Sử dụng Internet mạng máy tính toàn cầu, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng Internet mạng máy tính toàn cầu
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Cẩn, Hoàng Phương
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 1996
7. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông – lí thuyết và kĩ năng cơ bản, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông – lí thuyết và kĩ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb. Lí luận chính trị
Năm: 2006
8. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Konrad Adenauer Stiftung (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Truyền thông xã hội – truyền thông cổ điển và dư luận xã hội”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông xã hội – truyền thông cổ điển và dư luận xã hội”
Tác giả: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Konrad Adenauer Stiftung
Năm: 2013
9. Bùi Việt Hà (2005), Blog – Phương thức truyền thông của thế giới mới, Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 6, tr 113 - 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Bùi Việt Hà
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
10. Vũ Quang Hào (2004) , Ngôn ngữ Báo chí, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Lýluận Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ Báo chí," Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Vũ Quang Hào (2004), "Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển
Tác giả: Vũ Quang Hào (2004) , Ngôn ngữ Báo chí, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Vũ Quang Hào (2004)
Năm: 2004
12. Nguyễn Quang Hoà (2002), Phóng viên và toà soạn, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng viên và toà soạn
Tác giả: Nguyễn Quang Hoà
Nhà XB: Nxb. Văn hoá Thông tin
Năm: 2002
13. Lê Minh Hoàng - Chủ biên (2007), Blog cho mội người, Nxb lao động – xã hội, Hà Nội, tập I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blog cho mội người
Tác giả: Lê Minh Hoàng - Chủ biên
Nhà XB: Nxb lao động – xã hội
Năm: 2007
14. Lê Minh Hoàng (chủ biên) (2007), Blog cho mội người, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, tập II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blog cho mội người
Tác giả: Lê Minh Hoàng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Lao động – xã hội
Năm: 2007
15. Vũ Đình Hoè - chủ biên (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lí, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lí
Tác giả: Vũ Đình Hoè - chủ biên
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
16. Hội nhà báo Việt Nam (2005), Tuyển tập tác phẩm báo chí Việt Nam thời kì đổi mới 1985 – 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tác phẩm báo chí Việt Nam thời kì đổi mới 1985 – 2004
Tác giả: Hội nhà báo Việt Nam
Năm: 2005
17. Đinh văn Hường (2013), Tổ chức và hoạt động toà soạn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội (tái bản, bổ sung) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động toà soạn
Tác giả: Đinh văn Hường
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
18. Luật Báo chí nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1989), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Báo chí nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Luật Báo chí nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1989
19. Luật báo chí sửa đổi nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật báo chí sửa đổi nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Luật báo chí sửa đổi nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
20. Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành
Tác giả: Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
21. Nghị định số 21/NĐ-CP năm 1997 điều chỉnh sự phát triển Internet theo hướng “quản lý được đến đâu thì mở đến đó” Sách, tạp chí
Tiêu đề: quản lý được đến đâu thì mở đến đó
22. Nghị định 55/2001/NĐ-CP năm 2001 điều chỉnh theo hướng “Quản lý phải theo kịp phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý phải theo kịp phát triển
23. Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và Thông tin điện tử trên Internet 24. Nhiều tác giả (2006), Việt Nam 2005 tổng quan của báo giới, Nxb. Laođộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam 2005 tổng quan của báo giới
Tác giả: Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và Thông tin điện tử trên Internet 24. Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w