1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 - thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, zing me và Go vn

146 3,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Phiên bản tiếng Việt của Facebook cũng được giới trẻ Việt Nam sử dụng khá phổ biến, luôn nằm trong top 5 những trang Mạng xã hội có người dùng nhiều nhất tại Việt Nam.. Lịch sử nghiên cứ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*************

HOÀNG THỊ HẢI YẾN

TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2011 –

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (KHẢO SÁT MẠNG FACEBOOK, ZING ME VÀ GO.VN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Chuyên ngành: Báo chí học

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*************

HOÀNG THỊ HẢI YẾN

TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2011 –

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (KHẢO SÁT MẠNG FACEBOOK, ZING ME, GO.VN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

2.Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.Phương pháp nghiên cứu 5

6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5

7 Bố cục Luận văn 6

Chương 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG CHÚNG SỬ DỤNG 7

1.1.Một số khái niệm Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Khái niệm Xã hội và Mạng xã hội Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Khái niệm Trao đổi thông tin 9

1.2.Sự ra đời và phát triển Mạng xã hội 9

1.2.1.Trên thế giới 9

1.2.2.Tại Việt Nam 12

1.3.Một số đặc điểm và tính năng của Mạng xã hội……… 16

1.3.1.Đặc điểm Mạng xã hội 16

1.3.2.Một số tính năng chính của Mạng xã hội 17

1.4.Các loại Mạng xã hội phổ biến 20

1.4.1.Cá nhân làm trung tâm 20

1.4.2.Mối quan hệ làm trung tâm……… 20

1.4.3.Nội dung làm trung tâm 20

1.5.Mối quan hệ giữa Mạng xã hội và báo chí 20

1.6.Nhu cầu trao đổi của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội 24

Tiểu kết chương 1 29

Trang 4

Chương 2: THỰC TRẠNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TỪ NĂM 2010 – 2011 (KHẢO SÁT FACEBOOK,

ZING ME VÀ GO.VN) 31

2.1.Giới thiệu chung về Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn 31

2.1.1.Mạng xã hội Facebook 31

2.1.2.Mạng xã hội Zing Me 40

2.1.3.Mạng xã hội Go.vn 47

2.2.Khảo sát nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên ba Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn 54

2.2.1.Phạm vi, đối tượng khảo sát (điều tra xã hội học) 54

2.2.2.Phân tích kết quả khảo sát 55

Tiểu kết chương 2 74

Chương 3: KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ GIỚI TRẺ VIỆT NAM SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI 75

3.1.Những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ sử dụng Mạng xã hội 75

3.1.1.Mặt tích cực 75

3.1.2.Mặt tiêu cực 86

3.2.Vấn đề quản lý Mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay 100

3.3.Đề xuất một số giải pháp……… 102

3.3.1.Giải pháp về chính sách 102

3.3.2.Giải pháp với các nhà quản lý Mạng xã hội 104

3.3.3.Giải pháp về truyền thông 106

3.3.4.Giải pháp về giáo dục 110

Tiểu kết chương 3 111

KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO …… 116

PHỤ LỤC … 126

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Ngày nay trong thời đại công nghệ kỹ thuật số và khi mà thế giới ngày càng trở nên “phẳng” (toàn cầu hóa), nhu cầu trao đổi thông tin của con người ngày càng cao và khoảng cách giữa con người được rút ngắn lại nhờ những phát minh, thành tựu của khoa học công nghệ Trong bối cảnh đó, Mạng xã hội đã ra đời và không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, kết nối của con người, đặc biệt là giới trẻ

Trên thế giới, Mạng xã hội đã manh nha xuất hiện và phát triển từ sớm, nở rộ nhất là đầu những năm thế kỷ XXI, ở Việt Nam phải đến cuối những năm thập niên đầu thế kỷ XXI đến những năm đầu thập niên thứ 2 thế kỷ XXI, Mạng xã hội mới xuất hiện và phát triển Ngoài những Mạng xã hội của nước ngoài du nhập vào Việt Nam được Việt hóa, thì Việt Nam cũng đã có những mạng dành riêng cho người Việt như Tamtay.vn, Clip.vn, Yobanbe.com… Với những tiềm năng dồi dào của nó, đến nay, trên thế giới tồn tại hàng trăm Mạng xã hội Nhiều doanh nghiệp, các hãng truyền thông cũng đã tận dụng khả năng lan tỏa thông tin của Mạng xã hội để phục

vụ cho mục đích quảng bá hoặc đưa tin

Giới trẻ là thế hệ nắm bắt nhanh và biết tận dụng sức mạnh của công nghệ

Do đó, việc sử dụng Mạng xã hội để trao đổi thông tin và kết nối gần như trở thành một nhu cầu thiết yếu, một trào lưu của giới trẻ Nhiều số liệu điều tra trên thế giới

và ở Việt Nam cho thấy đa số lượt truy cập và sử dụng Mạng xã hội nằm ở độ tuổi còn trẻ Họ sử dụng Mạng xã hội chủ yếu vào việc trao đổi thông tin cá nhân, kết bạn, chia sẻ hình ảnh, chơi game giải trí… cập nhật tất cả những vấn đề, sự kiện họ quan tâm và xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của họ

Tuy nhiên, việc Mạng xã hội đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, chia sẻ của giới trẻ cũng ẩn chứa những nguy cơ, mối đe dọa đến đời sống của chính những người sử dụng Mạng xã hội như việc lộ bí mật đời tư, thông tin không được kiểm soát chặt chẽ, những kẻ xấu lợi dụng lan truyền “tin tặc”…

Trang 6

Nhiều bạn trẻ không ý thức được các mặt trái của nó Điều đó gây đau đầu cho những nhà quản lý và cho cả những bậc làm cha làm mẹ

Với những lý do trên, tác giả Luận văn quyết định lựa chọn đề tài “Trao đổi thông tin trên Mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – Thực trạng và giải pháp” thông qua kết quả khảo sát ba trang mạng Facebook,

Zing Me và Go.vn làm Luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Báo chí của mình Đây là một vấn đề “nóng” trong xã hội hiện đại nhưng chưa thực sự được nghiên cứu sâu

Chúng tôi chọn khảo sát 3 trang Mạng Facebook, Zing Me và Go.vn với lý do: Facebook là trang mạng nước ngoài nổi tiếng trên giới, đang dẫn đầu với số người hơn 845 triệu thành viên (năm 2012) Phiên bản tiếng Việt của Facebook cũng được giới trẻ Việt Nam sử dụng khá phổ biến, luôn nằm trong top 5 những trang Mạng xã hội có người dùng nhiều nhất tại Việt Nam

Bên cạnh Mạng Facebook, Zing Me (trực thuộc Vinagame) và Go.vn (Trực thuộc VTC) là hai trang Mạng xã hội nội địa tiêu biểu của Việt Nam Trong đó, Go.vn hiện đang dẫn đầu các trang Mạng xã hội Việt Nam về số người dùng với 12 triệu thành viên còn Zing Me từng được xem là Mạng xã hội quyền lực nhất Việt Nam có 7,4 triệu thành viên (năm 2012) Điểm đáng chú ý, cả 3 trang Mạng xã hội trên đều thu hút đông đảo đối tượng chính là giới trẻ tham gia và trao đổi thông tin

Khảo sát 3 trang Mạng xã hội này sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ được các nội dung: Thực tế sử dụng Mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam hiện nay như thế nào, tại sao Mạng xã hội lại được giới trẻ quan tâm như vậy, Mạng xã hội nước ngoài du nhập vào Việt Nam gây ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ… Từ đó nêu kinh nghiệm, giải pháp quản lý và định hướng giới trẻ sử dụng Mạng xã hội

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, Mạng xã hội đã được các nhà nghiên cứu, nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông phân tích, tìm hiểu khá tỉ mỉ về những khía cạnh liên quan đến sự phát triển của Mạng xã hội, nhu cầu trao đổi thông tin của con

Trang 7

người trên Mạng xã hội nên khá thuận lợi cho người viết tìm những vấn đề lý thuyết chung về Mạng xã hội

Ở Việt Nam, từ khi Mạng xã hội xuất hiện và phát triển trong vòng 5 năm trở lại đây, đã có khá nhiều bài báo quan tâm và viết về lĩnh vực này Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả nghiên cứu về Mạng xã hội là các nhà báo, giảng viên… Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát Ở mức độ chuyên sâu hơn thì cho đến nay đã có một số Luận văn, Khóa luận đề cập đến Mạng xã hội

và blog (một loại hình của Mạng xã hội) Ví dụ: Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hương (K48 – Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài

“Blog – Dưới góc nhìn báo chí”; Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Vũ Thị Thúy

(K48 – Khoa Báo chí, ĐH Quốc Gia Hà Nội) với đề tài “Blog và nhu cầu được

“làm truyền thông” của giới trẻ Việt Nam hiện nay”; Khóa luận tốt nghiệp của sinh

viên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (K48 – Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề

tài “Bước đầu tìm hiểu loại hình báo chí công dân”; Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh (K48 – Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Trào

lưu Mạng xã hội tại Việt Nam”; Đề án tốt nghiệp (năm 2009) của 3 sinh viên Vy

Tiến Đạt, Trần Minh Mạnh, Nguyễn Anh Hùng (Trường ĐH Công nghiệp

TP.HCM) với đề tài “Nghiên cứu Mạng xã hội, ứng dụng xây dựng một Mạng xã

hội ở Việt Nam”; Khóa luận của sinh viên Lê Thị Minh Trà (K49 – Khoa Báo chí,

ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Một số tác động của blog đến báo chí Việt Nam”;

Khóa luận của sinh viên Ngô Lan Hương (K51 – Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà

Nội) với đề tài “Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn

hóa-giải trí”; Luận văn của học viên Lê Minh Thanh (K11 – Khoa Báo chí, ĐH Quốc

gia Hà Nội) với đề tài “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện

nay”… Các Khóa luận và Luận văn này đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên

chủ yếu khai thác đề tài về truyền thông cá nhân, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội

Như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Trao đổi thông tin trên

Mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – Thực trạng và giải

Trang 8

pháp” với tư cách là công trình đề cập khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề này

Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng kế thừa những ý tưởng khai phá của các tác giả đi trước cùng với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế, phát triển

theo logic khoa học của chúng tôi

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội

để lý giải vì sao Mạng xã hội thu hút mạnh mẽ đến giới trẻ như vậy

- Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của Mạng xã hội tác động tới giới trẻ

- Đưa ra kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý và định hướng giới trẻ sử

dụng Mạng xã hội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về Mạng xã hội

- Khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang Mạng xã hội Facebook, Zing

Me và Go.vn để phân tích và tìm hiểu nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội

- Làm rõ một số nội dung thông tin mà giới trẻ Việt Nam quan tâm trên Mạng xã hội

- Chỉ ra được mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào Mạng xã hội,

từ đó đề xuất giải pháp và định hướng giới trẻ

4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề trao đổi thông tin của giới trẻ Việt

Nam trên Mạng xã hội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Một số Mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam

- Những thông tin người dùng nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng trao đổi trên Mạng xã hội

- Khảo sát các thông tin và người dùng trên 3 trang Mạng xã hội Facebook, Zing me và Go.vn từ năm 2010 – năm 2011

Trang 9

- Điều tra xã hội học 900 thành viên ngẫu nhiên đang sử dụng một trong 3 trang Mạng xã hội trên trong độ tuổi 15-30 tuổi, mỗi trang 300 người

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp chung

Căn cứ vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ trương, đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước

5.2 Phương pháp cụ thể

Luận văn sử dụng những thao thác chủ yếu sau:

+ Thống kê tình hình phát triển Mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam, thực trạng sử dụng Mạng xã hội tại Việt Nam

+ Thu thập thông tin về Mạng xã hội trên báo chí Việt Nam và một số tài liệu nước ngoài

+ Phân tích: Căn cứ vào những nguyên tắc và vấn đề chính, đi sâu tìm hiểu những chi tiết cụ thể về lý luận và thực tiễn xoay quanh chủ thể nghiên cứu

+ Tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin về lý luận cũng như thực tiễn đã thu được, tập hợp để rút ra những ý chính, khái quát vấn đề

+ So sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa các nhân tố nghiên cứu

+ Khảo sát, điều tra xã hội học trên thực tế nhu cầu sử dụng và trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên ba Mạng Facebook, Zing Me và Go.vn

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Trang 10

- Đề xuất giải pháp quản lý thông tin và định hướng giới trẻ Việt Nam sử dụng Mạng xã hội Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo, quản lý tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, giám sát và quản lý những trang thông tin điện tử cá nhân

6.3 Cái mới của Luận văn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu

sâu về vấn đề “Trao đổi thông tin trên Mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam” Đây có

thể được xem là một hướng đi hoàn toàn mới, mang đến bức tranh khái quát về thực trạng sử dụng Mạng xã hội của công chúng nói chung và bộ phận giới trẻ Việt Nam nói riêng, góp phần vào việc nghiên cứu truyền thông đại chúng hiện nay

7 Bố cục Luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của Luận văn được chia làm 3 chương cơ bản:

Chương 1: Lý thuyết chung về Mạng xã hội và công chúng sử dụng

Chương 2: Thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 (khảo sát Facebook, Zing Me và Go.vn)

Chương 3: Kinh nghiệm, giải pháp và mô hình quản lý giới trẻ Việt Nam

sử dụng Mạng xã hội

Trang 11

Chương 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG CHÚNG SỬ DỤNG

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm Xã hội và Mạng xã hội

Theo Triết học Mác – Lê Nin: “Xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế

giới vật chất Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”

Mạng xã hội hay còn được gọi là Mạng xã hội ảo, Mạng xã hội trực tuyến Tên gọi trong tiếng Anh: Social Network hay Virtual Network Khái niệm Mạng xã hội là một khái niệm rộng lớn Do đó, đã có rất nhiều tranh luận cũng như định nghĩa khác nhau về Mạng xã hội Dưới đây là một số khái niệm theo các góc nhìn khác nhau:

Theo Nguyễn Thị Lê Uyên[109], Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, để hiểu được Mạng xã hội ảo là gì? Trước hết, cần làm rõ khái niệm mạng lưới xã hội

“Một cách chung nhất, có thể định nghĩa mạng lưới xã hội là một tập hợp các mối

quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là các actor Các thực thể xã hội này không nhất thiết chỉ là các cá nhân mà còn là các nhóm xã hội, các tổ chức, các thiết chế, các công ty xí nghiệp và cả các quốc gia.” Khi mạng lưới xã hội này được

thiết lập và phát triển thông qua phương tiện truyền thông Internet, nó được hiểu là

Mạng xã hội ảo Hoặc đơn giản hơn, “Mạng xã hội ảo là một trang web mà nơi đó

một người có thể kết nối với nhiều người thông qua chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm học vấn…”

Theo Từ điển Bách khoa Online Wikipedia[93]: “Mạng xã hội (tên đầy đủ là

Mạng xã hội trực tuyến) là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0 Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý, xây dựng nên một mẫu định danh

Trang 12

trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của xã hội.”

Ông Vũ Kiêm Văn, thành viên sáng lập mạng thehetre.vn định nghĩa đơn

giản: “Mạng xã hội như một đồ thị trong đó các nút có thể là một cá thể hoặc là

một tổ chức, còn các liên kết là mô phỏng các quan hệ trong xã hội thực Mạng xã hội khác rất nhiều so với blog vì Mạng xã hội là một khái niệm rộng lớn hơn, Blog

là một dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong Mạng xã hội Có những Mạng xã hội dựa trên nền tảng chính là blog, có những Mạng xã hội không có blog”.[96]

Bà Nguyễn Thị Bình, Giám đốc Marketing của Cyworld Việt Nam có góc

nhìn khác về Mạng xã hội: “Mạng xã hội có rất nhiều chức năng trong đó blog là

một chức năng trong một Mạng xã hội Blog có phải là Mạng xã hội hay không thì câu trả lời của tôi là không Vì blog giống như các bạn đã thấy, từ blog đã nói lên chức năng của nó Blog nghiêng về viết về text nhiều hơn”.[96] Như vậy cả hai định nghĩa này đều khẳng định Mạng xã hội không phải là blog, blog nên được hiểu như một loại hình giao tiếp của Mạng xã hội

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Trưởng Bộ môn Đô thị học Trường ĐH

KHXH&NV – ĐH QG TP.HCM): “Theo cách hiểu truyền thống thì Mạng xã hội là

một sự liên kết các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thực hiện một vài chức năng xã hội Tương tự nhóm xã hội, người ta có thể liệt kê ra rất nhiều loại Mạng xã hội dựa trên đặc tính pháp lý và tổ chức, chẳng hạn như mạng chính thức và không chính thức, mạng thực và mạng qui ước, mạng lớn và nhỏ.” [31]

Trong khoản 14 Điều 3 Chương I Nghị định 97/2008/NĐ-CP: “Dịch vụ

Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác” Có thể thấy rằng cách hiểu về Mạng

xã hội được quy định chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hẹp hơn rất nhiều so với cách hiểu của cộng đồng xã hội khi chỉ khoanh vùng ở blog,

chat và forum

Trang 13

Từ các quan niệm trên, có thể đưa ra định nghĩa về Mạng xã hội như sau:

“Mạng xã hội là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0 mô phỏng các quan hệ trong

xã hội thực Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet kết nối các thành viên cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt thời không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, e-mail, phim ảnh, voice chat nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của xã hội.”

1.1.2 Khái niệm Trao đổi thông tin

Thông tin là sự hiểu biết của con người về một sự kiện, một hiện tượng nào

đó thu nhận được qua nghiên cứu, trao đổi, nhận xét, học tập, truyền thụ, cảm nhận… Con người hiểu được thông tin qua lời nói, chữ viết… và diễn tả thông tin thành ngôn ngữ để truyền đạt cho nhau Thông tin được chuyển tải qua các môi trường vật lý khác nhau như ánh sáng, sóng âm, sóng điện từ… Thông tin được ghi trên các phương tiện hữu hình như văn bản trên giấy, băng ghi âm hay phim ảnh…

Trao đổi thông tin là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, tình cảm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức Một quá trình trao đổi thông tin đầy đủ gồm các yếu tố: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông và sự phản hồi Trong truyền thông có sự trao đổi thông tin hai chiều, có sự chuyển đổi vai trò: người gửi đồng thời cũng là người nhận Sự phản hồi trong truyền thông giúp trao đổi thông tin được chính xác hơn

Về mặt hình thức có hai kiểu trao đổi thông tin:

- Trực tiếp: được thực hiện giữa người với người, mặt đối mặt

- Gián tiếp: được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như sách báo, loa, radio, ti vi…

Như vậy, trao đổi thông tin trên Mạng xã hội có thể được hiểu là một quá trình chia sẻ thông tin gián tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng bằng phương tiện truyền thông là Mạng xã hội

1.2 Sự ra đời và phát triển Mạng xã hội

1.2.1 Trên thế giới

Trang 14

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù mới ra mắt gần đây khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện nền tảng nhưng thực chất “tổ tiên” của Mạng xã hội đã xuất hiện từ khá lâu Ở thời tiền sử khi con người mới xuất hiện, Mạng xã hội đơn giản là các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu trong cùng một bầy đàn nho nhỏ Khi xã hội phát triển hơn, Mạng xã hội là các phường hội, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, giải trí Đến khi mạng Internet ra đời, các hình thức kết nối trở nên đa dạng và rộng hơn Và cho đến ngày nay, khái niệm Social Network đang chính là Facebook, MySpace

Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra vào những năm 70 thế kỉ trước Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi giữa hai chiếc máy tính… nằm cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy kí tự hàng đầu

từ phía trái trên bàn phím chuẩn hiện nay “Qwertyuiop”

Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng Hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động Ngoài ra, những trình duyệt

sơ khai thời đầu cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua Usenet, một trong số những nền tảng BBS đầu tiên Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình thành những Mạng xã hội đầu tiên Tên tuổi tiên phong làm nên cuộc hành trình Social Network đầu tiên trong gần 20 năm nay trước khi rơi vào quên lãng là Geocites

Năm 1994, Geocities được thành lập Người dùng có thể khởi tạo và phát triển những địa chỉ, website cá nhân tại đây Yahoo đã mua lại Geocities và biến trang này thành một địa chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu và thiếu linh hoạt trong chiến lược phát triển, Geocities đã buộc phải đóng cửa cách đây không lâu, nhường bước cho Facebook, Linkedin, Twitter hay MySpace

Một năm sau khi Geocites ra đời, Mạng xã hội đáng chú ý thứ hai trong giai đoạn này là Theblobe.com hình thành Trang web cho phép người dùng cơ hội được trải nghiệm và xuất bản nội dung bất kì theo ý mình, đồng thời dễ dàng tương tác với bạn bè có cùng sở thích Tuy nhiên, TheGlobe.com đã nhanh chóng tụt dốc thê

Trang 15

thảm do thiếu các điều kiện thiên thời địa lợi như hiện nay Chỉ trong ba năm, Mạng

xã hội này đã “đánh mất” gần như toàn bộ số tiền 850 triệu USD, thu được từ lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, còn đúng 4 triệu USD Hiện nay, TheGlobe chỉ còn lại một trang index đơn giản Cùng thời điểm này, trình ứng dụng AOL Instant Messenger ra mắt, đồng thời Sixdegrees.com cũng xuất hiện, cho phép người dùng tạo profile và thêm bạn bè vào danh sách

Cách đây gần 10 năm, trang Mạng xã hội nổi tiếng Friendster xuất hiện Đây được coi là tên tuổi tiên phong hỗ trợ kết nối và chia sẻ trực tuyến giữa những người thân sống ở đời thực Friendster hoạt động dựa vào chính người dùng và có tới 3 triệu người tham gia sau 3 tháng đầu ra mắt Trung bình cứ 126 người dùng Internet

có một người có mặt ở đây Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh Sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên

Bởi vậy, chỉ một năm sau thì bản sao MySpace ra mắt và nhanh chóng thu hút được người dùng Internet Phiên bản đầu tiên của MySpace chỉ được thiết kế trong vòng đúng 10 ngày với các tính năng như phim ảnh (embedded video) Mỗi ngày MySpace có hàng chục ngàn thành viên mới, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace Trong vòng một năm, MySpace trở thành Mạng

xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD

Hai Mạng xã hội phát triển nhanh nhất hiện nay có mặt khá muộn Năm

2004, Facebook ra mắt Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên đại học kết nối và chia sẻ Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học danh tiếng Harvard, Facebook

đã có tới 19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu tiên Sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống Mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những công cụ mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và

Trang 16

đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.

Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Mạng xã hội Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp Đây cũng là năm Facebook vượt mặt MySpace

để trở thành Mạng xã hội số một thế giới Cả hai đều trở nên phổ biến hơn hẳn vượt mặt người tiền nhiệm Friendster

Thống kê cho thấy, năm 2011 Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với

số lượng người dùng đông nhất, vào khoảng 600 triệu, trong khi cả Friendster và Myspace đều có dấu hiệu chững lại Twitter đang yếu thế trước Facebook, nhưng cũng đã đã vượt qua Friendster từ lâu và vẫn đang tiếp tục chinh phục Myspace.[62]

Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm mạng Mạng xã hội khác nhau Trong đó, Twitter, MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương Một số Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo từng quốc gia như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Zing Me tại Việt Nam Những cái tên như Facebook, Youtube, Twitter, Linkedin… đã trở nên quen thuộc trong thời đại Web 2.0 Đó cũng là các Mạng xã hội thu hút được sự tham gia đông đảo của giới trẻ Theo khảo sát, chúng ta đang được quy tụ bởi các Mạng xã hội 80% người trả lời là họ đã từng ghé qua một trang Mạng xã hội và 59% người

là thành viên năng động trên các Mạng xã hội.[111]

1.2.2 Tại Việt Nam

Mạng xã hội ở Việt Nam đã phát triển qua nhiều giai đoạn Giai đoạn 2005 –

2008, đa số các Mạng xã hội chỉ cung cấp nội dung thông tin đơn giản dưới dạng blog và hình ảnh, với đại diện tiêu biểu là Yahoo! 3600 Đến 2009, mô hình Mạng

xã hội thế hệ thứ ba mới bắt đầu bước vào Việt Nam với đại diện “nội địa” tiêu biểu

là Zing Me, dựa trên việc cập nhật thông tin liên tục trong thời gian thực Giữa năm

2010, Mạng xã hội Go.vn của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC ra

Trang 17

đời, đây là Mạng xã hội đầu tiên do nhà nước đầu tư Tính đến năm 2011, Zing Me thu hút khoảng 6,8 triệu thành viên, Go.vn có khoảng 3 triệu thành viên.[68]

Mạng xã hội thế hệ mới đã nhanh chóng chiếm được sự ưa chuộng của giới trẻ và phát triển bùng nổ cả về số lượng người dùng cũng như thời lượng sử dụng Năm 2010, tiếp tục xuất hiện thêm một số Mạng xã hội do các công ty Việt Nam đầu tư phát triển Các Mạng xã hội khác đã đi vào thị trường ngách, nhắm tới đối tượng người dùng ở diện hẹp hơn, hoặc mang tính chuyên biệt hóa cao hơn với việc chỉ phát triển quanh một vài chức năng quan trọng

Tính đến hết tháng 09/2011, ở nước ta đã có 130 Mạng xã hội được cơ quan

có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ, trong đó có một số mạng nổi hơn cả như: ZingMe, Go.vn, Yume, Tamtay, Cyber World… Dưới đây là bảng thống kê tỉ lệ người dùng Mạng xã hội ở Việt Nam tháng 12/2010 do Google Ad Planner công bố[103]:

Cột xanh là số người sử dụng, dựa trên bảng số liệu thì Zing Me dẫn đầu với 4.6 triệu Yahoo, Facebook, và Yume đang bám sát ở khoảng cách không xa Đường đỏ là số phút sử dụng trên mỗi Mạng xã hội mỗi tháng, tính bằng số lượt sử dụng nhân với số phút của mỗi lượt Theo đó, chúng ta có thể thấy ba Mạng xã hội thế hệ mới là Zing Me, Facebook, và Go.vn có số phút sử dụng rất cao đối với mỗi người dùng, nổi bật là Zing Me với hơn 1 tỉ phút và Facebook với 880 triệu phút

Trang 18

Ba Mạng xã hội thế hệ đầu là Yahoo, Yume và TamTay có số phút sử dụng tương đối thấp

Với hơn 29 triệu người sử dụng Internet (số liệu tháng 6/2011-VNNIC), Mạng xã hội ở Việt Nam là một thị trường màu mỡ Báo cáo NetCitizens Việt Nam

2011 của hãng nghiên cứu thị trường Cimigo, gần một nửa số người sử dụng Internet đã từng ghé thăm blog, diễn đàn và Mạng xã hội, trong đó có đến 36% là thành viên của các Mạng xã hội.[69] Bên cạnh đó, so với blog và diễn đàn, Mạng xã hội có mức độ sử dụng hàng ngày cao Theo ước tính của VinaGame (đơn vị chủ quản Mạng xã hội Zing Me), đến năm 2014, tỉ lệ sử dụng Mạng xã hội của người Việt Nam có thể lên tới 50%.[119]

Theo kết quả khảo sát toàn cầu của Regus- Nhà cung cấp hàng đầu thế giới

về các giải pháp không gian làm việc, Mạng xã hội đã trở thành một công cụ kinh doanh chính tại Việt Nam với 62% Doanh nghiệp sử dụng thành công trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới Có 92% người được hỏi ở Việt Nam đã sử dụng Mạng xã hội để liên hệ, trong số đó có 46% tìm được công việc thông qua Mạng xã hội.[119]

Hiện tại Việt Nam có một số Mạng xã hội như iFun Me, Zing Me, Go.vn, Tamtay, ViHuni, Yume hoạt động hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng Đây là cơ hội cho Mạng xã hội tại Việt Nam phát triển với thị trường giàu tiềm năng và hiện đang khá sôi động

Sự thành công của một số ít những Mạng xã hội Việt Nam kể trên phần lớn phụ thuộc vào cách họ xây dựng “bản sắc” riêng nhắm tới cộng đồng Ngoài giao diện được Việt hóa toàn bộ, dễ sử dụng, Mạng xã hội Việt Nam thường nhắm tới những khách hàng nhất định, chẳng hạn Zing Me, Cyworld dành cho giới trẻ teen yêu thích giao diện màu sắc vui nhộn chia sẻ ảnh và video, các trò chơi flash vui nhộn thì Cyvee, Yume lại hướng đến đối tượng dân văn phòng, chuyên gia và giới kinh doanh… Có những Mạng xã hội khác như Vietspace thì hướng phát triển với các hoạt động hướng đạo sinh tạo ý nghĩa cộng đồng cao

Trang 19

Ưu thế lớn nhất của các Mạng xã hội Việt Nam chính là yếu tố gần gũi, thân thiện và đa tiện ích với người dùng Giao diện hoàn toàn được Việt hóa, đường truyền tốt, nhiều chức năng hấp dẫn như blog, photo album, game mini Việt Nam, trắc nghiệm… là những ưu điểm thấy rõ của của Mạng xã hội Việt Nam vào thời điểm này

Tuy nhiên, phải thừa nhận, nhìn chung, những mạng xã hội ở Việt Nam đều

là “bản sao chưa hoàn chỉnh” của các trang web nổi tiếng như MySpace, Flickr, Facebook hay Youtube YoBanbe bắt chước gần như nguyên vẹn kiểu thiết kế và cấu trúc của Yahoo!3600 giúp người dùng dễ sử dụng nhưng những ai đã sử dụng qua Yahoo!3600 cảm giác chán YoBanbe là điều không tránh khỏi Còn Cyworld, mặc dù có phong cách riêng, mang đậm chất Hàn Quốc nhưng chỉ thu hút được những ai yêu thích phim Hàn Quốc Clip.vn có cách thức hoạt động như YouTube nhưng hạn chế về bản quyền cũng như số lượng người sử dụng có may quay video

Việc sao chép phong cách, tính năng như các blog, Mạng xã hội ảo nổi tiếng thế giới khiến cho các Mạng xã hội ảo Việt Nam mất đi bản sắc riêng của mình Thêm vào đó, các tính năng mới cũng như các sự kiện được tổ chức chưa nhiều và không mới Đó là một trong những nguyên nhân tất yếu dẫn đến việc số lượng các thành viên tham gia tăng đột biến nhưng sau đó bắt đầu giảm dần

Theo các chuyên gia Mạng xã hội, nhìn thấy tiềm năng, nhiều công ty đã tạo

ra các Mạng xã hội khác nhau theo trào lưu Nhưng hầu hết còn thiếu trình độ công nghệ, thiếu vốn đầu tư dài hơi, thiếu tầm nhìn và chưa hiểu văn hóa, đời sống xã hội Việt Nam sâu sắc nên dẫn đến “chết yểu” “Người dùng ban đầu háo hức tham gia nhưng có thể không lưu lại Song ngay cả khi họ ở lại, thì số lượng đó không giúp Mạng xã hội phát triển lên được Do vậy, Zing Me dậm chân ở mức 500- 600 triệu trang xem, Go.vn ở mức 200-300 triệu, Yume ở mức 20- 30 triệu thua xa so với 1 Facebook hay bị lỗi kỹ thuật, truy cập khó, với hơn 1 tỷ trang xem ở ngay sân nhà

Dẫu sao, Mạng xã hội ở Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng Trong xu hướng phát triển mở, phía các nhà cung cấp dịch vụ Mạng xã hội và các

Trang 20

nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng đã liên kết chặt chẽ với nhau thay vì nhà mạng tự xây dựng Mạng xã hội của riêng mình

1.3 Một số đặc điểm và tính năng của Mạng xã hội

Ưu điểm của Mạng xã hội so với các phương tiện truyền thông trước đây là

độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn, dẫn tới độ tin cậy cao hơn Trong một thế giới tràn ngập thông tin thì độ tin cậy tạo nên ưu thế rất lớn Ưu thế tuyệt đối của mạng dịch vụ này là truyền thông đa phương tiện mà vẫn giữ nguyên tính tương tác của blog, có thể xuất bản nội dung, không chỉ ở dạng bài viết mà cả ảnh, audio và clip Chính vì thế, tiềm năng của lĩnh vực này cực kỳ lớn, nhất là đối với thị trường trong nước

1.3.1 Đặc điểm Mạng xã hội

1.3.1.1 Tính liên kết cộng đồng

Mạng xã hội mở ra một thay đổi lớn, đó là mở rộng phạm vi kết nối giữa mọi người cả về thời gian và không gian Không cần phải gặp gỡ trực tiếp để kết bạn, người này có thể trở thành bạn của người kia thông qua việc gửi một đường link đến hòm thư để kết bạn Sự liên kết giữa các cá nhân tạo ra một cộng đồng mạng với số lượng thành viên tham gia đông đảo Chẳng hạn ở Mạng xã hội Facebook hiện nay, tính liên kết được thể hiện rất rõ, đặc biệt sự liên kết theo nhóm, một cá nhân có thể kết bạn với nhiều người khi chỉ cần click vào nút “become fan” của những nhóm có chung một sở thích, một lĩnh vực quan tâm Khi tham gia vào những nhóm này, tất cả các thành viên sẽ thường xuyên giao lưu với nhau, chia sẻ

và kết nối với nhau thông qua việc đưa ra ý kiến của mình Tính liên kết của Mạng

xã hội làm nâng cao sự hiểu biết về cộng đồng trong mỗi cá nhân

1.3.1.2 Tính đa phương tiện

Cũng giống như khả năng đa phương tiện của Internet, Mạng xã hội có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ họa, hình khối… Mạng xã hội hoạt động dựa trên nguyên lý hoạt động của Web 2.0 với rất nhiều ứng dụng và tiện ích Chỉ cần những thủ tục đăng ký đơn giản, mỗi người

sử dụng Internet đều có thể sở hữu một khoảng không gian riêng trên Mạng xã

Trang 21

hội.[36] Ở đó, họ có thể xây dựng một “ngôi nhà” riêng cho mình Sau đó, người dùng có thể chia sẻ thông tin cá nhân cũng như mọi vấn đề mà mình yêu thích và quan tâm Tùy theo tiện ích và dịch vụ mà các website Mạng xã hội cung cấp, người dùng có thể chia sẻ những bài hát, những bộ phim, các đoạn video của bản thân mình hoặc của người khác tùy vào sở thích cá nhân

Tính đa phương tiện của Mạng xã hội còn cho phép người dùng xây dựng thư viện ảnh riêng cho mình, có thể gửi tin nhắn và chat với bạn bè, có thể nghe nhạc và chơi các trò chơi Cuối cùng, người sử dụng có thể tạo dựng các mối quan

hệ mới trong xã hội ảo, bằng cách tìm ra những đặc điểm chung, những người có cùng sở thích, cùng các mối quan tâm, qua hệ thống tìm kiếm trên website Mạng xã hội

1.3.1.3 Tính tương tác

Mạng xã hội giờ đây trở thành một điều không thể thiếu của mỗi người Mạng xã hội kết nối mọi người với nhau Việc kết nối giữa mọi người đã tạo ra tính tương tác, sự tương tác đó là sự trao đổi ý kiến lẫn nhau của những người cùng tham gia Mạng xã hội Tính tương tác của Mạng xã hội được thể hiện rất rõ thông qua việc thông tin được truyền đi và ngay sau đó đã được sự phản hồi từ phía người nhận

1.3.1.4 Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ

Tất cả các mạng đều có những ứng dụng gần giống nhau như có thể viết bài, tải video, đăng một bức ảnh… Nhưng mỗi một Mạng xã hội đều có khả năng đăng tải các ứng dụng này với dung lượng khác nhau Với Mạng xã hội Facebook, các cá nhân thường được thông qua việc cập nhật và đăng tải các clip, các đường link hoặc những bức ảnh nhanh và có dung lượng lớn Tuy nhiên, việc viết bài lại chỉ có dung lượng rất ít

1.3.2 Một số tính năng chính của Mạng xã hội

1.3.2.1 Lập hồ sơ cá nhân cho người sử dụng

Hồ sơ cá nhân chính là phần trung tâm và cơ bản nhất đối với bất cứ ai khi tìm đến một trang Mạng xã hội nào đó Nó là nơi để cá nhân thỏa sức thể hiện mình,

Trang 22

cái tôi, sở thích, cá tính… đồng thời thống kê và cung cấp số lượng bạn bè hoặc khách viếng thăm trang mạng của mình Vậy nên, dễ dàng nhận thấy hầu hết những Mạng xã hội được ưa chuộng đều tập trung vào tính năng này Làm sao vừa dễ sử dụng, đồng thời qua đó giúp người chủ tài khoản có thể khai thác được những tính năng cần thiết, và bộc lộ một cách đầy đủ nhất con người, tính cách của mình, luôn

là điều hết sức được lưu tâm

1.3.2.2 Tập trung bạn bè và lập nhóm

Xu hướng phát triển tất yếu của các Mạng xã hội là dùng để liên lạc và giữ liên lạc với những người mà bạn quen biết Thông qua chức năng tìm kiếm, gửi thư mời…, bạn bè (hoặc những người bạn quan tâm) có thể “tìm được nhau”, xác nhận

là bạn và giữ mối liên lạc thông qua các trang cá nhân của mình Đồng thời, các trang mạng hiện nay đều mang đến rất nhiều sự gợi ý, nhằm đơn giản hóa và khiến cho quá trình tìm kiếm cũng như giữ liên lạc trở nên thuận tiện hơn rất nhiều Nhà cung cấp mạng đưa ra những sự gợi ý cần thiết về bạn bè, thông qua hồ sơ cá nhân của chính bạn Đó có thể là sự gợi ý về một người cùng một khu phố, một lớp, một trường, hay đơn giản chỉ cùng chung một sở thích nhất định nào đó Qua đó, chúng

ta có thể dễ dàng tìm thấy, kết nối, làm bạn bè và giữ mối quan hệ tốt đẹp qua mạng lưới của Mạng xã hội ấy Đây cũng chính là một điều hết sức thú vị mà Mạng xã hội mang lại cho mỗi người sử dụng

Đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin của người dùng, hiện tại hầu hết các Mạng

xã hội đều có tính năng tạo nhóm – những người cùng cơ quan, cùng lớp, cùng chung sở thích hay niềm đam mê nào đó có thể kết nối với nhau tại một nhóm Đó

có thể là nhóm của những người đam mê đá bóng, nhóm nhân viên cùng công ty, hoặc hội đồng hương… Những thông tin bạn chia sẻ trong nhóm sẽ được mọi người

dễ dàng hiểu và đón nhận nó nhiệt tình hơn Mục đích chính của chức năng này là phân loại người dùng vào nhiều lĩnh vực khác nhau để tiện quản lý Hiện tại có ba loại nhóm chủ yếu trên các Mạng xã hội, đó là nhóm mở, nhóm đóng và nhóm bí mật Thuận tiện khi chia sẻ thông tin, dễ dàng trong các cuộc tranh luận… là những lợi ích chỉ khi gia nhập nhóm bạn mới thấy được Hiện nay tính năng này đang rất

Trang 23

được người dùng Mạng xã hội ưa chuộng, và trở thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng mạng

1.3.2.3 Tìm kiếm

Các cá nhân mở một tài khoản và tham gia một Mạng xã hội phần nhiều với mục đích để tìm bạn bè và mở rộng các mối quan hệ của mình Vậy nên, các trang Mạng xã hội còn cho phép các thành viên có thể tìm kiếm các thành viên khác trong một môi trường an toàn và dễ sử dụng Chức năng tìm kiếm thông thường bao gồm tìm kiếm theo tên, thành phố, trường học và địa chỉ email Ví như Facebook, muốn tìm kiếm một tài khoản nào đó, chỉ cần đánh tên chủ tài khoản, hoặc nhập một địa chỉ email có thực của người cần tìm, trang mạng sẽ hiện một loạt danh sách những khả năng gần và liên quan, rất dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng tính năng này

1.3.2.4 An ninh và chế độ bảo mật

Internet có thể là một nơi không mấy an toàn để đăng tải những thông tin cá nhân của một ai đó Vậy nên, tất cả các Mạng xã hội đều cung cấp các khả năng thiết lập cấu hình để người dùng có thể bảo mật những thông tin liên quan đến mình, nếu thấy cần thiết Ngoài ra, các Mạng xã hội hiện nay đều cung cấp tính năng báo cáo và ngăn chặn người sử dụng, nếu thấy những dấu hiệu bất thường, không hợp lý, ảnh hưởng đến hoạt động của mạng lưới nói chung và cá nhân một người sử dụng nào đó nói riêng

Trang 24

trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán

1.4 Các loại Mạng xã hội phổ biến

1.4.1 Cá nhân làm trung tâm (Ego centric): Các hoạt động xã hội sẽ

xoay quanh bản thân mình, vì thế người ta gọi loại này là Ego centric Điển hình cho dạng này là MySpace, VietSpace và phần nào là Mash của Yahoo, Yahoo!3600 Đặc điểm là trang chủ càng dễ tùy biến càng tốt, càng nhiều thứ để trưng bày càng tốt

1.4.2 Mối quan hệ làm trung tâm (Relationship centric): Nó giúp

người dùng biết được bạn bè đang làm gì, nhóm bạn đang làm gì, cũng như giúp bạn bè của họ biết mình đang làm gì Điển hình cho dạng này là Facebook, Twitter, Yahoo!3600, Mash Việt Nam có một số Mạng xã hội loại này đã ra mắt Đặc điểm của mạng này là mối quan hệ càng thật, càng thắt chặt càng tốt, các tính năng phải

hỗ trợ tối đa các nhu cầu này

1.4.3 Nội dung làm trung tâm (Content centric): Đặc điểm chung của

mạng loại này là nhằm trưng bày nội dung do mình hoặc nhóm của mình tạo ra cho bạn bè và công chúng (bài viết, ảnh, video ) Một số trang thuộc dạng này như: Opera (phổ biến ở Việt Nam), LiveSpace (phổ biến ở châu Âu), Yahoo!3600 (phần

My Page) Loại này giúp dàn trang dễ dàng, có các tính năng cần thiết giúp người dùng chia sẻ mọi loại nội dung, ngoài ra có một phần kết nối bạn bè và giao tiếp

Ba dạng mạng trên chỉ là dạng cơ bản, còn rất nhiều loại Mạng xã hội khác là

sự pha trộn giữa các loại này, cũng như nhắm các mạng chuyên biệt cho từng mảng nội dung, công nghệ, đối tượng

1.5 Mối quan hệ giữa Mạng xã hội và báo chí

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, Mạng xã hội là một hiện tượng với những đặc trưng cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa chiều không phân biệt thời gian và không gian, đang tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, trong đó có báo chí Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để Mạng xã hội và báo chí hỗ trợ nhau, phát

Trang 25

huy tác dụng lẫn nhau, cùng phục vụ đời sống xã hội ngày càng hiệu quả, chất lượng hơn

Đối với báo chí, bên cạnh những kênh truyền thống, thực tế Mạng xã hội đang có vai trò quan trọng:

Một là, Mạng xã hội đang là nơi cung cấp thông tin, đề tài một cách rộng rãi

giúp các nhà báo chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp nhận diện, phát hiện được những vấn đề đang nổi lên, đang diễn ra, sau khi đã thẩm định độ chính xác của nó rồi sử dụng cho những bài báo của mình phục vụ công chúng Ta đã thấy, thời gian qua, rất nhiều sự việc tung lên Mạng xã hội, cư dân mạng bàn tán xôn xao về những vấn đề này, các cơ quan báo chí kịp thời xác minh và có nhiều bài viết phê phán những hành động tiêu cực, động viên khích lệ, biểu dương những hành vi tích cực góp phần làm thay đổi hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội

Ví dụ: Những ngày đầu tháng 10/2011, nhiều diễn đàn xôn xao trên các Mạng xã hội bàn tán về một bức thư của cha mẹ gửi đến những đứa con thân yêu của mình Báo chí đã tìm hiểu và khai thác nội dung này, đăng tải trên các báo với nhiều bài viết như: “Cảm động bức thư cha mẹ gửi con”, hoặc “Cư dân mạng rớt nước mắt vì “Thư gửi con”… với nội dung giản dị, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc khiến những người làm con phải nhìn nhận lại chính mình

Từ Mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo nhận diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra được sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả Mới đây, một chuyên gia nước ngoài thống kê, có tới 75% phóng viên thấy blog (một loại hình của Mạng xã hội) hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày một tiếng để đọc blog và 16% trong số họ có trang blog riêng.[53]

Càng gần hiện nay, công chúng càng thừa nhận sự nhanh nhạy của Mạng xã hội và coi nó là người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin

Trang 26

Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong chừng mực nào đó, Mạng xã hội đã “dẫn dắt” xu hướng thông tin đối với báo chí

Hai là, thông qua Mạng xã hội, thông tin từ báo chí được quảng bá rộng rãi theo cấp số nhân Tất nhiên, thông qua sự quảng bá của Mạng xã hội, nếu những

thông tin có chất lượng, lập luận khoa học, sắc bén được người đọc thừa nhận… thì thương hiệu của tờ báo, uy tín của nhà báo được nâng lên Nếu Mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận về một bài báo nào đó thì đây sẽ là kênh có hiệu ứng lan truyền nhanh, mạnh nhất, tới được số lượng độc giả gấp nhiều lần so với việc nó chỉ được đăng tải trên trang báo chính thức Bởi lẽ, thông tin đối với cư dân mạng là cấp số nhân, khi nó được gửi cho nhau, đọc lẫn nhau, cùng thảo luận sẽ tạo ra làn sóng tin tức Thường bạn bè dễ tin nhau, vì thế hiệu quả của thông tin từ bài báo càng cao Chính do đặc trưng của Mạng xã hội như vậy mà các cơ quan báo chí, các nhà báo khai thác để xây dựng thương hiệu của mình

Ba là, Mạng xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với độc giả, làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống Thực tế hiện nay cho thấy, Mạng xã hội là môi

trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin Phóng viên báo chí là cư dân Mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin; tòa soạn tương tác để nắm bắt dư luận Một dẫn chứng, trang Facebook của tờ báo Aftenposten - tờ báo lớn nhất của Na Uy hiện nay, hiện có 67.000 người theo dõi Aftenposten đã dùng Facebook không chỉ là nơi lan truyền thông tin mà còn trao đổi với độc giả để nắm bắt được sự quan tâm của họ về những vấn đề gì Điều này rất có ích cho các nhà báo, cho tòa soạn, nhất là đối với loạt bài phóng sự nhiều kỳ.[53]

Như vậy, với sự có mặt của Mạng xã hội góp phần làm cho nhà báo, tờ báo gần gũi hơn với độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc Đây là nét mới so với cung cách làm báo truyền thống Trước đây, tờ báo và nhà báo chủ động cung cấp thông tin cho độc giả, ít nắm được sự mong muốn được chia sẻ, được đối thoại của người đọc Ngày nay, mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin tức họ muốn được chia xẻ, được cùng nhiều người bàn thảo, thậm chí muốn tạo nên dư luận xã hội Như vậy, việc cung cấp thông tin và cả bình luận về thông tin không còn là độc

Trang 27

quyền của nhà báo Và lẽ đương nhiên nó đã tác động làm cho nghề báo truyền thống phải thay đổi và thay đổi cả sự chờ đợi của độc giả với nhà báo; nhà báo thấy

rõ lợi ích trong việc đối thoại với người đọc qua Mạng xã hội Những người làm báo có thể sử dụng tư liệu từ các Mạng xã hội

Rõ ràng, với sự phát triển ngày càng rộng rãi của Mạng xã hội đã tạo điều kiện cũng như đòi hỏi sự thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống của nhà báo, giúp họ có được tin tức nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn Đồng thời, Mạng

xã hội nói chung, blog nói riêng sẽ là nơi tập luyện cho những ai muốn trở thành những cây viết Với những trang mạng, blog, nếu những cư dân mạng, những blogger cung cấp thông tin chân thực, có giá trị được nhiều độc giả tin cậy, rất có thể họ sẽ trở thành đối tác cung cấp tin của một cơ quan báo chí chính thống

Đối với Mạng xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng:

Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn và kiểm chứng thông tin trên Mạng

xã hội Đó là khi những thông tin trên Mạng xã hội được nhà báo tiếp nhận, lựa

chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thông tin đó, vấn đề đó có được mức độ tin cậy cao hơn Những người đưa thông tin lên mạng phải nhận thức

và thấy rõ: Trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thước đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội Đối với những thông tin trên mạng, báo chí cần kịp thời biểu dương,

cổ vũ những thông tin đúng; phê phán, lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác của mình

Hai là, báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên Mạng xã hội Nếu các

nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những

vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn

đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên Mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra được làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội Vì thế, báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia xẻ trên Mạng xã hội

Trang 28

Ba là, trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên Mạng xã hội Thực tế Mạng xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, nội dung thông tin dàn trải,

vụn vặt về nhiều vấn đề, từ đời tư một nhân vật nào đó, một sự việc cụ thể ngoài xã hội, tới cả những lời kêu gọi, cuộc vận động của một cá nhân, nhóm người thuộc Mạng xã hội trước một vấn đề, một sự việc nào đó của xã hội… Thông tin trên Mạng xã hội có nhiều dạng: loại có bài, có tin mô tả trung thực, loại phản ánh một chiều, hoặc thiếu đầy đủ, loại không có mục đích rõ ràng, thậm chí có loại mang mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ, lừa đảo Đó là tình trạng chung của Mạng xã hội trên toàn thế giới

Tuy vậy, tới nay, thông tin trên Mạng xã hội đều thiếu được kiểm chứng và người đưa tin cũng chưa chịu sự chế tài của một đạo luật, một quy định nào mang tính pháp lý Và thực tế việc xử lý những thông tin không đúng sự thật, thậm chí những thông tin bôi nhọ, nói xấu, hạ bệ có động cơ, mục đích xấu, lừa đảo… trên Mạng xã hội trong những năm vừa qua chưa được xử lý nghiêm minh, kịp thời

Do vậy, khi tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng thông tin trên Mạng xã hội báo chí phải kiểm chứng, khi thấy đúng sự thật mới chính thống hóa thông tin, đưa ra những bình luận sắc sảo góp phần nâng cao năng lực tư duy và nhận thức của độc giả Chỉ có như vậy báo chí mới được xã hội tìm đọc, uy tín của tờ báo mới ngày một được nâng cao, góp phần đắc lực phục vụ xã hội Điều kiện để làm được việc

đó đòi hỏi trách nhiệm, đạo đức, năng lực của nhà báo; tính nguyên tắc, kỷ cương,

sự đứng đắn của cơ quan báo chí; tính nghiêm minh của quy chế, pháp luật của nhà nước

1.6 Nhu cầu trao đổi của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội

Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi

ích từ Mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ Sự xuất hiện của Mạng xã hội đi kèm những tính năng, nguồn thông tin phong phú, đa dạng, đã thật sự đi vào trong đời sống của cư dân mạng Với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên, Internet ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa… của một bộ phận giới trẻ ngày nay Giới trẻ với

Trang 29

những đặc điểm về phát triển tâm lý có những nhu cầu riêng và là người tiếp nhận tích cực những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực

Chỉ một thao tác đơn giản, cùng những câu lệnh, liên quan đến những vấn đề

mà giới trẻ đang quan tâm, hay cần tìm kiếm, Internet có thể đưa ra cho các bạn trẻ hàng nghìn sự lựa chọn, chỉ trong vài tích tắc, đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ Không chỉ tìm kiếm thông tin, các trang Mạng xã hội còn là nơi giới trẻ có thể bày

tỏ những cảm xúc của mình, thông qua một việc rất đơn giản như đưa những câu nói, những bài viết của chính các bạn trẻ lên trang thông tin cá nhân của mình

Các trang Mạng xã hội còn là nơi các bạn trẻ giao lưu, kết bạn, tạo thêm những mối quan hệ, điều này cũng là một yếu tố thu hút sự chú ý của giới trẻ, kéo

họ đến gần hơn với Mạng xã hội Bên cạnh những lợi ích cơ bản về thông tin, hiện nay, các trang Mạng xã hội đã và đang trang bị cho mình những tính năng mới, game cũng là một vấn đề được quan tâm Chỉ cần vào một trang Mạng xã hội bất

kỳ, người dùng được thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình

Theo khảo sát Kantar Media phối hợp với Yahoo! thực hiện năm 2009 về thói quen người dùng Internet tại Việt Nam cho thấy giới trẻ luôn là đối tượng sử

Trang 30

dụng Internet cao nhất Trong đó, ở lứa tuổi từ 15 đến 24 quan tâm chủ yếu đến các nội dung giải trí, đặc biệt là các game trực tuyến (38%), nhạc trong nước (57%), và thể thao (39%) Nhìn chung, chúng ta thấy lượng người dùng Internet không bị giới hạn ở độ tuổi mà phân bổ đều từ trẻ đến già, song mức độ sử dụng ở mỗi nhóm tuổi khác nhau Ngoài dùng mail để liên lạc, người dùng cũng thường xuyên cập nhập trạng thái cá nhân trên các trang Mạng xã hội (52%), và bỏ thời gian xem các đoạn video và hình ảnh thú vị trên mạng (45%)

Một khảo sát khác của Kantar Media và Yhaoo! về nhu cầu sử dụng Mạng xã hội trên 4 thành phố lớn trong năm 2011 với 1.500 người tham gia có độ tuổi từ 15-

54, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Có thể thấy giới trẻ luôn là lứa tuổi có mức độ tiếp cận với Mạng xã hội nhiều nhất, lứa tuổi từ 15- 19 là 73%, lứa tuổi từ 20-24 là 71%

Mức độ tiếp cận Mạng xã hội ở Việt Nam, được phân chia rất rõ rệt và giảm dần theo độ tuổi Cao nhất là độ tuổi từ 15-19, sau đó là độ tuổi từ 20- 24, càng về sau, tỉ lệ mức độ tiếp cận càng giảm Độ tuổi từ 25- 29 là 58%, từ 30- 34 là 38%, từ 35-39 là 30% và từ 40-45 là 18% Việc dẫn đến sự khác biệt này là do nhu cầu ở

Trang 31

mỗi độ tuổi với Internet khác nhau Tỉ lệ giới trẻ tiếp cận Mạng xã hội cao như vậy

là do giới trẻ có nhu cầu trao đổi, tìm kiếm thông tin và có nhiều thời gian tiếp cận với Internet hơn Mặt khác, điều đấy còn dựa vào trình độ về Internet của độc giả Giới trẻ rất năng động, việc tiếp thu những kiến thức về Internet của họ khá nhanh, trong khi những lứa tuổi cao hơn, việc tiếp cận Internet thường khó khăn, chính điều đấy đã hạn chế mức độ tiếp cận của những độ tuổi này Độc giả ở những độ tuổi này tiếp cận với Internet có thể chỉ đơn thuần tìm kiếm các thông tin, đọc báo… Tình trạng sức khỏe cũng làm cho họ không thể ngồi lâu trước màn hình máy tính

Thói quen người dùng Mạng xã hội là tập trung giao lưu, lúc ban đầu còn dè dặt, chỉ nối kết bạn bè thân quen Sau một thời gian, người dùng có xu hướng mở rộng quan hệ, mở rộng đối tượng giao lưu Gần 100% số người được hỏi trả lời chủ yếu là giao lưu bạn bè, sau đó đến giao lưu cùng sở thích

Cũng theo Kết quả nghiên cứu của Tinhvan Media và Xalo.vn[54]

tại Việt Nam trong năm 2009 thống kê về sở hữu tài khoản “ảo” cho thấy, 43% người sử dụng từ 18 tuổi trở lên có 1 tài khoản, 25% có 2 tài khoản, 13% có 4 hoặc nhiều hơn nữa tài khoản trên các Mạng xã hội Tỉ lệ nam giới sử dụng Mạng xã hội nhiều hơn

nữ giới Lứa tuổi 13 – 15 tuổi có tỉ lệ 3,5% tham gia các Mạng xã hội, lứa tuổi 16 –

18 tăng vọt lên 25,5%, cao nhất là 19 – 21 với tỉ lệ tham gia với 32,8%, sau đó giảm dần, tới lứa tuổi 46 – 57 chỉ còn 0,5% Trong số này, 22% cài đặt hoặc sử dụng một ứng dụng trở lên, 55% chia sẻ hình ảnh, 22% chia sẻ video, 31% bắt đầu với một blog Điều này cho thấy sự lôi cuốn ban đầu của các cá nhân đối với sự hình thành Mạng xã hội ngày càng rộng lớn ở Việt Nam

Tỉ lệ người sử dụng tại Hà Nội đứng đầu cả nước, với 30,97%, sau đó là TP.HCM với 27,63% Lai Châu, Hậu Giang và Đắc Nông cùng xếp cuối bảng, chỉ với 0,03% “Cái chết” được báo trước của blog Yahoo!3600 là một động lực để các trang Mạng xã hội trong nước đầu tư và phát triển

Các Mạng xã hội như Facebook, MySpace, Twitter, ZingMe, TamTay mới chỉ hoạt động được vài năm song đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ

Trang 32

biến toàn cầu và thu hút đông đảo người sử dụng, nhất là giới trẻ Trong các hoạt động của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội, một điều dễ nhận thấy chính là kết nối bạn bè và giải trí Thực tế, ở khía cạnh như là một kênh thông tin, ảnh hưởng của Mạng xã hội ở Việt Nam chưa thật sự nổi trội Nhìn vào bảng đánh giá top 10 trang website được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay của Alexa, 4/10 là những trang thông tin hay báo điện tử Điều này cho thấy, nhận định ở trên phần nào chính xác

Như vậy, người sử dụng các Mạng xã hội ở Việt Nam khá khác biệt so với

Mỹ, quê hương của Facebook và MySpace Trong top 10 trang web được truy cập nhiều nhất ở Mỹ không có một trang báo điện tử hay thông tin nào Những sinh viên của Việt Nam đã sống ở Mỹ nhiều năm nhận định: mỗi ngày họ chỉ cần vào MySpace (trước đây) hay Facebook (hiện nay) là đã có tất cả những thông tin, hình ảnh của bạn bè, những trò chơi trực tuyến và cả những thông tin báo chí nổi bật được các hãng tin hàng đầu thế giới cập nhật thông qua các Mạng xã hội

Ở Việt Nam hiện nay, số lượng người sử dụng các Mạng xã hội nói chung và giới trẻ nói riêng đã đạt những con số khá ấn tượng nhưng theo đánh giá của người

sử dụng Mạng xã hội thì con số này trong so sánh với các nước ASEAN vẫn còn khá khiêm tốn Xét ở số lượng người sử dụng Facebook với những thống kê được kiểm định, tại Singapore, trong tổng số gần 3,4 triệu người sử dụng Internet có khoảng hơn 50%, tương đương gần 1,8 triệu người sử dụng Mạng xã hội này Ở Indonesia, 14 triệu trên tổng số gần 30 triệu người dùng Internet là thành viên của Facebook Tuy nhiên, cho dù số lượng thành viên sử dụng các Mạng xã hội ở Việt Nam còn ít hơn một số nước khác, song những phản ứng của giới trẻ Việt Nam với Facebook khá tốt, đặc biệt với những chương trình, kế hoạch hành động mang tính cộng đồng cao Ví dụ như chiến dịch SeaChange YouthSays phát động ở Việt Nam chủ yếu trên Facebook, sau một tháng đã thu hút 15.000 bạn trẻ tham gia trả lời và ủng hộ chiến dịch Người trẻ Đông Nam Á cùng thay đổi Một số fanpage của các nhãn hiệu Việt Nam cũng đạt xấp xỉ 10.000 người hâm mộ, báo hiệu cho một tương lai phát triển mạnh mẽ của chiến lược quảng cáo qua các Mạng xã hội.[113]

Trang 33

Sự phát triển của các Mạng xã hội ở Việt Nam không hẳn do sự kiện đóng cửa Yahoo!3600 nhưng việc giới trẻ đón nhận Facebook một cách hồ hởi cũng như

sự mở rộng của Zing Me đã phần nào cho thấy tương lai của các Mạng xã hội ở Việt Nam đang khá tốt đẹp Đơn cử như chương trình Chào ngày xanh được phát động trên Zing Me đã thu hút hơn 150.000 bạn trẻ tham gia tuyên truyền, giữ gìn vệ sinh môi trường.[113] Trong 87,5% người dùng Việt Nam đã và đang sử dụng các Mạng

xã hội, Zing Me và Go.vn được sử dụng nhiều nhất Tỉ lệ người trẻ (15-34 tuổi) sử dụng Mạng xã hội Zing Me là 44,6% và Go.vn chiếm 14,1% (kết quả nghiên cứu về truyền thông xã hội Việt Nam của comScore Đông Nam Á công bố ngày 27/08/2011).[55]

Qua những phân tích trên, có thể nói, giới trẻ Việt Nam ngày càng tiếp cận nhanh với Internet, đặc biệt là các trang Mạng xã hội Khi thế giới đang bị cuốn theo guồng quay của công nghệ thông tin, việc tiếp cận với Internet là điều khó tránh khỏi Việc tiếp cận với mức độ nhiều như thế sẽ giúp cho giới trẻ Việt Nam ngày càng trở nên năng động, trang bị kỹ năng thông tin nhanh, nắm bắt được những cơ hội nhằm phát triển, thể hiện bản thân một cách tốt nhất Thông qua đó cũng góp phần vào sự phát triển của xã hội

Nhưng không thể không nói đến trường hợp giới trẻ tiếp cận Internet với những mục đích xấu, bị lôi kéo vào những trang web đen, hay đọc được những thông tin mang tính chất phản động Nếu không có một bản lĩnh vững vàng, thì có thể trở thành một đối tượng dễ bị lợi dụng với những ý đồ xấu Chính vì thế, chọn cho mình một hướng tiếp cận hợp lý, sẽ giúp giới trẻ thu được những kết quả tích cực

Tiểu kết chương 1

Như vậy, có thể nói, các phương tiện truyền thông hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ đến tâm lý con người đặc biệt là giới trẻ Mạng xã hội là một phần của thế giới đa truyền thông, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, kết nối và chia sẻ của giới trẻ Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của rất

Trang 34

nhiều Mạng xã hội, thanh thiếu niên có cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau

Các Mạng xã hội lớn của thế giới như MySpace, Facebook sở dĩ thành công hoàn toàn là nhờ vào cách nắm bắt và triển khai hoạt động nhanh chóng, hiệu quả tùy theo các xu hướng và sở thích của giới trẻ Chính các quan điểm, sở thích của giới trẻ mới là yếu tố quyết định sự thành công của một Mạng xã hội Chỉ cần

“chiều” theo ý thích và các xu hướng mới, hiện đại và triển khai chúng trên trang web của mình là các Mạng xã hội hoàn toàn có thể thu hút mạnh mẽ giới trẻ tham gia

Tuy nhiên, quá trình trao đổi thông tin này hẳn nhiên cũng mang đến rất nhiều vấn đề xoay quanh nó, bao hàm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực Nó tác động vào quá trình giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân trong một nhóm người nhất định Trước đây, con người tiếp nhận thông tin một chiều, hoàn toàn thụ động, chỉ biết tiếp nhận tin tức từ những nguồn cung cấp thông tin ít ỏi Nhưng sự xuất hiện của Mạng xã hội đã mang đến sự thay đổi về chất cho quá trình này Khi đó, mỗi người có thể lựa chọn những thông tin mình quan tâm nhất, và hơn cả là phù hợp với nhu cầu tin tức của bản thân Đồng thời có những phản hồi về thông tin đó,

và nêu lên ý kiến cũng như quan điểm cá nhân của mình Hơn thế nữa, Mạng xã hội với những tính năng vượt trội cung cấp những công cụ để các cá nhân có thể chia sẻ thông tin cũng như suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó Đây được xem như một môi trường tốt để các cá nhân truyền tải, tiếp nhận thông tin song song với việc

mở rộng mối quan hệ

Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý việc sử dụng các Mạng xã hội như thế nào

để đem đến hiệu quả cho người sử dụng và hạn chế những tiêu cực? Làm thế nào để tăng cường tính tự chủ cho giới trẻ trong quá trình gia nhập vào thế giới đa truyền? Vấn đề này sẽ khó giải quyết nếu không có những hiểu biết đúng đắn và những can thiệp triệt để, kịp thời từ nhiều cấp

Trang 35

Chương 2: THỰC TRẠNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TỪ NĂM 2010 – 2011 (KHẢO SÁT FACEBOOK, ZING ME VÀ GO.VN)

2.1 Giới thiệu chung về Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn

Facebook không chỉ đơn thuần tạo nên một Mạng xã hội của thế giới, mà còn thay đổi và làm nên một kỷ nguyên mới của Internet toàn cầu Facebook giờ đây còn trở thành cầu nối của các trang mạng lớn, trở thành câu chuyện chính trị của nhiều quốc gia và trở thành kịch bản kiệt tác được đề cử Oscar The Social Network

2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển của Facebook

 Năm 2004: Một triệu người dùng

Ngày 05/02/2004: Mark Zuckerberg, Dustin Moskovitz, Chris Hughes và Eduardo Saverin chính thức khởi động Facebook tại phòng ký túc xá Đại học Harvard Ban đầu, Facebook chỉ được sử dụng trong nội bộ sinh viên Harvard, tuy nhiên đến tháng 03/2004, Mạng xã hội này được mở rộng tới các trường khác như Stanford, Columbia và Yale

Tháng 06/2004: Facebook chuyển trụ sở đến Palo Alto, California

Tháng 09/2004: Facebook có thêm 2 tính năng Wall (Tường cá nhân) và Groups (Nhóm)

Mặc dù chỉ trong phạm vi sinh viên và còn rất nhiều khiếm khuyết nếu như

so sánh với Mạng xã hội Facebook hiện nay, nhưng ý tưởng cốt lõi ngay từ đầu của Mark Zuckerberg thật sự là bước đột phá và là mục tiêu phát triển của Facebook trong suốt chặng đường vừa qua: Khả năng kết nối và trao đổi thông tin nhóm Sự

Trang 36

trao đổi thông tin nhanh chóng chính là lý do khiến TheFacebook ngay từ đầu đã được giới sinh viên đón nhận và Facebook đã có ngay 1 triệu người dùng

 Năm 2005: 5,5 triệu người dùng

Tháng 05/2005, Facebook nhận được 12,7 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm Accel Partners Lúc này Facebook đã mở rộng tới hơn 800 trường đại học, cao đẳng

Tháng 08/2005, TheFacebook.com đổi tên thành Facebook.com

Tháng 09/2005, Facebook mở rộng đăng ký cho cả các thành viên đang học cấp 3

Tháng 10/2005, Facebook chính thức trở thành mạng liên kết cho sinh viên, học sinh quốc tế Trong tháng này, Facebook cũng bổ sung ứng dụng chia sẻ ảnh

Với việc mở rộng phạm vi sử dụng ra ngoài nước Mỹ, Facebook có khoảng 5,5 triệu người sử dụng vào cuối năm 2005 Đây là năm The Facebook đổi tên thành Facebook.com và đánh dấu sự thương mại hóa của mình Với tính năng trao đổi hình ảnh, Facebook dần gắn vào nhu cầu chia sẻ thông tin để thích hợp với mọi cá nhân Tuy nhiên, phạm vi của Facebook chỉ dừng ở các trường Trung học

 Năm 2006: 12 triệu người dùng

Tháng 04/2006, Facebook nhận được 27,5 triệu USD từ các quỹ đầu

tư Greylock Partners, Meritech Capital Partners Phiên bản dành cho di động của Facebook (Facebook Mobile) cũng được đưa vào sử dụng Tháng 05/2006, Facebook mở rộng phạm vi đăng ký cho nhân viên các công ty

Tháng 08/2006, Facebook phát hành Platform, nền tảng giúp lập trình viên

và các nhà phát triển ứng dụng chạy trên Facebook, đồng thời thêm tính năng ghi chú Ngoài ra, Facebook liên minh với Microsoft triển khai quảng cáo nhằm cạnh tranh với liên minh Google-MySpace

Tháng 09/2006, tính năng cập nhập tin tức được giới thiệu với những bổ sung về bảo vệ riêng tư cá nhân Facebook cũng chính thức mở cửa cho tất cả mọi người (lớn hơn 13 tuổi) đăng ký

Trang 37

Tháng 11/2006, tính năng chia sẻ của Facebook bắt đầu hoạt động trên 20 website đối tác Cuối năm 2006, Facebook có khoảng 12 triệu người sử dụng

Đây là một năm quan trọng đối với Facebook khi triển khai Facebook Platform và Facebook Mobile, hai tính năng quan trọng giúp Facebook gặt hái thành công về sau Mặt khác, nhờ một sự cố với người dùng, Facebook đã quyết định mở rộng phạm vi đăng ký cho mọi đối tượng, điều không hề nằm trong kế hoạch của Zuckerberg lúc đó Việc Facebook mở rộng phạm vi ra mọi đối tượng đánh dấu kỷ nguyên phát triển vượt bậc của Facebook những năm sau đó

 Năm 2007: 50 triệu người dùng

Tháng 05/2007, Facebook Apps chính thức đi vào hoạt động với 65 đối tác phát triển ứng dụng và trên 85 ứng dụng hoạt động

Tháng 08/2007, Facebook phát hành ứng dụng Facebook dành riêng cho iPhone

Tháng 10/2007, Facebook phát hành nền tảng cho các nhà phát triển phần mềm dành cho di động

Trong chiến lược phát triển Facebook, có thể nói Zuckerberg đã rất khôn khéo khi tập trung phát triển các tính năng di động Với việc phát triển sớm các ứng dụng cho di động, Faceook đã đi trước rất nhiều các Mạng xã hội khác Kết thúc năm, Facebook đã có tới 50 triệu người dùng Tầm ảnh hưởng rộng lớn của Facebook đã trở thành công cụ kiếm bội tiền cho Mark Zuckerberg Tháng 10 năm

2007, Facebook chính thức ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft và đưa Facebook Ads vào hoạt động

 Năm 2008: 100 triệu người dùng

Tháng 03/2008: Facebook cập nhập chính sách riêng tư bao gồm tùy chỉnh trong danh sách bạn bè

Tháng 04/2008: Facebook Chat đi vào hoạt động Facebook cũng phát hành phiên bản Facebook trên 21 ngôn ngữ khác nhau

Tháng 07/2008: Ứng dụng Facebook trên iPhone xuất hiện trên App Store của Apple

Trang 38

Tháng 08/2008: Facebook đạt mốc 100 triệu thành viên

Tháng 09/2008: Giao diện của Facebook tiếp tục được thiết kế lại với giao diện mới tiện lợi và đem lại cho người dùng khả năng tự tùy biến Wall của họ

Tháng 12/2008: Facebook Connect đi vào hoạt động giúp người dùng Facebook có thể dùng tài khoản Facebook của họ trên nhiều website khác nhau

Trong năm này, Facebook đã được thiết kế lại một cách cơ bản, với giao diện gần đạt đến mức chuẩn, không những tiện lợi và nhiều thông tin mà quan trọng hơn

là đã đem lại cho người dùng khả năng tự tùy biến Wall của mình Một thành công nữa của Facebook là ứng dụng dành riêng cho iPhone Với ứng dụng này, Facebook

đã đi trước MySpace 5 tháng Và cũng chỉ cần 5 tháng, Facebook vượt MySpace trở thành Mạng xã hội số 1 thế giới Số thành viên của Mạng xã hội này đã lên tới 100 triệu người

 Năm 2009: 350 triệu người dùng

Tháng 02/2009: Facebook giới thiệu nút “Like”

Tháng 05/2009, hãng công nghệ Digital Sky Technologies của Nga quyết định đầu tư vào Facebook 200 triệu USD giúp Facebook được định giá lên đến 10

Năm 2009 là năm Facebook tăng tốc với hàng loạt tính năng mới tiện dụng cho người dùng Bên cạnh ra mắt nhiều tính năng, đáng kể trong năm 2009 chính là việc Facebook đã thay đổi điều khoản sử dụng Theo đó, ngăn chặn mọi sự truy cập của đội ngũ quản lý vào thông tin cá nhân người dùng Với những sự thay đổi này, cuối năm 2009, Facebook đạt khoảng 350 triệu người

Trang 39

 Năm 2010: 500 triệu người dùng

Tháng 04/2010: Facebook công bố tính năng Open Graph API Với tính năng này, Facebook cho phép các ứng dụng và website khác chia sẻ thông tin về người dùng để cung cấp thiết kế riêng, tính năng và dịch vụ tùy thuộc theo sở thích và thị hiếu của mỗi người, ngay cả khi cá nhân không bao giờ truy cập các trang web đó

Tháng 07/2010: phiên bản Beta của Facebook hỏi đáp đi vào hoạt động Cũng trong tháng 7, Facebook chính thức đạt mức 500 triệu người dùng

Tháng 08/2010: Facebook thêm tính năng địa điểm bắt buộc người dùng khai báo địa điểm chính xác trên Profiles của họ

Tháng 10/2010: Bộ phim về Facebook mang tên “The Social Network” được công chiếu

Tháng 12/2010: Mark Zuckerberg được tạp chí Times bình chọn là nhân vật của năm

Năm 2010 đánh dấu sự thành công vượt bậc của Facebook khi website này vượt qua Google trở thành website được truy cập nhiều nhất nước Mỹ và Mark Zuckerberg được bầu chọn là nhân vật của năm 2010 Đáng kể nhất chính là việc cán mốc 500 triệu người dùng – mốc mà nhiều chuyên gia cho rằng “không thể bị lật đổ”

 Năm 2011: 600 triệu người dùng

Tháng 01/2011: Facebook được định giá 50 tỷ USD Tính đến hết tháng 02/2011, toàn thế giới có hơn 600 triệu người sử dụng Mạng xã hội lớn nhất hành tinh này

 Năm 2012: 845 triệu người dùng

Facebook đang chạm đến mốc 1 tỷ người dùng – mốc “trường tồn vĩnh cửu”

Tháng 02/2012, Khi Facebook công bố số liệu trước Ủy ban chứng khoán Mỹ,

mạng này đã đạt trên 845 triệu người dùng trên toàn cầu, và 80% trong số đó là ở ngoài Mỹ và Canada Tính đến cuối quý 02/2012, số thành viên Facebook tại châu

Á đã vượt ngưỡng 200 triệu, chiếm khoảng 27% tổng lượng người dùng ngoài Mỹ/Canada

Trang 40

Giao diện người dùng của Facebook hiện nay

Ngày 18/05/2012, cổ phiếu của Facebook đã được niêm yết trên sàn Nasdaq với mức giá 38 USD, mức giá kỳ vọng cao nhất trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) Theo Facebook, công ty này phát hành 421 triệu cổ phiếu đợt này Facebook hiện có giá trị 104,2 tỷ USD, bằng một nửa giá trị thị trường hiện nay ở mức 203 tỷ USD của Tập đoàn Google Với mức giá này, Facebook chính thức trở thành công ty có giá trị cao nhất ở thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) ở Mỹ.[63]

2.1.1.2 Facebook hấp dẫn người dùng trên thế giới

Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Facebook đã phát triển một cách đáng kinh ngạc Và ngày nay, Facebook hiện diện trên bản đồ Internet thế giới với tư cách Mạng xã hội phổ biến nhất Thậm chí tại rất nhiều quốc gia, Facebook đứng

trong danh sách những trang web được truy cập hàng đầu

Theo thống kê của Website-monitoring.com, top 10 quốc gia có lượng người

sử dụng Facebook đông đảo nhất là Mỹ, Anh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ý, Canada, Philipin, Tây Ban Nha và Mexico Việt Nam cũng là một trong số những nước đầu bảng về tốc độ tăng trưởng người dùng Mạng xã hội này.[112]

Trong báo cáo tài chính Quý I/2012[56] được công bố hôm ngày 23/04/2012, Facebook cho biết số lượng 901 triệu thành viên ghé thăm website mỗi tháng ít nhất

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Cẩn, Hoàng Phương (1996), Sử dụng Internet mạng máy tính toàn cầu, NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng Internet mạng máy tính toàn cầu
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Cẩn, Hoàng Phương
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
Năm: 1996
2. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lí luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB Lí luận chính trị
Năm: 2006
3. Đỗ Anh Đức (2005), Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web, Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Anh Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
4. Đỗ Anh Đức – Chủ biên (1997), Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Anh Đức – Chủ biên
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
5. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí – đặc tính chung và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí – đặc tính chung và phong cách
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
6. Nguyễn Thiện Giáp (1981), Tính độc lập – không độc lập của đơn vị ngôn ngữ, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Tập 2 NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1981
7. Bùi Việt Hà (2005), Blog – Phương thức truyền thông của thế giới mới, Báo chí – Những vấn đề lý luận thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 8. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – Những vấn đề lý luận thực tiễn", NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 8. Vũ Quang Hào (2004), "Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Bùi Việt Hà (2005), Blog – Phương thức truyền thông của thế giới mới, Báo chí – Những vấn đề lý luận thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 8. Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
9. Lê Minh Hoàng - Chủ biên (2007), Blog cho mọi người, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blog cho mọi người
Tác giả: Lê Minh Hoàng - Chủ biên
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2007
10. Khoa Báo chí – Trường ĐH KHXH&NV (2006), Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Khoa Báo chí – Trường ĐH KHXH&NV
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
11. Trần Hữu Quang (2000), Chân dung công chúng truyền thông, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung công chúng truyền thông
Tác giả: Trần Hữu Quang
Nhà XB: NXB TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2000
12. Trần Hữu Quang (2008), Xã hội học truyền thông đại chúng, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học truyền thông đại chúng
Tác giả: Trần Hữu Quang
Năm: 2008
13. Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa – xã hội ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa – xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Hoài Sơn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2008
14. Dương Xuân Sơn, Định Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
Tác giả: Dương Xuân Sơn, Định Văn Hường, Trần Quang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
15. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ lý luận đến thực tiễn báo chí
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 1999
16. Tạ Ngọc Tấn, (2001), Truyền thông đại chúng, NXB chính trị Quốc gia 17. Nguyễn Quý Thanh (2006), Xã hội học về dư luận xã hội, NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng", NXB chính trị Quốc gia 17. Nguyễn Quý Thanh (2006), "Xã hội học về dư luận xã hội
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn, (2001), Truyền thông đại chúng, NXB chính trị Quốc gia 17. Nguyễn Quý Thanh
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia 17. Nguyễn Quý Thanh (2006)
Năm: 2006
18. Nguyễn Qúy Thanh (2011), Internet – Sinh viên – Lối sống – Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet – Sinh viên – Lối sống – Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới
Tác giả: Nguyễn Qúy Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
19. Nguyễn Thị Minh Thái (2001), Đào tạo báo chí là đào tạo người làm nghề báo, Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Thái
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
20. Nguyễn Thị Minh Thái (2009), Nghề làm báo từ mẹ Đốp đến… trang điện tử, Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Thái
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
22. Hồ Hoàng Triết (2001), Kỹ thuật mạng máy tính, NXB Thống kê TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật mạng máy tính
Tác giả: Hồ Hoàng Triết
Nhà XB: NXB Thống kê TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2001
23. Bạch Đình Vinh (1999), Những kiến thức cơ bản về mạng Internet, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến thức cơ bản về mạng Internet
Tác giả: Bạch Đình Vinh
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w