Mạng xã hội có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi đối tượng, từ người trẻ tuổi đến người trung niên, từ học sinh đến giáo viên, từ mọi lứa tuổi và mọi ngành nghề…Con người đã dần chu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
LÊ THỊ NHỊ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm
Mã số: 60 48 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRƯƠNG ANH HOÀNG
Hà Nội, 2012
Trang 2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Đối tượng nghiên cứu 7
3 Mục đích và phương pháp nghiên cứu 7
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI 9
1.1 Khái niệm mạng xã hội 9
1.1.1 Khái niệm 9
1.1.2 Lịch sử 10
1.1.3 Lợi ích 10
1.2 Các đặc tính của mạng xã hội 12
1.2.1 Dựa trên người dùng 12
1.2.2 Tính cá nhân 12
1.2.3 Tương tác 13
1.2.4 Dựa vào cộng đồng 13
1.2.5 Phát triển mối quan hệ 13
1.2.6 Tính cảm xúc 14
1.3 Các chức năng phần mềm của mạng xã hội 14
1.3.1 Cho phép tạo hồ sơ cá nhân (Profile) 14
1.3.2 Tìm và kết bạn 15
1.3.3 Bình luận, gửi tin nhắn riêng (comment, private messaging) 15
1.3.4 Tạo nhóm và diễn đàn 15
1.3.5 Tạo blog 16
1.3.6 Chia sẻ, đánh dấu, xếp loại 16
1.3.7 Ảnh 16
1.3.8 Video/Audio 16
CHƯƠNG II: MẠNG XÃ HỘI VÀ LĨNH VỰC GIÁO DỤC 17
Trang 32.1 Giáo dục điện tử (E-Learning) và Cộng đồng học tập trực tuyến (Online learning
communities) 17
2.1.1 Giáo dục điện tử (E-Learning) 17
2.1.2 Cộng đồng học tập trực tuyến 17
2.2 Vai trò của mạng xã hội đối với giáo dục 19
2.3 Các ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng mạng xã hội trong giáo dục 20
2.3.1 Ưu điểm 20
2.3.2 Những thách thức 22
2.4 Xu hướng ứng dụng mạng xã hội cho hoạt động giáo dục 24
2.4.1 Xu hướng hiện nay 24
2.4.2 Đánh giá 28
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG 30
MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP 30
3.1 Đặc điểm cần có của mạng xã hội học tập 30
3.1.1 An toàn, khép kín 30
3.1.2 Dễ truy cập và sử dụng 30
3.1.3 Thể hiện luồng hoạt động 31
3.1.4 Công nhận thành tích học tập 31
3.1.5 Tạo hồ sơ hoạt động cá nhân 31
3.1.6 Sự kiện 32
3.1.7 Email/tin nhắn 32
3.2 Phân tích yêu cầu hệ thống 32
3.2.1 Khái quát chung về hệ thống 32
3.2.2 Các tác nhân của hệ thống 33
3.2.3 Các usecase của hệ thống 33
3.2.4 Một số tính năng cơ bản của hệ thống 34
3.2.5 Mô tả một số use case 40
3.2.6 Các yêu cầu phi chức năng và môi trường 45
3.3 Thiết kế 46
3.3.1 Kiến trúc tổng thể của hệ thống 46
3.3.2 Biểu đồ tuần tự (Phụ lục) 47
3.3.3 Biểu đồ thành phần 47
3.3.4 Biểu đồ triển khai 47
CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM 48
Trang 44.1 Các công nghệ sử dụng 48
4.1.1 Ngôn ngữ lập trình PHP 48
4.1.2 MySQL 48
4.1.3 CSS3 48
4.1.4 PHP Yii Framework 48
4.1.5 jQuery 49
4.1.6 Ajax 49
4.1.7 Các tool 49
4.2 Một số chức năng chính của chương trình 49
4.2.1 Đăng ký thành viên 49
4.2.2 Gửi lời mời tới các thành viên khác 50
4.2.3 Gia nhập là giáo viên 50
4.2.4 Tạo lớp 51
4.2.5 Gia nhập là học sinh 51
4.2.6 Giao diện Bài tập 52
4.2.7 Gửi bài giải 53
4.2.8 Chấm điểm 53
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI 54
5.1 Đánh giá mạng xã hội học tập classroom.net 54
5.2 Đánh giá khả năng triển khai mạng xã hội học tập tại Việt Nam 54
5.2.1 Điều kiện khả thi 54
5.2.2 Các khó khăn khi triển khai 58
5.2.3 Biện pháp và kế hoạch triển khai 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 63
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3 1 Biểu đồ use case gói “Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân” 35
Hình 3 2 Biểu đồ Use Case gói “Quản lý lớp học” 36
Hình 3 3 Biểu đồ Use Case gói “Bài tập” 37
Hình 3 4 Biểu đồ Use Case gói “Bài kiểm tra” 38
Hình 3 5 Biểu đồ Use Case gói “Đăng thông báo” 39
Hình 3 6 Biểu đồ Use Case gói “Nhận lời nhắc” 39
Hình 3 7 Biểu đồ usecase gói “Xem điểm” 40
Hình 3 8 Kiến trúc tổng thể của hệ thống 46
Hình 3 9 Biểu đồ thành phần 47
Hình 3 10 Biểu đồ triển khai 47
Hình 4 1 Giao diện đăng ký thành viên 50
Hình 4 2 Giao diện gửi lời mời tới các thành viên khác 50
Hình 4 3 Đăng ký là giáo viên 51
Hình 4 4 Tạo lớp 51
Hình 4 5 Đăng ký là học sinh 52
Hình 4 6 Giao diện trao đổi về bài tập 52
Hình 4 7 Giao diện gửi bài giải 53
Hình 4 8 Giao diện chấm điểm 53
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và sự thâm nhập mạnh mẽ của Internet, cuộc sống của con người ngày càng gắn bó nhiều hơn với môi trường ảo Sự ra đời của thế hệ web 2.0 tạo nên một cuộc cách mạng thật sự trong thế giới Internet Đó là cuộc cách mạng không chỉ về công nghệ mà còn ở cách thức sử dụng, trong đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội ảo tạo thành một môi trường cộng đồng, chứ không chỉ đơn thuần “duyệt và xem” như trước đây Các loại dịch vụ web 2.0 như mạng xã hội, blog, các trang web bán hàng trực tuyến… đang đạt đến một mức độ phát triển như vũ bão, và thực
sự làm khuấy động thế giới Internet Trong đó, mạng xã hội đã và đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Nó mang đến cho con người cơ hội được kết nối một cách dễ dàng, để chia sẻ sở thích, thói quen và suy nghĩ Mạng xã hội đã trở thành một kho dữ liệu số ghi lại nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống của mỗi người
Mạng xã hội có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi đối tượng, từ người trẻ tuổi đến người trung niên, từ học sinh đến giáo viên, từ mọi lứa tuổi và mọi ngành nghề…Con người đã dần chuyển đời sống thực của mình lên Internet, Internet trở thành một môi trường đầy tiềm năng để phát triển các dịch
vụ kinh doanh, thương mại Với số lượng lớn người dùng sử dụng các trag mạng xã hội là học sinh, sinh viên, việc đưa giáo dục vào thế giới mạng xã hội là một xu hướng cần được quan tâm nhằm tăng hiệu quả của giáo dục, đồng thời làm giảm bớt những điều bất lợi mà mạng xã hội mang lại
Hiện nay, xu hướng ứng dụng mạng xã hội trong các hoạt động giáo dục trên thế giới ngày càng trở nên phổ biến và thể hiện sự phát huy hiệu quả của nó Trên thế giới đã có rất nhiều các trang mạng xã hội dành riêng cho cho học tập Ngoài ra, các trường học ở các nước cũng rất chú trọng việc đưa hoạt động giáo dục vào các trang mạng xã hội phổ biến nhằm phát huy hiệu quả của mạng xã hội với giáo dục …
Việt Nam cũng không nằm ngoài sự bao phủ của các trang mạng xã hội Trước sự thâm nhập sâu rộng và ồ ạt của các trang mạng xã hội, nhiều nhà giáo dục, nhiều bậc cha mẹ không tránh khỏi sự lo ngại trước ảnh hưởng tiêu cực mà
Trang 7mạng xã hội và Internet mang lại đối với giới trẻ Trước vấn đề này, các trường học ở Việt Nam cũng hết sức quan tâm tới việc đưa các trang mạng xã hội vào hoạt động giáo dục nhằm tận dụng những lợi thế mà mạng xã hội mang lại cũng như hạn chế những tiêu cực của nó Tuy nhiên hoạt động này cũng chưa thật sự phát huy hiệu quả, không đủ tính thuyết phục để nhân rộng Việc xây dựng một trang mạng xã hội dành riêng cho học tập sẽ là một giải pháp hiệu quả, thực sự phát huy hiệu quả ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đối với hoạt động giáo dục
Vì những lý do trên, đề tài ”Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam” được chọn làm đề tài cho luận văn cao học của tôi
Sau khi trình bày tổng quan về mạng xã hội, Đề tài đi sâu vào tìm hiều, phân tích các tính chất đặc trưng của mạng xã hội, phân tích mối quan hệ giữa mạng xã hội và hoạt động học tập Từ đó, Đề tài đưa ra những đặc tính cần có của một mạng xã hội học tập và đề xuất xây dựng một mạng xã hội học tập ở Việt Nam Một mạng xã hội học tập mà trong đó có sự kết hợp các tính năng của mạng xã hội thông thường vào môi trường học tập trực tuyến để phát huy hiệu quả của mạng xã hội, đồng thời hạn chế những nhược điểm của nó
2 Đối tượng nghiên cứu
Các lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về mạng xã hội, Giáo dục điện
tử (E-learning), cộng đồng học tập trực tuyến (Online Learning Communities)
Mối quan hệ giữa mạng xã hội và hoạt động học tập, giáo dục
Mô hình giáo dục ứng dụng mạng xã hội phù hợp với Việt Nam
3 Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là nhằm đề xuất một mô hình mạng xã hội dành riêng cho học tập để góp phần làm phong phú các hình thức giáo dục, đào tạo, phát huy hiệu quả của Internet đối với hoạt động giáo dục, đào tạo
Phương pháp chủ yếu là tổng hợp, nghiên cứu dựa trên các kết quả nghiên cứu đã có, từ đó đề xuất mô hình, giải pháp phù hợp với thực trạng hiện tại ở Việt Nam
Trang 84 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ vai trò của các trang mạng xã hội đối với hoạt động giáo dục, đào tạo Kết quả nghiên cứu cũng sẽ đưa ra một mô hình học tập thông qua Internet, góp phần làm đa dạng hơn các hình thức giáo dục, đào tạo hiện nay cũng như phát huy hiệu quả của Internet trong hoạt động học tập
Trang 9CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI
1.1.1 Khái niệm
Ngày nay, các trang mạng xã hội chẳng hạn như MySpace, Facebook, Twitter, Cyworld đã thu hút hàng triệu người sử dụng và ngày càng trở nên có sức thu hút đối với cộng đồng sử dụng mạng Internet Nhiều người đã sử dụng các trang mạng xã hội theo cách được tích hợp với cuộc sống, công việc hàng ngày của họ Cuộc sống của con người ngoài xã hội thực đã được đưa lên mạng
xã hội ảo trên môi trường mạng
Khái niệm: Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social
network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Theo Boyd và Ellison [6] định nghĩa, mạng xã hội là "các dịch vụ dựa trên web cho phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc công khai trong một không gian giới hạn, công khai một danh sách những người dùng khác mà họ đã
có mối quan hệ, và xem và duyệt qua danh sách các kết nối được tạo ra bởi những người khác trong hệ thống của họ”
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,
chia sẻ file, blog và diễn đàn Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc tên hiển thị), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc),
lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
Theo Wiki pedia [1]: “Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, MiXi tại Nhật Bản và tại
Trang 10Việt Nam xuất hiện rất nhiều các trang mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, nua.vn…”
1.1.2 Lịch sử
Theo Wikipedia [1]:
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh, tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bực, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày
1.1.3 Lợi ích
Bên cạnh những nguy cơ và phiền toái mà mạng xã hội mang lại cho cuộc sống con người như: dễ lộ thông tin cá nhân, làm con người ngày càng xa rời cuộc sống thực, tiêu tốn thời gian của người dùng thì không thể không kể tới những lợi ích to lớn mà nó mang lại đối với cộng đồng
Mạng xã hội làm cho thế giới trở nên mở hơn, con người gần gũi nhau hơn, xóa tan mọi khoảng cánh về không gian và thời gian, tạo điều kiện cho sự phát triển của hàng loạt lĩnh vực khác, trong đó có giáo dục, kinh doanh, quảng cáo…
Trang 11Mạng xã hội được xem là một môi trường lý tưởng để thực hành và phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp xã hội Theo đề cập của Julie Holmquist [10], một nghiên cứu gần đây của MacArthur Foundation cho thấy rằng các hoạt động trực tuyến có thể giúp thanh thiếu niên học được những kỹ năng xã hội quan trọng và phát huy nó trong các mối quan hệ bạn bè của mình,
và môi trường có cấu trúc là hữu ích cho thực hành những kỹ năng này Các trang web mạng xã hội mở ra một môi trường truyền thông lớn, mà ở đó con người không bị rào cản bởi thời gian, bởi sự tự ti,…để thoải mái giao tiếp với nhau
Mạng xã hội cũng giúp người sử dụng tiếp cận và học hỏi được nhiều công nghệ phức tạp hơn Từ đó kỹ năng sử dụng máy tính để phục vụ cho các công việc của bản thân mình cũng trở nên thành thạo, linh hoạt hơn
Trong kinh doanh, mạng xã hội được xem là đòn bẩy cho maketing, với khả năng mở rộng kết nối bạn bè vô hạn, các trang mạng xã hội giúp các doanh nghiệp thiết lập được mối quan hệ với số đông khách hàng, dễ dàng quảng bá sản phẩm của mình
Trên thế giới, một số trang mạng xã hội dành riêng cho kinh doanh, thương mại mà đối tượng tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp như LinkedIn, đã tạo nên một cộng đồng rộng mở, giúp các doanh nghiệp tìm được nhân viên ưu tú cho doanh nghiệp của mình Một ví dụ khác, mạng xã hội Yammer là mạng xã hội dành riêng cho nội bộ mỗi doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp có thể
tự tạo cho mình một môi trường trao đổi công việc khép kín của riêng doanh nghiệp mình
Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm dựa trên các
“fan” page đã tỏ ra hiệu quả lớn lao về mặt tiếp thị đối với các công ty, thương hiệu lớn Hầu hết các thương hiệu lớn đều có trang “fan” trên các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, ví dụ như hãng Coca-cola, … Ngoài ra, các công ty có thể xây dựng các video tiếp thị và quảng bá trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là YouTube
Trong giáo dục, mạng xã hội là một công cụ lý tưởng để truyền tải những kiến thức, bài tập, những cuộc thảo luận giữa giáo viên và học sinh hay giữa giáo viên với phụ huynh học sinh giúp người học và người dạy gần gũi nhau hơn, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục Với những lợi ích dễ thấy
Trang 12của mạng xã hội, nhiều trường học trên thế giới và ở Việt Nam đã bắt đầu sử dụng các trang mạng xã hội để hỗ trợ giáo dục trong việc giúp học sinh tiếp cận với bài tập nhanh chóng, đồng thời cung cấp những trợ giúp kịp thời với những học sinh gặp khó khăn trong bài vở
Các trang mạng xã hội có những đặc tính làm cho nó khác biệt so với các trang web thông thường Các đặc tính đó là: Dựa trên người dùng, tính cá nhân, tính tương tác, tính cộng đồng, tính mở rộng quan hệ, tính cảm xúc vượt nội dung
1.2.1 Dựa trên người dùng
Trước khi các mạng xã hội như Facebook hay MySpace trở thành phổ biến như hiện nay, các trang web dựa trên nội dung thường được cập nhật bởi một người dùng và được đọc bởi khách truy cập Internet Dòng thông tin theo một hướng duy nhất, và sự định hướng nội dung cập nhật trong tương lai được xác định bởi các quản trị web hay người viết chuyên nghiệp
Ngược lại, mạng xã hội trực tuyến được xây dựng và định hướng bởi chính người sử dụng Người dùng sẽ quyết định nội dung của các trang mạng xã hội trực tuyến Nếu không có người sử dụng, mạng sẽ là một không gian trống rỗng với các diễn đàn trống, ứng dụng trống, và các phòng chat trống Người dùng lấp đầy các khoảng trống đó với các cuộc đàm thoại và các nội dung đăng tải Sự định hướng nội dung đó được xác định bởi bất cứ ai tham gia vào cuộc thảo luận Đây là những gì tạo nên sự thú vị và tính động mà mạng xã hội mang lại cho người dùng Internet
1.2.2 Tính cá nhân
Ở các trang mạng xã hội, mỗi thành viên đều có một hồ sơ với một trang cá nhân của riêng mình Người dùng có quyền thiết lập các thông tin cá nhân, đăng tải các bài viết và thiết lập cho nó tính riêng tư, công khai cho toàn bộ bạn bè hoặc công khai trong giới hạn một số thành phần bẹn bè của họ Tính cá nhân này làm cho các trang mạng xã hội có tính năng blog Đây cũng chính là một trong những đặc tính làm nên sự hấp dẫn của các trang mạng xã hội hiện thời
Trang 131.2.3 Tương tác
Một đặc tính khác của các mạng xã hội hiện đại là sự tương tác Điều này
có nghĩa là một mạng xã hội không chỉ là một tập hợp các chatroom và các diễn đàn nữa Các trang web như Facebook được có rất nhiều các ứng dụng chơi game trên mạng, nơi người dùng có thể chơi poker với nhau hoặc thách thức một người bạn với một giải đấu cờ vua Các mạng xã hội đang nhanh chóng trở thành một trò giải trí được lựa chọn nhiều hơn truyền hình bởi vì nó không chỉ
có giải trí, mà đó là một cách để kết nối và vui chơi với bạn bè
1.2.4 Dựa vào cộng đồng
Các mạng xã hội được xây dựng và phát triển mạnh từ những khái niệm cộng đồng Điều này có nghĩa là giống như cộng đồng hoặc nhóm xã hội trên toàn thế giới được thành lập dựa trên niềm tin hay sở thích chung của các thành viên, mạng xã hội cũng dựa trên một nguyên tắc như vậy Trong thời đại mạng
xã hội trực tuyến hiện nay, chúng ta sẽ tìm thấy tiểu cộng đồng những người chia sẻ sự tương đồng với nhau, chẳng hạn như các cựu sinh viên của một trường trung học cụ thể, hoặc một nhóm bảo vệ động vật Người dùng không chỉ
có thể khám phá bạn bè mới trong các cộng đồng dựa trên sở thích, mà còn có thể tìm và kết nối lại với bạn bè cũ mà người đó đã mất liên lạc nhiều năm trước đây
1.2.5 Phát triển mối quan hệ
Không giống như các trang web trước đây, các mạng xã hội cho phép phát triển mạnh các mối quan hệ Cộng đồng trên các trang mạng xã hội trực tuyến là một cộng đồng mở, ở đó người dùng được thoải mái lựa chọn và phát triển các mối quan hệ của mình Người dùng càng có nhiều mối quan hệ trong mạng, càng thiết lập thêm nhiều các mối quan hệ khác dựa trên các mối quan hệ đã có Khi một người chỉ có 20 số liên lạc và người đó đăng tải một ghi chú hoặc cập nhật nội dung nào đó trên trang mạng xã hội, nội dung đó sẽ được phát tán và cập nhật những bình luận từ các mối quan hệ của bạn, bạn bè của các mối quan
hệ đó, kết quả là người đó có thể có thêm số bạn bè gấp nhiều lần số 20 nếu muốn
Trang 14Mặt khác các trang mạng xã hội trực tuyến cũng gợi ý giúp người dùng những người “có thể bạn biết” để người đó có thể chủ động kết bạn và gia tăng thêm các mối quan hệ
1.2.6 Tính cảm xúc
Một đặc tính độc đáo của các mạng xã hội là yếu tố cảm xúc Trong khi các trang web trước đây đã tập trung chủ yếu vào việc cung cấp thông tin cho khách truy cập, mạng xã hội thực sự cung cấp cho người dùng với cảm giác an toàn để chia sẻ và ý thức rằng không có vấn đề gì là quá khó khăn, bế tắc, bạn bè của họ luôn ở bên cạnh họ, lắng nghe họ nói bất kỳ lúc nào Cho dù đau khổ vì li dị, chia tay hoặc bất kỳ cuộc khủng hoảng gia đình nào khác, mọi người đều thấy rằng khả năng giao tiếp trực tuyến với hệ thống bạn bè của họ cung cấp rất nhiều
hỗ trợ về mặt tinh thần cho họ Chính vì điều này, con người cảm thấy tự tin, gần gũi và dễ chia sẻ với nhau hơn khi ở trên mạng xã hội
1.3.1 Cho phép tạo hồ sơ cá nhân (Profile)
Profiles là trang duy nhất mà một cá nhân có thể thể hiện những gì thuộc về riêng mình Sau khi tham gia một trang mạng xã hội, một cá nhân được yêu cầu điền vào các mẫu bao gồm các câu hỏi Profile được tạo ra bằng cách sử dụng câu trả lời cho những câu hỏi này, các câu hỏi thường bao gồm các mô tả như tuổi tác, địa chỉ, sở thích, và "những thông tin về bản thân" Hầu hết các trang khuyến khích người sử dụng đăng tải ảnh cá nhân làm ảnh hồ sơ của mình Một
số trang web cho phép người sử dụng nâng cao profile của họ bằng cách thêm các nội dung đa phương tiện hoặc thay đổi profile của họ Một số khác, chẳng hạn như Facebook, cho phép người dùng thêm các mô-đun ("Applications") nhằm nâng cao hồ sơ của họ
Thể hiện của một profile sẽ khác nhau bởi mỗi trang mạng và người sử dụng “Theo mặc định, hồ sơ trên Friendster và Tribe.net được thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm, cho chúng hiển thị với bất kỳ ai, bất kể người đó có tài khoản hay không” [6] Các trang web như MySpace cho phép người dùng lựa chọn để hồ sơ của họ là công khai hoặc chỉ dành cho bạn bè “Friend Only” Facebook có một cách tiếp cận khác, theo mặc định, người sử dụng là một phần của mạng có thể xem profile của nhau, trừ khi chủ sở hữu hồ sơ không cho phép
Trang 15Sự thay đổi cấu trúc xung quanh khả năng hiển thị và truy cập là một trong những cách chính mà các trang mạng xã hội phân biệt lẫn nhau
1.3.2 Tìm và kết bạn
Sau khi tham gia một trang mạng xã hội, người sử dụng được nhắc nhở để xác định những người khác trong hệ thống mà họ có mối quan hệ Tên gọi (nhãn) cho mối quan hệ này tùy thuộc các trang khác nhau, phổ biến là
"Friends", "Contact", và "Fan" Hầu hết các trang mạng xã hội yêu cầu xác nhận hai chiều cho mối quan hệ Friendship, tuy nhiên một số trang lại không yêu cầu hai chiều Những mối quan hệ một chiều này đôi khi được dán nhãn là "Fan" hoặc "Follower", nhiều trang gọi là “Friend”
Việc hiển thị công khai các kết nối là một thành phần quan trọng của các trang mạng xã hội Danh sách bạn bè có chứa các liên kết đến hồ sơ cá nhân của mỗi người, cho phép người xem có thể đi qua mạng lưới bởi việc bấm chuột trên danh sách này Trên hầu hết các trang mạng xã hội, danh sách bạn bè của một cá nhận được hiển thị với bất cứ ai được phép xem hồ sơ của họ, mặc dù cũng có những ngoại lệ
1.3.3 Bình luận, gửi tin nhắn riêng (comment, private messaging)
Hầu hết các trang mạng xã hội đều cung cấp một cơ chế cho người dùng để lại thông điệp lên trang cá nhân của bạn bè Tính năng này thường liên quan đến việc để lại "comment", mặc dù các trang web sử dụng các nhãn khác nhau cho tính năng này Ngoài ra, các trang mạng xã hội thường có một tính năng tin nhắn
cá nhân (private messaging) tương tự như webmail
1.3.4 Tạo nhóm và diễn đàn
Hầu hết các mạng xã hội có diễn đàn Đây là nơi người dùng có thể gửi suy nghĩ, câu hỏi và ý kiến của mình Nó cũng là nơi cá nhân có thể giao tiếp với một nhóm bạn bè mà tất cả đều có cùng mối quan tâm hoặc vấn đề chung Nhiều mạng xã hội cung cấp tính năng nhóm Nếu bản thân chúng không
có một nhóm mà người dùng thích, người dùng có thể tạo ra một nhóm của riêng mình Nhóm chỉ một nhóm người Họ tham gia vào nhóm bởi vì tất cả họ đều có một cái gì đó chung
Trang 16Có thể có các nhóm dựa trên bất cứ điều gì Nhóm có thể là các thành viên của một lớp học, là những người có một sở thích chung nào đó
1.3.5 Tạo blog
Hầu hết các mạng xã hội cung cấp cho người dùng một blog Ở đây người dùng có thể viết về bất kỳ điều gì Nó giúp cho bạn bè cập nhật thông tin về cuộc sống của họ, về những suy nghĩ, những điều xảy ra trong cuộc sống của họ… Một blog có thể là cá nhân, hoặc không liên quan tới ai, nếu như người dùng muốn
1.3.6 Chia sẻ, đánh dấu, xếp loại
Các trang mạng xã hội cho phép người dùng được đánh dấu vào các bức ảnh hay đánh giá/xếp loại các blogs, các câu trả lời Mạng xã hội cũng cung cấp tính năng cho phép các thành viên chia sẻ thông tin cá nhân cũng như các dữ liệu khác với bạn bè
1.3.7 Ảnh
Các thành viên có thể đưa ảnh lên các trang mạng xã hội và trong một số trường, các bức ảnh sẽ được sắp xếp vào các album Đôi khi các mạng xã hội sẽ chỉ cho phép thành viên thêm một số lượng nhất định các bức ảnh vào hồ sơ của
họ
1.3.8 Video/Audio
Các trang mạng xã hội cũng cho phép người dùng đăng tải các file video/audio Một số trang mạng xã hội cho phép người dùng tự đăng tải video của cá nhân lên mạng Một số trang sẽ cho phép người dùng đăng tải các file video lên thư viện video của riêng trang đó Một số khác chỉ cho phép người dùng đăng tải file video vào hồ sơ của chính họ
Trang 17CHƯƠNG II: MẠNG XÃ HỘI VÀ LĨNH VỰC GIÁO DỤC
tuyến (Online learning communities)
2.1.1 Giáo dục điện tử (E-Learning)
Khái niệm E-learning đã ra đời khá lâu cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Tuy nhiên, cho tới hiện tại vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về e-learning Có thể định nghĩa e-learning theo một số quan điểm dưới đây
E-learning bao gồm tất cả các hình thức điện tử hỗ trợ học tập và giảng dạy Các hệ thống thông tin và truyền thông, cho dù là mạng học tập hay không, phục vụ như là phương tiện truyền thông cụ thể để thực hiện quá trình học tập Thuật ngữ này vẫn rất có thể được sử dụng để nói về việc học tập trong lớp học hoặc ngoài lớp học thông qua công nghệ
E-learning là máy tính và mạng cho phép chuyển giao kỹ năng và kiến thức Các ứng dụng E-learning và các quá trình bao gồm học tập dựa trên Web, học tập dựa trên máy tính, giáo dục ảo và hợp tác kỹ thuật số Nội dung được phân phối qua Internet, mạng nội bộ /extranet, băng âm thanh hoặc video, truyền hình vệ tinh, và CD-ROM trong các hình thức văn bản, hình ảnh, hoạt hình, video và âm thanh
Ngày nay, có thể cho rằng các công nghệ mới có thể hỗ trợ một cách mạnh
mẽ đối với giáo dục Đặc biệt là trong lứa tuổi trẻ, trẻ em có thể sử dụng các tương tác rất lớn của các phương tiện truyền thông mới, và phát triển kỹ năng, kiến thức, nhận thức của thế giới, dưới sự theo dõi cha mẹ chúng Trong bối cảnh, chưa thể thay thế cách học tập truyền thống, nhưng trong thời đại tiến bộ công nghệ nhanh chóng và giảm thiểu khoảng cách thông qua việc sử dụng Internet, tất cả mọi người phải được trang bị kiến thức cơ bản của công nghệ, cũng như sử dụng nó như một phương tiện để đạt đến một mục tiêu cụ thể
2.1.2 Cộng đồng học tập trực tuyến
Một cộng đồng học tập trực tuyến là một địa điểm công cộng hay riêng tư trên Internet để giải quyết nhu cầu học tập của các thành viên của nó bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho học tập peer-to-peer Thông qua mạng xã hội và giao
Trang 18tiếp qua trung gian máy tính, mọi người làm việc như một cộng đồng để đạt được một mục tiêu cùng nhau học tập Mục tiêu học tập có thể được đề xuất bởi chủ sở hữu cộng đồng hoặc có thể phát sinh các cuộc thảo luận giữa các thành viên để phản ánh các nguyện vọng cá nhân Trong một cộng đồng học tập trực tuyến, mọi người chia sẻ kiến thức thông qua thảo luận bằng văn bản (đồng bộ hoặc không đồng bộ), âm thanh, video, hoặc các phương tiện hỗ trợ Internet khác Sự kết hợp các trang cá nhân với mạng xã hội để tạo ra môi trường với cơ hội cho sự trình bày quan điểm cá nhân
Các dạng của cộng đồng học tập trực tuyến bao gồm cộng đồng e-learning
và cộng đồng học tập hỗn hợp Cộng đồng học tập trực tuyến có thể được phân loại dựa trên tri thức, dựa trên thực hành và dựa trên tác vụ Cộng đồng học tập trực tuyến có thể tập trung vào khía cạnh cá nhân, quá trình hoặc công nghệ Chúng có thể sử dụng công nghệ và công cụ trong nhiều loại khác nhau:
Môi trường học tập trực tuyến đang dần thay đổi cách học truyền thống của người dân vì sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của Internet Môi trường học tập trực tuyến đã được hình thành và ngày càng có nhiều người tham gia vào các website để học hỏi lẫn nhau Các thành viên của môi trường học tập trực tuyến đến từ nhiều nơi khác nhau, có trình độ học vấn và mức độ hiểu biết khác nhau, tuy nhiên họ gặp nhau ở chủ đề, lĩnh vực mà họ sẽ học tập Kết quả là, môi
Trang 19trường học tập trực tuyến sẽ tạo ra kiến thức và chia sẻ chúng với số lượng người rất lớn thông qua Internet
Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự bùng nổ của Internet và đặc biệt
sự ra đời của web 2.0 làm cho con người, trong đó có học sinh, sinh viên được đắm mình trong rất nhiều công nghệ web 2.0 như blog, twitter, podcasts, wikis, trang mạng xã hội, chia sẻ video và ảnh Họ sử dụng các công nghệ đó để tạo ra cuộc sống online dường như liền mạch với cuộc sống thật thường ngày Internet đang đóng một vài trò ngày càng quan trọng không chỉ với đời sống xã hội của sinh viên, học sinh mà cả với giáo dục Giáo dục đang chuyển sang công cụ web 2.0, sử dụng khả năng của chúng để tạo ra, hợp tác và chia sẻ thông tin
Các trang mạng phổ biến hiện nay với số lượng khổng lồ thành viên như myspace, facebook… trong đó số lượng lớn thành viên là học sinh, sinh viên Theo nghiên cứu “The 2007 Pew Internet and American Life”: “48% thanh thiếu niên truy cập các trang mạng xã hội hàng ngày hoặc thường xuyên hơn với nhiều lần trong ngày” [11]
Ngoài tỷ lệ sử dụng đáng kinh ngạc trong giới học sinh, sinh viên, các trang mạng xã hội có những tính năng có thể áp dụng cho giáo dục, như: thông báo, nhắn tin, email, gửi video, hình ảnh Ngoài ra, một số trang mạng xã hội còn cho phép tạo thêm các ứng dụng, khi đó hoàn toàn có thể hỗ trợ cho chức năng giáo dục
Ngoài lợi thế về tỷ lệ sử dụng cao và một số lợi ích về mặt công nghệ, các trang mạng xã hội có thể cung cấp rất nhiều lợi thế khác về mặt sư phạm cho cả giáo viên và học sinh
Các trang mạng xã hội là một mạng lưới kết nối các học sinh, sinh viên với nhau, gián tiếp tạo ra một cộng đồng học tập Các học sinh có thể giúp đỡ và hỗ trợ bạn bè của mình bằng cách xây dựng các khóa học của mình trong cộng đồng được xây dựng bởi chính họ Nhiều nghiên cứu cho rằng, sinh viên học thông qua trao đổi trên diễn đàn trực tuyến, qua các trang mạng xã hội thường hiệu quả hơn so với cách học truyền thống
Các trang mạng xã hội làm tăng sự giao tiếp của các giáo viên và học sinh trong các cách thức giao tiếp dựa trên nền web Các trang mạng xã hội giúp giáo
Trang 20viên tương tác với học sinh của họ về các bài tập, các sự kiện sắp tới, các link có ích và các bài tập bên ngoài phạm vi lớp học
Học sinh có thể sử dụng các trang mạng xã hội để liên lạc với các bạn cùng lớp về các câu hỏi trao đổi về bài tập trên lớp, tranh luận cũng như hợp tác với các bài tập hoặc các đồ án theo nhóm trên môi trường online
Xây dựng mối quan hệ trực diện giữa giáo viên và học sinh, mạng xã hội cho phép học sinh xem hồ sơ của giáo viên có chứa thông tin cá nhân, sở thích, nền tảng, và bạn bè, có thể nâng cáo động lực học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập cũng như không khí trong lớp học
Mạng xã hội cũng là một môi trường tuyệt vời để các thầy cô giáo nâng cao kiến thức chuyên môn của mình Thông qua các mối quan hệ được thiết lập trên các trang mạng xã hôi, các giáo viên có thể chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức chuyên môn Trước một kế hoạch dạy học, một phương pháp dạy học mới hay một vấn đề cần giải quyết, giáo viên có thể đưa ra để tất
cả mọi người cùng thảo luận và cuối cùng, từ rất nhiều ý kiến bổ ích, người giáo viên đó có thể thu lại được những kết quả rất tốt để phục vụ cho nâng cao chuyên môn và phục vụ công tác giảng dạy của mình
Các mạng xã hội còn là cầu nối giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường
và gia đình Các trang mạng xã hội là kênh liên lạc nhanh nhất, tiện dụng nhất giữa các thầy cô và phụ huynh học sinh Qua các thông tin được cập nhật lên mạng xã hội, cha mẹ có thể biết tình hình học tập của con cái mình ra sao Điều này giúp tăng cường sự gắn bó và củng cố niềm tin giữa các bậc phụ huynh đối với các thầy cô giáo của con mình
2.3 Các ƣu điểm và hạn chế của việc sử dụng mạng xã hội trong giáo dục
2.3.1 Ƣu điểm
Trong lĩnh vực giáo dục, các trang web mạng xã hội cung cấp cho học sinh
sự kết nối với các học sinh khác, các nhà giáo dục, các quản trị viên, cựu học sinh, cả trong và ngoài tổ chức hiện tại mà học sinh đó tham gia Các trang mạng
xã hội có những tính năng khiến cho nó có lợi thế trong việc thu hút học sinh, giáo viên sử dụng nó là một công cụ đắc lực cho việc học tập
Trang 212.3.1.1 Tính linh hoạt
“Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ, mạng xã hội mở rộng sự lựa chọn cho người học về học cái gì, học khi nào, học nơi và học thế nào Nó hỗ trợ nhiều cách học tập khác nhau, bao gồm cả e-learning Tính linh hoạt có nghĩa là dự đoán, và đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi và mong đợi của giáo dục” [14] Tính linh hoạt
là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất của việc học trực tuyến trong mạng xã hội Phương pháp hỗn hợp kết hợp cách học face-to-face và học tập trực tuyến
sẽ là phương pháp thích hợp hơn so với cách học tập trực tuyến đơn thuần Lớp học face-to-face cho phép hiểu được mức độ cao của biểu lộ cảm xúc, trong khi
sự tiện lợi và linh hoạt của các yếu tố trực tuyến thúc đẩy sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hơn
Mạng xã hội góp phần thể hiện các quan điểm khác nhau của học sinh, diễn đàn chẳng hạn như chat rooms tồn tại trong mạng xã hội cung cấp cơ hội để học sinh trao đổi quan điểm về các chủ đề, làm tăng cơ hội để các học sinh nắm bắt tận dụng được các quan điểm khác nhau và giúp hình thành một nền tảng kiến thức vững chắc cho học sinh
Các lý thuyết giáo dục xác nhận rằng sự tương tác của con người là một yếu tố quan trọng trong quá trình học tập Và mạng xã hội cung cấp sự tương tác này một cách hiệu quả thông qua những lớp học ảo, phòng chat và các cuộc họp qua video
2.3.1.2 Tính lặp lại
Việc ghi nhớ thông tin tri thức phụ thuộc vào tất cả các giác quan của chúng ta, trong khi phản ứng phụ thuộc vào các tính năng của cá nhân và động lực học Vì vậy, thông tin phải được cung cấp một cách lặp lại nhiều lần, điều này hiếm khi được cung cấp bởi các phương pháp giáo dục truyền thống Thông tin trên các trang mạng xã hội được cung cấp theo cách này thông qua các trang web, nghĩa là, người học có thể lấy thông tin được cung cấp trên các trang web ngay lập tức hoặc sau này
2.3.1.3 Tính thuận tiện và dễ truy cập
Các mạng xã hội cung cấp sự dễ dàng và nhanh chóng trong việc truy cập,
rà soát, cập nhật và chỉnh sửa tài liệu học tập cần thiết bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu Ngoài ra, nó cho phép tùy chọn để lựa chọn tài liệu học tập từ số lượng
Trang 22lớn các khóa học đã được cung cấp trực tuyến mà người học cần và nó cũng làm cho việc phân phối các tài liệu học tập trở nên dễ dàng hơn
Các mạng xã hội giúp làm giảm căng thẳng và tăng sự hài lòng của sinh viên Nó cho phép mỗi học sinh (chậm hoặc nhanh) được học tập, nghiên cứu tại nơi của họ với tốc độ của chính họ và không bị chi phối bởi những học sinh bên cạnh Hơn nữa, các trang mạng xã hội giúp các học sinh dễ dàng để tham gia các cuộc thảo luận ở bất kỳ lúc nào, hoặc có thể thăm các lớp học khác và các giáo viên từ xa trong chat room
Nó có thể cung cấp sự hiểu biết mạnh mẽ, phong phú hơn và tăng việc lưu giữ trên các chủ đề, do sử dụng nhiều yếu tố của e-learning, ví dụ: đa phương tiện, câu đố, tương tác vv và khả năng đào tạo lại để có thể hiểu rõ vấn đề Mạng xã hội cho phép truy cập vào các khóa học có sẵn trong trang web của họ, cho phép người học theo dõi trực tuyến tại bất kỳ thời điểm nào nếu xét thấy thích hợp, và khắc phục những hạn chế của không gian và thời gian trong quá trình giáo dục Kết quả là, nó giúp giải quyết sự xung đột của thời gian biểu
2.3.2 Những thách thức
2.3.2.1 Tính riêng tư
Ngày nay, các trang web mạng xã hội như Facebook và Twitter luôn mở cửa cho bất cứ ai muốn tham gia Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người dùng bày
tỏ mối quan tâm rất mạnh mẽ về tính bảo mật của những thông tin cá nhân của
họ, nhưng lại không thật sự thận trọng trong việc giữ gìn nó [14] Mặc dù việc cung cấp thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội là tự chọn, người dùng càng ngày càng thoải mái hơn với việc hiển thị rất nhiều thông tin cá nhân trực tuyến Vì vậy, một trong những mối quan tâm chính cho người dùng đăng ký vào các trang web này là tính riêng tư, bí mật Tính bí mật là các thông tin mà người sử dụng đặt trên mạng xã hội như thế nào? Ai có quyền truy cập vào thông tin và nó được sử dụng cho mục đích gì? Vai trò người là cha mẹ, học sinh, nhà giáo dục và phát triển trang web cần được hiểu như thế nào để đảm bảo một cá nhân hiểu quyền riêng tư của mình và thực hiện nó cho phù hợp? Vì vậy, sự riêng tư là một trong những trở ngại đã phải đối mặt với việc sử dụng các mạng xã hội trong giáo dục
Trang 232.3.2.2 Ảnh hưởng của các mối quan hệ
Thông qua mạng xã hội, mỗi người có rất nhiều bạn, nhưng chất lượng và
độ tin cậy của những mối quan hệ này không phải là luôn luôn ổn Mặt khác, dữ liệu trên các trang web mạng xã hội cho một người không phải là luôn luôn 100% trung thực và đáng tin cậy, và họ không xác minh các chi tiết cá nhân (tuổi, địa điểm, ) của các thành viên của họ Các trang mạng xã hội cung cấp
cơ hội để các cá nhân thể hiện rõ ràng và chính xác bản thân mình, nhưng chính điều này cũng mang lại khả năng các thông tin trên các trang mạng xã hội có thể
bị lợi dụng vào các mục đích xấu Càng nhiều bạn bè, thông tin của mỗi cá nhân càng được phổ biến rộng rãi hơn, và càng có nguy cơ bị lợi dụng nhiều hơn Vì vậy, có nhiều bạn bè thông qua các trang web mạng xã hội có thể sẽ có hại hơn
là có lợi Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các mạng xã hội trong giáo dục
2.3.2.3 Tiêu tốn thời gian
Các trang mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dùng Internet Điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân, bởi vì việc sử dụng rất nhiều thời gian duyệt các mạng xã hội
có thể ảnh hưởng đến cách các gen hoạt động trong cơ thể con người, và làm suy yếu các cấp miễn dịch và nội tiết tố, và chức năng của động mạch Ngoài ra, nó cũng có tác động đến sức khỏe tâm thần Hơn nữa, việc sử dụng các mạng xã hội trong giáo dục có thể gây ra thiếu động lực hướng tới học tập và có thể gây ra nhàm chán ngồi trước máy tính trong một thời gian dài, đặc biệt là nếu các tài liệu khoa học được trình bày là các hiệu ứng âm thanh và hình ảnh đó sẽ thu hút người học đối với việc học tập
Các trang mạng xã hội cũng thường hấp dẫn người sử dụng bởi các quảng cáo, các ứng dụng hay Điều này chi phối hoạt động và sự chú ý của học sinh đối với công việc học tập của mình
2.3.2.4 Giao tiếp không đầy đủ
Giáo dục điện tử dựa trên môi trường mạng là sự giao tiếp gián tiếp thông qua văn bản, người học và người dạy không được mặt-đối-mặt với nhau vì vậy
nó sẽ không thể có những tranh luận, giải thích thuyết phục và rõ ràng như trong giáo dục truyền thống Học viên phải đối mặt với một số khó khăn thông qua các mạng xã hội để bày tỏ quan điểm và ý tưởng của mình bằng văn bản Bởi nhiều
Trang 24người học thích thể hiện ý tưởng của mình bằng lời nói và đó là cách tiếp cận họ
đã sử dụng thành thục trong nhiều năm qua Trong khi người sử dụng e-learning cần được tiếp thu kỹ năng viết để thể hiện ý tưởng và ý kiến của họ một cách tự
do Giao tiếp trên môi trường trực tuyến làm hạn chế khả năng biểu cảm của mỗi
cá nhân thông qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu giọng nói của mình
2.4.1 Xu hướng hiện nay
a) Thành lập các trang giáo dục trên các trang mạng xã hội hiện có
Trước sự bao phủ rộng khắp mạnh mẽ của mạng xã hội đối với mọi mặt trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với giới học sinh, sinh viên, một số trường học của các quốc gia trên thế giới đã chuyển từ việc ngăn chặn, nghiêm cấm các trang mạng xã hội sang việc sử dụng nó như một công cụ hữu ích phục vụ đắc lực cho việc học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên
Theo thống kê của một tạp chí tại Mỹ, khá nhiều trường học ở nước này đã đưa mạng xã hội trở thành một công cụ giao tiếp mới cho các thầy cô và học sinh cũng như phụ huynh của họ Ví dụ, tại trường New Milford High School ở bang New Jersay, trang chính thức của trường trên facebook đã có tới 1100 thành viên cập nhật các thông tin về sự kiện thể thao cũng như các bài học [8] Với sự ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội, các chính quyền ở Mỹ đã chuyển từ ngăn chặn các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook sang việc cho phép giáo viên sử dụng một số trang web truyền thông- xã hội như YouTube
và Twitter để phục vụ mục đích giảng dạy Một trường tiểu học ở bang Kentucky cũng đã sử dụng Twitter như một phương tiện để giao tiếp với học sinh như cập nhật thông tin về lớp học, cho phép học sinh đăng các bài viết ngắn
về nội dung mình vừa học và cung cấp kết quả học tập của học sinh đến phụ huynh [13]
Facebook cung cấp nhiều cách để sử dụng nó như là một công cụ hỗ trợ việc học tập một cách đắc lực Giáo viên có thể tạo cho mình một tài khoản và xây dựng hồ sơ cá nhân Tài khoản này được dùng để giao tiếp với học sinh thông qua mail, chat hoặc đăng tải thông tin trên “tường nhà”, qua tài khoản cá nhân của mình, giáo viên có thể gửi tới các học sinh của mình những file văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường link tới trang web khác …
Trang 25Ngoài ra, tiện ích hữu dụng cho giáo dục mà Facebook mang lại đó là
“Group” Giáo viên có thể tạo các lớp học riêng, đó chính là các group Giáo viên có thể gửi file văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường link tới các học sinh của mình, là các thành viên của group
Tại Việt Nam, Zing Me là mạng xã hội có số lượng người truy cập nhiều nhất và theo thống kê từ Mạng xã hội Zing Me, hiện tại đã có nhiều trường Đại học tạo fanpage trên mạng xã hội này như ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, ĐH Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh… [3] Fan page là nơi sinh viên không những có thể thu thập thông tin, mà còn được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ thông qua các dòng bình luận
b) Xây dựng các trang mạng xã hội dành riêng cho học tập
Hiện tại, trên thế giới có khá nhiều mạng xã hội dành riêng cho học tập với mục đích tạo môi trường trao đổi cho riêng đối tượng là giáo viên, học sinh Một
số trang mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến hiện nay là: Classroom 2.0, EDU2.0, SymbalooEDU, Collaborize Classroom, Edublogs, Kidblog, Edmodo, TeacherTube, SchoolTube và YouTube
Classroom 2.0 (http://www.classroom20.com): một mạng xã hội cho giáo
dục quan tâm đến việc sử dụng Web 2.0 trong giáo dục Trong thực tế, mục tiêu của Classroom 2.0 là để cung cấp sự tự giáo dục với một khả năng để nhanh chóng xem nó có thể thay đổi cá nhân như thế nào để xây dựng hoặc là một phần của một mạng lưới học tập cá nhân trực tuyến Classroomm 2.0 phát triển khá nhanh chóng và được hưởng ứng đông đảo trong thực tế
EDU2.0 (http://www.edu20.org): khá tương đồng với các hệ thống quản lý
bài giảng trực tuyến như Blackboard và Moodle, nhưng có thêm hàng loạt tính năng độc đáo Chẳng hạn, người dạy có thể chia sẻ các kế hoạch giảng dạy của mình, xây dựng bài tập, cung cấp video, thí nghiệm và các nguồn dữ liệu khác trên thư viện chung, hiện đang chứa hơn 15 ngàn bài học
Ngoài ra, ở trang thảo luận cộng đồng, người dạy và người học có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ và tương tác với các thành viên khác có chung sự quan tâm tới chủ đề nào đó Một điểm hấp dẫn của EDU 2.0 là tất cả dữ liệu đều được lưu trữ miễn phí trên nền tảng điện toán đám mây
Công ty sáng lập mạng xã hội này là Mind Electric, một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Người dùng được tiếp cận miễn phí với hàng loạt công
Trang 26cụ hữu ích như sách, bài tập, công cụ thảo luận, phòng chát, blog cho lớp, công
cụ theo dõi tiến độ học tập, xây dựng web cá nhân…
SymbalooEDU (http://www.symbalooedu.com/): Đây là phiên bản nâng
cấp nền tảng chia sẻ và hệ thống quản lý trực tuyến nổi tiếng Symbaloo Theo thống kê của nhà sản xuất, hiện có khoảng 50 ngàn giáo viên đã sử dụng SymbalooEDU để tổ chức tài nguyên, tư liệu giảng dạy trong lớp học Phiên bản SymbalooEDU mới có thêm các trang phân loại dữ liệu theo chủ đề khoa học cụ thể và hàng loạt công cụ từ hãng thứ ba hỗ trợ giảng dạy trên nền web như TeacherTube, Slideshare, Google Docs, Flickr…
Với một tài khoản Free Plus, người giáo viên có thể thêm logo trường, các đường liên kết riêng Phiên bản SymbalooEDU mới cũng cho phép người học dễ dàng chia sẻ các trang Symbaloo và bài học của mình với bạn bè trong lớp SymbalooEDU bản miễn phí cho phép 50 người dùng, khả năng xây dựng thương hiệu trường học riêng, tùy chỉnh tên miền Gói thương mại tính phí 2 USD/người
Collaborize Classroom (http://www.collaborizeclassroom.com): Đương
nhiên, các lớp học trực tuyến không thể thay thế được phòng học, các buổi thảo luận truyền thống Đó cũng là lí do vì sao sứ mệnh của các công cụ trực tuyến phần lớn tập trung vào khả năng bổ trợ, đa dạng hóa các kênh thông tin, trao đổi, Collaborize Classroom cũng vậy
Collaborize Classroom hỗ trợ 4 hình thức thảo luận Người học có thể đồng
ý hoặc phủ nhận một ý kiến nào đó, trả lời các câu hỏi có nhiều lựa chọn, đăng phần trả bài, hoặc lựa chọn và bình chọn giữa hàng loạt bài trả của người khác Người dạy có thể thêm vào ảnh, video để nội dung bài học, phần thảo luận thêm sinh động hơn
Collaborative Classroom chỉ là một phần trong dự án hướng tới hoạt động thương mại của hãng Democrasoft Hoạt động theo nguyên tắc đơn giản và hiệu quả, Collaborative Classroom là địa chỉ hữu ích để trao đổi, thảo luận, mời bạn
bè tham gia…
Edublogs (http://edublogs.org/): Nền tảng blog tương tự Wordpress này chỉ
hỗ trợ các hoạt động liên quan đến giáo dục Ra mắt từ 2005 đến nay, Edublogs
đã thu hút hơn 1 triệu blog khác nhau của giáo viên và học sinh
Trang 27Đối tượng chính sử dụng Edublogs là sinh viên, học sinh học về báo chí có nhu cầu thảo luận cao, sinh viên cần tạo không gian để trao đổi dự án, sinh viên
có nhu cầu tạo các trang web của lớp… Với giải thưởng năm 2009 về nền tảng blog xuất sắc dành cho giáo dục, Edublogs đã chứng tỏ ưu thế của mình trong việc hỗ trợ học tập và giáo dục Người dùng có thể dễ dàng tích hợp nội dung từ blog vào các bài giảng trực tuyến
Người dùng có thể chọn chế độ hiển thị công cộng hoặc riêng tư Đây là một trong khá nhiều tính năng bảo đảm an toàn cá nhân khác Edublogs cung cấp hoàn toàn miễn phí Với giá 3.33 USD/tháng, người dùng không còn phải bận tâm với các thông tin quảng cáo, đồng thời có thể đăng kí hơn 50 blog cho sinh viên
Kidblog (http://kidblog.org/home/): Kidblog có nhiều nét tương tự
Edublogs Kidblog thích hợp cho việc phát triển một hệ thống quản lý các blog thành viên trong lớp
Nếu bạn muốn xây dựng một kênh thông tin giữa các thành viên trong lớp của mình, đây thực sự là công cụ hoàn hảo Giao diện dễ tuỳ chỉnh hơn Edublogs, bạn cũng có thể tạo tài khoản, mật khẩu cho các học sinh, giáo viên một cách dễ dàng Giáo viên có thể chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ bài viết của học sinh Giáo viên cũng có quyền kiểm soát cơ chế hiển thị của blog Chẳng hạn, chỉ cho phép thành viên của lớp, gồm giáo viên và học sinh và phụ huynh tham gia Họ cũng có quyền mở cửa blog của mình
Edmodo (http://www.edmodo.com/): Giao diện và tính năng của Edmodo
tương đối giống với Facebook Nhưng không giống mạng xã hội đình đám này, Edmodo là môi trường chặt chẽ hơn mà người kiểm soát là giáo viên Edmodo cho phép giáo viên và học sinh chia sẻ ý tưởng, tập tin, bài tập Giáo viên có thể sắp xếp các nhóm học sinh khác nhau và dễ dàng quản lý ở trang quản trị duy nhất Một khi được tổ chức thành các lớp học, người học có thể đăng tải phần bài làm của mình, tham gia vào các lớp học cao hơn để “nâng cấp” trình độ Edmodo an toàn hơn rất nhiều so với Facebook Người dùng cần phải có mật khẩu của từng nhóm học để có thể xem các trang thảo luận Một điểm chú ý
là giáo viên có thể trao đổi riêng tư với từng học sinh, nhưng người học thì không thể trao đổi riêng tư với nhau
Trang 28Một số tính năng thú vị khác của Edmodo như khả năng kết nối giữa các giáo viên, lịch trả bài tập, phiên bản di động cho phép giáo viên quản trị trang thảo luận từ bất cứ nơi nào
TeacherTube, SchoolTube: Đây là hai dự án dành cho giáo viên Nguồn tư
liệu tương đối phong phú, người dùng có thể bổ sung vào bài giảng của mình video trực tuyến từ hai mạng xã hội này
Điểm hạn chế của TeacherTube (http://teachertube.com/) là vẫn có nội dung quảng cáo trong các video có trên trang
Trong khi đó, SchoolTube (http://www.schooltube.com/) không bị các nhà quản trị mạng trong trường học ngăn cấm, khi nội dung của SchoolTube đều được kiểm duyệt khá kĩ Tốc độ tải trang của SchoolTube không kém gì Youtube
Youtube: Một địa chỉ quen thuộc khác là Youtube Không trang web chia sẻ
video nào mạnh bằng Youtube ở thời điểm hiện tại Giáo viên có thể tạo lập một kênh video riêng, với nội dung định hướng để chia sẻ bài học với học sinh Hạn chế của Youtube là trang chia sẻ video này thường bị kiểm duyệt, video có nội dung tràn lan khiến học sinh không tập trung
Chính bởi sức hút và những lợi ích mà mạng xã hội mang lại, ngoài nhiệm
vụ kết nối, giải trí, thế giới đã biết tận dụng nó để phát triển các hoạt động kinh doanh, các hoạt động dạy và học
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của mạng xã hội thì nó cũng tồn tại những nhược điểm không thể tránh khỏi như: dễ bị ảnh hưởng tính riêng tư, tiêu tốn thời gian…làm cho việc sử dụng các trang mạng xã hội chung như facebook, Twitter trên thế giới, hay ZingMe ở Việt Nam trong các hoạt động giáo dục, đào
Trang 29tạo sẽ không thật sự hiệu quả, bởi học sinh sử dụng các trang mạng này để học tập sẽ luôn bị chi phối bởi các hoạt động sôi động khác đang diễn ra trên mạng, như vậy sẽ mất thời gian và không có sự tập trung
Các trang mạng xã hội được trình bày ở phần 2.4.1là những trang mạng được xây dựng dựa trên nguyên tắc đưa công nghệ web 2.0 vào môi trường giáo dục Đặc điểm chung của các trang Classroom 2.0, EDU2.0, SymbalooEDU, Collaborize Classroom, TeacherTube, SchoolTube là tạo một công cụ hỗ trợ việc học tập, giảng dạy trên lớp của học sinh và giáo viên Nó cung cấp nguồn tài nguyên dạy và học phong phú, cũng như tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trao đổi lẫn nhau thông qua các diễn đàn Edublogs, Kidblog lại là công cụ giúp học sinh, giáo viên và cả phụ huynh đăng tải các blogs cá nhân
Hạn chế của các trang mạng xã hội này là tính mở và các trang mạng xã hội này mới chỉ cung cấp một sự hỗ trợ nhất định cho hoạt động học tập, thiếu những tính năng cần thiết của một môi trường học tập trực tuyến
Edmodo khắc phục được những hạn chế này Edmodo thực sự là một môi trường học tập trực tuyến khá tương đồng với môi trường học tập truyền thống Hoạt động học tập, giáo dục có những đặc trưng riêng, vì vậy, việc xây dựng một mạng xã hội trong đó kết hợp những tính năng mới mẻ và ưu việt của mạng xã hội vào một môi trường học tập trực tuyến nhằm tận dụng những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của nó là một giải pháp hiệu quả trong tình hình hiện nay Mạng xã hội học tập sẽ là một công cụ bổ sung và làm phong phú hơn cho các hình thức của cộng đồng học tập trực tuyến Mạng xã hội học tập sẽ mang lại một “cộng đồng học tập trực tuyến” thật sự bao hàm ý nghĩa đầy đủ của nó
Trang 30CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG
MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP
Một mạng xã hội học tập cần có những tính năng cốt lõi của một mạng xã hội Tuy nhiên, nó không thể chỉ là một mạng xã hội thông thường mà nó cần phải có những tính năng riêng biệt của một môi trường học tập trực tuyến
3.1.1 An toàn, khép kín
Nhắc đến mạng xã hội, người ta nghĩ ngay tới tính “mở” của nó, bất kỳ ai cũng có thể xem thông tin và kết bạn với người dùng đã là thành viên Điều này cần được hạn chế ở mạng xã hội học tập, để tạo một môi trường học tập an toàn, lành mạnh, hiệu quả
Vì vậy, mạng xã hội cần “khép kín” và đảm bảo sự an toàn với người sử dụng Ở mạng xã hội học tập, việc gia nhập được hạn chế và các hoạt động luôn được giám sát chặt chẽ
Ngoài ra, mạng xã hội học tập phải đảm bảo rằng người dùng sẽ không bị chi phối bởi các quảng cáo, những gợi ý kết bạn hay những ứng dụng trò chơi hấp dẫn khác…
3.1.2 Dễ truy cập và sử dụng
Cũng giống như các trang mạng xã hội bình thường khác, các trang mạng
xã hội học tập cần phải dễ truy cập và sử dụng Các trang mạng xã hội sẽ được xây dựng trên nền tảng web, giúp học sinh có thể truy cập nó từ bất kỳ máy tính nào được nối với Internet Hơn nữa, cũng cần tạo ra các ứng dụng để có thể chạy trên các phương tiện truyền thông di động khác hiện nay như điện thoại thông minh, máy tính bảng để tạo điểu kiện truy cập dễ dàng và rộng rãi
Để thu hút được giáo viên và học sinh sử dụng các trang mạng xã hội học tập, các trang này phải dễ dàng trong việc sự dụng Việc sử dụng các trang mạng
xã hội học tập cũng dễ dàng như việc sử dụng một trang mạng xã hội thông thường khác
Trang 313.1.3 Thể hiện luồng hoạt động
Sức mạnh của các trang mạng xã hội thông thường chính là việc tạo ra các luồng hoạt động của người dùng Trong một khoảng thời gian, người dùng có thể thấy tất cả những gì bạn bè của mình đang làm, nhưng việc họ đã thực hiện, hình ảnh mà họ đã chia sẻ, các sự kiện mà họ tham dự, nơi họ đã từng xuất hiện, liên kết web mà họ đã chia sẻ Đây là điều làm nên thành công và sức hấp dẫn của Facebook, Twitter Một mạng xã hội học tập cũng cần có những giá trị cốt lõi này
Một luồng hoạt động theo dõi công việc của người học, phản hồi lại tại các
sự kiện quan trọng, như: “Cô giáo Lan đã thiết lập bài tập về nhà cho lớp A10” hay “Mai đã giải xong bài tập Toán nâng cao" hay “Tuấn vừa đăng thông báo mới”…
Mạng xã hội học tập bao gồm một công cụ cập nhật và ghi lại mà sẽ tự động gửi tới người học luồng hoạt động khi giáo viên nhập dữ liệu nào đấy Mạng xã hội học tập cho phép giáo viên và học sinh khác tham gia vào luồng công việc lẫn nhau để tạo sự tương tác trực tuyến giữa các thành viên
3.1.4 Công nhận thành tích học tập
Trong môi trường học tập truyền thống, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập thường được biểu dương, tặng giấy khen, phần thưởng Điều này cũng cần có trong môi trường học tập trực tuyến để làm động lực thúc đẩy việc học tập của các thành viên
Trong các mạng xã hội học tập, những thành tích sẽ xuất hiện trong hồ sơ
cá nhân của người dung và được đăng tải trong luồng hoạt động khi họ đạt được thành tích Thành tích này có thể đơn giản thể hiện bằng điểm số cho những bài kiểm tra, bài tập hoặc là những “giấy khen”, “huy chương”… Những thành tích này sẽ do giáo viên đánh giá và ban tặng cho học sinh
3.1.5 Tạo hồ sơ hoạt động cá nhân
Mạng xã hội cũng cần cung cấp công cụ để mỗi học sinh tham gia học có một hồ sơ điện tử Hồ sơ đó bao gồm các hoạt động và thành tích của học sinh
đó, ví dụ như học lớp nào, bảng điểm các bài tập, các danh hiệu đã đạt được
Trang 32Điều này sẽ cho phép giáo viên có một phương tiện để theo dõi sự tiến bộ của người học và cung cấp một lịch sử tìm kiếm của các công việc đã hoàn thành và đóng góp vào hệ thống đánh giá tổng thể về các cá nhân
3.1.6 Sự kiện
Giống như các trang mạng xã hội thông thường, ở mạng xã hội học tập, các
sự kiện sắp xảy ra cũng cần được thông báo Nó giống như một bảng tin hoạt động của một lớp hay một trường học, trong đó thông báo các các sự kiện sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới Các sự kiện sẽ được gắn với thời gian cụ thể Ví dụ: “tuần tới sẽ diễn ra cuộc gặp mặt của các phụ huynh”, “ngày mai sẽ có bài kiểm tra môn Văn …”
Giáo viên có thể tạo ra các sự kiện cho các lớp học, học sinh có thể tạo ra
sự kiện và chia sẻ chúng với người khác
3.1.7 Email/tin nhắn
Email/Tin nhắn là phương tiện giao tiếp tức thì giúp học sinh có thể trao đổi riêng và trực tiếp với giáo viên về các băn khoăn của mình, hay giáo viên nhắc nhở những điều cần thiết tới từng học sinh riêng biệt
3.2 Phân tích yêu cầu hệ thống
3.2.1 Khái quát chung về hệ thống
Trang mạng xã hội học tập được thiết kế để tạo môi trường học tập, trao đổi giữa giáo viên và các học sinh cũng như giữa các học sinh với nhau Đó là
sự kết hợp giữa các tính năng của một trang web học tập thông thường với các tính năng của mạng xã hội đồng thời cải tiến nó cho phù hợp với môi trường học tập và tận dụng những hiệu quả mà mạng xã hội mang lại
Mạng xã hội học tập sẽ được thiết kế để trở thành một công cụ giúp mỗi trường học có một mạng xã hội nội bộ cho riêng trường mình Để làm được điều này, các thành viên sẽ được đăng ký bằng email riêng theo tên miền của trường mình theo cơ chế một người đăng ký và mời các thành viên còn lại cùng gia nhập
Với hệ thống này, giáo viên có thể tổ chức các lớp học riêng để dễ quản lý bằng cách giáo viên sẽ tạo ra lớp học với mỗi mã số kèm theo, chỉ những học sinh được giáo viên cho mã số mới được tham gia vào lớp đó Giáo viên có thể
Trang 33gửi bài tập cho các lớp học của mình Sau đó học sinh có thể nộp bài tập và nhận điểm cũng như ý kiến của giáo viên về bài tập của mình Giáo viên có thể tạo ra các cuộc thảo luận cho các học sinh Ngoài ra, cả học sinh và giáo viên có thể đăng thông báo và phản hồi các thông báo được đăng bởi người khác (mà có gửi cho mình)
3.2.3.1 Thành viên ban đầu
− Đăng ký tài khoản ban đầu
− Mời thành viên tham gia
3.2.3.2 Thành viên
− Thiết lập thông tin cá nhân
− Sửa chữa thông tin cá nhân
− Đăng tin/thông báo
− Phản hồi tin/thông báo
3.2.3.3 Giáo viên
− Tạo nhóm (lớp học) với mã của lớp
− Chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu gia nhập lớp của học sinh
Trang 34− Làm bài kiểm tra
3.2.3.5 Khách xem (được mời)
− Đăng ký là Giáo viên
− Đăng ký là Học sinh
3.2.4 Một số tính năng cơ bản của hệ thống
3.2.4.1 Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân
Mô tả
Để một mạng xã hội học tập thực sự là an toàn và khép kín, nó phải được tạo thành một mạng xã hội nội bộ Khác với các mạng xã hội thông thường khác, người sử dụng có thể đăng ký tự do, việc đăng ký thành viên ở đây sẽ phải thông qua địa chỉ mail theo hòm thư của từng trường Cụ thể, để khởi đầu, một thành viên trong trường (thành viên ban đầu) sẽ sử dụng địa chỉ email của mình
để tạo tài khoản của trường mình trên trang mạng xã hội Sau khi được xác nhận qua email, thành viên này sẽ có thể gửi các lời mời tham gia tới các cá nhân trong trường Các cá nhân trong trường khi nhận được email mời tham gia của thành viên ban đầu, sẽ được được cung cấp liên kết dẫn tới trang chủ Tại đây, thành viên của hệ thống sẽ phân biệt thành hai đối tượng là giáo viên và học sinh
Để tạo thành các lớp học, đối tượng là giáo viên sẽ có chức năng “Tạo lớp học” với mã lớp riêng Thành viên học sinh muốn gia nhập vào lớp nào thì phải
có mã của lớp đó
Trang 35Biểu đồ use case
Hình 3 1 Biểu đồ use case gói “Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân”
3.2.4.2 Quản lý lớp học
Mô tả
Như đã trình bày ở tính năng “Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân”, tính năng này cho phép các giáo viên tạo và quản lý các lớp học của mình Sau khi đăng ký là giáo viên, giáo viên có thể tạo mã của lớp học và cung cấp cho các học sinh của mình để đăng ký vào lớp học Mã của một lớp là duy nhất, tuy nhiên không phải cứ biết mã số đó là học sinh có thể đăng ký là thành viên của lớp học đó Giáo viên có thể chấp nhận hoặc từ chối đăng ký của một học sinh Giáo viên có các đặc quyền với lớp học của mình như: tạm đóng cửa lớp học và không có học sinh nào có thể tham gia thêm trừ khi giáo viên mở cửa lại lớp
Giáo viên cũng có thể loại bỏ học sinh ra khỏi lớp học của mình, và khi loại
bỏ học sinh đó ra khỏi lớp thì mọi thông tin của học sinh đó sẽ mất
Hệ thống còn cung cấp cho giáo viên khả năng tạo các nhóm nhỏ trong lớp học để giúp cho việc quản lý làm các bài tập theo nhóm…
Trang 36Hệ thống còn cung cấp cho giáo viên khả năng “tạm dừng” một lớp hoặc
“xóa” lớp Khi một lớp bị “tạm dừng”, không một ai có thể đăng tải thông tin gì với lớp đó nhưng vẫn có thể xem các thông tin đã có trước đó Giáo viên cũng
có thể khởi động lại lớp nếu muốn Khi một lớp nào đó đã hoàn thành chương trình học và giáo viên có thể xóa nó đi, thì mọi dữ liệu của nó cũng bị xóa theo
Trang 37nhanh chóng Việc ứng dụng tính năng “bình luận”/ “phản hồi thông tin” của mạng xã hội vào tính năng này làm cho môi trường giáo dục trở nên thân thiện, cởi mở hơn, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái khi được trình bày ý kiến của mình với giáo viên, giáo viên cũng dễ dàng trong việc đưa ra ý kiến của mình để học sinh tiếp thu
Biểu đồ use case
Hình 3 3 Biểu đồ Use Case gói “Bài tập”
3.2.4.4 Bài kiểm tra
Trang 38
Hình 3 4 Biểu đồ Use Case gói “Bài kiểm tra”
3.2.4.5 Đăng tin / thông báo
Mô tả
Đây là một tính năng phổ biến của các trang mạng xã hội hiện nay, thành viên bao gồm giáo viên và học sinh có thể đăng thông báo Tuy nhiên, người nhận thông báo sẽ được chọn lọc từ danh sách Điều này giúp giáo viên có thể tạo ra các chủ đề thảo luận khác nhau cho các lớp khác nhau
Biểu đồ use case
Trang 39Hình 3 5 Biểu đồ Use Case gói “Đăng thông báo”
3.2.4.6 Lời nhắc
Mô tả
Đây là một tính năng cơ bản của các trang mạng xã hội Khi thành viên đăng nhập thành công, tính năng này sẽ cho thành viên đó biết các thông tin mới được gửi tới cho mình, bao gồm: thông tin/thông báo, các phản hồi, các bài tập, bài kiểm tra, điểm bài tập Người dùng muốn xem nội dung nào thì chỉ cần click vào nội dung đó
Biểu đồ use case
Hình 3 6 Biểu đồ Use Case gói “Nhận lời nhắc”
Học sinh có thể xem điểm của bản thân mình theo từng lớp học
Biểu đồ use case
Trang 40Hình 3 7 Biểu đồ usecase gói “Xem điểm”
3.2.5 Mô tả một số use case
3.2.5.1 Đăng ký tài khoản ban đầu
Mô tả: Cho phép một người được đăng ký tài khoản email của mình để đăng ký hòm thư chung cho các thành viên đăng ký sau này
Tác nhân kích hoạt: Thành viên ban đầu
Tiền điều kiện: Bấm vào nút “Đăng ký” trên trang đăng ký
Luồng sự kiện chính:
o Hệ thống hiển thị cửa sổ để điền địa chỉ mail đăng ký
o Người sử dụng điền địa chỉ email của trường mình rồi bấm vào “Đăng ký”
o Hệ thống có thông báo việc đăng ký thành công và gửi mail xác nhận tới địa chỉ mail mà người quản trị đã đăng ký
Luồng sự kiện rẽ nhánh: Người sử dụng chưa điền địa chỉ email hoặc địa chỉ email không hợp lệ
o Hệ thống đưa ra thông báo và yêu cầu người dùng nhập lại thông tin
Hậu điều kiện: Thành viên ban đầu đăng ký thành công
3.2.5.2 Mời thành viên tham gia
Mô tả: Cho phép thành viên (giáo viên) được mời các cá nhân ở trường mình trở thành thành viên tham gia vào hệ thống
Tác nhân kích hoạt: Thành viên