Hoạt động tiếp côngdâ n 1 Tiếp công dân trong cả nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 68 - 76)

- Năm là, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng vấn đề khiếu kiện để chống phá ta, chúng lô

2.3.2. Hoạt động tiếp côngdâ n 1 Tiếp công dân trong cả nước.

Trước tình hình khiếu nại tố cáo phát sinh và diễn biến phức tạp, được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư TW, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự cố gắng của các cấp các ngành, công tác tiếp công dân đã có những chuyển biến tích cực.

Các cơ quan Nhà nước nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và thẩm quyền, đã quan tâm đến tiếp công dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của ngành mình, tổ chức có hiệu qủa việc tiếp công dân thường xuyên và tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tại cơ quan đơn vị mình. Nhiều địa phương, lãnh đạo không chỉ tiếp công dân ở Trụ sở hay phòng tiếp công dân

mà chủ động trực tiếp xuống cơ sở địa bàn, mơi vùng sâu vùng xa, hoặc những nơi phát sinh các vụ việc phức tạp, những nơi triển khai các dự án, công trình có khả năng xảy ra thắc mắc, khiếu kiện của người dân để trực tiếp giải thích chủ trương, trực tiếp giải quyết các khiếu kiện của công dân.

Trong năm 2005, tình hình khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc giảm, song khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương có chiều hướng gia tăng. Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã tiếp 18.221 lượt người (tăng 12,32%), 410 lượt đoàn đông người (tăng 51 lượt đoàn). Tiếp nhận 44.545 đơn (tăng 32%). Qua xử lý cho thấy đơn thư đủ điều kiện xem xét chỉ chiếm 34,06%. Còn lại là đơn trùng lắp, đơn vượt cấp, đơn không thuộc lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ lớn.Năm 2006 Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp trên 24.199 lượt người (tăng 31,1% so với năm 2005), trong đó có 554 lượt đoàn đông người (tăng 31,9% so với năm 2005); đã xử lý 49.846/50.807 đơn thư tiếp nhận được (tổng số đơn thư tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2005), trong đó có 13.510 đơn khiếu nại, 788 đơn tố cáo, 1.554 đơn kiến nghị và 1.132 đơn phản ánh, số còn lại là đơn thư trùng lắp chiếm tỷ lệ lớn: 31.342 đơn (62,88%). Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 327.729 lượt người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó có 779 lượt đoàn đông người. Một số nơi tỷ lệ tiếp công dân tăng cao là Bạc Liêu (198%), Bến Tre (293%), Hà Tĩnh (67%), Nam Định (47%), Thái Nguyên (42,9%), Bộ Quốc phòng (30%), Bộ Nội vụ (34%), Ngân hàng Nhà nước (37,3%).

Năm 2007, các cơ quan của Nhà nước đã tiếp 333.841 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, trong đó có 1.565 lượt đoàn khiếu nại, tố cáo đông người; so với năm 2006 thì giảm 5,41% lượt người, tăng 17,4% lượt đoàn đông người. Trong đó: Trụ sở tiếp công dân của TW Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tiếp 24.833 lượt người (544 lượt đoàn đông người); các Bộ, ngành Trung ương tiếp 20.593 lượt người (125 lượt đoàn

đông người); các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương tiếp 288.415 lượt người (896 đoàn đông người). Các tỉnh, thành phố có nhiều đoàn đông người khiếu nại vượt cấp lên Trung ương là: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Thuận, Bạc Liêu.

Trong năm 2008, các ngành, các cấp tiếp 215.749 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, với 1.061 đoàn đông người. Trong đó:

- Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 18.921 lượt người, 5.543 vụ việc, có 383 lượt đoàn đông người (tại Hà Nội: 13.686 lượt, 3.777 vụ việc, 286 đoàn đông người; tại TP Hồ Chí Minh: 5.235 lượt người, 1.766 vụ việc, 97 đoàn đông người).

- Các Bộ, ngành Trung ương tiếp 25.782 lượt người, 13 lượt đoàn đông người (chủ yếu là: Bảo hiểm xã hội: 6.954; Bộ Tài chính: 6.188; Bộ Công an 6.167; Bộ Quốc phòng 4.481…).

- Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã tiếp 171.046 lượt người (giảm 6,76%), 665 lượt đoàn đông người (tăng 30%). Các tỉnh có số lượt người khiếu nại, tố cáo nhiều: Hà Nội 25.356, Tiền Giang 6.661, Quảng Nam 5.822, Bình Dương 4.985, Đồng Nai 4.923, Vĩnh Phúc 4.892, Nghệ An: 4.391, Thanh Hoá 4.377, Đồng Tháp 4.126, Đà Nẵng 4.109, TP Hồ Chí Minh 5.514; các tỉnh giảm nhiều: Bắc Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình, Bến Tre, Thanh Hoá. Các tỉnh có nhiều lượt đoàn đông người là: Hải Phòng 105, Hà Nội 84, Hải Dương 67, Quảng Ninh 60, Thanh Hoá 39).

2.3.2.2.Tiếp công dân tại Trụ sở TD của TW Đảng và Nhà nước. *Về tổ chức

Năm 1990 theo chỉ đạo của Ban bí thư và thường trực Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), số 1 Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) được Bố trí làm Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, với sự tham gia của các cơ

quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ).

Trong giai đoạn từ năm 1990 đến tháng 8/1997, việc tổ chức tiếp công dân tại số 1 Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) tương đối đơn giản. Ngoài Thanh tra Nhà nước có từ 2 đến 3 cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên và thường trực hướng dẫn công dân; các cơ quan còn lại chỉ cử cán bộ luân phiên làm việc tại đây. Sự phối kếy hợp giữa các cơ quan tham gia, chế độ thông tin báo cáo khong chặt chẽ. Có thể nói gần như là việc của cơ quan nào cán bộ cơ quan đó lo, chế độ họp hành giao ban giữa các bộ phận hầu như chưa có quy định. Đồng chí cán bộ thanh tra làm nhiệm vụ thường trực hướng dânc hung, giữ vai trò như người phụ trách, quản lý trụ sở.

Ngày 7/8/1997 Chính phủ ban hành Nghị định 89/CP kèm theo Quy chế Tổ chức tiếp công dân. Theo đó lần đầu tiên các vấn đề về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và cán bộ của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được chế định bởi một văn bản pháp quy. Tại điều 10 chương 2 “Tổ chức tiếp công dân” quy định:

Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được đặt tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh tra Nhà nước phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra trung ương bố trí đủ cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại Trụ sở. Tổng thanh tra Nhà nước cử một cán bộ cấp Vụ phụ trách côngtác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Cán bộ này có trách nhiệm:

1. Chủ trì thực hiện việc phối hợp những cán bộ của các cơ quan liên quan tham gia tiếp công dân tại trụ sở để tiếp, hướng dẫn, trả lời công dân, tổ chức kiểm tra đôn đốc, yêu cầu Thủ trưởng các Bộ ngành, Chủ tịch UBND các cấp trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiên nghị của công dân do cán bộ tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại trụ sở chuyển đến.

2. Báo cáo với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tình hình vụ việc, kết quả tiếp công dân tại trụ sở khi có yêu cầu.

3. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu , tổ chức để các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp công dân khi có yêu cầu.

4. Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng Thanh tra Nhà nước để tổng hợp báo cáo kên Trung ương Đảng và Chính phủ về công tác tiếp công dân tại Trụ sở.

5. Quản lý tài sản tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước…”

Ngày 10/10/1997 Tổng thanh Tra Nhà nước ký quyết định số 1203/QĐ- TTNN ban hành “Bản quy định về việc phối hợp tiếp công dân”, trong đó mối quan hệ và sự phân công cong tác tại trụ sở tiếp công dân được quy định tại khoản 2.2, điều 2 như sau:

Cán bộ của từng cơ quan được cử tiếp công dân, ngoài yêu cầu nắm và tham gia xử lý tình hình chung về khiếu nại, tố cáo phản ánh kiến nghị của công dân tại Trụ sở, cần có sự phân công cụ thể như sau:

Cán bộ thuộc Văn phòng Trung ương Đảng tiếp nhận, xử lý: khiếu nại tố cáo về công tác xây dựng Đảng, phản ánh trình bày nguyện vọng, đề xuất góp ý về đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cán bộ thuộc Ủy ban kiểm tra Trung ương tiếp, xử lý những vấn đề liên quan đến chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ công tác của Ủy ban kiểm tra Đảng các cấp , những nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến kỷ luật Đảng, đến phẩm chất cán bộ đảng viên, về sinh hoạt trong nội bộ tổ chức Đảng.

Cán bộ Văn phòng Quốc hội tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị, thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền lập pháp, giám sát và những quyết định quan trọng của Quốc hội, những nội dung nhằm góp phần phục vụ Ủy ban thường vụ quốc hội và các cơ quan của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát việc giải qụyết các khiếu nại tố cáo, kiến nghị ở các ngành và các địa phương; tiếp nhận và xử lý những nội dung liên quan đến hoạt động tư pháp, hướng dẫn hoặc chuyển đến các cơ quan có liên quan đến hoạt động tư pháp,

hướng dẫn hoặc chuyển đến các cơ quan có liên quan như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp xem xét theo thẩm quyền.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp công dân phục vụ các kỳ họp Quốc hội, bố trí để Đại biểu Quốc hội tiếp công dân khi có yêu cầu.

Cán bộ thuộc Thanh tra Nhà nước tiếp nhận các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng thanh tra Nhà nước, hướng dẫn, xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước chưa đến thẩm quyền Tổng thanh tra Nhà nước; những vụ việc nghiêm trọng, khẩn thiết phải báo cáo kịp thời Tổng thanh tra Nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

Chịu trách nhiệm tổ chức việc thường trực, hành chính văn thư, chỉ dẫn công dân đến các bộ phận tiếp công dân trong trụ sở….

*Về kết quả hoạt động

Tình hình kết quả hoạt động của Trụ sở có thể chia thành các giai đoạn như sau:

- Từ năm 1990-1992 là thời kỳ mới triển khai Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân (1991) và cũng là thời kỳ mang nhiều dấu ấn của chế độ bao cấp trên mọi mặt đời sống xã hội. Nhìn chung quyền lợi của công dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, phần lớn đã được Nhà nước quan tâm. Do vậy, tình hình khiếu nại tố cáo không có nhiều diễn biến phức tạp. Hàng năm tại trụ sở chỉ tiếp trên dưới ba nghìn lượt người đi khiếu tố với khoảng hai nghìn lượt vụ việc khiếu kiện. Nội dung chủ yếu đòi lại nhà cửa tài sản trong cải tạo XHCN các thời kyd 1960-1970 (ở Miền Bắc) và 1975-1980 (ở Miền Nam). Do vậy về tình chất tuy các khiếu kiện này rất dai dẳng nhưng không kéo dài. Về số lượng vụ việc khiếu tố có đông người tham gia cũng không nhiều, mỗi năm có khoảng vài chục đoàn.

- Từ năm 1992 đến 1995, trong 4 năm TRụ sở đã tiếp 18.479 lượt người với 11.536 vụ việc, có 255 lượt đoàn đông người từ 3 đến 200 người tham gia. Bình quân mỗi năm có 4.520 lượt người với 2.900 vụ việc khiếu tố và 60 đoàn đông người.

- Từ năm 1996-1997 là những năm chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xóa bỏ chế độ bao cấp…Ở nông thôn, cùng với việc đưa Luật đất đai đi vào cuộc sống, việc chuyển đổi cơ chế khoán, giao ruộng cho người nông dân…đã khơi dậy những tiềm năng to lớn trong nông thôn, thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc về sản xuất nông nghiệp, tạo ra những công trình phúc lợi công cộng, những cơ sở hạ tầng to lớn. Song bên cạnh đó do sự buông lỏng quản lý, do trình độ quản lý yếu kém đã kéo dài nhiều năm tích tụ lại, cũng đã phát sinh những hiện tượng vi phạm dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý kinh tế xã và HTX một cách trầm trọng gây ra bức xú cho quần chúng nhân dân nhưng không được giải quyết dứt điểm, nên đã tạo ra các “điểm nóng”. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ việc khiếu tố có đông người tham gia vượt cấp lên Trung ương.

Ở thành phố, bên cạnh các vụ việc khiếu tố dai dẳng về nhà cửa, tài sản trong cải tạo XHCN các giai đoạn trước, nổi lên các khiếu tố về đền bù giải phóng mặt bằng để cải tạo nâng cấp, mở rộng đường giao thông, mở rộng các khu đô thị mới, các khiếu tố có liên quan đến chính sách xã hội nói chung và nhất là chính sách đối với người lao động cũng là một nội dung nổi cộm.

Vì vậy số lượng công dân đến khiếu kiện tại Trụ sở có xu hướng gia tăng nhanh. Năm 1996, Trụ sở đã tiếp 5.665 lượt người (tăng 30% so với năm trước) và gần 100 đoàn đông người, năm 1997 tiếp hơn 6000 lượt người và 260 lượt đoàn đông người (tăng gấp đôi năm trước). Nhiều nơi xuất hiện các vụ việc khiếu tố căng thẳng, phức tạp kéo dài dẫn đến các hành vi quá khích vi phạm pháp luật như tại xã Quỳnh Hoa thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đa xảy ra hiện tượng bắt trói cán bộ huyện, hàng trăm người kéo lên UBND tỉnh và kéo lên Trung ương; vụ việc tại xứ đạo Trà Cổ xã Bình Minh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, vụ xứ đạo Thái Nguyên ….

- Năm 1998 Trụ sở đã tiếp 9.071 lượt người với 4.219 vụ việc, 461 lượt đoàn đông người.

- Năm 1999 Trụ sở đã tiếp 10.9891 lượt người (tăng gàn 20% sop với năm trước) với 4200 vụ việc và có 382 lượt đoàn đông người từ nhiều tỉnh thành phố kéo về.

- Năm 2000 Trụ sở tiếp 12.832 lượt người với hơn 4.384 vụ việc có 384 đoàn đông người.

- Năm 2001 Trụ sở đã tiếp 13.860 lượt người với 4.876 vụ việc, 450 lượt đoàn đông người.

- Năm 2002 Trụ sở tiếp 19.049 lượt người với 5979 vụ việc và 479 lượt đoàn đông người.

- Năm 2003 TRụ sở đã tiếp 14.808 lượt người với 4300 vụ việc và 431 đoàn đông ngườii

- Năm 2004 Trụ sở đã tiếp đã tiếp 11.541 lượt người và 266 lượt đoàn đông người của 40 địa phương, đến trình bày 6.797 việc

- Năm 2005 Trụ sở tiếp 14.741 lượt người và 313 lượt đoàn đông người của 40 địa phương, đến trình bày 6.335 việc

- Năm 2006 Trụ sở tiếp 19.188 lượt người và 413 lượt đoàn đông người từ 36 tỉnh, thành phố đến trình bày 7.614 việc.

- Năm 2007 tiếp 18.068 lượt người và 373 lượt đoàn đông người đến từ 35 tỉnh, thành phố đến trình bày 6.643 việc.

- Năm 2008 Trụ sở đã tiếp Trụ sở tiếp 18.921 lượt người, 5.543 vụ việc, có 383 lượt đoàn đông người .

Cùng với việc tổ chức tiếp nhận hướng dẫn người khiếu kiện tại TRụ sở, cán bộ các cơ quan trong quá trình làm việc đã phát hiện nhiều vụ việc có dấu hiệu oan sai, ức hiếp quần chúng nhân dân, nên đã chủ động đề xuất với Phụ trách Trụ sở để nhanh chóng tổ chức đoàn phối hợp xuống tận cơ sở kiểm tra đôn đốc việc giải quyết , kịp thời tháo gỡ bức xúc cho người khiếu kiện, hoặc những vụ việc khiếu tố đông người, phức tạp có khả năng trở thành “điểm nóng”. Trụ sở đã tổ chức đi kiểm tra đôn đốc nhiều địa phương, kết hợp với chính quyền để giải quyết nhưng tồn tại vướng mắc của nhân dân. Thực tế cho thấy việc kiểm tra đôn đốc của Trụ sở rất có hiệu quả, vừa là một biện pháp có tác dụng nhanh chóng đưa dân về địa phương vừa có tác dụng đôn đốc cơ quan thẩm quyền giải quyết yêu cầu bức xúc của người dân.

Cùng với việc kéo đi khiếu kiện đông khi có các Kỳ họp Quốc hội, Hội nghị Trung ương là hiện tượng kiên kết giữa các đoàn đông của nhiều xã trong

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)