Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 60)

- Năm là, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng vấn đề khiếu kiện để chống phá ta, chúng lô

2.2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính.

dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính.

* Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân và coi đó là nền tảng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Để thực hiện chủ trương đó và nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của nhân dân, ngày 23/11/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Điều đó có thể khẳng định là văn bản pháp lý đầu tiên quy định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Sắc lệnh gồm 8 điều:

“ Điều thứ nhất : Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho việc giám sát.

Điều thứ hai- Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền: - Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân...”

công dân...Nhưng đây vẫn là văn bản pháp lý đầu tiên quy định việc giải quyết khiếu nại tố cáo, trong đó có việc đối thoại với nhân dân. Đó là vì xuất phát từ sự phân tích bối cảnh và mục tiêu của việc ra đời Ban thanh tra đặc biệt lúc đó cũng như các quyền hạn trao cho nó trong Sắc lệnh là “điều tra, hỏi chứng...đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào...Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dụng mọi cách điều tra...Truy tố tất cả các việc...” thì cho thấy rằng Ban thanh tra được giao những quyền hạn hết sức rộng lớn với mục đích là giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ và đương nhiên là có quyền tiếp nhận và giải quyết các phát hiện tố giác của người dân đối với việc làm vi phạm pháp luật của những người trong bộ máy chính quyền.

Ngày 9/11/1946 Quốc hội nước ta đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và một trong những nguyên tắc xây dựng Hiến pháp là đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp năm 1946 đã dành 18 điều ghi nhận các quyền tự do của nhân dân như: quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền bình đẳng giữa các dân tộc; quyền bình đẳng nam, nữ; quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận…Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch cũng đã ký Sắc lệnh số 138B-SL ngày 18/12/1949 thành lập Ban thanh tra Chính phủ, trong đó điểm a, b Điều 4 quy định cơ quan này có nhiệm vụ thanh tra các sự khiếu nại của nhân dân cùng với việc "xem xét sự thi hành chính sách, chủ trương của Chính phủ, thanh tra các ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết". Năm 1956, để tăng cường vai trò, vị trí của cơ quan thanh tra Sắc lệnh số 261/SL ngày 28/3/1956 được ban hành quy định việc thành lập Ủy ban thanh tra Trung ương của Chính phủ và tiếp theo đó ngày 26/12/1956 Chính phủ ra Nghị định thành lập cơ quan thanh tra các địa phương và ngành. Ngoài các văn bản đã nêu, ngày 13/9/1958 Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 436-TTg quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại thư khiếu nại, tố giác của nhân dân, trong đó quy định rõ quyền

hạn, nhiệm vụ của nhân dân trong việc khiếu tố; một số nguyên tắc phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc giải quyết khiếu tố; thái độ đối với những trường hợp khiếu tố sai; vu khống và thư nặc danh. Như vậy trong các vănbản trên chưa hình thành một chế định nào quy định về tiếp công dân nhưng đã gián tiếp khẳng định để giải quyết được khiếu tố của nhân dân thì các cơ quan nhà nước phải có nhiệm vụ gặp gỡ dân để biết được những oan ức khiếu tố của nhân dân.

* Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980

Để khẳng định vai trò quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo, Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 đã quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân tại một điều riêng. Theo Điều 29 Hiến pháp này thì "Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ và nhân viên cơ quan Nhà nước. Các khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại do những việc làm trái pháp luật gây ra có quyền được bồi thường". Như vậy bắt đầu từ đây, quyền khiếu nại tố cáo đã được chính thức sử dụng trong các văn bản nhà nước. Tuy nhiên chưa có quy định về tiếp công dân. Cũng trong năm này, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 261/SL thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Theo Sắc lệnh thì nhiệm vụ của cơ quan thanh tra là "Thanh tra việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, mệnh lệnh; giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại và tố cáo của công dân. Và thực tế để làm tốt nhiệm vụ này thì Ủy ban thanh tra luôn phải gặp gỡ và tiếp xúc với nhân dân.

* Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1998

Sau khi thống nhất hai miền năm 1975, để củng cố và xây dựng đất nước, Hiến pháp 1980 ra đời đã xác định nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới

chế độ chính trị, chế độ kinh tế…song điều quan trọng là bên cạnh việc khẳng định quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân thì quyền khiếu nại, tố cáo còn được ghi nhận đầy đủ hơn trong Hiến pháp.

Ngày 27 tháng 11 năm 1981 Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến thời điểm đó quy định về vấn đề này, trong đó quy định trình tự, thủ tục, xác định thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Để cụ thể hóa Pháp lệnh này, ngày 29/3/1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 58-HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh. Đồng thời, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đã ban hành Thông tư số 02 ngày 4/5/1982 quy định cụ thể những vấn đề về tổ chức tiếp công dân, nhận đơn thư khiếu tố; việc tổ chức và hoạt động của lãnh đạo các các cấp, các ngành trong việc xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo… và việc quản lý, kiểm tra công tác xét, giải quyết khiếu tố của các cơ quan thanh tra.

Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 được chia thành 6 chương, trong đó Chương I bao gồm các quy định chung; Chương II quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, gồm mục quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại và mục thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thủ tục giải quyết khiếu nại; Chương III quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo, gồm mục quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo và mục thẩm quyền giải quyết tố cáo; Chương IV quy định về quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chương V quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm; Chương VI quy định về điều khoản cuối cùng. Pháp lệnh đã kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật trước đó, đồng thời bổ sung nhiều quy định mới nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Để cụ thể hóa Pháp lệnh này, ngày 28/1/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 89/NĐ ngày 7/8/1997 của Chính phủ về việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại,

tố cáo của công dân; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/TTg ngày 15/1/1993 về việc tăng cường công tác tiếp công dân, Chỉ thị số 64/TTg ngày 25/1/1995 về việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo… và Chỉ thị số 35/TTg ngày 9/10/1998 về việc tăng cường hiệu lực giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại các cơ quan Trung ương và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Ngày 7/8/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/CP về việc ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định tương đối đầy đủ cụ thể về việc tiếp công dân. Quy chế nêu rõ: thẩm quyền tiếp công dân, trách nhiệm tiếp công dân khi đến khiếu nại tố cáo, lịch tiếp công dân, việc tổ chức tiếp công dân.

* Giai đoạn từ năm 1998 đến nay

Luật Khiếu nại, tố cáo ra đời đã tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân. Luật Khiếu nại, tố cáo đã dành hẳn một chương V quy định về việc tổ chức tiếp công dân. Trong đó nêu rõ thủ trưởng các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân dến trình bày khiếu nại tố cáo, phản ánh kiến nghị liên quan đến khiếu nại tố cáo, bố trí cán bộ có phẩm chất tốt có kiến thức am hiểu chính sách pháp luật làm công tác tiếp công dân, và quy định lịch tiếp công dân định kỳ của thủ trưởng các cơ quan hành chính, đồng thời cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến khiếu nại tố cáo. Các luật sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại tố cáo 2004, 2005 và Nghị định 136/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại Tố cáo cũng quy định cụ thể và đầy đủ hơn về việc tổ chức tiếp công dân.

2.2.2. Thực trạng của các văn bản pháp luật trong việc điều chỉnh công tác tiếp công dân.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)