Vai trò của côngtác tiếp côngdân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 43)

hành chính.

Thứ nhất, tiếp công dân để tiếp nhận các thông tin, những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị. Đây là sự thể hiện sinh động bản chất dân chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân của Nhà nước dân chủ. Mục tiêu này cũng là một bước cụ thể hóa quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương. Mặt khác điều này còn là sự hiện thực hóa phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác quản lý và thực tiễn cuộc sống.

-Thứ hai, Tiếp công dân để tiếp nhận các khiếu nại tố cáo của công dân. Điều này nhằm đảm bảo thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Hiến pháp quy định “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định”. Qua đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Biểu hiện là việc tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo thông qua tiếp công dân sẽ giúp công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan, đơn vị được tiến hành một cách có trật tự và hiệu quả.

- Thứ tư, tiếp công dân để hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Nội dung này thể hiện rõ yêu cầu mang tính bắt buộc đặt ra đối với các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước trong quan hệ với công dân đó là phải luôn luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Đồng thời điều này

cũng là để khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng đối với quần chúng nhân dân.

- Thứ năm, tiếp công dân là một yêu cầu mang tính tất yếu trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý. Xây dựng và bảo đảm thực hiện Nhà nước của dân do dân, vì dân trước hết mọi quyền lợi chính sách phải hướng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của dân. Bởi vậy mọi chủ trương chính sách phải xuất phát từ nhân dân, từ thực tế cuộc sống của cộng đồng dân cư và sau đó phải trở về phục vụ bảo đảm cho cộng đồng dân cư. Công tác quản lý của các cấp các ngành cần phải có được thông tin ban đầu trong thiết kế chính sách và cần có thông tin phản hồi về tính thực tiễn của chính sách, những yếu kém, khiếm khuyết của chính sách, những hạn chế của công tác quản lý cũng như đội ngũ, cơ cấu tổ chức bộ máy vận hành thực thi chính sách. Tiếp công dân là một kênh có nhiều điều kiện thuận lợi giúp cho nhà quản lý có thể tự điều chỉnh được những hạn chế, khiếm khuyết trên. Do tính cụ thể, tính rộng khắp và tính đa dạng của cộng đồng dân cư, thông tin đến với quản lý qua tiếp công dân từ nhiều phía, nhiều đối tượng. Từ đó các cấp các ngành thấy được một thực tế sinh động và sự phù hợp không phù hợp của chính sách, cơ chế…Những con số, thông tin hiện tượng do tiếp công dân đưa lại, giúp cho công tác quản lý về phương diện: điều tra xã hội học, sự phản ứng của dân cư đối với những vấn đề nhạy cảm của đời sống xã hội; Sự phản ánh tình hình thực tế về điều chỉnh của chính sách pháp luật và dự báo những vấn đề phát sinh; Có được những thông tin về thực trạng cơ chế, bộ máy, con người thực thi chính sách; Phản ánh sự tin cậy của nhân dân với chính sách, với chế độ, tính ổn định của cộng đồng dân cư.

- Thứ sáu, tiếp công dân là một thủ tục trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Giải quyết những khiếu kiện, vướng mắc của dân là một trong những con đường thiết thực để thực hiện, bảo đảm quyền dân chủ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Trong đó tiếp công dân là một thủ tục

không thể thiếu được của quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo. Chúng ta cần có nhận thức thống nhất rằng, việc tiếp công dân là một thủ tục trong giải quyết vụ việc khiếu nại tố cáo và xuất hiện không chỉ một lần, ở một thời điểm mà nó có thể thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt quá trình giải quyết vụ việc:

+ Trước hết, việc tiếp công dân được thực hiện ngay từ thời điểm ban đầu khi giải quyết vụ việc. Lúc này việc tiếp công dân của cơ quan có thẩm quyền giải quyết lần đầu nhằm có thể tiếp nhận thông tin để tự điều chỉnh quyết định hành vi của mình. Tiếp công dân của cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở những lần tiếp theo, để xem xét giải quyết vụ việc theo thẩm quyền hoặc đôn đốc kiểm tra quá trình giải quyết vụ việc (thi hành quyết định có hiệu lực, giám sát kiểm tra…).

+ Tiếp công dân được thực hiện trong quá trình xem xét thẩm tra, xác minh giải quyết vụ việc. Quá trình giải quyết vụ việc, việc cơ quan có thẩm quyền, thông qua tiếp công dân nhằm thu thập thông tin, thẩm tra xác minh những thông tin đã thu nhận được và hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định…Thậm chí việc tổ chức đối thoại, giải quyết vụ việc cũng có thể được hiểu là việc tiếp công dân.

+ Tiếp công dân có thể giúp cho vụ việc khiếu nại, tố cáo sớm chấm dứt. Từ đó vụ, việc được kết thúc “như một con đường của hòa giải”. Thực tế cho thấy nhiều vụ việc được giải quyết chấm dứt ngay trong quá trình tiếp công dân. Đặc biệt việc tiếp công dân khi giải quyết lần đầu tại nơi có vụ việc khiếu nại tố cáo xảy ra. Xuất phát từ nội dung này cần tăng cường công tác tiếp công dân ở cơ sở nhằm chấm dứt, giải quyết ngay từ đầu việc khiếu nại tố cáo. Như vậy chung ta cần thống nhất rằng: cần có sự thay đổi trong nhận thức về việc tiếp công dân là một thủ tục chứ không là giai đoạn trong giải quyết khiếu nại tố cáo và nó có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào nếu thấy cần thiết.

- Thứ bảy, tiếp công dân giúp các cơ quan thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Thông qua những quy

định về đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị- xã hội tham gia vào công tác tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân trong phạm vi công việc của mình chính là một phương thức giúp cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra giám sát.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)