Tình hình khiếu nại, tố cáo của côngdân

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 49)

Những năm qua Đảng và Chính phủ có nhiều chủ trương và biện pháp chỉ đạo việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Thực hiện sự chỉ đạo trên các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác tiếp công dân, nên tình hình khiếu kiện có chuyển biến tích cực. Ở nhiều địa phương cấp ủy Đảng chính quyền đã triển khai thực hiện tốt khiếu tố của nhân dân nên tình hình tương đối ổn định.

Sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành năm 1998 (và sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005), công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước đã có những cố gắng đáng kể, đặc biệt là từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 6 tháng 3 năm 2002 “về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay”,

cấp uỷ, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Ở một số nơi, cấp uỷ, chính quyền đã tập trung giải quyết được khối lượng lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp đã được các cơ quan chức năng ở Trung ương phối hợp với địa phương xem xét giải quyết có hiệu quả. Nhìn chung, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và giữ vững sự ổn định chính trị.

Tuy nhiên mấy năm gần đây tình hình khiếu nại tố cáo của công dân ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp, không bình thường, tình trạng nhân dân khiếu kiện vượt cấp lên trung ương tiếp tục gia tăng và phức tạp. Số người trực tiếp đi khiếu kiện tăng.

khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương có chiều hướng gia tăng. Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã tiếp 18.221 lượt người (tăng 12,32%), 410 lượt đoàn đông người (tăng 51 lượt đoàn). Tiếp nhận 44.545 đơn (tăng 32%) [29].

Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, có những biểu hiện không bình thường, thể hiện như:

- Khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương nhiều và có chiều hướng gia tăng, với 41.750 lượt người và 939 lượt đoàn đông người, riêng năm 2006 có 554 đoàn đông người tăng 31% so với năm 2005; [28].

Năm 2007 tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Phần lớn các vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai, nhất là khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Một số khiếu nại đòi lại đất cũ rất khó giải quyết. Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức ở địa phương có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, ngân sách, thực hiện chính sách xã hội.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều cố gắng, có sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đã đạt được kết quả khá tích cực trên các mặt. Thanh tra Chính phủ đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, chuyển từ việc thành lập đoàn đi giải quyết từng vụ việc sang chủ động thanh tra thúc đẩy, phối hợp với bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề nổi lên. Thanh tra các tỉnh, thành phố cũng tích cực phối hợp với các ngành liên quan để tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và chỉ đạo giải quyết được nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài. Khi có khiếu kiện đông người, các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã có sự chủ động phối hợp để giải quyết ổn định tình hình, nhất là việc hàng trăm công dân các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận... tập trung đông người tại TP Hồ Chí Minh vào một số thời điểm.

Năm 2007 các cơ quan của Nhà nước đã tiếp 333.841 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo, trong đó 1.565 lượt đoàn khiếu nại, tố cáo đông người. Trong

đó Trụ sở Tiếp công dân của TW Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 24.833 lượt người (544 đoàn đông người), Các Bộ ngành TW tiếp 20.593 lượt người (125 lượt đoàn đông người), các cơ quan hành chính Nhà nước địa phương tiếp 288.415 lượt người (896 đoàn đông người) [28]. Các tỉnh, thành phố có nhiều đoàn đông người khiếu nại vượt cấp lên Trung ương là : Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, tp Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Tháp.

Trong năm 2008, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có lắng dịu hơn, số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo có giảm so với năm 2007, riêng tình hình khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở các địa phương có giảm rõ rệt (Tiền Giang giảm 49%, Bến Tre 48,6%, Kiên Giang 33%, An Giang 36,2%, Tây Ninh 21,6%, TP Hồ Chí Minh 18,36%) [28] Tính chất, mức độ phức tạp trong khiếu nại, tố cáo giảm đáng kể, ít trường hợp phải cưỡng chế hành chính đưa dân về địa phương. Theo báo cáo của Trụ sở Tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại Hà Nội có 26 tỉnh, thành phố không có đoàn đông người và 23 tỉnh, thành phố có dưới 4 lượt đoàn đông người. Theo báo cáo của Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh phần lớn các vụ việc khiếu nại đông người đều phát sinh từ những năm trước, đã được giải quyết nhiều lần nhưng chưa dứt điểm. Tuy nhiên, tỷ lệ công dân gửi đơn vượt cấp lên Trung ương khá cao, ở một số địa bàn và trong một số thời điểm tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những phức tạp, các tỉnh, thành phố có nhiều công dân khiếu nại, tố cáo lên Trung ương là: Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Tây Ninh, Long An, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đồng Nai.

*Nội dung khiếu nại tố cáo:

- Tính chất khiếu nại, tố cáo rất phức tạp, tiềm ẩn nhân tố mất ổn định ở một số vùng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhiều đoàn đông người có tổ chức chặt chẽ, không chỉ liên kết trong cùng một địa phương mà liên kết nhiều

địa phương với nhau, có người cầm đầu, chỉ huy; có đoàn đã lợi dụng, lôi kéo, xúi giục các đối tượng chính sách, người già và trẻ em đi khiếu kiện; gần đây xuất hiện một số đoàn khiếu kiện đông người là các dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, làm cho các cơ quan thẩm quyền lúng túng trong việc xử lý.

Một số đoàn đông người đi khiếu kiện với thái độ cực đoan, căng khẩu hiệu, biểu ngữ, đả đảo cán bộ lãnh đạo, đả đảo chính quyền địa phương, tố cáo cán bộ có hành vi tham nhũng, lưu lại nhiều ngày ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có hành vi gây rối hoặc đi diễu hành trên đường phố, kéo vào chiếm giữ trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, nhằm gây sức ép với cơ quan Nhà nước. Điển hình là việc khiếu nại, tố cáo của gần 1.000 công dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên khiếu nại diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 năm 2006 tại Văn phòng Quốc hội ở 35 Ngô Quyền, Hà Nội và trên 500 công dân của 19 tỉnh phía Nam tập trung tại Văn phòng 2 Quốc hội ở 194 Hoàng Văn Thụ, thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày cuối tháng 7 năm 2007 vừa qua.

- Khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề tôn giáo xảy ra ở nhiều địa phương và tiềm ẩn phức tạp về an ninh, chính trị. Từ năm 1996 đến năm 2007 có 1.520 vụ khiếu nại, trong đó chủ yếu có nội dung đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự, tài sản của tôn giáo (835/1.261 vụ, chiếm 66,2%), tập trung ở các tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Cao đài, Tin lành. Ở Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc có nhiều tôn giáo, có nhiều tín đồ tôn giáo khiếu kiện với nội dung chủ yếu về cơ sở thờ tự bị lấn chiếm, đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho các đơn vị quân đội, công an, các tổ chức kinh tế sử dụng, đến nay một số đơn vị sử dụng không có hiệu quả, không đúng mục đích hoặc bán đất. Ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam tín đồ tôn giáo đi khiếu kiện với nội dung chủ yếu là đòi lại cơ sở thờ tự đã hiến, cho, cho mượn, bị trưng thu, trưng dụng trước đây, nay đã được sửa chữa, xây mới, chuyển mục đích sử dụng (cổ phần hóa đối với cơ sở kinh doanh, xã hội hóa trường học, bệnh viện). Ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến đạo Tin lành xin lại cơ sở thờ tự, xin xây mới, sửa chữa cơ sở thờ tự v.v..

- Các thế lực thù địch, phản động và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân để chống phá ta dưới nhiều hình thức: kích động biểu tình, bạo động nhằm phục vụ mưu đồ nội công ngoại kích chống phá Việt Nam, núp dưới chiêu bài “cứu trợ dân oan” đòi dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, thường xuyên đeo bám tại các cơ quan Trung ương; thành lập “hội dân oan” để tập hợp lực lượng, hướng dẫn cách biểu tình tuần hành, cách thức gửi và nhận tiền tài trợ, cách thu tin, hình ảnh để cung cấp cho bên ngoài.... Điển hình là ngày 17/7/2007, Thích Quảng Độ công khai phát tiền gọi là “cứu trợ dân oan” và kêu gọi hợp tác đấu tranh núp dưới danh nghĩa “đòi quyền lợi” xảy ra tại khu vực Trụ sở Văn phòng Quốc hội ở thành phố Hồ Chí Minh; ngày 23/8/2007, Thích Không Tánh phát tiền cho người khiếu kiện tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước 110 Cầu Giấy, bị lực lượng công an bắt giữ quả tang.

Nhiều nơi nhân dân tổ chức thành các đoàn đông người kéo lên tỉnh và Trung ương để khiếu tố với thái độ rất gay gắt, có đoàn hàng trăm người, trường hợp đông lên tới hàng nghìn người. Thâm chí công dân còn đến tận nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước để khiếu kiện . Người đi khiếu kiện với thái độ gay gắt, không ít người có hành vi vượt quá giới hạn khiếu kiện bình thường làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, ở một số địa phương xuất hiện những “ điểm nóng” khiếu kiện rất phức tạp.

Nhìn chung nội dung khiếu nại tố cáo nổi lên là khiếu kiện về đât đai diễn ra ở hầu khắp các địa phương (nhiều tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ khoảng 40%, phía Nam chiếm 80% tổng số vụ việc khiếu nại ở địa phương), chủ yếu là đòi lại đất cũ, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân, giữa dân với nông lâm trường, tranh chấp địa giới hành chính, thôn xã. Ở một số tỉnh thành phố nhiều vụ việc khiếu tố là cán bộ xã mất dân chủ tiêu cực tahm nhũng trong cấp bán đất trái pháp luật, huy động nhiều khoản đóng góp của dân ngoài quy định, việc quản lý thu chi tài chính ngân sách xã, xây dựng điện, đường, trường, trạm… có nhiều vi phạm như: vụ việc tại Thái Bình, Giao Thủy (Nam Định), Đồ Sơn

(Hải Phòng). Nhiều vụ việc kẻ xấu đã lợi dụng kích động, lôi kéo, gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật làm cho tình hình càng phức tạp, thậm chí cá biệt có nơi có biểu hiện phủ nhận sạch trơn, gây rối an ninh trật tự, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo và quản lý của Đảng và chính quyền cơ sở. Nội dung chủ yếu là tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, vụ lợi cá nhân trong việc quản lý sử dụng đất, trong việc bồi thường, giải toả thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng; các sai phạm của cán bộ trong lĩnh vực quản lý, thu chi tài chính ngân sách Nhà nước, thực hiện chính sách xã hội; trù dập người khiếu kiện và việc bao che cho cán bộ dưới quyền, không giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo của công dân; có một số nội dung tố cáo người tiến hành tố tụng thuộc các cơ quan tư pháp cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng, có biểu hiện tiêu cực, dẫn đến oan sai, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Gần đây xuất hiện tố cáo vi phạm trong việc cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước.

2.1.2.Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Tình hình khiếu nại, tố cáo nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Một là, cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực còn có những bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể, chưa rõ ràng, chưa phù hợp thực tế, chậm bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể, chưa rõ ràng, chưa phù hợp thực tế, chậm đi vào cuộc sống và không phát huy được hiệu lực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai. Cơ chế, chính sách hiện nay chưa chú ý đúng mức đến quyền lợi của người dân, chưa đảm bảo được cuộc sống ổn định của người dân có đất được chuyển đổi mục đích sử dụng; chưa có tiêu chí rõ ràng để xác định đất đã sử dụng ổn định; chưa phân biệt giữa việc lấn, chiếm đất với việc khai thác đất, khai hoang, phục hoá; chưa phân biệt rõ chính sách thu hồi đất giao cho doanh nghiệp làm khu công nghiệp, trụ sở, khu du lịch, xây dựng nhà ở để kinh doanh… Giá đất trong đền bù, giải phóng mặt bằng cùng một dự án nhưng đền bù giai đoạn trước giá thấp, giai đoạn sau giá cao hơn; cùng một cánh đồng

nhưng phần thuộc quận, thành phố, thị xã thì đền bù giá cao, phần thuộc huyện thì đền bù giá thấp; cùng một khu đất nhưng các công trình của Nhà nước thì đền bù giá thấp hơn so với các dự án của nhà đầu tư; cùng một vị trí đất nhưng có nhiều cách xác định khác nhau; giá đất do từng địa phương quyết định nhưng thường thấp hơn so với giá trần của Nhà nước và chưa phù hợp với thực tế (chỉ bằng 50% đến 70% giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường, trong điều kiện bình thường).

Các quy định về giá đền bù thay đổi thường xuyên dẫn đến tình trạng không công bằng như: những người gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách thì được nhận tiền đền bù thấp; trong khi những người cố tình không chấp hành, chây ỳ thì được giải quyết giá đền bù cao hơn. Nhiều trường hợp các hộ dân bị thu hồi đất những năm trước đây do giá cả đền bù thấp, không được quan tâm giải quyết việc làm, tái định cư hoặc sử dụng tiền đền bù không có hiệu quả, nay rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bần cùng, cũng là nguyên nhân bức xúc dẫn đến khiếu nại, tố cáo.

Cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay còn phức tạp, cả về thẩm quyền giải quyết, cũng như trình tự thủ tục giải quyết, thậm chí còn gây phiền hà cho công dân; về thời hiệu, thời hạn đều không phù hợp với tình hình thực tiễn, chính vì thế nên khó thực hiện. Một số quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có điểm chưa thống nhất: Theo quy định của Luật đất đai thì khi Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 đồng thời cũng là quyết định giải quyết cuối cùng, người

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)