- Năm là, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng vấn đề khiếu kiện để chống phá ta, chúng lô
2.4.1. Tồn tại trong côngtác tiếp công dân.
- Thứ nhất, hệ thống tiếp công dân còn chưa đáp ứng được mong đợi của người dân. Qua phân tích ở trên cho thấy hệ thống các trụ sở tiếp công dân còn chưa đáp ứng được mong đợi của người dân khi đến trụ sở. Người dân chưa thực sự án tâm và tin tưởng tuyệt đối vào sự giải quyết của các trụ sở tiếp công dân. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, chưa có sự thống nhất chuẩn hóa. Giải quyết việc cho dân còn để kéo dài quá hạn, còn đùn đẩy lòng vòng thiếu dứt điểm. Khiếu kiện đông người, vượt cấp, dai dẳng vẫn bức xúc và chưa có giải pháp hữu hiệu.
Về mặt khách quan, quá trình đổi mới kinh tế xã hội của đất nước, nền kinh tế ngày càng năng động, cơ chế thị trường đã dần dần đi vào cuộc sống cũng có sự tác động không nhỏ đến tình hình khiếu kiện.
- Thứ hai, hệ thống tiếp công dân chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn với hệ thống xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo và thanh tra xét khiếu tố. Hoạt động tiếp công dân muốn có hiệu quả đích thực thì việc giải quyết đơn thư khiếu tố phải có kết quả đáp ứng được mong đợi của người dân và đảm bảo đúng pháp luật. Thực tế cho thấy hoạt động tiếp công dân, hoạt động xử lý đơn thư chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhịp nhàng. Vì thế hiệu quả hoạt động tiếp công dân còn hạn chế, hình thức và chưa đi vào chiều sâu.
- Thứ ba, quản lý tiếp công dân còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo. Quản lý tiếp công dân hiểu theo hai khía cạnh. Một là việc quản lý tiếp công dân chính trong các trụ sở tiếp công dân như là sự quản trị công việc. Hai là quản lý tiếp công dân theo nghĩa quản lý Nhà nước. Cả hai khía cạnh này hiện nay đều yếu kèm và khó kiểm soát. Trong từng trụ sở tiếp công dân, việc quản trị công việc tiếp công dân còn bị động, tổ chức công việc thiếu khoa học, thiếu chuẩn hóa quy trình quy phạm, tác phong, lề lối trang phục chưa thực sự chuyên nghiệp. Trong hệ thóng tiếp công dân chưa có tính hệ thống, việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tiếp công dân còn lỏng lẻo. Thiếu hệ thống, chỉ tiêu đánh giá, thiếu phương tiện tổng hợp tình hình, còn việc thống kê còn nhiều bất cập. Công tác kiểm tra trách nhiệm còn mang tính thời vụ, phong trtào mà chưa có kế hoạch tổng thể gắn với việc kiểm tra đánh giá một cách bài bản nghiêm túc.
- Thứ tư, Thông tin về kết quả tiếp công dân, tuyên truyền về khiếu nại tố cáo còn yếu kém. Thông tin về kết quả tiếp công dân hầu như chỉ được trả lời cho dân qua hai con đường, đó là đến trực tiếp trụ sở hoặc gửi qua đường bưu điện. Ngoài ra hầu như không có con đường nào khác. Điều này làm cho người dân khiếu kiện thiếu thông tin và dễ bức xúc. Một số nơi, việc tiếp công dân của thủ trưởng còn mang tính hình thức, mới dừng lại ở việc tiếp và hứa hẹn
với dân, chưa thực hiện được yêu cầu tiếp công dân và trả lời cho dân về những khiếu nại, tố cáo của dân. Khi tiếp công dân cán bộ tiếp công dân thường không nắm được thông tin về việc khiếu nại, tố cáo của công dân đã được cấp có thẩm quyền nào xem xét, kết luận nên việc hướng dẫn công dân nhiều trường hợp không đúng nơi có thẩm quyền. Việc bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân chưa đảm bảo về chất lượng, thiếu am hiểu về chính sách pháp luật, tổ chức tiếp nhận các khiếu nại tố cáo chưa chu đáo, sổ sách ghi chép, biên nhận hồ sơ tài liệu người khiếu nại, tố cáo cung cấp không đầy đủ còn để thất lạc hồ sơ, tài liệu của dân.
2.4.2.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng tiếp công dân chưa đạt hiệu quả.
- Thứ nhất là các văn bản pháp luật về công tác tiếp công dân ban hành chưa đầy đủ, chưa kịp thời, thiếu đồng bộ. Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh riêng công tác tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo, Luật khiếu nại tố cáo được ban hành năm 1998 dành chương V điều chỉnh công tác tiếp công dân nhưng từ đó đến nay mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng về công tác tiếp công dân vẫn không có sự chỉnh sửa cho phù hợp trong khi tình hình khiếu tố của công dân có diễn biến hết sức phức tạp, đòi hởi phải có sự điều chỉnh pháp luật. Nghị định 89/CP năm 1997 mặc dù quy định riêng về công tác tiếp công dân nhưng mới chỉ hạn chế trong phạm vi tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và thực tế cho thấy các trụ sở tiếp công dân trong cả nước đều áp dụng Nghị định 89 để tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo.
- Thứ hai, tổ chức bộ máy tiếp công dân còn dàn trải manh mún. Ở cơ quan Nhà nước nào cũng có trụ sở tiêớ dân nhưng hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo cho công dân còn hạn chế. Với cách tổ chức bộ máy thiéu thống nhất, không có chuẩn, thiếu căn cứ khoa học nên mô hình giữa các địa phương là không thống nhất một đầu mối, nhất là sự phối hợp giữa Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương với trụ sở tiếp công dân tại địa phương và thanh tra Nhà nước các
cấp. Do mỗi cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân có nhiệm vụ và quyền hạn riêng nên thường bị động trong việc phối hợp giải quyếtdẫn đến tình trạng hướng dẫn người khiếu kiện còn vòng vo, tốn nhiều thời gian vật chất của cơ quan, tổ chức và công dân.
- Thứ ba, cơ chế chính sách cho cán bộ làm công tác tiếp công dân còn nhiều bất cập. Trong nhiều vănbản về tiếp công dân đều khẳng định ưu tiên cho những người làm công tác tiếp công dân, tuy nhiên thì các bộ ngành, địa phương chưa thực sự chú trọng vấn đề này, cá biệt có nhưng nơi còn bố trí cán bộ trình độ yếu kém vào làm công tác tiếp công dân. Chất lượng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận cán bộ còn yếu về nhận thức chính trị, trình độ pháp luật, quản lý Nhà nước còn hạn chế, thậm chí có nơi cán bộ không bố trí được công việc khác lại cử làm công tác tiếp công dân, một số cán bộ công chức có biểu hiện tiêu cực như dọa nạt, thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân.
- Thứ tư, công tác tổ chức cán bộ chưa tốt, hiện nay vẫn còn một tỷ lệ lớn cán bộ làm công tác tiếp công dân chưa tốt nghiệp đại học, nhiều cán bộ chưa qua đào tạo quản lý hành chính, nghiệp vụ thanh tra giải quyết quyết khiếu nại tố cáo. Ngành thanh tra được coi là đầu mối quản lý Nhà nước về công tác tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo nhưng cũng chưa tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tiếp công dân. Công tác luân chuyển cán bộ làm công tác này hâu như không được thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp công dân chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tiếp công dân còn chưa tương xứng với đặc thù công việc, điều kiện làm việc và chính sách đối với cán bộ tiếp công dân chưa có hỗ trợ động viên để yên tâm làm công việc phức tạp khó khăn này, kể cả các cơ quan chuyên ngành cũng chưa kịp thời bổ sung các tài liệu liên quan đến lĩnh vực này.
- Thứ năm, các thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân còn phức tạp, chưa được cải cách đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tiếp công dân. Cần
phải cải cách hành chính và thủ tục hành chính trong tiếp công dân và xử lý đơn thư theo hướng đơn giản để người dân thuận tiện trong việc khiếu nại tố cáo, nên thực hiện theo mô hình tiếp công dân một cửa.
- Thứ sáu, người đứng đầu các Bộ, Ngành, địa phương chưa có trách nhiệm trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác thanh tra, kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên, chưa gắn công tác tiếp công dân với việc xem xét, kết luận, giải quyết kịp thời những khiếu kiện ngay từ cơ sở khi mới phát sinh vụ việc. Quá trình giải quyết chưa chú ý đến công tác đối thoại, chưa coi trọng việc phối hợp với các đoàn thể quần chúng, chưa làm tốt việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm, chưa kịp thời xử lý các sai phạm.
- Thứ bảy, hạ tầng cơ sở phục vụ cho tiếp công dân đặc biệt là hệ thống thông tin tiếp công dân còn yếu kém. Không thể nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân trên nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin sơ sài, trang thiết bị tin học yếu kém. Quy trình quy chuẩn ít được quan tâm xây dựng chuẩn hóa. Hệ thống mạng trong các cơ quan tiếp công dân còn mới được hình thành nhưng còn rất kém. Phần mềm và cơ sở dữ liệu về tiếp công dân, cổng thông tin tiếp công dân còn ở giai đoạn đang nghiên cứu hoặc thử nghiệm.
CHƢƠNG 3