- Năm là, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng vấn đề khiếu kiện để chống phá ta, chúng lô
2.2.2. Thực trạng của các vănbản pháp luật trong việc điều chỉnh công tác tiếp công dân.
Khi xem xét những quy định pháp luật về tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân chúng ta thấy nổi cộm những vấn đề sau:
Thứ nhất là, tính pháp lý của các văn bản hiện hành: Việc tiếp công dân có thể tìm thấy trong Luật Khiếu nại tố cáo và Nghị định 136 ngày 14/11/2006, Nghị định 89/CP ngày 7/8/1997. Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật quy định riêng của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các Tổ chức chính trị xã hội (tham gia quản lý Nhà nước), các văn bản của các Bộ ngành quy định về vấn đề này…Nhìn chung các quy định này đều hướng vào mục đích của công tác tiếp công dân như đã nêu và có cơ sở pháp lý chung là Luật Khiếu nại tố cáo và một phần Nghị định 89/CP. Tuy nhiên việc tổ chức tiếp công dân như đã đề cập trên có nội dung bao trùm rộng hơn không chỉ giới hạn ở giải quyết khiếu nại tố cáo. Do vậy việc giới hạn phạm vi của Nghị định 89/CP chỉ áp dụng tại TRụ sở Tiếp công dân của Trung ưong Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã đưa đến những hẫng hụt trong quy định hướng dẫn chỉ đạo chung cho các bộ ngành, địa phương về vấn đề này. Trong khi đó các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về vấn đề này cũng lại không có một văn bản hướng dẫn nào. Từ đó làm phát sinh nhiều vấn đề bất cập trong việc tiếp công dân.
Thứ hai là, công tác tiếp công dân đã được xác định thuộc về trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan đơn vị, song việc tiếp công dân thường được thực hiện hầu hết theo cơ chế ủy quyền. Thực tế có vướng mắc từ nguyện vọng của công dân muốn được tiếp xúc với người có thẩm quyền quyết định với khả năng đáp ứng hạn chế. Do vậy bản thân các quy định tiếp công dân đã đưa đến những khó khăn khi thực hiện.
Thứ ba là, thiếu những quy định có tính thống nhất trên nguyên tắc về mô hình tổ chức, cơ cấu chức năng nhiệm vụ của tổ chức tiếp công dân. Hiện tại đã xuất hiện nhiều mô hình tổ chức khác nhau tại các Bộ, ngành địa phương. Qua khảo sát của Thanh tra Chính phủ cho thấy tại các địa phương Trụ sở tiếp công dân được tổ chức theo các mô hình sau: đặt tại Ủy ban nhân dân, đặt tại
Thanh tra, vừa ở UBND vừa ở Thanh tra, Thành lập trụ sở riêng tách biệt với UBND và thanh tra…Thậm chí tên gọi cũng không thống nhất: Văn phòng tiếp công dân, phòng tiếp công dân, Trụ sở tiếp công dân...
Thứ tư là, thiếu những quy định về phối hợp điều hành để bảo đảm cho công tác tiếp công dân đạt hiệu quả. Thực tế công tác tiếp công dân những năm qua cho thấy việc phối hợp trong chỉ đạo của các cơ quan đơn vị là rất cần thiết, hơn thế nữa là sự phối hợp giữa các đầu mối làm công tác tiếp công dân: Giữa các bộ liên quan với Trụ sở tiếp công dân, giữa Trụ sở với UBND các cấp. Vấn đề tương tự tại các địa phương khi xét đến mối quan hệ giữa tiếp công dân của tỉnh với các sở ban ngành và UBND huyện, quận. Tuy nhiên cũng thấy một thực tế là việc phối hợp xử lý các vấn đề tại nơi tiếp công dân hiện nay dừng ở tình trạng bị động, đối phó. Thậm chí không đề cập đến sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng.
Thứ sáu là, hạn chế của những quy định về quản lý bảo đảm trật tư tại nơi tiếp công dân. Những quy định hiện hành đã có chưa đủ mạnh để bảo đảm xử lý hiện tượng đe dọa gây rối, làm mất trật tự tại nơi tiếp công dân, chưa có những quy định, chế tài để xử lý kịp thời đối với những trường hợp lợi dụng dân chủ, gây áp lực với chính quyền, với cơ quan đơn vị…