Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp công dân.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 106 - 110)

- Tiến hành xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đánh giá năng lực hiệu quả công tác của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà

3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp công dân.

công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp công dân.

3.2.7.1. Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc.

Văn phòng Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước cần phải xây dựng lại có quy mô lớn hơn hiện tại, bảo đảm đủ các điều kiện để các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Văn phòng.

Đối với cấp tỉnh, huyện phải có trụ sở cơ quan riêng với quy mô đầy đủ các phòng cho các cơ quan tham gia tiếp công dân. Có phòng để công dân đến chờ đăng ký, phòng họp và phòng làm việc của cán bộ, công chức tiếp công dân. Cấp xã cần bố trí phòng tiếp công dân có đủ bàn ghế, có trang trí cờ, ảnh Bác, nội quy tiếp công dân và lịch tiếp công dân theo quy định.

Về trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác tiếp công dân, kiểm tra đôn đốc của Văn phòng tiếp công dân các cấp gồm: máy ghi âm, Camera, máy ảnh, máy tính, điện thoại, ô tô...

3.2.7.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân.

Tại các văn phòng tiếp công dân cần trang bị hệ thống máy vi tính có cài đặt phần mềm tiếp công dân nhằm quản lý công tác này được tốt hơn. Các chức năng chính của phần mềm tiếp công dân bao gồm:

- Lập sổ tiếp công dân, lập lịch tiếp công dân. - Nhập đơn, lập phiếu hẹn với người dân. - Xử lý và lập sổ theo dõi xử lý.

- Trả kết quả và xác định tình trạng khi trả kết quả.

- Lập các báo cáo thống kê và tổng hợp tình hình tiếp công dân. - Hỗ trợ tra cứu các văn bản pháp luật.

Tại các phòng tiếp công dân đặt một hay nhiều máy vi tính dùng để giao dịch, lập sổ theo dõi và làm thủ tục tiếp công dân, nhận đơn, phân loại và chuyển xử lý. Cán bộ xử lý lập hồ sơ xử lý điện tử, theo dõi toàn bộ quá trình xử lý cho đến khi kết thúc vụ việc. Sau khi có kết luận sẽ lập phiếu kết quả và trả lời người dân. Cán bộ tiếp công dân sẽ dùng sổ điện tử để theo dõi công dân đến khiếu nại tố cáo. Các sổ điện tử sẽ tự động ghi vào máy, đánh số và lưu trữ theo thời gian. Các sổ này có thể in, tìm kiếm, phân loại và tra cứu một cách thuận tiện phục vụ cho việc thống kê, đánh giá tình hình hàng năm. Theo khảo sát sơ bộ thì một số phòng tiếp công dân đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân, tuy nhiên do chưa ứng dụng rộng rãi nên việc triển khai trong toàn quốc đang gặp khó khăn, Vì vậy tới đây, Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể để đưa công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân để góp phần tích cực trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho cán bộ tiếp công dân và chính công dân được thỏa mãn các yêu cầu của mình khi đi khiếu nại tố cáo. Thông qua đó nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.

KẾT LUẬN

Tiếp công dân và giải quyết công việc của dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Hiến pháp 92 đã quy định Nhà nước phải bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Trong những năm qua công tác tiếp công dân nói chung và tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính đã từng bước được Đảng và Nhà nước quan tâm kịp thời, đã đạt được những thành tựu nhất định. Thông qua tiếp công dân nhiều vụ việc khiếu nại tố cáo đã được giải quyết , đáp ứng được phần lớn yêu cầu của người dân, hướng tới nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Song thực tiễn công tác tiếp công dân vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Sự yếu kém thể hiện ở nhiều mặt: thể chế pháp luật, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, chế độ chính sách, cơ sở vật chất trang thiết bị, công nghệ thông tin...Do vậy yêu cầu đổi mới công tác tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo đã và đang đặt ra là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi Đảng và Nhà nước có sự quan tâm kịp thời, đúng mức để đổi mới toàn diện, sâu sắc phù hợp với công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

Từ những quan điểm trên, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới công tác tiếp công dân hiện nay, cụ thể: chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân và pháp luật khiếu nại tố cáo, rà soát để phát hiện những quy định chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật, từ đó có định hướng xử lý kịp thời, hiệu quả; tổng kết thực tiễn để thấy được các ưu điểm, nhược điểm trong các quy định pháp luật hiện hành về tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo, rút ra những bài học kinh nghiệm, nắm bắt đầy đủ

thực trạng tiếp công dân và yêu cầu công tác tiếp công dân hiện nay, từ đó có được những điều chỉnh phù hợp trong pháp luật; đồng thời nghiên cứu các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong quá trình hoàn thiện các quy định về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo. Bên cạnh đó phải từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy tiếp công dân ở cả trung ương và địa phương, thống nhất mô hình tiếp công dân chung trong toàn quốc và có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa tiếp công dân ở trung ương và địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Hơn nữa phải tiến hành cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tiếp công dân nhằm đảm bảo cho người dân dễ dàng thuận tiện hơn khi tiếp xúc với cơ quan nhà nước và nhanh chóng trình bày những nguyện vọng của mình. Mặt khác phải từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tiếp công dân. Đặc biệt trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, cần phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân để các yêu cầu của nhân dân được giải quyết kịp thời, tránh xảy ra bức xúc khiếu kiện kéo dài, gây mất ổn định trật tự xã hội.

Đổi mới công tác tiếp công dân đang là yêu cầu cấp bách hiện nay, đòi hỏi Đảng và Chính phủ cùng các cấp các ngành phải có sự kết hợp đồng bộ để từng bước nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thông qua đó tăng cường mối liên hệ giữa quần chúng nhân dân với các cơ quan nhà nước, củng cố mối liên kết toàn dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)