Côngtác chỉ đạo của TW và Chính phủ.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 66)

- Năm là, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng vấn đề khiếu kiện để chống phá ta, chúng lô

2.3.1. Côngtác chỉ đạo của TW và Chính phủ.

Ban bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ trong thời gian qua đã tập trung chỉ đạo công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân xem xét giải quyết khiếu kiện.

Chỉ thị số 176/CT-TW ngày 18 tháng 4 năm 1970 của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sát, thanh tra và giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo, đã nhấn mạnh “coi trọng việc tạo điều kiện và tổ chức cho quần chúng phát biểu ý kiến nhận xét, phê bình sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác của các cán bộ, đảng viên, nhân

viên bằng các hình thức thích hợp như quần chúng gửi thư, tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến quần chúng ở cơ sở, quy định chế độ tiếp công dân của các cơ quan chính quyền, tăng cường hoạt động của các Hội đồng nhân dân. Khuyến khích các cơ quan cấp dưới và cán bộ, đảng viên phê bình công tác của cấp trên, đồng thời nghiêm khắc xử lý những đơn vị hoặc cá nhân cách ngăn trở, trù dập những đảng viên có ý kiến phê bình hoặc khiếu nại, tố giác”.

Ngày 23/9/1989 Ban Bí thư có Thông báo số 164 TB/TW về việc tiếp công dân và bảo vệ Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Trụ sở tiếp công dân chung của Trung ương Đảng, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng (tại Hà Nội) được thành lập “để tiếp cán bộ, đảng viên nhân dân lên Trung ương khiếu tố, kiến nghị và phản ánh tình hình. Văn phòng Trung ương, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng cử cán bộ có đủ năng lực, thẩm quyền đến Trụ sở để tiếp. xử lý phần việc thuộc cơ quan mình.” Trụ sở được đặt tại số 1 Mai Xuân Thưởng, Hà Nội và đã đi vào hoạt động có nề nếp từ đó đến nay. Năm 1993 Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 18/TTg tiếp tục thành lập Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước phía Nam đặt tại 210 Võ Thị Sáu, tp Hồ Chí Minh để tạo điều kiện cho công dân khiếu nại tố cáo được thuận lợi.

Ngày 7/8/1997 Chính phủ có Nghị định số 89/CP ban hành kèm theo quy chế tổ chức tiếp công dân. Quy chế này đã thể chế hóa về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ) đã có quyết định số 1203/QĐ-TTNN ngày 1/10/1997 ban hành quy định chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thường trực tiếp công dân tại Trụ sở.

Ngày 9/10/1998 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg về việc tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Thực hiện chỉ thị số 26 của Thủ tướng Chính phủ Hội Nông dân Việt Nam đã ký chương trình phối hợp hành động với Thanh tra Nhà nước, Bộ Tư pháp và Tổng cục Địa chính để thúc đẩy việc giải quyết khiếu kiện của công dân có hiệu lực hiệu quả hơn.

Năm 2000 và 2001 trước tình hình khiếu kiện của công dân gia tăng và có diễn biến gia tăng và phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập nhiều đoàn công tác liên ngành của Trung ương tiến hành kiếm tra, đôn đốc và cùng địa phương giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, tồn đọng kéo dài tại các địa phương.

Ngày 6/3/2002 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 09/CT- TW về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, tiếp đến đã có kế hoạch số 01/KH-TW về kiểm tra sự lãnh đạo, chỉ đạo của các ấp ủy Đảng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, triển khai các đoàn kiểm tra ở một số địa phương, bộ ngành và chỉ đạo tất cả các cấp ủy Đảng phải tự kiểm tra.

Luật Khiếu nại tố cáo được Quốc hội ban hành năm 1998 đã giành 1 chương (Chương V từ điều 74 đến điều 79) quy định về tiếp công dân, trong đó nêu rõ: trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ và tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình.

Ngày 15/6/2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 30/2004/QH11 về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.

2.3.2. Hoạt động tiếp công dân. 2.3.2.1. Tiếp công dân trong cả nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)