Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiếp côngdân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 91 - 96)

- Năm là, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng vấn đề khiếu kiện để chống phá ta, chúng lô

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiếp côngdân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính.

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính. khiếu nại tố cáo hành chính.

Nhằm đổi mới công tác tiếp công dân theo hướng ngày càng hiện đại hóa, đảm bảo tiếp nhận và giải quyết có hiệu quả những khiếu nại tố cáo của công dân phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước, yêu cầu trước tiên đặt ra

là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiếp công dân. Phải nhận thấy công tác tiếp công dân là một trong những chương trình kế hoạch công tác, là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở nước ta. Phải đưa nội dung công tác tiếp công dân vào ngay từ khâu đầu là xây dựng kế hoạch công tác của từng cơ quan, tổ chức. Việc kiểm điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức phải gắn với việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan tổ chức trong thực hiện công tác tiếp công dân hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật khiếu nại tố cáo nói chung và tiếp công dân nói riêng nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khiếu nại, tố cáo của công dân. Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Hoàn thiện pháp luật tiếp công dân phải gắn với chiến lược cải cách hành chính, hướng tới yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bài phát biểu với nhan đề "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân" Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã nêu rõ:

“Ý tưởng xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng ta từ hồi còn hoạt động bí mật. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ý tưởng này đã được khẳng định ngay trong Hiến pháp năm 1946 và tiếp theo được thể hiện ngày càng rõ nét hơn phù hợp với từng giai đoạn cách mạng trong các bản Hiến pháp 1959, 1980. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử" [18, tr. 1].

- Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân trên cơ sở bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo của công dân, giải quyết hài hòa giữa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân với lợi ích chung của Nhà nước và cộng đồng. Coi công tác tiếp công dân là biện pháp bảo đảm cơ bản quyền dân chủ, là biểu hiện cụ thể bản chất dân chủ của nhà nước, là kênh thông tin quan trọng để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, giám sát bộ máy Nhà nước, là một khâu

quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng.

- Hoàn thiện pháp luật tiếp công dân phải đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, phù hợp với thực tế ở Việt Nam và pháp luật quốc tế, đáp ứng đầy đủ, nghiêm chỉnh những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân phải đặt trong quá trình đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Trên cơ sở phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về tiếp công dân hiện nay, nhận thấy phương hướng giải pháp đổi mới hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân cần tập trung vào những nội dung cơ bản như sau:

3.2.1.1. Ban hành các văn bản pháp luật mới

Thứ nhất, tách quy định về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo ra khỏi Luật khiếu nại tố cáo để quy định trong đạo luật mới là Luật Tiếp công dân. Việc tiếp công dân của cơ quan Nhà nước không chỉ nhằm mục đích tiếp nhận để giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo mà còn là một kênh thông tin để tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, thỉnh cầu của công dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là vấn đề rất lớn và quan trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó vấn đề này cần điều chỉnh trong một đạo luật riêng.

Quy định việc tiếp công dân là một chế định trong Luật khiếu nại tố cáo như hiện nay đã không phản ánh và điều chỉnh được đầy đủ hoạt động tiếp công dân. Do vậy cần phải tách chế định tiếp công dân ra khỏi Luật Khiếu nại Tố cáo để quy định trong Luật tiếp công dân. Việc ban hành đạo luật tiếp công dân thể hiện sự đề cao vai trò của công tác tiếp công dân, thể hiện sự quan tâm đúng đắn kịp thời của Đảng và Nhà nước trong

vấn đề hết sức nhạy cảm này, đồng thời là sự kế thừa tư tưởng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy dân làm gốc, tôn trọng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp công dân của các cơ quan Nhà nước có ý nghĩa lớn lao trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Vì vậy hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân là thiết thực mở rộng các quyền tự do dân chủ của dân tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý Nhà nước, xây dựng lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, tách Luật khiếu nại tố cáo thành hai đạo luật: Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Luật tố cáo và giải quyết tố cáo. Việc tách hai Luật này nhằm đảm bảo hỗ trợ trong việc thực hiện quy định về tiếp công dân, khi Luật tiếp công dân ra đời. Mặt khác giữa khiếu nại và tố cáo tuy có một số điểm giống nhau, nhưng về cơ bản thì chúng khác nhau về chủ thể, đối tượng, mục đích, trách nhiệm pháp lý. Do đó khiếu nại và tố cáo được giải quyết theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục khác nhau. Rõ ràng đây là hai vấn đề có nội dung khác nhau mà lại quy định trong một đạo luật là không khoa học, không hợp lý, không những không đạt hiệu quả của pháp luật khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mà còn gây khó khăn trong việc hiểu và áp dụng pháp luật.

Khiếu nại và tố cáo không những được quy định trong Luật Khiếu nại Tố cáo mà còn được quy định trong nhiều các đạo luật chuyên ngành khác. Tuy nhiên giữa các đạo Luật này chưa có sự thống nhất về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục…giải quyết khiếu nại tố cáo. Điều này đã tạo ra sự chồng chéo mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Do đó cần phái tách thành hai đạo luật riêng và xây dựng Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại và Luật Tố cáo và giải quyết tố cáo trở thành những đạo luật khung, quy định những nguyên tắc chung về khiếu nại, tố cáo.

3.2.1.2. Rà soát, bổ sung sửa đổi một số văn bản pháp luật về tiếp công dân khiếu nại tố cáo hiện nay còn bất cập, mâu thuẫn, lạc hậu và các văn bản trong các lĩnh vực dễ nảy sinh khiếu kiện.

Rà soát các qui định của pháp luật hiện hành về tiếp công dânnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết có hiệu quả các tố cáo hành chính, thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tiếp công dân. Hệ

thống các qui định pháp luật này đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết có hiệu quả các khiếu nại phát sinh trong thực tế. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện cho thấy các qui định pháp luật về tiếp công dân ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Để khắc phục kịp thời các hạn chế này cần phải tiến hành việc rà soát các qui định pháp luật về tiếp công dân để phát hiện các vướng mắc, sơ hở đang tồn tại trong pháp luật. Rà soát các qui định là giải pháp quan trọng và yêu cầu khách quan đối với việc hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo. Do các qui định pháp luật về tiếp công dân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, từ các luật, nghị quyết của Quốc hội; nghị quyết, nghị định của Chính phủ, các Chỉ thị,… cho đến các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành và địa phương. Việc nhiều văn bản có chứa các qui định về tiếp công dân đã nảy sinh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản này. Mặt khác để thực hiện công cuộc xây dựng phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế xã hội, phát huy quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh v.v… những chủ trương, chính sách này đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, làm thay đổi các mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội, kéo theo sự đổi mới các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trong khi đó, thực hiện quyền khiếu nại tố cáo là một trong những biện pháp bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của nhà nước cho nên khi các điều kiện kinh tế, các quyền nghĩa vụ của công dân được hoàn thiện thì cần phải đổi mới các qui định pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực này.

Đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai và tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật tiếp công dân và khiếu nại tố cáo. Công tác triển khai thi hành pháp luật tiếp công dân và khiếu nại tố cáo là giai đoạn quan trong nhằm mục đích pháp luật phải đạt mục đích đi vào thực tiễn cuộc sống và phải được thi hành nghiêm chỉnh. Pháp luật sẽ trở thành “pháp luật chết”, không phát huy được vai trò trong đời sống xã hội và đời sống Nhà nước nếu pháp luật không được “khởi động”, triển khai thực hiện bới chính những chủ thể thi hành pháp luật. Hơn nữa khi pháp luật đã được triển khai thực hiện trong đời sống xã hội thì việc tổng kết, đánh giá hiệu quả của pháp luật là yêu cầu quan trọng để tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để đánh giá hiệu quả của pháp luật thì phải tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật, đánh giá những mặt được, chưa được, tác động của pháp luật trong đời sống xã hội, việc thực hiện, áp dụng pháp luật của các chủ thể quan hệ pháp luật, từ đó có cơ sở để hoàn thiện pháp luật. Như vậy công tác tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về tiếp công dân và khiếu nại tố cáo cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả và hiệu lực của công tác tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo ở nước ta hiện nay.

Trong điều kiện hoàn thiện các qui định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này có quy định về tiếp công dân thì việc rà soát cần đánh giá về tính phù hợp, tính khả thi của các qui định pháp luật so với yêu cầu thực tiễn, đồng thời đánh giá về tính đồng bộ của các qui định pháp luật. Việc rà soát phải được tiến hành thường xuyên liên tục và đối với từng quy định trong các văn bản, đồng phải được tiến hành toàn diện đối với các qui định về quyền, nghĩa vụ của công dân, cán bộ tiếp công dân, thủ trưởng các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm tiếp công dân.

Mục đích của việc rà soát là phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc ban hành sai thẩm quyền để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung. Do vậy, qua rà soát phải lập và công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật, xuất bản các tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực để áp dụng thống nhất trong cả nước. Trong đó, cần lưu ý lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực; danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực nhưng có những quy định cần được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; danh mục các văn bản ban hành sai thẩm quyền.

Để việc rà soát có chất lượng cần tổ chức các đợt tổng rà soát quy định pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo. Trên cơ sở kết quả rà soát các cơ quan tiến hành việc rà soát sẽ xử lý kết quả theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý hoặc kiến nghị Thủ tướng đề nghị Quốc hội và các cơ quan có trách nhiệm xử lý những vướng mắc, bất cập tồn tại trong các văn bản.

3.2.2. Đổi mới nhận thức và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước và những người có thẩm quyền đối với công tác tiếp

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)