- Năm là, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng vấn đề khiếu kiện để chống phá ta, chúng lô
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNGTÁC TIẾP CÔNGDÂN TRONG LĨNH VỰC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH
3.1.Quan điểm và yêu cầu đổi mới công tác tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính
3.1.1.Quan điểm về đổi mới công tác tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính.
Một trong những mục tiêu đã được xác định trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 đó là “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Việc xác định mục tiêu này xuất phát từ những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động theo học thuyết Mác Lê nin. Về mặt pháp lý, đó cũng là sự khẳng định bản chất, xu hướng phát triển của một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được thể hiện trong tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 và trong sự nhất quán của các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay [24]. Do đó mục tiêu, nội dung phương thức tổ chức hoạt động của nền hành chính đều nhằm phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Các cán bộ công chức, viên chức nhà nước phải là công bộc của dân, tôn trọng nhân dân. Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ còn nhằm khắc phục tình trạng quan liêu, mệnh lệnh giáo điều, cửa quyền, áp đặt thiếu dân chủ, thiếu công khai minh bạch của các cơ quan công quyền cũng như sự yếu kém bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong nhiều năm qua, bộc lộ rõ nhất là trong thời kỳ đổi mới. Tình trạng yếu kém và những biểu hiện thiếu dân chủ đó diễn ra trong phạm vi nội cơ quan Nhà nước và giữa cơ quan, cán bộ công chức nhà nước với các tổ chức công dân vừa gây mất trật tự kỷ cương trong chính các cơ quan, các cấp chính quyền, vừa vi
phạm pháp luật, vi phạm quyền dân chủ nhân dân. Tất cả những điều đó đều làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với nền hành chính nói riêng, Nhà nước nói chung đồng thời làm cho bộ máy Nhà nước rơi vào tình trạng tụt hậu, yếu kém và trở thành lực cản đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Trong điều kiện hiện nay xuất phát từ nhiệm vụ của công cuộc cải cách hành chính và xu hướng phát triển của đất nước mà mục tiêu xây dưng một nền hành chính dân chủ đã trở nên hết sức quan trọng, cấp bách. Việc đổi mới hoạt động tiếp công dân nói chung và tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo cũng nằm trong hoạt động cải cách hành chính nói chung ở nước ta hiện nay. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết các văn bản pháp luật trong đó thể hiện quan điểm về đổi mới công tác tiếp công dân như sau:
- Một là đổi mới công tác tiếp công dân phải theo hướng xây dựng một thể chế hữu hiệu, củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại tố cáo của công dân. Trong thời gian qua Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát hàng nghìn văn bản pháp quy được ban hành từ năm 1990 đến nay. Qua xem xét cho thấy hầu hết các văn bản có tính quản lý Nhà nước đều có quy định về thẩm quyền tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo, trong nhiều trường hợp các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn không nhất quán với pháp luật về tiếp công dân và khiếu nại tố cáo dấn đến các cấp thường vận dụng giải quyết khiếu nại tố cáo của dân không thống nhất. Chính vì vậy Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để thích ứng với yêu cầu tiếp công dân trong tình hình mới, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho các thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của dân, cơ quan, tổ chức được đơn giản, giảm sự chồng chéo, giải quyết nhanh chóng đúng pháp luật.
- Hai là, đổi mới công tác tiếp công dân phải phải phù hợp với nội dung và bước đi của tiến trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước và nền hành chính Nhà nước, phù hợp với xu hướng xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tiếp tục cải cách thủ tục hanh chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải lamg khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất kinh doanh và đời sống. Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Tiếp công dân tại các cơ quan Nhà nước có ý nghĩa lớn lao trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và chỉ đạo giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của công dân. Vì vậy tổ chức tốt công tác tiếp công dân là thiết thực mở rộng quyền dân chủ của nhân dân, góp phần tạo điều kiện để công dân tham gia vào quản lý Nhà nước xây dựng lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong tổ chức và hoạt động, trong chính sách và pháp luật Nhà nước ta. Nhà nước ta do nhân dân thành lập, do dân kiểm tra, giám sát. Mục tiêu cao nhất của Nhà nước ta là phục vụ lợi ích củaệyna nhân dân. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh to lớn của Nhà nước đã được kiểm nghiệm trong lịch sử dân tộc. Để đảm bảo nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, cần phải thực hiện thường xuyên hoạt động động giám sát Nhà nước và giám sát xã hội đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là giám sát tối cao của Quốc hội [33]. Trong những năm qua, nhiều đơn vị địa phương đã làm tốt công tác tiếp công dân, qua đó góp phần củng cố xây dnựg chính quyền ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên cũng còn nhiều cấp nhiều ngành chưa làm tốt công tác này. Nguyên nhân cơ bản làm cho công tác tiếp công dân chưa đạt như mong muốn là do thủ trưởng nhiều cấp, nhiều ngành chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác này. Vì vậy để thực hiện cải cách hành chính trong công tác tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo thì phải có sự đổi mới về nhận thức. Đổi mới về nhận thức là tiền đề để đổi mới toàn bộ hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Để đối mới ở khâu này, trước mắt cần
củng cố việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên của chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần bố trí trụ sở tiếp công dân ở vị trí thuận lợi và trang bị cơ sở vật chất cần thiết để trụ sở hoạt động có hiệu quả. Cần khắc phục sự chồng chéo trong tiếp công dân tăng cường sự phối hợp giữa tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Ba là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về công tác tiếp công dân, nắm vững và vận dụng đúng, linh hoạt các chỉ thị Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác tiếp công dân. Trong quá trình quản lý Nhà nước, việc phát sinh các khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định và hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước là một tất yếu khách quan và luật pháp đã quy định việc giải quyết các khiếu nại tố cáo trước hết thuộc về các cơ quan Nhà nước. Cần phải xác định việc tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đã được pháp luật quy định. Phải có sự thống nhất chặt chẽ của các cấp ủy Đảng với sự phối hợp của chính quyền và các đoàn thể quần chúng trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích chính đáng của công dân và lợi ích của Nhà nước.
- Bốn là, làm rõ mục đích của công tác tiếp công dân, coi đó vừa là một cơ chế bảo đảm quyền của người dân được tham gia quản lý Nhà nước, tham gia giám sát các hoạt động của bộ máy Nhà nước và công chức Nhà nước, góp phần bảo vệ lợi ích Nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Công tác tiếp công dân có nội dung và phạm vi bao hàm rất rộng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Khi xem xét quy trình giải quyết mỗi vụ việc khiếu nại, tố cáo thì việc tiếp công dân là một thủ tịc quan trọng, vượt ra ngoài phạm vi đó, việc tiếp công dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bao hàm tính chất pháp lý, chính trị, xã hội, có mối liên hệ mật thiết với quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp các ngành trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện mối liên hệ mật thiết với nhân dân là đặc trưng quan trọng của một Nhà nước dân chủ. Trong lịch sử đấu
tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cũng như trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc, xây dựng phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng mối liên hệ với nhân dân, lắng nghe tiếng nói của nhân dân. Chính vì vậy mục đích của việc tiếp công dân là phát huy quyền làm chủ của dân, là lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân để kịp thời có những giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền.
- Năm là tăng cường và cụ thể hóa trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và trách nhiệm của người lãnh đạo, người quản lý trong công tác tiếp công dân, đồng thời bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan làm công tác tiếp công dân với các cơ quan có thẩm quyền giải